Lý thuyết Hóa học (Phần 4)

⇒ Đề thi, đáp án và giải chi tiết:

151D

152B 153C 154A 155D 156C 157C 158C 159B 160A

161D

162C 163C 164D 165B 166B 167A 168A 169C

170B

171C

172A 173D 174C 175B 176D 177D 178D 179C

180A

181C

182A 183B 184B 185B 186D 187C 188A 189B

190C

191C 192B 193A 194B 195C 196C 197B 198C 199D

200A

(Xem giải) Câu 151. Cho các phát biểu sau:
(a) Nguyên tắc sản xuất gang là khử các oxit sắt bằng khí CO ở nhiệt độ cao.
(b) Cu và Fe2O3 tỉ lệ mol 1 : 1 tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư.
(c) Trong các kim loại, Crom là kim loại cứng nhất, còn xesi mềm nhất.
(d) Al(OH)3, Cr(OH)3, CrO3 đều tan trong dung dịch NaOH loãng.
(e) Thạch cao nung được sử dụng để bó bột trong y học.
(g) Sr, Na, Ba đều tác dụng mạnh với H2O ở nhiệt độ thường.
Số phát biểu đúng là

A. 3          B. 4          C. 5          D. 6

(Xem giải) Câu 152. Cho các phát biểu sau:
(1) Đốt cháy bất kỳ một amin, luôn thu được nitơ đơn chất.
(2) Ở điều kiện thường, đimetylamin là chất khí, tan tốt trong nước.
(3) Nhỏ nước Br2 vào dung dịch alanin, xuất hiện kết tủatrắng.
(4) Dung dịch anilin không làm đổi màu phenolphtalein.
(5) Propan-2-amin là amin bậc 2.
(6) Các peptit đều cho phản ứng màu biurê.
Số phát biểu đúng là

A. 5          B. 3          C. 4          D. 6

(Xem giải) Câu 153. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho a mol Mg vào dung dịch chứa a mol Fe2(SO4)3.
(2) Cho a mol Fe tác dụng với dung dịch chứa 3a mol HNO3, thu khí NO là sản phẩm khử duy nhất.
(3) Cho a mol Fe vào dung dịch chứa 3a mol AgNO3.
(4) Sục a mol khí CO2 vào dung dịch chứa a molCa(OH)2.
(5) Cho dung dịch chứa 3a mol NaOH vào dung dịch chứa a mol AlCl3.
Sau khi kết thúc phản ứng, số trường hợp thu được dung dịch chứa hai muối là

A. 4          B. 5          C. 2          D. 3

(Xem giải) Câu 154. Cho các ứng dụng sau:
(1) Crom được dùng để luyện thép.
(2) Dung dịch Na2CO3 được dùng để tẩy vết dầu mở bám trên chi tiết máy.
(3) Boxit (Al2O3.2H2O) là nguyên liệu điều chế nhôm kim loại.
(4) Al2O3 có độ cứng cao được dùng làm vật liệu mài.
(5) Phèn chua được dùng trong ngành thuộc da, chất cầm màu trong công nghiệp nhuộm vải.
(6) Gang trắng rất cứng và giòn được dùng để luyện thép.
(7) Fe2O3 được dùng để pha chế sơn chống gỉ.
(8) FeSO4 được dùng làm chất diệt sâu bọ, pha chế sơn, mực và dùng trong kỉ nghệ nhuộm vải.
Số ứng dụng đúng là

A. 8          B. 6          C. 7          D. 5

(Xem giải) Câu 155. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho hỗn hợp gồm Fe3O4 và Cu (tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1) vào dung dịch HCl loãng dư.
(2) Cho dung dịch Ca(OH)2 đến dư vào mẫu nước cứng toàn phần.
(3) Cho hỗn hợp gồm Ba và Al2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào lượng nước dư.
(4) Cho dung dịch chứa a mol FeCl3 vào dung dịch chứa a mol AgNO3.
(5) Cho a mol bột Mg tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3, thấy thoát ra khí 0,1a mol N2.
(6) Cho hỗn hợp gồm FeCl3 và Cu (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 1) vào lượng nước dư.
Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là

