Kim loại và dung dịch muối (Phần 3)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

(Xem giải) Câu 1. Cho m gam hỗn hợp gồm Mg, Al và Fe vào 200ml dung dịch FeCl3 0,8M và CuCl2 0,6M. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được dung dịch x và 1,8275m gam chất rắn Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được 109,8 gam kết tủa. Nếu cho dung dịch NaOH dư vào X, thấy lượng NaOH phản ứng là 31,2 gam. Giá trị của m là:

A. 6            B. 10            C. 12          D. 8

(Xem giải) Câu 2. Cho 1,68 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe vào dung dịch chứa CuSO4 0,4M và Fe2(SO4)3 0,1M. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 2,68 gam hỗn hợp rắn Y gồm 2 kim loại. Hòa tan hết Y trong dung dịch HNO3 đặc, nóng dư, thoát ra 0,115 mol NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch X, lấy kết tủa nung ngoài không khí cho đến khối lượng không đổi thu được m gam rắn khan. Giá trị m là:

A. 9,525           B. 9,555           C. 10,755          D. 12,225

(Xem giải) Câu 3. Hòa tan hoàn toàn 43,2 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe2O3, CuO bằng dung dịch HCl (vừa đủ), thu được dung dịch Y. Cho m gam Mg vào Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được (m + 8,8) gam kim loại và dung dịch Z chứa 72,9 gam hỗn hợp hai muối. Mặt khác, cho Y phản ứng hoàn toàn dung dịch AgNO3 dư, thu được 211,7 gam kết tủa. Bỏ qua quá trình thủy phân các muối trong dung dịch. Số mol của Fe2O3 trong 43,2 gam X là

A. 0,15.         B. 0,05.         C. 0,10.         D. 0,20.

(Xem giải) Câu 4. Cho hỗn hợp X gồm Fe và Mg vào m gam dung dịch CuCl2. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được (m – 6,8) gam dung dịch Y và một kim loại duy nhất. Cho Y phản ứng vừa đủ với 320 ml dung dịch AgNO3 2M, sau phản ứng thu được 88,29 gam rắn Z. Khối lượng muối MgCl2 trong Y là

A. 16,15 gam.       B. 9,50 gam.       C. 14,25 gam.       D. 13,30 gam.

(Xem giải) Câu 5. Cho 7,2 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu tác dụng với 200 ml dung dịch AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch B và 19,84 gam chất rắn C. Cho toàn bộ dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư, phản ứng xong, lọc kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 6,4 gam chất rắn. Mặt khác nếu cho hết 3,6 gam A vào 200 ml dung dịch H2SO4 0,5 M, sau khi phản ứng hoàn toàn cho tiếp m gam KNO3 vào hỗn hợp phản ứng. Giá trị m tối thiểu để thu được lượng khí NO (sản phẩm khử duy nhất) lớn nhất là

A. 3,535             B. 3,03             C. 5,05             D. 2,02

(Xem giải) Câu 6. Dung dịch X gồm Cu(NO3)2 0,2M; FeCl2 0,3M; Fe(NO3)3 0,3M. Cho m gam bột Mg vào 100ml dung dịch X khuấy đều cho đến khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và n gam chất rắn. Thêm dung dịch KOH dư vào Y được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khôia lượng không đổi được 5,4 gam chất rắn. Phát biểu đúng là:

A. Giá trị của m là 2,88        B. Giá trị của n là 0,96

C. Giá trị của (n – m) là 1,08        D. Giá trị của (n + m) là 2,6

(Xem giải) Câu 7. Hoà tan hết hỗn hợp gồm Fe3O4 và CuO (tỉ lệ mol 1 : 1) cần dùng dung dịch H2SO4 loãng, thu được dung dịch muối X. Cho hỗn hợp gồm Mg và Al có tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1 vào dung dịch X, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y và m gam rắn Z. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y, thấy lượng NaOH phản ứng là 35,2 gam, lấy kết tủa thu được đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 16,0 gam hỗn hợp gồm hai oxit. Giá trị của m là:

Bạn đã xem chưa:  Bài tập este tổng hợp (Phần 3)

