[2019] Thi thử THPT Quốc gia chuyên Hạ Long – Quảng Ninh (Lần 1)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

1C 2A 3D 4B 5B 6A 7D 8C 9A 10A
11C 12D 13A 14B 15A 16C 17C 18C 19A 20D
21B 22C 23B 24D 25C 26A 27A 28C 29A 30C
31A 32B 33A 34B 35C 36B 37A 38D 39D 40C

Câu 1. Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo)?

A. Tơ nilon-6-6.       B. Tơ tằm.       C. Tơ visco.         D. Bông.

Câu 2. Chất nào sau đây là muối axit?

A. NaHS.       B. NaNO3.       C. CaCO3.       D. KCl.

Câu 3. Cho các kim loại sau: Na, Cu, Al, Cr. Kim loại mềm nhất trong dãy là

A. Al.       B. Cr.       C. Cu.       D. Na.

Câu 4. Tinh bột và xenlulozơ là

A. monosaccarit.       B. polisaccarit.       C. đồng phân.       D. đisaccarit.

Câu 5. Metyl acrylat có công thức cấu tạo thu gọn là

A. CH3COOCH3.       B. CH2=CHCOOCH3.       C. CH3COOC2H5.       D. C2H5COOCH3.

Câu 6. Cho 4,5 gam etylamin tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là

A. 8,15 gam.       B. 8,10 gam.       C. 7,65 gam.       D. 0,85 gam.

Câu 7. Phản ứng nào sau đây là phản ứng điều chế kim loại theo phương pháp nhiệt luyện?

A. 2Al2O3 → 4Al + 3O2.       B. CuCl2 → Cu + Cl2.

C. Mg + FeSO4 → MgSO4 + Fe.       D. CO + CuO → Cu + CO2.

Câu 8. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là

A. tính oxi hóa.       B. tính bazơ.       C. tính khử.       D. tính axit.

Câu 9. Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch NaOH là

A. Metyl axetat, alanin, axit axetic.       B. Metyl axetat, glucozơ, etanol.

C. Glixerol, glyxin, anilin.       D. Etanol, fructozơ, metylamin.

Câu 10. Propyl fomat được điều chế từ

A. axit fomic và ancol propylic.       B. axit fomic và ancol metylic.

C. axit propionic và ancol metylic.       D. axit axetic và ancol propylic.

Câu 11. Dãy gồm các chất được xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải là

A. C3H8, C3H7OH, HCOOCH3, CH3COOH.       B. C3H7OH, C3H8, CH3COOH, HCOOCH3.

C. C3H8, HCOOCH3, C3H7OH, CH3COOH.       D. C3H8, CH3COOH, C3H7OH, HCOOCH3.

Câu 12. Cho sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng): Tinh bột → X → Y → Z → metyl axetat. Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là

A. C2H4, CH3COOH.       B. CH3COOH, C2H5OH.

C. CH3COOH, CH3OH.       D. C2H5OH, CH3COOH.

Câu 13. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl.

B. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước.

C. Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm.

D. Tất cả các amin đều làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh.

(Xem giải) Câu 14. Hòa tan hoàn toàn 14,40 gam kim loại M (hóa trị II) trong dung dịch H2SO4 loãng (dư) thu được 13,44 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là

A. Be.       B. Mg.       C. Ca.       D. Ba.

Câu 16. Để phân tích định tính các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ, người ta thực hiện một thí nghiệm được mô tả như hình vẽ:

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Trong thí nghiệm trên có thể thay dung dịch Ca(OH)2 bằng dung dịch Ba(OH)2.

Bạn đã xem chưa:  [2019] Thi thử THPT Quốc gia của Sở GDĐT Vĩnh Phúc (Mã đề 402)

B. Thí nghiệm trên dùng để xác định nitơ có trong hợp chất hữu cơ.

C. Thí nghiệm trên dùng để xác định clo có trong hợp chất hữu cơ.

D. Bông trộn CuSO4 khan có tác dụng chính là ngăn hơi hợp chất hữu cơ thoát ra khỏi ống nghiệm.

(Xem giải) Câu 17. Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là

A. 300 gam.       B. 250 gam.       C. 270 gam.       D. 360 gam.

(Xem giải) Câu 18. X là một loại phân bón hóa học. Hòa tan X vào nước thu được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch NaOH vào Y rồi đun nóng có khí thoát ra và thu được dung dịch Z. Cho dung dịch AgNO3 vào Z có kết tủa màu vàng. Công thức của X là

A. (NH4)2SO4.       B. Ca(H2PO4)2.       C. (NH4)2HPO4.       D. NH4Cl.

(Xem giải) Câu 19. Cho 500 ml dung dịch glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 10,8 gam Ag. Nồng độ của dung dịch glucozơ đã dùng là

A. 0,10M.       B. 0,01M.       C. 0,02M.       D. 0,20M.

(Xem giải) Câu 20. Cho các chất: C2H4(OH)2, CH2OH-CH2-CH2OH, CH3CH2CH2OH, C3H5(OH)3, (COOH)2, CH3COCH3, CH2(OH)CHO. Số chất đều phản ứng được với Na và Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là

