[2022 – 2023] Thi học sinh giỏi lớp 12 – Tỉnh Ninh Bình

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Thời gian làm bài: 50 phút

⇒ Đề thi, đáp án và giải chi tiết:

1A 2C 3B 4D 5D 6C 7A 8B 9A 10C
11D 12B 13A 14D 15C 16A 17B 18A 19B 20B
21A 22D 23B 24D 25C 26A 27C 28C 29A 30C
31D 32C 33A 34A 35D 36D 37D 38C 39C 40B

Câu 1: Kim loại không tan được trong dung dịch HCl?

A. Cu       B. Na       C. Fe        D. Mg

Câu 2: Xà phòng hóa este nào sau đây thu được ancol bậc 2?

A. Metyl fomat        B. Etyl axetat        C. isopropyl axetat       D. Phenyl axetat

Câu 3: Thủy phân triolein trong môi trường axit thu được

A. C17H35COOH       B. C17H33COOH        C. C17H31COOH       D. C17H33COONa

Câu 4: Amin nào sau đây tạo được kết tủa với nước brom?

A. Benzyl amin        B. Metyl amin        C. Etyl amin       D. Anilin

Câu 5: Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc?

A. Tinh bột       B. Etyl axetat        C. Saccarozơ       D. Glucozơ

Câu 6: Alanin không tác dụng với chất nào sau đây?

A. NaOH       B. HCl        C. NaCl       D. C2H5OH

Câu 7: Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp?

A. Poli(vinyl clorua).       B. Protein       C. Nilon-6,6        D. Polisaccarit

Câu 8: Hòa tan 4,8 gam kim loại kiềm thổ M trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 4,48 lít khí ở đktc. Kim loại M là

A. Ca       B. Mg        C. Na       D. Be

Câu 9: Dung dịch NaOH không tác dụng với

A. CaCl2        B. NaHCO3        C. HCl       D. FeCl3

Câu 10: Oxit nào sau đây không bị khử bởi CO?

A. FeO       B. CuO        C. Al2O3       D. PbO

(Xem giải) Câu 11: Phân biệt FeO và Fe2O3 chọn dung dịch

A. AgNO3       B. CuSO4        C. NaOH       D. HNO3 loãng

(Xem giải) Câu 12: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nhiệt phân muối AgNO3.
(b) Nung Ag2S ngoài không khí.
(c) Cho lá kẽm vào dung dịch FeCl3 (dư).
(d) Cho Ba vào dung dịch CuSO4 (dư).
Số thí nghiệm thu được kim loại sau khi các phản ứng kết thúc là

A. 1       B. 2        C. 4       D. 3

(Xem giải) Câu 13: Số oxi hóa của Cr cao nhất trong hợp chất nào?

A. K2Cr2O7       B. Cr2O3        C. CrO       D. CrCl3

(Xem giải) Câu 14: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho kim loại K vào dung dịch FeCl3.
(b) Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch (NH4)2CO3.
(c) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(d) Cho kim loại Mg vào dung dịch H2SO4 loãng.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm vừa thu được kết tủa vừa thu được chất khí là

A. 3       B. 4       C. 1        D. 2

(Xem giải) Câu 15: Kết thúc thí nghiệm nào sau đây thu được kết tủa?

A. Cho lá Al vào dung dịch NaOH.

B. Cho NaOH dư vào dung dịch AlCl3.

C. Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3.

D. Cho HCl dư vào dung dịch NaAlO2.

(Xem giải) Câu 16: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Cho thanh kim loại Zn vào dung dịch CuSO4 sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học.

B. Kim loại K không tan được trong H2O.

C. Nước có tính cứng vĩnh cửu tạo được kết tủa với dung dịch HCl.

D. Điện phân dung dịch AlCl3 thu được Al.

(Xem giải) Câu 17: Cho 200 ml dung dịch FeCl3 1M hòa tan tối đa a gam Cu. Giá trị của a là?