A. 14,08 gam      B. 11,84 gam       C. 15,20 gam      D. 13,52 gam

(Xem giải) Câu 8. Cho hỗn hợp X gồm Mg, Al vào 200ml dung dịch CuCl2 0,75M và FeCl3 0,6M. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Z và chất rắn Y. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Z, thấy lượng NaOH phản ứng là 28,8 gam. Cho toàn bộ Y vào dung dịch H2SO4 loãng dư, thấy thoát ra 4,704 lít khí H2 (đktc). Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp X là:

A. 69,23%         B. 26,21%          C.36,00%          D. 41,28%

(Xem giải) Câu 9. Cho m gam bột sắt vào dung dịch A gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn B và dung dịch nước lọc C. Cho nước lọc C tác dụng với NaOH dư thu được 36,8 gam kết tủa của 2 hiđroxit kim loại. Nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 32 gam hỗn hợp các oxit kim loại. Giá trị của m là

A. 14 gam        B. 19,6 gam        C. 16,8 gam        D. 11,2 gam

(Xem giải) Câu 10. Nhúng thanh Mg có khối lượng m gam vào 200ml dung dịch X chứa Fe(NO3)3 0,75M và Cu(NO3)2 1M, sau 1 thời gian, lấy thanh Mg ra cân lại có khối lượng là 51,4 gam; đồng thời thu được dung dịch Y. Nhúng thanh Fe vào dung dịch Y, kết thúc phản ứng lấy thanh Fe ra, thấy khối lượng thanh Fe tăng 0,96 gam so với ban đầu. Giá trị của m là:

A. 54 gam       B. 56 gam       C. 50 gam       D. 52 gam

(Xem giải) Câu 11. Cho hỗn hợp bột X chứa 0,02 mol Al và x mol Fe vào 400 ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,2M và Cu(NO3)2 0,1M. Đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y và 12,32 gam kim loại. Giá trị của x là

A. 0,05.       B. 0,06.       C. 0,035.       D. 0,07.

(Xem giải) Câu 12. Cho 13,44 gam bột Fe tác dụng với 400 ml dung dịch AgNO3 1,92M sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch X và m gam chất rắn. Dung dịch X tác dụng được với tối đa bao nhiêu gam bột Cu?

A. 19,200 gam.     B. 9,216 gam.       C. 15,360 gam.     D. 12,288 gam.

(Xem giải) Câu 13. Cho 6,24 gam Mg dạng bột vào dung dịch chứa FeCl3 0,8M và CuCl2 0,4M thu được dung dịch X và rắn Y gồm hai kim loại. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được 98,32 gam kết tủa. Cho toàn bộ Y vào dung dịch HNO3, thu được 0,06 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch Z chứa m gam muối. Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:

A. 18,62        B. 29,90        C. 16,20        D. 20,60

(Xem giải) Câu 14. Cho 7,36 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào a mol AgNO3 thu được 31,2 gam kết tủa. Mặt khác nếu cho 7,36 gam hỗn hợp trên vào 2a mol AgNO3 thì thu được 51,84 gam kết tủa. Giá trị của a là?

A. 0,25         B. 0,28         C. 0,3         D. 0,32

(Xem giải) Câu 15. Cho 4,02 gam hỗn hợp gồm Mg và Al vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 1M và AgNO3 0,8M. Sau khi kết thủc phản ứng, thu được dưng dịch X và 21,28 gam rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl loãng dư, không thấy khi thóat ra. Cho dung dịch NaOH dư vào X, thấy lượng NaOH phán ứng là 19,2 gam, lọc lấy kêt tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thư được lượng rắn khan là bao nhiêu?