A. 5          B. 4          C. 6          D. 3

(Xem giải) Câu 156. Cho các phát biểu sau:
(1) Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người.
(2) Phân tử amilozơ và amilopectin đều có cấu trúc mạch phân nhánh.
(3) Ở nhiệt độ thường, tripanmitin và tristearin đều ở trạng thái rắn.
(4) Glucozơ và fructozơ đều có trong mật ong nên độ ngọt của chúng là như nhau.
(5) Các amino axit khi nóng chảy tạo thành dung dịch nhớt, để nguội sẽ rắn lại.
(6) Saccarozơ chỉ tồn tại dưới dạng mạch vòng.
(7) Trùng ngưng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ thành phân tử lớn đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác như H2O.
(8) Các monome tham gia phản ứng trùng ngưng phải có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng để tạo được liên kết với nhau.
Số phát biểu đúng là

A. 7          B. 6          C. 5          D. 8

(Xem giải) Câu 157. Cho các nhận xét sau :
(a) Tinh bột và xenlulozơ là hai đồng phân cấu tạo của nhau.
(b) Hai đồng phân amino axit của C3H7NO2 tạo ra tối đa 3 đipeptit.
(c) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.
(d) Thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ mỗi chất chỉ cho 1 loại monosaccarit duy nhất.
(e) Nồng độ glucozơ trong máu người bình thường khoảng 5%.
(f) Tất cả các dung dịch protein đều có phản ứng màu biure.
Số nhận xét đúng là

A. 4.          B. 5.          C. 3.          D. 6.

(Xem giải) Câu 158. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH loãng vào mỗi dung dịch sau: Cr2(SO4)3, FeCl3, NH4NO3, AlCl3, FeSO4, Mg(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp thu được kết tủa là

A. 5.          B. 4.          C. 3.          D. 6.

(Xem giải) Câu 159. Cho các nhận định sau:
(1) Ở điều kiện thường, trimetylamin là chất khí, tan tốt trong nước.
(2) Ở trạng thái tinh thể, các amino axit tồn tại dưới dạng ion lưỡng cực.
(3) Lực bazơ của các amin đều mạnh hơn amoniac.
(4) Oligopeptit gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α-amino axit và là cơ sở tạo nên protein.
(5) Anilin để lâu ngày trong không khí có thể bị oxi hóa và chuyển sang màu nâu đen.
(6) Các amino axit có nhiệt độ nóng chảy cao, đồng thời bị phân hủy.
Số nhận định đúng là

A. 5          B. 4          C. 6          D. 3

(Xem giải) Câu 160. Cho các nhận định sau:
(1) Các kim loại kiềm được dùng để chế tạo các hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp dùng trong thiết bị báo cháy.
(2) Thép có hàm lượng sắt cao hơn gang.
(3) KCr(SO4)2.12H2O được dùng làm chất cầm màu trong ngành nhuôm vải.
(4) Trong các kim loại thì nhôm là nguyên tố phổ biến nhất trong võ trái đất.
(5) Fe2O3 được dùng để pha chế sơn chống gỉ.
(6) Gang trắng rất cứng và giòn, được dùng để luyện thép.
Số nhận định đúng là

A. 6          B. 4          C. 3          D. 5

(Xem giải) Câu 161. Cho các phát biểu sau:
(1) Độ ngọt của fructozơ ngọt hơn saccarozơ.
(2) Poli(metyl metacrylat) được dùng làm thủy tinh hữu cơ.
(3) Dung dịch của axit aminoetanoic làm quì tím hóa đỏ.
(4) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
(5) Mỡ động vật và dầu thực vật đều không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
(6) Để chứng minh phân tử glucozơ chứa 5 nhóm -OH bằng cách cho tác dụng với Cu(OH)2.
Số phát biểu đúng là

A. 6          B. 3          C. 5          D. 4

Bạn đã xem chưa:  Lý thuyết Hóa học (Phần 5)

(Xem giải) Câu 162. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho Cr2O3 vào dung dịch NaOH loãng, dư.
(2) Cho bột Al tiếp xúc với khí Cl2.
(3) Cho CrO3 vào lượng nước dư.
(4) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3.
(5) Cho CaO vào nước dư.
(6) Cho Al(OH)3 vào dung dịch NaOH loãng dư.
Số thí nghiệm xảy ra ở điều kiện thường là

A. 6          B. 4          C. 5          D. 3

(Xem giải) Câu 163. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch FeCl2.
(2) Dẫn luồng khí CO đến dư qua ống sứ chứa CuO, nung nóng.
(3) Cho Ba vào lượng dung dịch Fe2(SO4)3.
(4) Nhiệt phân đến cùng Ba(HCO3)2.
(5) Đun nóng nước cứng tạm thời.
(6) Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực trơ.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được đơn chất là

