Thi thử THPT Quốc gia 2019 trường Lê Duẩn

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

1A 2D 3D 4A 5B 6B 7D 8B 9B 10A
11B 12D 13C 14C 15D 16C 17D 18D 19B 20A
21C 22B 23D 24D 25C 26D 27B 28A 29A 30B
31A 32C 33B 34A 35D 36A 37A 38A 39B 40D

Câu 1: Dãy gồm các chất đều không tham gia phản ứng tráng bạc là:

A. saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ.          B. fructozơ, tinh bột, anđehit fomic.

C. anđehit axetic, fructozơ, xenlulozơ.          D. axit fomic, anđehit fomic, glucozơ.

(Xem giải) Câu 2: Cho 3,75 gam amino axit X tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH thu được 4,85 gam muối. Công thức của X là

A. H2N–CH(CH3)–COOH.          B. H2N–CH2-CH2-COOH.

C. H2N-CH2-CH2-CH2-COOH.          D. H2N-CH2-COOH.

(Xem giải) Câu 3: Đun nóng dung dịch chứa 18,0 gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 16,2.          B. 32,4.          C. 10,8.          D. 21,6.

Câu 4: Cho dãy các kim loại: Na, Ca, Cr, Fe. Số kim loại trong dãy tác dụng với H2O tạo thành dung dịch bazơ là

A. 2.          B. 4.          C. 1.          D. 3.

Câu 5: Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch NaOH là:

A. etanol, fructozơ, metylamin.          B. metyl axetat, alanin, axit axetic.

C. metyl axetat, glucozơ, etanol.          D. glixerol, glyxin, anilin.

Câu 6: Để làm mềm nước có tính cứng vĩnh cữu có thể dùng dung dịch nào sau đây?

A. CaCl2          B. Na2CO3          C. Ca(OH)2          D. KCl

Câu 7: Để khử chua cho đất người ta thường sử dụng chất nào sau đây?

A. Muối ăn          B. Thạch cao          C. Phèn chua          D. Vôi sống

Câu 8: Số liên kết peptit có trong một phân tử Ala-Gly-Val-Gly-Ala là

A. 2          B. 4          C. 5          D. 3

Câu 9: Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường?

A. Benzen          B. Axetilen          C. Metan          D. Toluen

Câu 10: Tơ nitron dai, bền với nhiệt, giữ nhiệt tốt, thường được dùng để dệt vải và may quần áo ấm. Trùng hợp chất nào sau đây tạo thành polime dùng để sản xuất tơ nitron?

A. CH2=CH-CN.     B. CH2=CH-CH3.     C. NH2-(CH2)5-COOH.      D. NH2-(CH2)6-COOH

Câu 11: Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch NaOH loãng, vừa phản ứng với dung dịch HCl?

A. NaCrO2          B. Cr(OH)3          C. Na2CrO4          D. CrCl3

Câu 12: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là

A. tính bazơ.          B. tính oxi hóa.          C. tính axit.          D. tính khử.

Câu 13: Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím?

A. Glyxin          B. Phenylamin          C. Metylamin          D. Alanin

Câu 14: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về phenol (C6H5OH)?

A. Dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím

B. Phenol tác dụng với nước brom tạo kết tủa

C. Phenol thuộc loại ancol thơm, đơn chức

D. Phenol ít tan trong nước lạnh nhưng tan nhiều trong nước nóng

Câu 15: Cation R+ có cấu hình electron 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6. Vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

Bạn đã xem chưa:  [2023] Thi thử TN chuyên KHTN Hà Nội (Lần 2)

A. chu kì 3, nhóm VIIIA          B. chu kì 4, nhóm IIA          C. chu kì 3, nhóm VIIA          D. chu kì 4, nhóm IA

Câu 16: Cho hỗn hợp gồm Al và Zn vào dung dịch AgNO3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X chỉ chứa một muối và phần không tan Y gồm hai kim loại. Hai kim loại trong Y và muối trong X là

A. Al, Ag và Zn(NO3)2          B. Al, Ag và Al(NO3)3

C. Zn, Ag và Al(NO3)3          D. Zn, Ag và Zn(NO3)2

(Xem giải) Câu 17: Cho 2,19 gam hỗn hợp gồm Cu, Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch Y và 0,672 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng muối trong Y là

A. 6,39 gam          B. 8,27 gam          C. 4,05 gam          D. 7,77 gam

Câu 18: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng thủy phân?