A. 4.       B. 5.       C. 2.       D. 3.

(Xem giải) Câu 21. Cho các chất hữu cơ đơn chức, mạch hở có công thức phân tử C3H6O2 lần lượt phản ứng với Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là

A. 3.       B. 5.       C. 6.       D. 4.

(Xem giải) Câu 22. Nhỏ rất từ từ dung dịch HCl vào dung dịch a mol KOH, b mol NaOH và c mol K2CO3, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:

Tổng (a + b) có giá trị là

A. 0,4.       B. 0,1.       C. 0,2.       D. 0,3.

(Xem giải) Câu 23. Cho hỗn hợp gồm Al và Zn vào dung dịch AgNO3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X chỉ chứa một muối và phần không tan Y gồm hai kim loại. Hai kim loại trong Y và muối trong X là

A. Zn, Ag và Zn(NO3)2.       B. Zn, Ag và Al(NO3)3.

C. Al, Ag và Al(NO3)3.       D. Al, Ag và Zn(NO3)2.

(Xem giải) Câu 24. Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
(a) X + 2NaOH → X1 + 2X2
(b) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4
(c) nX3 + nX4 → poli(etylen terephtalat) + 2nH2O
(d) X2 + CO → X5
(e) X4 + 2X5 → X6 + 2H2O
Cho biết, X là este có công thức phân tử C10H10O4; X1, X2, X3, X4, X5, X6 là các hợp chất hữu cơ khác nhau. Phân tử khối của X6 và X2 lần lượt là

A. 164 và 46.       B. 146 và 46.       C. 164 và 32.       D. 146 và 32.

(Xem giải) Câu 25. Hỗn hợp X gồm 2 este thơm là đồng phân của nhau có công thức C8H8O2. Lấy 34 gam X thì tác dụng được tối đa với 0,3 mol NaOH. Số cặp chất có thể thỏa mãn X là

A. 2.       B. 4.       C. 6.       D. 8.

(Xem giải) Câu 26. Cho các phát biểu sau:
(1) Ở nhiệt độ thường, Cu(OH)2 tan được trong etylenglicol.
(2) Ở nhiệt độ thường, CH3CHO phản ứng được với dung dịch brom trong CCl4.
(3) Đốt cháy hoàn toàn andehit axetic thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
(4) Ancol etylic phản ứng được với dung dịch axit fomic.
(5) Có thể phân biệt được stiren và anilin bằng nước brom.
(6) Ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C6H5- trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với dung dịch brom.
Số phát biểu đúng là

Bạn đã xem chưa:  [2023] Thi thử TN trường Hai Bà Trưng - Thừa Thiên Huế (Lần 1)

A. 5.       B. 6.       C. 4.       D. 3.

Câu 27. Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z với các thuốc thử được ghi ở bảng sau: Các chất X, Y, Z lần lượt là

Chất Thuốc thử Hiện tượng
X Dung dịch I2 Có màu xanh tím
Y Dung dch AgNO3 trong NH3 Tạo kết tủa Ag
Z Nước brom Tạo kết tủa trắng

A. Tinh bột, etyl fomat, anilin.       B. Etyl fomat, tinh bột, anilin.

C. Anilin, etyl fomat, tinh bột.       D. Tinh bột, anilin, etyl fomat.

(Xem giải) Câu 28. Cho m gam P2O5 vào dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và 0,05 mol KOH, thu được dung dịch X. Làm khô dung dịch X, thu được 8,56 gam hỗn hợp chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 4,46.       B. 1,76.       C. 2,84.       D. 2,13.

(Xem giải) Câu 29. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm K và Na vào nước, thu được dung dịch X và V lít khí H2 (ở đktc). Trung hòa X cần 200 ml dung dịch H2SO4 0,1M. Giá trị của V là

A. 0,448.       B. 0,896.       C. 0,112.       D. 0,224.

(Xem giải) Câu 30. Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 3,26 mol O2, thu được 2,28 mol CO2 và 39,6 gam H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn a gam X trong dung dịch NaOH, đun nóng, thu được dung dịch chứa b gam muối. Giá trị của b là

A. 35,60.       B. 31,92.       C. 36,72.       D. 40,40.

(Xem giải) Câu 31. X là một este no đơn chức, có tỉ khối hơi đối với CO2 là 2. Nếu đem đun 4,4 gam este X với dung dịch NaOH (dư), thu được 4,1 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. CH3COOC2H5.       B. HCOOCH2CH2CH3.       C. C2H5COOCH3.       D. HCOOCH(CH3)2.