A. 6          B. 3          C. 4          D. 5

(Xem giải) Câu 164. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường.
(2) Cho dung dịch chứa a mol NaOH vào dung dịch chứa a mol KHCO3.
(3) Cho hỗn hợp 2a mol Fe2O3 và a mol Cu vào dung dịch HCl loãng dư.
(4) Cho a mol Fe vào dung dịch HNO3, thu được 0,8a mol khí NO là sản phẩm khử duy nhất.
(5) Sục khí NO2 vào dung dịch NaOH (dùng dư).
Số thí nghiệm thu được hai muối là

A. 2          B. 3          C. 5          D. 4

(Xem giải) Câu 165. Cho các phát biểu sau:
(1) Dung dịch của axit aminoetanoic làm quì tím hóa đỏ.
(2) Fructozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 (đun nóng), thu được kết tủa bạc trắng.
(3) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở thu được CO2 và H2O với số mol bằng nhau.
(4) Mỡ động vật và dầu thực vật đều không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
(5) Để chứng minh phân tử glucozơ chứa 5 nhóm -OH bằng cách cho tác dụng với Cu(OH)2.
(6) Mỡ động vật dễ bị oxi hóa bởi oxi của không khí.
(7) Fructozơ bị khử bởi H2 (xúc tác Ni, t°).
Số phát biểu đúng là

A. 3          B. 5          C. 4          D. 6

(Xem giải) Câu 166. Cho các nhận định sau:
(1) Các amino axit đều có tính lưỡng tính.
(2) Dung dịch của các amino axit đều không làm đổi màu quì tím.
(3) Các amino axit là chất rắn ở điều kiện thường, dễ tan trong nước và có vị hơi ngọt.
(4) Dung dịch của glyxin chỉ chứa ion lưỡng cực +H3N-CH2-COO-.
(5) Các α-amino axit có trong thiên nhiên gọi là amino axit thiên nhiên.
(6) Hầu hết các α-amino axit là cơ sở kiến tạo nên các loại protein của cơ thể sống.
(7) Muối mononatri glutamat dùng làm gia vị thức ăn.
(8) Một số amino axit được dùng để điều chế tơ nilon.
Số nhận định đúng là

A. 8          B. 6          C. 5          D. 7

(Xem giải) Câu 167. Cho các nhận định sau:
(1) Glucozơ và fructozơ là đồng phân của nhau và đều tác dụng được với nước Br2.
(2) Saccarozơ chỉ tồn tại dưới dạng mạch vòng và cho được phản ứng tráng gương.
(3) Thủy phân đến cùng amilopectin và xenlulozơ trong môi trường axit thu được một loại monosaccarit duy nhất.
(4) Ở điều kiện thường, dùng nước cất có thể phân biệt được glucozơ và xenlulozơ.
(5) Glucozơ bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng.
(6) Ở trang thái tinh thể, fructozơ tồn tại chủ yếu dạng β vòng 5 hoặc 6 cạnh.
(7) Cho dung dịch H2SO4 loãng vào saccarozơ, đun nóng sẽ hóa đen.
Số nhận định đúng là

A. 3          B. 4          C. 2          D. 5

(Xem giải) Câu 168. Cho các phát biểu sau:
(1) Một số este như amyl axetat và butyl axetat được dùng pha chế sơn tổng hợp.
(2) Trong y học, glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực.
(3) Anilin là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp phẩm nhuộm azo.
(4) Xenlulozơ triaxetat được dùng làm thuốc súng không khói.
(5) Axit glutamic là thuốc hổ trợ thần kinh.
(6) Trong công nghiệp, phần lớn chất béo dùng để sản xuất xà phòng.
Số phát biểu đúng là

A. 5          B. 4          C. 3          D. 6

(Xem giải) Câu 169. Cho các nhận xét sau :
(a) Tinh bột và xenlulozơ là hai đồng phân cấu tạo của nhau.
(b) Hai đồng phân amino axit của C3H7NO2 tạo ra tối đa 3 đipeptit.
(c) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.
(d) Thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ mỗi chất chỉ cho 1 loại monosaccarit duy nhất.
(e) Nồng độ glucozơ trong máu người bình thường khoảng 5%.
(f) Tất cả các dung dịch protein đều có phản ứng màu biure.
Số nhận xét đúng là