Bạn đã xem chưa:  [2022 - 2023] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Hà Nam

A. 3,2 gam       B. 6,4 gam       C. 1,6 gam       D. 9,6 gam

(Xem giải) Câu 18: Cho các este sau: C6H5COOCH3, HCOOCH=CH-CH3, CH3COOCH=CH2, HCOOC2H5, HCOOCH=CH2, CH3COOCH2C6H5, C2H5COOCH2CH2CH3 (-C6H5 là gốc phenyl). Số este khi thủy phân trong môi trường kiềm thu được ancol là

A. 4       B. 3        C. 2       D. 5

(Xem giải) Câu 19: Cho các phát biểu sau:
(a) Benzyl axetat có mùi thơm của hoa nhài.
(b) Glucozơ là chất dinh dưỡng và được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ em và người ốm.
(c) Đun nóng mỡ lợn với dung dịch NaOH đặc, thu được xà phòng.
(d) Xenlulozơ là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo như tơ visco, tơ nilon-6.
(e) Ở điều kiện thường, alanin là chất lỏng.
Số phát biểu đúng là

A. 1       B. 3       C. 4       D. 2

(Xem giải) Câu 20: Cho các chất sau: metan, etilen, axetilen, etanol, anđehit axetic, axit axetic, etyl axetat, glucozơ. Số chất khi đốt cháy thu được số mol CO2 bằng số mol H2O là

A. 4        B. 5        C. 6        D. 7

(Xem giải) Câu 21: Chất nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất?

A. CH3COOH       B. C2H5OH       C. C2H5Cl       D. CH3CHO

(Xem giải) Câu 22: Hòa tan hết 37,86 gam hỗn hợp gồm Ba, BaO, Al và Al2O3 vào lượng nước dư, thu được dung dịch X và 0,12 mol khí H2. Cho dung dịch HCl dư vào X, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:

Giá trị của a là

A. 0,16.       B. 0,12.       C. 0,18.       D. 0,15.

(Xem giải) Câu 23: Cho các phát biểu sau:
(a) Xà phòng hóa chất béo luôn thu được glixerol.
(b) Glucozơ, saccarozơ đều có phản ứng tráng bạc.
(c) Nhỏ vài giọt dung dịch I2 vào lát cắt củ khoai lang xuất hiện màu xanh tím.
(d) Nhỏ dung dịch Gly-Ala vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2 xuất hiện hợp chất màu tím.
(e) Cho quỳ tím vào dung dịch anilin, màu quỳ tím chuyển thành xanh.
(g) Quần áo làm từ tơ tằm không nên giặt trong nước nóng và xà phòng có tính kiềm.
Số phát biểu đúng là

A. 1       B. 3       C. 2       D. 4

(Xem giải) Câu 24: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch chứa 2 mol KHSO4 vào dung dịch chứa 2 mol NaHCO3.
(b) Cho 3 mol CO2 vào dung dịch chứa 4 mol NaOH và 1 mol K2CO3
(c) Cho Na2CO3 vào dung dịch Ca(HCO3)2 (tỉ lệ mol 1 : 1)
(d) Cho bột Cu dư vào dung dịch FeCl3.
(e) Cho hỗn hợp BaO và Al2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước dư.
(g) Cho hỗn hợp Fe3O4 và Cu (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch HCl dư
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là

A. 4.       B. 5.       C. 2.       D. 3.

(Xem giải) Câu 25: Trong công nghiệp, saccarozơ là nguyên liệu để thủy phân thành glucozơ và fructozơ dùng trong kỹ thuật tráng gương, ruột phích. Để thu được 54 gam glucozơ cần thủy phân a gam saccarozơ với hiệu suất phản ứng là 75%. Giá trị a là

A. 273,6       B. 76,95        C. 136,8        D. 102,6

(Xem giải) Câu 26: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch chứa AgNO3 dư.
(b) Cho Fe dư vào dung dịch HNO3 loãng.
(c) Cho Fe vào dung dịch HCl đặc, dư.
(d) Nhiệt phân Fe(NO3)2 trong bình kín (không có không khí).
(e) Đốt quặng FeS2 trong không khí.
(g) Cho Fe vào dung dịch Cu(NO3)2 dư.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được sản phẩm chứa hợp chất Fe(III) là:

A. 3.       B. 2.       C. 4.       D. 5.

Bạn đã xem chưa:  [2017 - 2018] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Tỉnh Phú Thọ

(Xem giải) Câu 27: Một loại phân bón NPK có độ dinh dưỡng được ghi trên bao bì: N-P-K ⇔ 16-16-8. Chọn phát biểu sai.