A. Saccarozơ.          B. Protein.          C. Tinh bột.          D. Glucozơ.

Câu 19: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là:

A. etyl axetat.          B. metyl propionat.          C. metyl axetat.          D. propyl axetat.

(Xem giải) Câu 20: Cho hệ cân bằng trong một bình kín: N2 + O2 ⇔ 2NO, ΔH > 0. Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận khi

A. tăng nhiệt độ của hệ          B. giảm áp suất của hệ

C. thêm khí NO vào hệ          D. thêm chất xúc tác vào hệ

(Xem giải) Câu 21: Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol KOH, thu được dung dịch chứa 33,8 gam hỗn hợp muối. Giá trị của a là

A. 0,5.          B. 0,6.          C. 0,4.          D. 0,3.

Câu 22: Phản ứng nào sau đây là phản ứng điều chế kim loại theo phương pháp nhiệt luyện?

A. Mg + FeSO4 → MgSO4 + Fe.          B. CO + CuO → Cu + CO2.

C. CuCl2 → Cu + Cl2.          D. 2Al2O3 → 4Al + 3O2.

(Xem giải) Câu 23: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch sau: HNO3, Na2SO4, Ba(OH)2, NaHSO4. Số trường hợp có phản ứng xảy ra là

A. 3.          B. 2.          C. 1.          D. 4.

(Xem giải) Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp X gồm một amino axit Y (có một nhóm amino) và một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở Z, thu được 26,88 lít CO2 (đktc) và 23,4 gam H2O. Mặt khác, 0,45 mol X phản ứng vừa đủvới dung dịch chứa m gam HCl. Giá trị của m là

A. 10,95.          B. 6,39.          C. 4,38.          D. 6,57.

(Xem giải) Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp X gồm C3H6, C3H8, C4H10, CH3CHO, CH2=CH-CHO cần vừa đủ 49,28 lít khí O2 (đktc). Sau phản ứng thu được 28,8 gam H2O. Mặt khác, lấy toàn bộ lượng X trên sục vào dung dịch AgNO3/NH3 dư thấy xuất hiện m gam kết tủa (các phản ứng xảy ra hoàn toàn). trị của m là

A. 21,6          B. 32,4          C. 43,2          D. 54,0

(Xem giải) Câu 26: Cho hỗn hợp X chứa 56,9 gam gồm Fe, Al, FeO, Fe3O4, Al2O3 và CuO. Hòa tan hết X trong dung dịch HNO3 dư thấy có 2,825 mol HNO3 tham gia phản ứng thu được 208,7 gam muối và 2,24 lít (đkc) khí NO duy nhất. Mặt khác, từ hỗn hợp X ta có thể điều chế được tối đa m gam kim loại. Giá trị của m là

Bạn đã xem chưa:  [2021] Khảo sát kiến thức của sở GDĐT Vĩnh Phúc (Lần 2 - Đề 2)

A. 39,75          B. 46,2          C. 48,6          D. 42,5

(Xem giải) Câu 27: Cho m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch Y chứa (m + 109,4) gam muối và V lít (đktc) hỗn hợp khí X (gồm hai khí, trong đó có một khí nhẹ hơn không khí) có tổng khối lượng 11,2 gam. Biết rằng khi cho NaOH dư vào Y đun nóng nhẹ thấy có 1,12 lít khí (đktc) thoát ra. Giá trị lớn nhất của V có thể là

A. 8,96          B. 8,4          C. 6,72          D. 5,6

(Xem giải) Câu 28: Hỗn hợp M gồm ancol X, axit cacboxylic Y (đều no, đơn chức, mạch hở) và este Z tạo ra từ X và Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam M cần dùng vừa đủ 0,18 mol O2, sinh ra 0,14 mol CO2. Cho m gam M trên vào 500 ml dung dịch NaOH 0,1M đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch N. Cô cạn dung dịch N còn lại 3,68 gam chất rắn khan. Công thức của Y là

A. C2H5COOH.          B. HCOOH.          C. C3H7COOH.          D. CH3COOH.

(Xem giải) Câu 29: Có các thí nghiệm:
(1) Nhỏ dung dịch NaOH dư vào dung dịch hỗn hợp KHCO3 và CaCl2;
(2) Đun nóng nước cứng toàn phần;
(3) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch KCrO2 (K[Cr(OH)4];
(4) Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 dư vào KAl(SO4)2.12H2O;
(5) Cho dung dịch Na3PO4 vào nước cứng vĩnh cửu;
(6) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch CrCl2;
(7) Sục khí CO2 dư vào dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 và NaOH;
(8) Cho dung dịch H2SO4 (loãng) vào dung dịch Na2S2O3.
Số thí nghiệm thu được kết tủa là

A. 6          B. 5          C. 4          D. 7.

(Xem giải) Câu 30: Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NaHSO4, CrO3, NH4Cl, Al2O3, (NH4)2CO3, CH3COONH4, ZnSO4, Al(OH)3, NaAlO2 (hay Na[Al(OH)4]), Zn(OH)2. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là