A. 4.          B. 5.          C. 3.          D. 6.

(Xem giải) Câu 170. So sánh tính chất của glucozơ, tinh bột, saccarozơ, xenlulozơ
(1) Cả 4 chất đều dễ tan trong nước và đều có các nhóm -OH.
(2) Trừ xenlulozơ, còn lại glucozơ, tinh bột, saccarozơ đều có thể tham gia phản ứng tráng bạc.
(3) Cả 4 chất đều bị thủy phân trong môi trường axit.
(4) Khi đốt cháy hoàn toàn 4 chất trên đều thu được số mol CO2 và H2O bằng nhau.
(5) Cả 4 chất đều là các chất rắn, màu trắng.
Trong các so sánh trên, số so sánh KHÔNG đúng là

A. 2          B. 5          C. 4          D. 3

(Xem giải) Câu 171. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Ca(HCO3)2 vào dung dịch Ca(OH)2.
(b) Cho Zn vào dung dịch FeCl3 (dư).
(c) Cho dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào dung dịch Al2(SO4)3.
(d) Cho khí CO2 (dư) vào dung dịch hỗn hợp gồm Ba(OH)2 và NaOH.
(e) Cho dung dịch HCl (dư) vào dung dịch NaAlO2.
(f) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch MgCl2.
Số thí nghiệm có tạo ra kết tủa sau khi kết thúc phản ứng là

A. 1          B. 4          C. 3          D. 2

(Xem giải) Câu 172. Cho các phát biểu sau:
(1) Thủy phân hoàn toàn vinyl axetat bằng NaOH, thu được natri axetat và anđehit axetic.
(2) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
(3) Ở điều kiện thường, anilin là chất khí.
(4) Tinh bột thuộc loại polisaccarit.
(5) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2.
(6) Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure.
(7) Liên kết peptit là liên kết –CO–NH– giữa hai đơn vị α-aminoaxit.
(8) Các dung dịch glyxin, alanin và lysin đều không làm đổi màu quỳ tím.
Số phát biểu đúng là

A. 5          B. 3          C. 4          D. 6

(Xem giải) Câu 173. Cho hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C5H8O4. Thực hiện sơ đồ sau (các phản ứng đều có điều kiện và xúc tác thích hợp):
X + 2NaOH → 2X1 + X2
X2 + O2 → X3 + 2H2O (Xúc tác: Cu)
2X2 + Cu(OH)2 → Phức chất có màu xanh + 2H2O.
Cho các phát biểu sau:
(1) X là este đa chức, có khả năng làm mất màu nước brom.
(2) X1 có phân tử khối là 68.
(3) X2 là ancol 2 chức, có mạch cacbon không phân nhánh.
(4) X3 là hợp chất hữu cơ tạp chức.
Số phát biểu đúng là

Bạn đã xem chưa:  Lý thuyết Hóa học (Phần 3)

A. 2          B. 1          C. 3          D. 4

(Xem giải) Câu 174. Cho các phát biểu sau:
(a) Nhôm và crom đều phản ứng với clo theo cùng tỉ lệ mol.
(b) Ở nhiệt độ thường, tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng được với nước.
(c) Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ.
(d) Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, nhiệt độ nóng chảy của kim loại kiềm thổ giảm dần.
(e) Trong công nghiệp, gang được sản xuất từ quặng manhetit.
(f) Hợp chất crom (VI) như CrO3, K2Cr2O7 có tính khử rất mạnh.
Số phát biểu đúng là

A. 1          B. 2          C. 3          D. 4

(Xem giải) Câu 175. Cho các phát biểu sau về crom và hợp chất của crom:
1. Dung dịch kali đicromat có màu da cam.
2. Crom bền với nước và không khí do có lớp màng oxit bền bảo vệ.
3. Crom (III) oxit là một oxit lưỡng tính.
4. Crom (VI) oxit tác dụng với nước tạo hỗn hợp hai axit.
5. Hợp chất crom (VI) có tính oxi hóa mạnh.
Số phát biểu đúng là

A. 4          B. 5          C. 2          D. 3

(Xem giải) Câu 176. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Đốt dây sắt trong khí clo.
(2) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S.
(3) Cho FeO vào dung dịch HNO3 (loãng, dư).
(4) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(5) Dẫn khí clo vào dung dịch FeSO4.
(6) Cho Fe vào dung dịch AgNO3 (dư).
Số thí nghiệm tạo ra muối sắt (III) là