A. Trong 100 kg phân NPK trên có 6,6383 kg kali.

B. Loại phân bón trên là phân hỗn hợp.

C. Trong 100 kg phân NPK trên có 16 kg nitơ, 16 kg photpho và 8 kg kali

D. Trong 100 kg phân NPK trên có 6,9859 kg photpho.

Câu 28: Tiến hành thí nghiệm với bốn dung dịch muối X, Y, Z và T chứa trong các lọ riêng biệt, kết quả được ghi nhận ở bảng sau:

X Y Z T
NaOH từ từ tới dư Có ↓ da cam → vàng Có ↓ Có ↓, sau tan
Dung dịch H2SO4 Có ↑ thoát ra

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

A. CuSO4, K2Cr2O7, Fe(NO3)3, ZnCl2.       B. FeSO4, K2CrO4, Fe(NO3)2, ZnCl2.

C. CuSO4, K2Cr2O7, Fe(NO3)2, ZnCl2       D. CuSO4, K2CrO4, Fe(NO3)2, AlCl3.

(Xem giải) Câu 29: Đun nóng a mol hỗn hợp X gồm C2H2 và H2 với chất xúc tác thích hợp thu được hỗn hợp Y. Cho toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch AgNO3/NH3 dư được 12 gam kết tủa . Khí ra khỏi dung dịch cho phản ứng với dung dịch Br2 dư thấy có 16 gam Br2 phản ứng và còn lại khí Z ra khỏi dung dịch. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được 0,1 mol CO2 và 0,25 mol H2O. Vậy giá trị của a là

A. 0,5.       B. 0,6.        C. 0,4.        D. 0,3.

(Xem giải) Câu 30: Cho các phát biểu sau:
(a) NaHCO3 là chất lưỡng tính.
(b) Nước có tính cứng vĩnh cửu có thể làm mềm bằng cách đun nóng.
(c) Cho NaHSO4 tới dư vào dung dịch Ba(AlO2)2, kết thúc phản ứng thu được kết tủa gồm hai chất.
(d) Cho Cu vào dung dịch FeCl3, xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học.
(e) CrO3 là oxit axit.
Số phát biểu sai là

A. 1       B. 2       C. 3       D. 4

(Xem giải) Câu 31: Cho 16,25 gam Zn vào 200 ml dung dịch FeSO4 1M, sau phản ứng kim loại X. Hòa tan m gam X bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra V lít H2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là

A. 4,48       B. 7,84       C. 6,72       D. 5,6

(Xem giải) Câu 32: Hỗn hợp X gồm glyxin, valin, lysin và axit glutamic (trong X tỉ lệ khối lượng của nitơ và oxi là 7 : 15). Cho 7,42 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được dung dịch Y. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,08 mol NaOH và 0,075 mol KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị m là

A. 15,46.       B. 15,25.        C. 14,95.        D. 14,76.

(Xem giải) Câu 33: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch chứa a mol NaOH vào dung dịch chứa a mol KHCO3.
(b) Sục khí Cl2 dư vào dung dịch FeSO4.
(c) Cho dung dịch K2Cr2O7 vào dung dịch hỗn hợp FeSO4 và H2SO4.
(d) Cho hỗn hợp gồm a mol Cu và 2a mol Fe2O3 vào dung dịch HCl dư.
(e) Cho hỗn hợp Fe(NO3)2 và AgNO3 (tỉ lệ mol 1: 1) vào nước .
(g) Cho a mol Fe vào dung dịch HNO3, thu được 0,8a mol NO (sản phẩm khử duy nhất).
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được hai muối là

A. 3.       B. 4.        C. 2.       D. 5.

(Xem giải) Câu 34: Tiến hành thí nghiệm sau:
Bước 1: Rót vào ống nghiệm 1 và 2, mỗi ống khoảng 3 ml dung dịch H2SO4 loãng cùng nồng độ và cho vào mỗi ống một mẩu kẽm như nhau. Quan sát bọt khí thoát ra.
Bước 2: Nhỏ thêm 2 – 3 giọt dung dịch CuSO4 vào ống 2. So sánh tốc độ bọt khí thoát ra ở 2 ống.
Cho các phát biểu sau:
(a) Bọt khí thoát ra ở ống 2 nhanh hơn so với ống 1.
(b) Ống 1 chỉ xảy ra ăn mòn hoá học còn ống 2 chỉ xảy ra ăn mòn điện hoá.
(c) Bọt khí thoát ra ở 2 ống tốc độ là như nhau.
(d) Ở cả hai ống nghiệm, Zn đều bị oxi hoá thành Zn2+.
(e) Ở bước 1, nếu thay kim loại kẽm bằng kim loại sắt thì hiện tượng vẫn xảy ra tương tự.
(g) Ở bước 2, nếu thay dung dịch CuSO4 bằng dung dịch MgSO4 thì hiện tượng vẫn xảy ra tương tự.
Số phát biểu đúng là

