[2019] Thi thử THPT Quốc gia trường Quảng Xương 1 – Thanh Hóa (Lần 4)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

1C 2C 3D 4A 5C 6B 7B 8C 9A 10D
11B 12D 13B 14C 15A 16A 17C 18B 19D 20D
21B 22A 23D 24B 25C 26C 27D 28B 29C 30D
31A 32C 33B 34B 35B 36A 37C 38D 39B 40A

Câu 1: Trong các loại hạt gạo, ngô, lúa mì,… có chứa nhiều tinh bột, công thức phân tử của tinh bột là:

A. (C6H12O6)n.       B. (C12H22O11)n.       C. (C6H10O5)n.       D. (C12H22O11)n.

Câu 2: Cho các kim loại sau: Li, Na, Al, Ca. Số kim loại kiềm trong dãy là:

A. 1.         B. 3.         C. 2.          D. 4.

Câu 3: Đun nóng 150 gam dung dịch glucôzơ 18% với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là:

A. 16,2.         B. 21,6.         C. 10,8.         D. 32,4

Câu 4: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch Fe(NO3)3?

A. Ag.         B. Fe.         C. Cu.         D. Zn.

Câu 5: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây ở trạng thái khí?

A. Etanol.         B. Glyxin.         C. Metylamin.         D. Anilin.

(Xem giải) Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 9,75 gam Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là:

A. 4,48 lít.         B. 3,36 lít.         C. 2,24 lít.         D. 1,12 lít

(Xem giải) Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 1,45 gam hỗn hợp 3 kim loại Zn, Mg, Fe bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,896 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch ta thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 2,87.         B. 4,29.         C. 3,19.         D. 3,87.

Câu 8: Ở điều kiện thường, kim loại hòa tan được trong dung dịch NaOH là:

A. Cr.         B. Fe.         C. Al.         D. Cu.

Câu 9: Đun nóng axit acrylic với ancol etylic có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác, thu được este có công thức cấu tạo là:

A. CH2=CHCOOC2H5.        B. CH3COOCH=CH2

C. CH2=C(CH3)COOC2H5.         D. C2H5COOCH3.

Câu 10: Kim lọai Cu không tan trong dung dịch nào sau đây ?

A. H2SO4 đặc, nóng.       B. HNO3 đặc, nóng.       C. HNO3 loãng.       D. H2SO4 loãng.

Câu 11: Cho các chất: C6H5NH2 (1), C2H5NH2 (2), NH3 (3). Trật tự giảm dần lực bazơ của các chất trên là:

A. (2), (1), (3).         B. (2),(3),(1).         C. (1),(3),(2).         D. (1),(2),(3).

Câu 12: Thí nghiệm nào sau đây Fe chỉ bị ăn mòn hóa học ?

A. Cho hợp kim Cu-Fe vào dung dịch HCl.         B. Cho đinh Fe vào dung dịch AgNO3.

C. Để mẩu gang lâu ngày trong không khí ẩm.         D. Đốt cháy dây sắt trong không khí khô.

Câu 13: Tên gọi của peptit H2N-CH2-CONH-CH2-CONH-CH(CH3)COOH là:

A. Gly-Ala-Gly.         B. Gly-Gly-Ala.         C. Ala-Gly-Gly.         D. Gly-Ala-Ala.

Câu 14: Dãy kim loại nào đều có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng là:

A. Na, Cu.       B. Ca, Zn.       C. Cu, Ag.       D. Al, Ni.

Câu 15: Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?

A. Na2SO4 + Mg(HCO3)2 → MgSO4 + 2NaHCO3.         B. Ca + 2HCl → CaCl2 + H2.

C. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.         D. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2

Câu 16. Polime nào sau đây là polime tổng hợp?

A. Thủy tinh hữu cơ (plexiglas).      B. Tinh bột.      C. Tơ visco.      D. Tơ tằm.

Bạn đã xem chưa:  Mục lục: Thi THPT 2025

Câu 17. Nhận định nào sau đây là sai?