A. 3          B. 2          C. 1          D. 4

(Xem giải) Câu 177. Cho các hỗn hợp sau:
(a) Na2O và Al2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1).       (b) Ba(HCO3)2 và NaOH (tỉ lệ mol 1 : 2).
(c) Cu và FeCl3 (tỉ lệ mol 1 : 1).            (d) AlCl3 và Ba(OH)2 tỉ lệ mol (1 : 2).
(e) KOH và KHCO3 (tỉ lệ mol 1 : 1).      (f) Fe và AgNO3 (tỉ lệ mol 1 : 3).
Số hỗn hợp tan hoàn toàn trong nước (dư) chỉ tạo ra dung dịch là

A. 4          B. 2          C. 1          D. 3

(Xem giải) Câu 178. Cho các phát biểu sau:
(1) Các kim loại: natri, bari, beri đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
(2) Kim loại Magie có cấu tạo tinh thể lập phương tâm diện.
(3) Có thể dùng Na2CO3 để loại cả độ cứng tạm thời và độ cứng vĩnh cửu của nước.
(4) Trong nhóm IA, tính khử của các kim loại giảm dần từ Li đến Cs.
(5) Thạch cao sống dùng bó bột, nặn tượng.
(6) Kim loại Na, K dùng làm chất trao đổi nhiệt trong lò phản ứng hạt nhân.
Số phát biểu không đúng là

A. 1          B. 2          C. 3          D. 4

(Xem giải) Câu 179. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 (dư).
(2) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3.
(3) Cho khí CO qua CuO nung nóng.
(4) Cho kim loại Ba vào dung dịch CuSO4.
(5) Nung nóng FeS2 trong không khí.
(6) Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
Số trường hợp có tạo ra kim loại sau phản ứng là

A. 3          B. 2          C. 1          D. 4

(Xem giải) Câu 180. Cho các phát biểu sau:
(1) Este là chất béo.
(2) Các protein đều có phản ứng màu biure.
(3) Chỉ có một axit đơn chức tráng bạc.
(4) Điều chế nilon-6 có thể thực hiện phản ứng trùng hợp hoặc trùng ngưng.
(5) Có thể phân biệt glucozơ và fuctozơ bằng vị giác.
(6) Thủy phân bất kì chất béo nào cũng thu được glyxerol.
(7) Triolein tác dụng được với H2 (xúc tác Ni, t°), dung dịch Br2, Cu(OH)2.
(8) Phần trăm khối lượng nguyên tố hiđro trong tripanmitin là 11,54%.
Số phát biểu đúng là

A. 3          B. 5          C. 4          D. 6

(Xem giải) Câu 181. Cho các phát biểu sau:
(1) NaHCO3 được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày do thừa axit.
(2) Ở nhiệt độ thường, tất cả các kim loại kiềm đều tác dụng được với nước.
(3) Công thức hóa học của thạch cao nung là CaSO4.H2O.
(4) Al(OH)3, NaHCO3, Al2O3 là các chất có tính chất lưỡng tính.
(5) Có thể dùng dung dịch NaOH để làm mềm nước cứng tạm thời.
Số phát biểu đúng là

A. 4          B. 3          C. 5          D. 2

(Xem giải) Câu 182. Cho các ứng dụng sau đây:
(1) dùng trong ngành công nghiệp thuộc da.
(2) dùng công nghiệp giấy.
(3) chất làm trong nước đục.
(4) chất cầm màu trong ngành nhuộm vải.
(5) khử chua đất trồng, sát trùng chuồng trại, ao nuôi.
Số ứng dụng của phèn chua (K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) là

A. 4          B. 5          C. 2          D. 3

(Xem giải) Câu 183. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4.
(b) Dẫn khí CO qua Fe2O3 nung nóng.
(c) Điện phân dung dịch NaCl bão hòa, có màng ngăn.
(d) Đốt bột Fe trong khí oxi.
(e) Cho kim loại Ag vào dung dịch HNO3 loãng.
(f) Nung nóng Cu(NO3)2.
(g) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
Số thí nghiệm có xảy ra sự oxi hóa kim loại là

