200 câu hỏi lý thuyết hóa vô cơ (Phần 1)

⇒ Đề thi và đáp án: 

1B 2B 3D 4A 5D 6D 7D 8A 9C 10A
11B 12D 13B 14D 15D 16D 17C 18A 19C 20D
21D 22B 23A 24C 25A 26A 27D 28B 29A 30A
31B 32D 33C 34D 35B 36D 37B 38B 39A 40D
41A 42C 43D 44A 45A 46B 47D 48D 49D 50D

(Xem giải) Câu 1. Clo có thể phản ứng được với các chất trong dãy nào sau đây?

A. Cu, CuO, Ca(OH)2, AgNO3, NaOH          B. NaBr, NaI, NaOH, NH3, CH4, H2S, Fe

C. ZnO, Na2SO4, Ba(OH)2, H2S, CaO         D. Fe, Cu, O2 , N2, H2, KOH

(Xem giải) Câu 2. Kim loại nào sau đây tác dụng với khí Cl2 và tác dụng với dung dịch HCl loãng cho cùng loại muối clorua kim loại?

A. Fe.         B. Al.         C. Cu.         D. Ag.

(Xem giải) Câu 3. Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch NaOH:

A. Al         B. NaHSO4         C. Al(OH)3         D. CaCl2

(Xem giải) Câu 4. Cho phản ứng: Na2SO3 + KMnO4 + NaHSO4 → Na2SO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O. Tổng hệ số của các chất (là những số nguyên, tối giản) trong phương trình phản ứng là

A. 27         B. 47         C. 31         D. 23

(Xem giải) Câu 5. Cho các dung dịch loãng: (1) FeCl3, (2) FeCl2, (3) H2SO4, (4) HNO3, (5) hỗn hợp gồm HCl và NaNO3. Những dung dịch phản ứng được với kim loại Cu là:

A. (1), (2), (3).         B. (1), (3), (5).         C. (1), (3), (4).         D. (1), (4), (5).

(Xem giải) Câu 6. Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta đun nóng dung dịch amoni nitrit bão hoà. Khí X là

A. NO.         B. NO2.         C. N2O.         D. N2.

(Xem giải) Câu 7. Khi nung hỗn hợp các chất Fe(NO3)2, Fe(OH)3 và FeCO3 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn là

A. Fe3O4.         B. FeO.         C. Fe.         D. Fe2O3.

(Xem giải) Câu 8. Khí SO2 có thể tác dụng được với các chất nào trong dãy sau đây

A. Br2, Cl2, O2, Ca(OH)2, Na2SO3, KMnO4, K2O         B. Cu(OH)2, K2SO4, Cl2, NaCl, BaCl2

C. Br2, H2, KOH, Na2SO4, KBr, NaOH         D. H2SO4, CaO, Br2, NaCl, K2SO4.

(Xem giải) Câu 9. Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử là

A. 8.         B. 5.         C. 7.         D. 6.

(Xem giải) Câu 10. Để nhận biết ba axit đặc, nguội: HCl, H2SO4, HNO3 đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất nhãn, ta dùng thuốc thử là

A. Cu         B. Al         C. Fe         D. CuO

(Xem giải) Câu 11. Trong các dung dịch: HNO3, NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2, dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch Ba(HCO3)2 là:

A. HNO3, NaCl, Na2SO4.         B. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Na2SO4.

C. NaCl, Na2SO4, Ca(OH)2.         D. HNO3, Ca(OH)2, KHSO4, Mg(NO3)2.

(Xem giải) Câu 12. Hỗn hợp X chứa Na2O, NH4Cl, NaHCO3 và BaCl2 có số mol mỗi chất đều bằng nhau. Cho hỗn hợp X vào H2O (dư), đun nóng, dung dịch thu được chứa

A. NaCl, NaOH, BaCl2.         B. NaCl, NaOH.

C. NaCl, NaHCO3, NH4Cl, BaCl2.         D. NaCl.

(Xem giải) Câu 13. Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế HNO3 từ

A. NaNO2 và H2SO4 đặc.         B. NaNO3 và H2SO4 đặc.

C. NH3 và O2.         D. NaNO3 và HCl đặc.

(Xem giải) Câu 14. Có thể phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là

A. giấy quỳ tím.         B. Zn.         C. Al.         D. BaCO3.

(Xem giải) Câu 15. Để phân biệt các dung dịch NaOH, NaCl, CuCl2, FeCl3, FeCl2, NH4Cl, AlCl3, MgCl2. Ta chỉ cần dùng dung dịch