A. Kim loại Natri, Kali tác dụng với nước ở điều kiện thường, thu được dung dịch kiềm.

B. Sục khí CO2 vào dung dịch Natri aluminat, thấy xuất hiện kết tủa keo trắng.

C. Sắt là kim loại nhẹ, có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, đặc biệt có tính nhiễm từ.

D. Nhôm oxit tác dụng được với dung dịch Natri hiđroxit.

(Xem giải) Câu 18. Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ X thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc); 5,6 lít N2 (đktc) và 3,15 gam H2O. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có muối H2N-CH2-COONa. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:

A. H2N-CH2-COO-C3H7.         B. H2N-CH2-COO-CH3.

C. H2N-CH2-CH2-COOH.         D. H2N-CH2-COO-C2H5.

Câu 19. Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là:

A. Có kết tủa keo trắng và có khí bay lên.         B. Chỉ có kết tủa keo trắng.

C. Không có kết tủa, có khí bay lên.         D. Có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.

Câu 20. Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: glyxin, axit glutamic và lysin, ta dùng hóa chất nào sau đây?

A. NaOH.         B. Br2.         C. HCl.         D. Quỳ tím.

(Xem giải) Câu 21. Cho hỗn hợp X gồm Fe2O3, ZnO và Cu tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y và phần Z không tan. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH loãng, dư thu được kết tủa:

A. Fe(OH)3.         B. Fe(OH)2 và Cu(OH)2.

C. Fe(OH)2, Cu(OH)2 và Zn(OH)2.         D. Fe(OH)3 và Cu(OH)2.

(Xem giải) Câu 22. Cho dãy các chất: triolein; saccarozơ; nilon- 6,6; poli (etylen terephtalat); xenlulozơ và glyxylglyxin. Số chất trong dãy trên có thể tham gia phản ứng ở môi trường kiềm là:

A. 4.         B. 6.         C. 5.         D. 3.

Câu 23. Ion kim loại X khi vào cơ thể vượt quá mức cho phép sẽ gây nguy hiểm với sự phát triển về trí tuệ và thể chất con người. Ở các làng nghề tái chế acquy cũ, nhiều người bị ung thư, trẻ em chậm phát triển trí tuệ, còi cọc vì nhiễm độc ion kim loại này. Kim loại X ở đây là:

A. Đồng.         B. Magie.         C. Sắt.         D. Chì.

(Xem giải) Câu 24. Cho các chất sau: phenol, toluen, ancol benzylic, stiren. Số chất phản ứng được với nước brom ở nhiệt độ thường là:

A. 4.         B. 2.         C. 3.         D. 1.

Câu 25. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Photpho đỏ hoạt động hóa học mạnh hơn photpho trắng.

B. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Na3PO4 thất có kết tủa trắng xuất hiện.

C. Tất cả các muối nitrat đều dễ tan trong nước và là chất điện ly mạnh.

D. Nitrophotka là phân hỗn hợp của NH4H2PO4 và KNO3.

Câu 26. Cho hình vẽ mô tả quá trình định tính các nguyên tố C và H trong hợp chất hữu cơ X

Hãy cho biết vai trò của CuSO4 (khan) và sự biến đổi của nó trong thí nghiệm.

A. Định tính nguyên tố H và màu CuSO4 từ màu xanh sang màu trắng.

B. Định tính nguyên tố C và màu CuSO4 từ màu trắng sang màu xanh.

C. Định tính nguyên tố H và màu CuSO4 từ màu trắng sang màu xanh.

D. Định tính nguyên tố C và màu CuSO4 từ màu xanh sang màu trắng.

(Xem giải) Câu 27. Đốt cháy 0,015 mol este X đơn chức bằng lượng oxi vừa đủ, thu được 672 ml khí CO2 (đktc). Mặt khác, đun nóng 9 gam X với dung dịch KOH vừa đủ, thu được lượng muối là:

A. 15,0 gam.       B. 10,2 gam.       C. 14,7 gam.       D. 12,6 gam.

(Xem giải) Câu 28: Hỗn hợp X gồm axetilen, etilen và hiđrocacbon Y cháy hoàn toàn thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 1 : 1. Dẫn X đi qua bình đựng dung dịch nước brom dư thấy khối lượng bình tăng 0,82 gam, khí thoát ra khỏi bình đem đốt cháy hoàn toàn thu được 1,32 gam CO2 và 0,72 gam H2O. Phần trăm thể tích của hiđrocacbon Y trong X có giá trị là