A. 2          B. 3          C. 5          D. 4

(Xem giải) Câu 184. Cho các phát biểu sau:
(1) Chất béo rắn thường không tan trong nước và nặng hơn nước.
(2) Dầu thực vật là một loại chất béo trong đó có chứa chủ yếu các gốc axit béo không no.
(3) Dầu thực vật và dầu bôi trơn đều không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch axit.
(4) Các chất béo đều tan trong dung dịch kiềm đun nóng.
(5) Tripeptit glyxyl-glyxyl-alanin có 3 gốc α-amino axit và 2 liên kết peptit.
(6) Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân.
Số phát biểu đúng là

A. 2          B. 4          C. 5          D. 3

(Xem giải) Câu 185. Bệnh nhân được truyền trực tiếp dung dịch glucozơ (còn được gọi là “huyết thanh ngọt”) khi hàm lượng glucozơ trong máu là x%. Giá trị của x là

A. x = 0,1%          B. x < 0,1%          C. x = 1%          D. x > 0,1%

(Xem giải) Câu 186. Cho các hỗn hợp rắn dạng bột có tỉ lệ số mol trong ngoặc theo thứ tự chất như sau:
(1) Na và Al2O3 (2 : 1)                 (2) Cu và FeCl3 (1 : 3)
(3) Na, Ba và Al2O3 (1 : 1 : 2)      (4) Fe và FeCl3 (2 : 1)
(5) Al và Na (1 : 2)                        (6) K và Sr (1 : 1)
Có bao nhiêu hỗn hợp có thể tan hết trong nước dư?

A. 3          B. 5          C. 6          D. 4

(Xem giải) Câu 187. Cho các phát biểu sau:
(a) Thủy phân hoàn toàn vinyl axetat bằng NaOH thu được natri axetat và anđehit fomic
(b) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
(c) Ở điều kiện thường anilin là chất lỏng tan tốt trong nước.
(d) Amilozơ thuộc loại polisaccarit.
(e) Ở điều kiện thích hợp triolein tham gia phản ứng cộng hợp H2.
Số phát biểu đúng là

Bạn đã xem chưa:  Lý thuyết Hóa học (Phần 2)

A. 5          B. 3          C. 2          D. 4

(Xem giải) Câu 188. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho bột Cu vào dung dịch FeCl3.
(2) Cho bột Fe vào dung dịch CuCl2.
(3) Thổi luồng khí CO đến dư qua ống sứ chứa Fe3O4 nung nóng.
(4) Điện phân nóng chảy NaCl.
(5) Cho Na vào dung dịch CuSO4.
(6) Nung nóng hỗn hợp bột gồm ZnO và cacbon trong điều kiện không có không khí.
Số thí nghiệm thu được kim loại là

A. 4          B. 3          C. 5          D. 6

(Xem giải) Câu 189. Cho các mệnh đề sau:
(1) Thủy phân este trong môi trường kiềm được gọi là phản ứng xà phòng hóa.
(2) Các este có nhiệt độ sôi thấp hơn so với các axit và ancol có cùng số nguyên tử cacbon.
(3) Trimetylamin là một amin bậc ba.
(4) Có thể dùng Cu(OH)2 để phân biệt Ala-Ala và Ala-Ala-Ala.
(5) Tơ nilon-6,6 được trùng hợp bởi hexametylenđiamin và axit ađipic.
(6) Chất béo lỏng dễ bị oxi hóa bởi oxi không khí hơn chất béo rắn.
Số mệnh đề đúng là

A. 4          B. 5          C. 6          D. 3

(Xem giải) Câu 190. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2.
(2) Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3.
(3) Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.
(4) Cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2.
(5) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
(6) Cho BaCO3 vào lượng dư dung dịch NaHSO4.
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là

A. 5          B. 3          C. 4          D. 6

(Xem giải) Câu 191. Cho các phát biểu sau:
(1) Các protein đều cho phản ứng màu biurê.
(2) Các este của axit fomic cho được phản ứng tráng gương.
(3) Hiđro hóa hoàn toàn triolein thu được tristearin.
(4) Tơ nilon-6,6; tơ lapsan; tơ olon đều thuộc tơ tổng hợp.
(5) Trong mỗi mắc xích của phân tử xenlulozơ có 3 nhóm hiđroxyl (-OH) tự do.
(6) Nhỏ dung dịch H2SO4 98% vào saccarozơ sẽ hóa đen.
Số phát biểu đúng là