Bạn đã xem chưa:  [2018 - 2019] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Tỉnh Bắc Ninh

A. 3.       B. 2.       C. 4.       D. 5.

(Xem giải) Câu 35: Cho dãy biến đổi sau:

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

A. CrCl2, CrCl3, Cr(OH)3, Na2CrO4        B. CrCl2, CrCl3, Cr(OH)3, Na2CrO7

C. CrCl2, CrCl3, NaCrO2, Na2Cr2O7         D. CrCl2, CrCl3, NaCrO2, Na2CrO4

(Xem giải) Câu 36: Trong quá trình bảo quản, một mẫu muối FeSO4.7H2O (có khối lượng m gam) bị oxi hóa bởi oxi không khí tạo thành hỗn hợp X chứa các hợp chất của Fe(II) và Fe(III). Hòa tan toàn bộ X trong dung dịch loãng chứa 0,02 mol H2SO4, thu được 100 ml dung dịch Y. Tiến hành hai thí nghiệm với Y:
Thí nghiệm 1: Cho lượng dư dung dịch BaCl2 vào 25ml dung dịch Y, thu được 2,33 gam kết tủa.
Thí nghiệm 2: Thêm dung dịch H2SO4 (loãng, dư) vào 25ml dung dịch Y, thu được dung dịch Z.
Nhỏ từ từ dung dịch KMnO4 0,04M vào Z đến khi phản ứng vừa đủ thì hết 22ml.
Giá trị của m và phần trăm số mol Fe(II) đã bị oxi hóa trong không khí lần lượt là

A. 5,56 và 6%.       B. 11,12 và 56%.       C. 11,12 và 44       D. 5,56 và 12%.

(Xem giải) Câu 37: Hỗn hợp X gồm 3 este mạch hở, trong đó có 1 este đơn chức và 2 este hai chức là đồng phân của nhau. Đốt cháy hết 11,88 gam X cần 14,784 lít khí O2 (đktc), thu được 25,08 gam CO2. Đun nóng 11,88 gam X với 310 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn Y và phần hơi chỉ chứa 1 ancol đơn chức Z. Cho hết lượng Z tác dụng với Na dư thì khối lượng bình chứa Na tăng 5,85 gam. Trộn m gam Y với CaO rồi nung nóng (không có mặt oxi), thu được 2,016 lít khí (đktc) là một hidrocacbon duy nhất. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của este đơn chức trong hỗn hợp X là

A. 5,1 gam       B. 4,3 gam       C. 4,4 gam       D. 5,0 gam

(Xem giải) Câu 38: Cho m gam Mg vào 500 ml dung dịch gồm H2SO4 0,4M và Cu(NO3)2. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm N2 và H2, dung dịch Y và còn lại 2,2 gam hỗn hợp kim loại. Tỉ khối hơi của X so với H2 là 6,2. Giá trị của m là

A. 5,96       B. 5,08       C. 5,28       D. 4,96

(Xem giải) Câu 39: Dung dịch X chứa hỗn hợp muối KCl a mol và CuSO4 b mol (trong đó a < 2b). Tiến hành điện dung dịch với điện cực trơ trong thời gian t giây. Giả thiết thể tích không đổi trong quá trình điện phân. Giá trị pH của dung dịch biến đổi theo đồ thị nào sau đây?

A. Hình 2       B. Hình 1.        C. Hình 3.       D. Hình 4

(Xem giải) Câu 40: Cho phản ứng sau:
(a) Q + 4NaOH → X + Y + Z + T + H2O
(b) X + dung dịch AgNO3/NH3 → (NH4)2CO3 + …
(c) 2Y + H2SO4 loãng → 2Y1 + Na2SO4.
(d) Z + H2SO4 loãng → Z1 + Na2SO4
(e) 2CH2=CH2 + O2 → 2T (Xúc tác PdCl2, CuCl2).
(g) 2Z1 + O2 → 4CO2 + 2H2O
Biết MQ < 260, tổng số nguyên tử C và O có trong một phân tử Q là

A. 20.       B. 18.       C. 16.         D. 22.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!