A. 4 gam.      B. 5,6 gam.       C. 4,8 gam.       D. 6,4 gam

(Xem giải) Câu 16. Cho hỗn hợp X gồm Zn, Cu vào 100 ml dung dịch gồm AgNO3 0,3M và Cu(NO3)2 0,25M. Sau khi kết thức phản ứng thu được dung dịch A và 5,8 gam chất rắn B. Cô cạn dung dịch A, rồi nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì được 3,235 gam hỗn hợp hai chất rắn. Thành phần % khối lượng Cu trong hỗn hợp ban đầu là

Bạn đã xem chưa:  Bài tập hỗn hợp este

A. 32,96%.       B. 35,84%.       C. 36,12%.       D. 36,01%.

(Xem giải) Câu 17. Cho hỗn hợp chất rắn X chứa 0,025 mol Mg và 0,025 mol Fe vào 400 ml dung dịch hỗn hợp gồm FeCl3 aM và CuCl2 bM, sau các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch Y có khối lượng tăng 2 gam so với dung dịch ban đầu. Cho lượng dư dung dịch AgNO3 vào Y, thu được 93,86 gam kết tủa. Mặt khác, cho lượng dư dung dịch NaOH vào Y, lọc kết tủa thu được rồi nung trong không khí dến khối lượng không đổi thì thu được 20,6 gam chất rắn. Tỉ lệ a:b là:

A. 4:3         B. 1:3         C. 7:4         D. 6:5

(Xem giải) Câu 18. Cho m gam Al vào dung dịch X chứa 0,01 mol H2SO4, 0,02 mol Fe2(SO4)3 và 0,03 mol CuSO4, sau một thời gian thu được dung dịch Y chứa ba muối, khí H2 và 2,16 gam hỗn hợp kim loại. Tách lấy kim loại, thêm tiếp 8,8 gam NaOH vào dung dịch Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 6,08 gam chất rắn. Giá trị của m là:

A. 0,72         B. 0,54         C. 2,7        D. 2,24

(Xem giải) Câu 19. Cho 8,32 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe (tỉ lệ mol tương ứng 3 : 1) vào 200 ml dung dịch Fe(NO3)3 0,8aM và Cu(NO3)2 0,5aM. Sau phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch X và chất rắn Y. Cho 600 ml dung dịch NaOH 1,25M vào X, lọc bỏ kết tủa, cô cạn dung dịch nước lọc thu được, sau đó nung đến khối lượng không đổi thu được 49,72 gam chất rắn khan. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, thu được dung dịch Z chứa 30,08 gam muối và x mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x là:

A. 0,16.          B. 0,22.          C. 0,20.          D. 0,18.

(Xem giải) Câu 20. Hòa tan hết m gam kim loại M bằng lượng vừa đủ 200 gam dung dịch CuSO4 16% thu được 66,2 gam chất rắn và 4,48 lít khi (đktc). Giá trị của m là

A. 27,4 gam.          B. 54,4 gam.          C. 13,0 gam.          D. 26,0 gam.

(Xem giải) Câu 21. Cho 13,9 gam hỗn hợp A gồm Al và Fe (ti lệ về số mol tương ứng là 1 : 2) vào 400 ml dung dịch B gồm Cu(NO3)2 và AgNO3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 81 gam chất rắn C chỉ gồm một kim loại và dung dịch D (không tạo kết tủa với dung dịch NaCl). Mặt khác, nếu cho thanh sắt có khối lượng 150 gam vào 400 ml dung dịch B, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thi khối lượng thanh sắt tăng 60,8 gam (giả thiết kim loại sinh ra đều bám hết lên thanh sắt). Nồng độ mol/l của Cu(NO3)2 trong dung dịch D là

A. 0,125M.          B. 0,250M.          C. 0,375M.          D. 0,500M

(Xem giải) Câu 22. Hòa tan hết hỗn hợp gồm 7,2 gam Mg và 22,4 gam Fe trong 500 ml dung dịch Fe(NO3)3 x mol/l và Cu(NO3)2 y mol/l thu được dung dịch X và 31,2 gam chất rắn Y gồm 2 kim loại. Để tác dụng tối đa với dung dịch X cần dung dung dịch chứa 2,0 mol NaOH (không có không khí). Giá trị x, y là:

A. 0,4M và 0,8M.       B. 0,6M và 0,45M.

C. 0,8M và 0,8M.       D. 0,8M và 0,6M.

(Xem giải) Câu 23. Cho 13,2 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg vào dung dịch hỗn hợp gồm AgNO3, Cu(NO3)2, thu được chất rắn Y và dung dịch Z. Hoà tan hết Y bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư, thu được 0,375 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6). Cho dung dịch NaOH dư vào Z, thu được chất rắn T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 16,0 gam hỗn hợp chất rắn chỉ gồm hai oxit kim loại. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng Fe trong X là

Bạn đã xem chưa:  Bài tập este tổng hợp (Phần 6)

A. 21,21%.       B. 63,64%.       C. 36,36%.       D. 42,42%.

(Xem giải) Câu 24. Cho m gam Fe vào 150 ml dung dịch gồm AgNO3 2,0M và Cu(NO3)2 1,0M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4m gam kim loại. Giá trị của m là

A. 5,04.       B. 8,10.       C. 8,40.       D. 7,98.

(Xem giải) Câu 25. Cho 3,82 gam hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu vào cốc đựng 850 ml dung dịch CuSO4 0,1M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và chất rắn Z. Lọc lấy chất rắn Z nung nóng trong oxi dư, ở nhiệt độ cao, phản ứng xong thu được 6,8 gam chất rắn H. Đem ½ dung dịch Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc rửa kết tủa rồi đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 2,2 gam chất rắn G. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, phần trăm khối lượng Cu trong X gần nhất với giá trị nào sau đây:

A. 41,90%.       B. 33,50%.       C. 50,20%.       D. 25,13%.

(Xem giải) Câu 26. Cho m gam kim loại Mg vào dung dịch X chứa 0,2 mol Fe(NO3)3 và 0,1 mol Cu(NO3)2 sau một thời gian thu được dung dịch Y và 5,60 gam hỗn hợp kim loại. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 31,6 gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 6,0 gam.       B. 4,8 gam.       C. 7,2 gam.       D. 8,4 gam.

(Xem giải) Câu 27. Cho 9,88 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Ag, Fe và Mg vào 750 ml dung dịch CuSO4 0,1M. Sau một thời gian, thu được dung dịch Y và 11,04 gam hỗn hợp kim loại Z. Cho toàn bộ Z vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư, thu được 2,688 lít khí SO2 (đktc). Cho 800 ml dung dịch NaOH 0,2M vào Y, lọc lấy kết tủa rửa sạch, nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 5,0 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng của Ag trong X là

A. 21.       B. 30.       C. 65.       D. 85.

(Xem giải) Câu 28. Cho m gam bột Fe vào dung dịch hỗn hợp gồm 0,4 mol HCl và 0,16 mol Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn X gồm hai kim loại, có khối lượng 0,6m gam và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là

A. 19,8.       B. 17,8.       C. 24,8.       D. 10,8.

(Xem giải) Câu 29. Cho hỗn hợp X gồm a mol Fe và 0,21 mol Mg vào dung dịch Y chứa Cu(NO3)2 và AgNO3 (tỉ lệ mol tương ứng 3 : 2). Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Z và 27,84 gam chất rắn T gồm ba kim loại. Hòa tan toàn bộ T trong lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được 0,33 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Giá trị của a là

A. 0,09.       B. 0,08.       C. 0,12.       D. 0,06.

(Xem giải) Câu 30. Để oxi hóa hoàn toàn m gam kim loại E cần 2m/3 gam O2. Cho m gam E vào dung dịch X chứa 0,02 mol H2SO4, 0,06 mol FeSO4 và 0,03 mol CuSO4, sau một thời gian thu được dung dịch Y; 0,01 mol khí H2 và 2,295 gam hỗn hợp kim loại. Tách lấy kim loại, thêm tiếp từ từ dung dịch KOH vào dung dịch Y đên khi kết tủa đạt cực đại thì dừng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch G và kết tủa F (trong F nguyên tố oxi chiếm 80/191 về khối lượng). Giá trị của m là:

A. 2,705.       B. 2,375.       C. 1,255.       D. 0,792.

1
Bình luận

200
Mới nhất Cũ nhất Thích nhiều nhất
Tino

ad ơi. bao giở thì có file phần 3 của kim loại với dung dịch muối vậy ạ

error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!