A. 7          B. 6          C. 8          D. 9

(Xem giải) Câu 31: Cho 26,4 gam hỗn hợp hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C4H8O2 tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch X chứa 28,8 gam hỗn hợp muối và m gam ancol Y. Đun Y với dung dịch H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp, thu được chất hữu cơ Z, có tỉ khối hơi so với Y bằng 0,7. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 6,0          B. 6,4          C. 4,6          D. 9,6

(Xem giải) Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 3,26 mol O2, thu được 2,28 mol CO2 và 39,6 gam H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn a gam X trong dung dịch NaOH, đun nóng, thu được dung dịch chứa b gam muối. Giá trị của b là

A. 40,40          B. 31,92          C. 36,72          D. 35,60

(Xem giải) Câu 33: Hòa tan hoàn toàn 25,3 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn bằng dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 4,48 lít (đktc) khí Z (gồm hai hợp chất khí không màu, trong đó có một khí bị hoá nâu trong không khí) có khối lượng 7,4 gam. Cô cạn dung dịch Y thu được 122,3 gam hỗn hợp muối. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng là

A. 5          B. 1,9          C. 4,8          D. 3,2

(Xem giải) Câu 34: Hỗn hợp X gồm etanol, propan–1–ol, butan–1–ol, pentan–1–ol. Oxi hóa không hoàn toàn một lượng X bằng CuO nung nóng, sau một thời gian thu được H2O và hỗn hợp Y gồm 4 anđehit tương ứng và 4 ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng vừa đủ 1,875 mol O2, thu được thu được 1,35 mol khí CO2 và H2O. Mặt khác, cho toàn bộ lượng Y trên phản ứng với lượng dư dung dịc AgNO3 trong NH3, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

Bạn đã xem chưa:  [2022] Thi thử liên trường Nghệ An (Đề 1)

A. 64,8          B. 27,0          C. 32,4          D. 43,2

(Xem giải) Câu 35: Cho 26,88 gam bột Fe vào 600ml dung dịch hỗn hợp A gồm Cu(NO3)2 0,4M và NaHSO4 1,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn B và khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc).Giá trị của m là

A. 17,04          B. 15,36          C. 15,92          D. 13,44

(Xem giải) Câu 36: Nung nóng 8,96 gam bột Fe trong khí O2 một thời gian, thu được 11,2 gam hỗn hợp chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Hòa tan hết X trong dung dịch hỗn hợp gồm a mol HNO3 và 0,06 mol H2SO4, thu được dung dịch Y (không chứa ) và 0,896 lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của a là

A. 0,32.          B. 0,16.          C. 0,04.          D. 0,44.

(Xem giải) Câu 37: Nung m gam hỗn hợp X gồm FeCO3, Fe(NO3)2 trong bình chân không đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được chất rắn là Fe2O3 và 10,08 lít (ở đktc) hỗn hợp chỉ gồm hai khí. Nếu cho ½ hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thì thu được tối đa bao nhiêu lít khí (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất là NO) ?

A. 2,80 lít.          B. 2,24 lít.          C. 5,60 lít.          D. 1,68 lít.

(Xem giải) Câu 38: Điện phân với 2 điện cực trơ một dung dịch chứa 160 ml CuSO4 a mol/l cho tới khi có 0,448 lít khí (đo ở đktc) xuất hiện ở anot thì ngừng điện phân và thu được dung dịch X. Ngâm một đinh sắt sạch trong X, kết thúc phản ứng lấy đinh sắt ra, rửa sạch, làm khô, cân lại thấy khối lượng đinh sắt không đổi. Giá trị của a là

A. 2.          B. 1,25.          C. 1,5.          D. 1,75.

(Xem giải) Câu 39: Cho một luồng khí O2 đi qua 63,6 gam hỗn hợp kim loại Mg, Al và Fe thu được 92,4 gam chất rắn X. Hòa tan hoàn toàn lượng X trên bằng dung dịch HNO3 (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 3,44 gam hỗn hợp khí Z. Biết có 4,25 mol HNO3 tham gia phản ứng, cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được 319 gam muối. Phần trăm khối lượng của nguyên tố nitơ có trong 319 gam hỗn hợp muối trên là

A. 18,082%          B. 18,125%          C. 18,038%          D. 18,213%

(Xem giải) Câu 40: Một bình kín chỉ chứa các chất sau: axetilen (0,5 mol), vinylaxetylen (0,4 mol), hidro (0,65 mol) và một ít bột niken. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 19,5. Khí X phản ứng vừa đủ với 0,7 mol AgNO3 trong dung dịch NH3, thu được m gam kết tủa và 10,08 lít hỗn hợp khí Y (đktc). Khí Y phản ứng tối đa với 0,55 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là

A. 91,8.          B. 76,1.          C. 75,9.          D. 92,0.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!