A. 6          B. 4          C. 5          D. 3

(Xem giải) Câu 192. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không có màng ngăn xốp.
(2) Cho BaO vào dung dịch CuSO4.
(3) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3.
(4) Nung nóng hỗn hợp bột gồm ZnO và cacbon trong điều kiện không có không khí.
(5) Đốt cháy Ag2S trong khí oxi dư.
(6) Dẫn luồng khí NH3 qua ống sứ chứa CrO3.
(7) Nung nóng hỗn hợp bột gồm Al và Cr2O3 trong khí trơ.
Số thí nghiệm thu được đơn chất là

A. 7          B. 5          C. 8          D. 6

(Xem giải) Câu 193. Cho các phát biểu sau:
(1) Các kim loại như Cu, Fe, Mg và Zn đều được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện.
(2) Cho Na dư vào dung dịch FeCl3, thu được dung dịch chứa hai muối.
(3) Các kim loại như Mg, Fe, Ca và Cu đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag.
(4) Ở nhiệt độ cao, Mg khử được nước tạo thành MgO.
(5) Các kim loại như Na, Ca, Al và K đều được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
Số phát biểu đúng là

A. 2          B. 3          C. 1          D. 4

(Xem giải) Câu 194. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.     (2) Cho CrO3 vào dung dịch HCl.
(3) Đốt cháy Ag2S trong khí oxi dư.       (4) Cho Ba vào dung dịch CuSO4.
(5) Điện phân nóng chảy Al2O3.            (6) Dẫn khí H2 đến dư qua CuO, nung nóng.
Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm tạo ra đơn chất là

A. 4          B. 5          C. 6          D. 3

(Xem giải) Câu 195. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho bột Al vào dung dịch NaOH loãng.
(2) Cho CaO vào lượng nước dư.
(3) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch CaCl2.
(4) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2CO3.
(5) Dẫn luồng khí NH3 qua ống sứ chứa CrO3.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng ở điều kiện thường là

A. 2          B. 3          C. 4          D. 5

(Xem giải) Câu 196. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào lượng dư dung dịch FeCl3.
(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.
(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng.
(d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư.
(e) Nhiệt phân AgNO3.
(f) Điện phân nóng chảy Al2O3.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiện thu được kim loại là

A. 4          B. 2          C. 3          D. 5

(Xem giải) Câu 197. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch glucozơ vào dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng.
(2) Cho dung dịch saccarozơ vào Cu(OH)2 ở điều kiện thường.
(3) Nhỏ dung dịch iốt vào dung dịch hồ tinh bột.
(4) Nhỏ dung dịch H2SO4 98% vào saccarozơ.
(5) Cho dung dịch Br2 vào dung dịch anilin.
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là

A. 2          B. 3          C. 4          D. 5

(Xem giải) Câu 198. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Điện phân dung dịch CuSO4 bằng điện cực trơ.
(2) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.
(3) Cho Na vào dung dịch CuCl2.
(4) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch FeCl3.
Số thí nghiệm thu được kim loại là

A. 4          B. 1          C. 2          D. 3

(Xem giải) Câu 199. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho hỗn hợp gồm 2a mol Na và a mol Al vào lượng nước dư.
(2) Cho a mol bột Cu vào dung dịch chứa a mol Fe2(SO4)3.
(3) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol KHCO3.
(4) Cho dung dịch chứa a mol BaCl2 vào dung dịch chứa a mol CuSO4.
(5) Cho dung dịch chứa a mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa a mol AgNO3.
(6) Cho a mol Na2O vào dung dịch chứa a mol CuSO4.
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được dung dịch chứa hai muối là

A. 2          B. 3          C. 4          D. 1

(Xem giải) Câu 200. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho bột Cu vào dung dịch chứa NaNO3 và H2SO4 loãng.
(b) Đun nóng mẫu nước cứng tạm thời.
(c) Cho bột Fe vào dung dịch HNO3 đặc nguội.
(d) Cho bột Al vào dung dịch NaOH loãng.
Số thí nghiệm có sinh ra chất khí là

A. 3          B. 4          C. 1          D. 2

2
Bình luận

200
Mới nhất Cũ nhất Thích nhiều nhất
Nguyen Thu Hoai

Có in đươc không ad ơi

Phan Dang Khoa

cập nhật nhanh đi ad ơi :((((((

error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!