Bạn đã xem chưa:  [2023 - 2024] Khảo sát HSG cụm Hoằng Hóa - Thanh Hóa

A. 75.         B. 25.         C. 50.         D. 33,33.

(Xem giải) Câu 29: Trộn 5,4 gam bột Al và 17,4 gam bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong chân không (Al chỉ khử Fe3O4 về Fe). Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 5,376 lít khí H2 (điều kiện tiêu chuẩn). Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là

A. 60%.         B. 70%.         C. 80%.         D. 90%.

(Xem giải) Câu 30: Cho sơ đồ phản ứng sau:
Este X (C6H10O4) + 2NaOH (nhiệt độ) → X1 + X2 + X3.
X2 + X3 (H2SO4, nhiệt độ) → C3H8O.
Nhận định nào sau đây là sai?

A. Trong X, số nhóm –CH2- bằng số nhóm –CH3.

B. Từ X1 có thể tạo ra CH4 bằng 1 phản ứng.

C. X không có phản ứng với H2 hoặc AgNO3.

D. X có hai đồng phân cấu tạo.

(Xem giải) Câu 31: Cho các phát biểu sau:
(1) Trong hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học, crom thuộc chu kì 4, nhóm VIB.
(2) Các oxit của crom đều là oxit bazơ.
(3) Trong các hợp chất, số oxi hóa cao nhất của crom là +6.
(4) Trong các phản ứng hóa học, hợp chất crom (III) chỉ đóng vai trò là chất oxi hóa.
(5) Khi phản ứng với khí Cl2 thiếu, crom tạo hợp chất crom(III).
Trong các phát biểu trên, những phát biểu nào là đúng

A. (1), (3) và (5).      B. (1), (3) và (4).      C. (2), (4) và (5).      D. (1), (2), (3) và (5).

(Xem giải) Câu 32: Đốt cháy hoàn toàn 4,03 gam triglixerit X bằng một lượng oxi vừa đủ, cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong lấy dư thu được 25,5 gam kết tủa và khối lượng dung dịch thu được giảm 9,87 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Mặt khác, khi thủy phân hoàn toàn 8,06 gam X bằng dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 4,87.         B. 9,74.         C. 8,34.         D. 7,63.

(Xem giải) Câu 33: Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào ống nghiệm chứa dung dịch HCl và Al2(SO4)3. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc khối lượng kết tủa theo số mol Ba(OH)2 được thể hiện như sau:

Nếu cho từ từ đến hết 0,6 mol Ba(OH)2 vào ống nghiệm thì khối lượng kết tủa thu được là

A. 85,5 gam.         B. 77,7 gam.         C. 69,9 gam.         D. 82,9 gam.

(Xem giải) Câu 34: Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ gồm chất Y (C2H7O2N) và chất Z (C4H12O2N2). Đun nóng 9,42 gam X với dung dịch NaOH dư, thu được hỗn hợp T gồm 2 amin là đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối so với He là 9,15. Nếu cho 9,42 gam X tác dụng với dung dịch HCl loãng dư thu được dung dịch có chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 10,31 gam.         B. 11,77 gam.         C. 14,53 gam.         D. 7,31 gam.

(Xem giải) Câu 35: Tiến hành điện phân dung dịch chứa NaCl 0,4M và Cu(NO3)2 0,5M bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi 5A trong thời gian 8492 giây thì dừng điện phân, ở anot thoát ra 3,36 lít khí (điều kiện tiêu chuẩn). Cho m gam bột Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng, thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và (2m – 30,24) gam rắn không tan, Giá trị của m là

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi thử TN trường Tĩnh Gia 4 - Thanh Hóa

A. 29,4.         B. 25,2.         C. 16,8.         D. 19,6.

(Xem giải) Câu 36: Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm glyxin và alanin thu được m1 gam hỗn hợp Y gồm các đipeptit mạch hở. Nếu đun nóng 2m gam X trên thu được m2 gam hỗn hợp Z gồm các tetrapeptit mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn m1 gam Y thu được 0,76 mol nước; nếu đốt cháy hoàn toàn m2 gam Z thì thu được 1,37 mol nước. Giá trị của m là?