Bạn đã xem chưa:  Tổng ôn lý thuyết (Phần 1)

A. HCl         B. H2SO4         C. H3PO4         D. KOH

(Xem giải) Câu 16. Để thu được Al2O3 từ hỗn hợp Al2O3 và Fe2O3, người ta lần lượt:

A. dùng khí H2 ở nhiệt độ cao, dung dịch NaOH (dư).

B. dùng khí CO ở nhiệt độ cao, dung dịch HCl (dư).

C. dùng dung dịch NaOH (dư), dung dịch HCl (dư), rồi nung nóng.

D. dùng dung dịch NaOH (dư), khí CO2 (dư), rồi nung nóng.

(Xem giải) Câu 17. Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là

A. Cu(NO3)2.         B. HNO3.         C. Fe(NO3)2.         D. Fe(NO3)3.

(Xem giải) Câu 18. Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là:

A. Fe, Cu, Ag.         B. Mg, Zn, Cu.         C. Al, Fe, Cr.         D. Ba, Ag, Au.

(Xem giải) Câu 19. Cho bốn hỗn hợp, mỗi hỗn hợp gồm hai chất rắn có số mol bằng nhau: Na2O và Al2O3; Cu và Fe2(SO4)3; BaCl2 và Na2SO4; Fe(NO3)2 và AgNO3. Số hỗn hợp có thể tan hoàn toàn trong nước (dư) chỉ tạo ra dung dịch là

A. 1.         B. 3.         C. 2.         D. 4.

(Xem giải) Câu 20. Nếu cho 1 mol mỗi chất: CaOCl2, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản ứng với lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 nhiều nhất là

A. KMnO4.         B. MnO2.         C. CaOCl2.         D. K2Cr2O7.

(Xem giải) Câu 21. Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl loãng là:

A. KNO3, CaCO3, Fe(OH)3.         B. FeS, BaSO4, KOH.

C. AgNO3, (NH4)2CO3, CuS         D. Mg(HCO3)2, HCOONa, CuO.

(Xem giải) Câu 22. Cho dãy các chất và ion: Zn, S, FeO, SO2, N2 , HCl, Cu2+, Cl-. Số chất và ion có cả tính oxi hóa và tính khử là:

A. 4         B. 5         C. 6         D. 7

(Xem giải) Câu 23. Khi nhiệt phân hoàn toàn từng muối X, Y thì đều tạo ra số mol khí nhỏ hơn số mol muối tương ứng. Đốt một lượng nhỏ tinh thể Y trên đèn khí không màu, thấy ngọn lửa có màu vàng. Hai muối X, Y lần lượt là:

A. KMnO4, NaNO3.         B. Cu(NO3)2, NaNO3.         C. CaCO3, NaNO3         D. NaNO3, KNO3.

(Xem giải) Câu 24. Có các thí nghiệm sau:
(I) Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
(II) Sục khí SO2 vào nước brom.
(III) Sục khí CO2 vào nước Gia-ven.
(IV) Nhúng lá nhôm vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hoá học là:

A. 2         B. 1         C. 3         D. 4

(Xem giải) Câu 25. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(I) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch KOH.
(II) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2.
(III) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn.
(IV) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch NaNO3.
(V) Sục khí NH3 vào dung dịch Na2CO3.
(VI) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2.
Các thí nghiệm đều điều chế được NaOH là:

A. II, III và VI.         B. I, II và III         C. I, IV và V.         D. II, V và VI.

(Xem giải) Câu 26. Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) (NH4)2SO4 + BaCl2 →           (2) CuSO4 + Ba(NO3)2 →
(3) Na2SO4 + BaCl2 →                (4) H2SO4 + BaSO3 →
(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 →       (6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 →
Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là:

A. (1), (2), (3), (6).         B. (1), (3), (5), (6).         C. (2), (3), (4), (6).         D. (3), (4), (5), (6).

(Xem giải) Câu 27. Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catôt xảy ra

Bạn đã xem chưa:  Lý thuyết đếm (Phần 1)

A. sự khử ion Cl-.         B. sự oxi hoá ion Cl-.         C. sự oxi hoá ion Na+.         D. sự khử ion Na+.

(Xem giải) Câu 28. Cho các chất: Al, Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, K2SO3, (NH4)2CO3. Số chất đều phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH là

A. 4         B. 5         C. 6         D. 7

(Xem giải) Câu 29. Cho các phản ứng sau:
4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.
2HCl + Fe → FeCl2 + H2.
14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O.
6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2.
16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O.
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa là:

A. 2         B. 3         C. 1         D. 4

(Xem giải) Câu 30. Nguyên tắc luyện thép từ gang là:

A. Dùng O2 oxi hoá các tạp chất Si, P, S, Mn,… trong gang để thu được thép.

B. Dùng chất khử CO khử oxit sắt thành sắt ở nhiệt độ cao.

C. Dùng CaO hoặc CaCO3 để khử tạp chất Si, P, S, Mn,… trong gang để thu được thép.

D. Tăng thêm hàm lượng cacbon trong gang để thu được thép.

(Xem giải) Câu 31. Cho dãy các chất: KAl(SO4)2.12H2O, C2H5OH, C12H22O11 (saccarozơ), CH3COOH, Ca(OH)2, CH3COONH4. Số chất điện li là

A. 3.         B. 4.         C. 5.         D. 2.

(Xem giải) Câu 32. Xét hai phản ứng sau:
(1) Cl2 + 2KI → I2 + 2KCl
(2) 2KClO3 + I2 → 2KIO3 + Cl2
Kết luận nào sau đây đúng?

A. Cl2 trong (1), I2 trong (2) đều là chất oxi hóa.

B. (1) chứng tỏ Cl2 có tính oxi hóa > I2, (2) chứng tỏ I2 có tính oxi hóa > Cl2.

C. Cl2 trong (1), I2 trong (2) đều là chất khử.

D. (1) chứng tỏ Cl2 có tính oxi hóa > I2, (2) chứng tỏ I2 có tính khử > Cl2.

(Xem giải) Câu 33. Trong các phản ứng sau:
4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O (1)
4HCl +2Cu + O2 → 2CuCl2 + 2H2O (2)
2HCl + Fe → FeCl2 + H2 (3)
16HCl + 2 KMnO4 → 2MnCl2 + 5Cl2 +8 H2O + 2KCl (4)
4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O (5)
Fe + KNO3 + 4HCl → FeCl3 + KCl + NO + 2H2O (6)
Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính khử là

A. 2.         B. 4.         C.3         D. 5.

(Xem giải) Câu 34. Cho các thí nghiệm sau :
(1) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2 (hay Na[Al(OH)4]).
(2) Sục khí NH3 dư vào dung dịch AlCl3.
(3) Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl loãng vào dung dịch NaAlO2 (hay Na[Al(OH)4]).
Những thí nghiệm có hiện tượng giống nhau là

A. (1), (2) và (3).         B. (1) và (3).         C. (2) và (3).         D. (1) và (2)

(Xem giải) Câu 35. Cho phương trình phản ứng: Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO + N2O + H2O. Nếu tỉ khối của hỗn hợp NO và N2O đối với H2 là 19,2. Tỉ lệ số phân tử bị khử và bị oxi hóa là

A. 6 : 11         B. 8 : 15         C. 11 : 28         D. 38 : 15

(Xem giải) Câu 36. Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trung dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được dung dịch X. Cho dãy gồm các chất: Cu, Fe(NO3)2, KMnO4, BaCl2, Cl2, KNO3, NaCl. Số chất phản ứng được với dung dịch X là

A. 3           B. 4           C. 5           D. 6

(Xem giải) Câu 37. Cho các dung dịch: Fe2(SO4)3 + AgNO3, FeCl2, CuCl2, HCl, CuCl2 + HCl, ZnCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh kim loại Fe, số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là

A. 4         B. 3         C. 1         D. 6

(Xem giải) Câu 38. Cho các phương trình phản ứng sau:
(1) NO2 + NaOH → ; (2) Al2O3 + HNO3 đặc, nóng →
(3) Fe(NO3)2 + H2SO4 (loãng) → ; (4) Fe2O3 + HI →
(5) FeCl3 + H2S → ; (6) CH2 = CH2 + Br2 →
Số phản ứng oxi hóa – khử là:

A. 3         B. 5         C. 6         D. 4

(Xem giải) Câu 39. X, Y, Z là các dung dịch muối (trung hòa hoặc axit) ứng với 3 gốc axit khác nhau, thỏa mãn điều kiện: X tác dụng với Y có khí thoát ra; Y tác dụng với Z có kết tủa; X tác dụng với Z vừa có khí vừa tạo kết tủa. X, Y, Z lần lượt là

Bạn đã xem chưa:  Lý thuyết trong đề thi THPT của Bộ Giáo Dục (Phần 4)

A. NaHSO4, Na2CO3, Ba(HSO3)2         B. CaCO3, NaHSO4, Ba(HSO3)2

C. Na2CO3; NaHSO3; Ba(HSO3)2         D. NaHSO4, CaCO3, Ba(HSO3)2

(Xem giải) Câu 40. Để phân biệt ba bình khí mất nhãn lần lượt chứa các khí N2, O2 và O3, một học sinh đã dùng các thuốc thử (có trật tự) theo bốn cách dưới đây. Cách nào là KHÔNG đúng ?