(Xem giải) Câu 32. Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic (trong đó nguyên tố oxi chiếm 41,2% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 20,532 gam muối. Giá trị của m là

A. 12,0.       B. 16,0.       C. 13,1.       D. 13,8.

(Xem giải) Câu 33. Có m gam hỗn hợp X gồm một axit no, đơn chức A và một este tạo bởi một axit no, đơn chức B là đồng đẳng kế tiếp của A (MB > MA) và một ancol no, đơn chức. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaHCO3 thu được 14,4 gam muối. Nếu cho a gam hỗn hợp X tác dụng vừa đủ NaOH rồi đun nóng thì thu được 3,09 gam hỗn hợp muối của hai axit hữu cơ A, B và một rượu, biết tỉ khối hơi của ancol này có tỉ khối hơi so với hidro nhỏ hơn 25 và không điều chế trực tiếp được từ chất vô cơ. Đốt cháy 2 muối trên bằng một lượng oxi thì thu được muối Na2CO3, hơi nước và 2,016 lít CO2 (ở đktc). Coi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 28,5.       B. 20,6.       C. 35,6.       D. 24,15.

(Xem giải) Câu 34. Hòa tan hết 40,1 gam hỗn hợp Na, Ba và oxit của chúng vào nước dư thu được dung dịch X có chứa 11,2 gam NaOH và 3,136 lít khí H2 (ở đktc). Sục 0,46 mol CO2 vào dung dịch X, kết thúc phản ứng, lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch Y. Cho từ từ 200ml dung dịch Z chứa HCl 0,4M và H2SO4 aM vào dung dịch Y thấy thoát ra x mol khí CO2. Nếu cho từ từ dung dịch Y vào 200 ml Z thì thấy thoát ra 1,2x mol khí CO2. Giá trị của a là

Bạn đã xem chưa:  [2019] Thi thử THPT Quốc gia trường Quỳnh Thọ - Thái Bình (Lần 2)

A. 0,2.       B. 0,15.       C. 0,3.       D. 0,25.

(Xem giải) Câu 35. Nhỏ từ từ từng giọt cho đến hết 300 ml dung dịch NaHCO3 0,1M; K2CO3 0,2M vào 100 ml dung dịch HCl 0,2M; NaHSO4 0,6M và khuấy đều thu được V lít CO2 thoát ra (ở đktc) và dung dịch X. Thêm vào dung dịch X 100 ml dung dịch KOH 0,6M; BaCl2 1,5M thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V và m lần lượt là

A. 1,0752 và 20,678.       B. 0,448 và 11,82.       C. 1,0752 và 22,254.      D. 0,448 và 25,8.

(Xem giải) Câu 36. Một hỗn hợp X gồm anđehit acrylic và một anđehit no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 11,52 gam hỗn hợp X cần vừa hết 12,992 lít khí oxi (ở đktc) thu được 22,88 gam CO2. Cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư trong amoniac thu được m gam bạc. Giá trị của m là

A. 60,48.       B. 95,04.       C. 69,12.       D. 80,64.

(Xem giải) Câu 37. Đốt cháy hoàn toàn a mol một peptit X (được tạo ra từ aminoaxit no, mạch hở trong phân tử có 1 -NH2 và 1 -COOH) thu được b mol CO2 và c mol H2O và d mol N2. Biết b – c = a. Thủy phân hoàn toàn 0,2 mol X bằng dung dịch NaOH (lấy gấp đôi so với lượng cần thiết phản ứng) rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được chất rắn có khối lượng tăng m gam so với peptit ban đầu. Giá trị của m là

A. 60,4.       B. 28,4.       C. 30,2.       D. 76,4.

(Xem giải) Câu 38. Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C3H10O4N2. X phản ứng với NaOH vừa đủ, đun nóng cho sản phẩm gồm hai chất khí đều làm xanh quỳ tím ẩm có tổng thể tích là 2,24 lít (ở đktc) và một dung dịch chứa m gam muối của một axit hữu cơ. Giá trị của m là

A. 13,8.       B. 6,9.       C. 13,4.       D. 6,7.

(Xem giải) Câu 39. Cho 30,24 gam hỗn hợp chất rắn X gồm Mg, MgCO3 và Mg(NO3)2 (trong đó oxi chiếm 28,57% về khối lượng hỗn hợp) vào dung dịch chứa 0,12 mol HNO3 và 1,64 mol NaHSO4, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa có khối lượng 215,08 gam và hỗn hợp khí Z gồm N2O, N2, CO2 và H2 (trong đó số mol của N2O bằng số mol của CO2). Tỉ khối hơi của Z so với He bằng a. Giá trị gần nhất của a là

A. 6,5.       B. 8,0.       C. 7,5.       D. 7,0.

(Xem giải) Câu 40. Một bình kín chỉ chứa các chất sau: axetilen (0,5 mol), vinylaxetylen (0,4 mol), hidro (0,65 mol) và một ít bột niken. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 19,5. Khi X phản ứng vừa đủ với 0,7 mol AgNO3 trong dung dịch NH3, thu được m gam kết tủa và 10,08 lít hỗn hợp khí Y (ở đktc). Khí Y phản ứng tối đa với 0,55 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là

A. 76,1.       B. 75,9.       C. 92,0.       D. 91,8.

1
Bình luận

200
Mới nhất Cũ nhất Thích nhiều nhất
hoaonline

Cau 16 Dap an A moi dung chu, Cau 25 Ad giai la D ma chon C.

error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!