A. 24,74.         B. 24,60.         C. 24,46.         D. 24,18.

(Xem giải) Câu 37: Tiến hành thí nghiệm phản ứng màu biure theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 0,5 ml protein 10% (lòng trắng trứng gà hoặc trứng vịt), cho tiếp 1-2 ml nước cất, lắc đều ống nghiệm.
Bước 2: Cho tiếp 1 – 2 ml dung dịch NaOH 30% (đặc) và 1 – 2 giọt dung dịch CuSO4 2% vào rồi lắc ống nghiệm.
Bước 3: Để yên ống nghiệm 2 – 3 phút.
Cho các phát biểu sau:
(1). Sau bước 1 ta thu được dung dịch protein.
(2). Thí nghiệm này có thể tiến hành ở điều kiện thường và không cần đun nóng.
(3) Sau bước 2, dung dịch ban đầu xuất hiện màu tím.
(4) Sau bước 3, màu tím đậm dần rồi biến mất.
(5) Phản ứng màu biure xảy ra thuận lợi trong môi trường kiềm.
(6) Có thể thay lòng trắng trứng gà hoặc vịt bằng dầu ăn.
Số phát biểu đúng là

A. 2.         B. 3.         C. 4.         D. 5.

(Xem giải) Câu 38: Cho các phát biểu sau:
(1) Bột nhôm trôn với bột sắt (III) oxit dùng để hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm.
(2) Thủy phân không hoàn toàn peptit: Gly-Ala-Gly-Ala-Gly thu được hai loại đipeptit là đồng phân của nhau.
(3) Bột ngọt (mì chính) là muối mononatri của axit 2-aminopentan-1,5-đioic.
(4) Dung dịch Na2CO3 có thể làm mất tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu của nước cứng.
(5) Glucozơ, axit glutamic, sobitol, frutozơ và axit ađipic đều là các hợp chất hữu cơ tạp chức.
(6) Dùng bột lưu huỳnh để xử lí nhiệt kế thủy ngân rơi vãi khi nhiệt kế bị vỡ.
Số phát biểu đúng là

A. 6.         B. 3.         C. 4.         D. 5.

(Xem giải) Câu 39: Hỗn hợp H gồm hai este X, Y thuần chức (X đơn chức, mạch hở; Y chứa vòng benzen và có công thức CxHyO4). Đốt cháy hoàn toàn 42,8 gam H trong oxi thì thu được 19,44 gam H2O. Mặt khác, cũng đun nóng lượng H trên trong dung dịch NaOH (vừa đủ), sản phẩm hữu cơ thu được sau phản ứng chỉ gồm 4 muối và 1 ancol duy nhất. Nếu đốt cháy hết lượng sản phẩm hữu cơ, thu được 32,86 gam Na2CO3; 81,4 gam CO2. Biết số liên kết π trung bình của X, Y bằng 4,6. Phần trăm khối lượng muối có phân tử khối lớn nhất trong 4 muối gần nhất với:

A. 37%.         B. 39%.         C. 41%.         D. 45%.

(Xem giải) Câu 40: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa Al, Al2O3, Fe3O4, FeS2 trong dung dịch chứa 0,93 mol HNO3 thu được 4,62 gam hỗn hợp khí NO, N2O và dung dịch Y chứa (m + 46,14) gam chất tan chỉ là muối trung hòa (không có muối Fe2+). Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 0,5M vào Y đến khi không còn phản ứng xảy ra thì dùng vừa hết 985 ml, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 18,12 gam chất rắn T. Dẫn luồng khí CO dư qua T nung nóng, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 15,48 gam chất rắn khan mới. Phần trăm khối lượng của Al2O3 trong X có giá trị gần nhất với

A. 14,0.         B. 16,0.         C. 23,0.         D. 38,0.

2
Bình luận

200
Mới nhất Cũ nhất Thích nhiều nhất
đâsdasd

câu 25 agpo4 kt màu vàng chứ ạ sau lại là màu trắng

error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!