A. lá Ag nóng, que đóm.         B. que đóm, lá Ag nóng.

C. dung dịch KI/ hồ tinh bột, que đóm.         D. dung dịch KI/ hồ tinh bột, lá Ag nóng.

(Xem giải) Câu 41. Phản ứng sau đây tự xảy ra: Zn + 2Cr3+ → Zn2+ + 2Cr2+. Phản ứng này cho thấy:

A. Zn có tính khử mạnh hơn Cr2+ và Cr3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Zn2+.

B. Zn có tính khử yếu hơn Cr2+ và Cr3+ có tính oxi hóa yếu hơn Zn2+.

C. Zn có tính oxi hóa mạnh hơn Cr2+ và Cr3+ có tính khử mạnh hơn Zn2+.

D. Zn có tính oxi hóa yếu hơn Cr2+ và Cr3+ có tính khử yếu hơn Zn2+.

(Xem giải) Câu 42. Sản phẩm phản ứng nhiệt phân nào dưới đây là không đúng ?

A. NH4Cl → NH3 + HCl          B. NH4HCO3 → NH3 + H2O + CO2

C. NH4NO3 → NH3 + HNO3         D. NH4NO2 → N2 + 2H2O

(Xem giải) Câu 43. Chỉ dùng quỳ tím (và các các mẫu thử đã nhận biết được) thì nhận ra được bao nhiêu dung dịch, trong số 4 dung dịch mất nhãn: BaCl2, NaOH, AlNH4(SO4)2, KHSO4?

A. 1.         B. 2.         C. 3.         D. 4.

(Xem giải) Câu 44. Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây?

A. Gây ngộ độc nước uống.

B. Gây hao tốn nhiên liệu và không an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các đường ống dẫn nước.

C. Làm mất tính tẩy rửa của xà phòng, làm hư hại quần áo.

D. Làm hỏng các dung dịch pha chế, làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị thực phẩm.

(Xem giải) Câu 45. Cho các phản ứng:
(1) O3 + dung dịch KI →       (2) F2 + H2O →
(3) MnO2 + HCl đặc →         (4) NH4NO3 →
(5) Cl2+ khí H2S →               (6) SO2 + dung dịch Cl2 →
(7) NH4NO2 →
Số phản ứng tạo ra đơn chất là:

A. 5         B. 7         C. 6         D. 4

(Xem giải) Câu 46. Phương trình ion thu gọn của phản ứng nào dưới đây không có dạng: HCO3- + H+ → H2O + CO2

A. KHCO3 + NH4HSO4         B. NaHCO3 + HF

C. Ca(HCO3)2 + HCl         D. NH4HCO3 + HClO4

(Xem giải) Câu 47. Trong phòng thí nghiệm thường điều chế CO2 từ CaCO3 và dung dịch HCl, do đó CO2 bị lẫn một ít hơi nước và khí hiđro clorua. Để có CO2 tinh khiết nên cho hỗn hợp khí này lần lượt qua các bình chứa:

A. dung dịch Na2CO3 và dung dịch H2SO4 đặc         B. dung dịch NaHCO3 và CaO khan

C. P2O5 khan và dung dịch NaCl         D. dung dịch NaHCO3 và dung dịch H2SO4 đặc

(Xem giải) Câu 48. Cho các dung dịch sau: Na2CO3, NH4NO3, NaNO3, phenolphtalein. Chỉ dùng một hóa chất nào sau đây để phân biệt được tất cả dung dịch trên

A. NaOH         B. Ba(OH)2         C. Ca(OH)2         D. Tất cả đều đúng

(Xem giải) Câu 49. Hòa tan Na vào dung dịch nào sau đây thì không thấy xuất hiện kết tủa?

A. Dung dịch CuSO4.         B. Dung dịch Ba(HSO3)2

C. Dung dịch Ca(HCO3)2.          D. Dung dịch KHCO3

(Xem giải) Câu 50. Sục khí X vào dung dịch nước vôi dư thấy xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan. X làm mất màu dung dịch Br2. X là khí nào trong các khí sau?

A. CO2         B. NO2         C. CO         D. SO2

1
Bình luận

200
Mới nhất Cũ nhất Thích nhiều nhất
pa1977

Không tải đc ad ơi

error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!