[2018 – 2019] Thi học sinh giỏi lớp 12 – Hồ Chí Minh

Câu 1:(4 điểm)

1.1. Củ sắn (khoai mì) có hàm lượng tinh bột khá cao, giá trị dinh dưỡng như một số loại của khoai lang, khoai tây, khoai môn… Nó chứa nhiều cacbonhydrate cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể, ngoài ra còn có kali và chất xơ. Vì thế đây là một món ăn khá quen thuộc ở nhiều vùng quê và miền núi. Tuy có khá nhiều công dụng, nhưng trong khoai mì có chứa độc tố gây nguy hiểm cho người khi sử dụng nó. Em hãy cho biết:
– Độc tố trong khoai mì là chất gì ?
– Cách loại bỏ độc tố trong khoai mì khi sử dụng chúng?

1.2. Trên một số bao phân bón có ghi ký hiệu NPK 20-20-15. Em hãy cho biết ý nghĩa của N,P,K và các con số trên.

1.3. Chỉ dùng thêm HCl (loãng) làm thuốc thử, phân biệt được mấy dung dịch trong các dung dịch không màu đựng trong các lọ mất nhãn sau: AgNO3 , NaAlO2 , Na2CO3 , Fe(NO3)2 , KNO3 . Viết phương trình phản ứng minh họa.

Câu 2: (4 điểm)

2.1. Chất hữu cơ (X) có công thức C7H18O2N2 thỏa mãn các phương trình hóa học sau theo đúng tỷ lệ mol:
C7H18O2N2 (X) + NaOH → X1 + X2 + H2O
X1 + 2HCl → X3 + NaCl
X4 + HCl → X3
X4 → (HN[CH2]5CO)n + n H2O
Xác định (X), (X1), (X2),(X3), (X4) và viết các phương trình trên.

2.2. Hai chất hữu cơ X, Y đều đơn chức, mạch hở, tham gia phản ứng tráng Ag. X, Y có cùng số nguyên tử C, MX < MY. Đốt cháy hoàn toàn mỗi chất trong oxi dư chỉ thu được CO2 và H2O và số mol H2O bằng số mol CO2. Cho 0,15 mol E gồm 2 chất X,Y phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 42,12 gam Ag. Tính khối lượng của Y trong 0,3 mol E.

Bạn đã xem chưa:  [2022 - 2023] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Tỉnh Quảng Nam (Đợt 2)

Câu 3: (6 điểm)

3.1. Hòa tan m gam hỗn hợp gồm CuCl2 và FeCl3 vào nước, thu được dung dịch A. Chia dung dịch A thành 2 phần bằng nhau :
– Cho lượng dư khí hidro sunfua vào phần 1, thu được 2,08 gam kết tủa.
– Cho lượng dư dung dịch Natri sunfua vào phần 2, thu được 2,96 gam kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính m.

3.2. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm bột Al và FexOy trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp Y. Nghiền nhỏ, trộn đều hỗn hợp Y rồi chia thành hai phần:
– Phần 1 có khối lượng 14,49 gam được hòa tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, dư, đun nóng thu được dung dịch Z và 0,165 mol NO (sản phẩm khử duy nhất).
– Phần 2 đem tác dụng với dung dịch NaOH dư đun nóng thu được 0,015 mol khí H2 và còn lại 2,52 gam chất rắn. Xác định công thức của oxit sắt và tính giá trị của m.

3.3. Cho kim loại M hóa trị (II) vào dung dịch CuSO4 lọc tách được 7,22 gam chất rắn A.
– Cho 1,93 gam A vào dung dịch HCl dư, thu được 0,01 mol khí H2.
– Cho 5,79 gam A vào dung dịch AgNO3 dư thu được 19,44 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định M.

Bạn đã xem chưa:  [2020 - 2021] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Tỉnh Đồng Tháp

Câu 4: (6 điểm)

4.1. Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no, mạch hở A, B (chứa C, H, O). Trong phân tử đều có hai nhóm chức trong các nhóm –OH, –CHO, –COOH. Lấy m gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch AgNO3 1M trong NH3 dư lúc đó tất cả lượng Ag+ đều chuyển hết thành Ag. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 34,6 gam hỗn hợp hai muối amoni. Cho toàn bộ lượng muối này tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 9,856 lít khí duy nhất ở 27,3°C, 1 atm. Xác định công thức cấu tạo của A, B và tính phần trăm khối lượng của các chất A, B trong hỗn hợp X.

4.2. Hợp chất hữu cơ A chứa C, H, O thuộc loại hợp chất no, mạch hở và chứa hai loại nhóm chức. Khi thủy phân A trong môi trường axit vô cơ loãng, thu được ba chất hữu cơ X, Y, Z. Biết X, Y đều thuộc loại hợp chất đơn chức, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử và đều tác dụng với Na giải phóng H2. Khi đốt cháy hoàn toàn X thu được khí CO2 và hơi nước có thể tích bằng nhau. M t khác, đốt cháy hoàn toàn một lượng Y thì thu được 1,12 lít CO2 và 1,35 gam H2O. Khi cho 1,56 gam Z tác dụng hết với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thì thu được 3,24 gam Ag và chất hữu cơ T (MT – MZ = 50). Các thể tích khí và hơi đo ở điều kiện tiêu chuẩn.

Bạn đã xem chưa:  [2002 - 2003] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Hà Nội

a. Xác định CTCT của X, Y, Z; từ đó suy ra cấu tạo của A.

b. Viết tất cả phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!