[2019] Thi thử THPT Quốc gia sở GD-ĐT Cần Thơ

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

41A 42C 43D 44C 45D 46C 47B 48A 49C 50A
51B 52B 53D 54B 55D 56A 57B 58D 59A 60D
61D 62A 63D 64C 65A 66C 67C 68D 69C 70A
71A 72D 73B 74B 75B 76B 77D 78B 79A 80B

Câu 41. Công thức của natri cromat là

A. Na2CrO4.          B. NaCrO2.          C. K2CrO4.         D. Na2Cr2O7.

Câu 42. Amino axit nào sau đây có khối lượng phân tử lớn nhất?

A. Glyxin.          B. Alanin.          C. Lysin.          D. Valin.

Câu 43. Trong phòng thí nghiệm, khí Y được điều chế và thu vào ống nghiệm theo hình vẽ bên.

Khí Y được tạo ra từ phản ứng hóa học nào sau đây?

A. CH3COONa + NaOH → CH4 + Na2CO3 (CaO, t°).

B. CH3NH3Cl + NaOH → CH3NH2 + NaCl + H2O (t°)

C. CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2

D. C2H5OH → C2H4 + H2O (H2SO4 đặc, t°)

Câu 44. Chất nào sau đây không bị nhiệt phân?

A. CaCO3.          B. Cu(NO3)2.          C. Na2CO3.          D. NH4HCO3.

Câu 45. Thành phần chính của màng tế bào thực vật là

A. Saccarozơ.          B. Glucozơ.          C. Tinh bột.          D. Xenlulozơ.

Câu 46. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Có thể phân biệt phenol và anilin bằng quỳ tím ẩm.

B. Benzen có khả năng làm mất màu nước brôm.

C. Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói.

D. Tất cả các peptit đều có phản ứng màu birê.

Câu 47. Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng oxi hóa khử?

A. Nhỏ dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.          B. Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng.

C. Nhiệt phân muối NH4NO2.          D. Dẫn khí H2 qua CuO nung nóng.

Câu 48. Thủy phân chất hữu cơ nào sau đây thì thu được axit propionic và ancol etylic?

A. C2H5COOC2H5.          B. CH3COOC3H7.          C. HCOOC2H5.          D. C2H5COOCH3.

Câu 49. Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm giảm nồng độ các ion?

A. Cl-, HCO3-.          B. Na+, K+.          C. Ca2+, Mg2+.          D. HCO3-, SO42-.

Câu 50. Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?

A. Tơ nilon-6,6.          B. Tơ olon.          C. Polietilen.          D. Cao su Buna.

Câu 51. Hai kim loại nào sau đây đều phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng?

A. Mg và Ag.          B. Al và Zn.          C. Cu và Ca.          D. Zn và Cu.

Câu 52. Dung dịch anilin (C6H5NH2) không thể phản ứng được với dung dịch chất nào sau đây?

A. Br2.          B. NaOH.          C. HCl.          D. HCOOH.

(Xem giải) Câu 53. Este X có công thức phân tử C4H8O2. Thủy phân X thu được ancol Y. Cho Y tác dụng với CuO nung nóng thu được chất hữu cơ Z. Biết X và Z đều có phản ứng tráng bạc. Y là

A. CH3OH.          B. (CH3)2CHOH.          C. C2H5OH.          D. CH3CH2CH2OH.

(Xem giải) Câu 54. Cho các chất glixerol, ancol etylic, anđehit axetic, axit axetic, phenol. Số chất phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là

A. 5.          B. 2.          C. 4.          D. 3.

Bạn đã xem chưa:  Thi thử THPT Quốc gia 2018 chuyên Quốc Học (Lần 3)

(Xem giải) Câu 55. Cho m gam hỗn hợp gồm glucozơ và fructozơ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 4,86 gam Ag. Giá trị của m là

A. 8,10.          B. 16,20.          C. 4,50.          D. 4,05.

(Xem giải) Câu 56. Cho các chất: Cr2O3, FeSO4, Cr(OH)3, K2Cr2O7. Số chất phản ứng được với dung dịch NaOH đặc là

A. 4.          B. 1.          C. 2.          D. 3.

(Xem giải) Câu 57. Cho các phát biểu sau:
(a) Trong không khí ẩm, bề mặt của gang bị ăn mòn điện hóa.
(b) Ở điều kiện thường, tất cả các kim loại đều tồn tại ở trạng thái rắn.
(c) Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử.
(d) Bán kính của nguyên tử kim loại luôn lớn hơn bán kính của nguyên tử phi kim.
Số phát biểu đúng là

A. 4.          B. 2.          C. 3.          D. 1.

(Xem giải) Câu 58. Hòa tan hoàn toàn 5,382 gam kim loại M vào nước thì thu được dung dịch X. Cho lượng dư dung dịch FeCl3 vào X, sau phản ứng thu được 4,922 gam kết tủa. Kim loại X là

A. Na.          B. Ca.          C. Ba.          D. K.

Câu 59. Dung dịch KHCO3 phản ứng với chất nào sau đây thu được kết tủa trắng?

A. Ba(OH)2.          B. K2CO3.          C. NaOH.          D. KCl.

(Xem giải) Câu 60. Đốt cháy hoàn toàn một amin no, đơn chức, mạch hở bằng O2, thu được CO2, 1,12 lít N2 (đktc) và 8,1 gam H2O. Công thức phân tử của amin là

A. C2H7N.          B. C3H7N.          C. C4H9N.          D. C3H9N.

Câu 61. Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là CO32- + 2H+ → CO2 + H2O?

A. BaCO3 + H2SO4 → BaSO4 + CO2 + H2O.

B. Ba(HCO3)2 + 2HCl → BaCl2 + 2CO2 + 2H2O.

C. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.

D. Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O.

Câu 62. Hai chất nào sau đây không thể phản ứng với nhau?

A. FeSO4 và HCl.          B. Al2O3 và NaOH.          C. CaO và H2O.          D. Cu và FeCl3.

(Xem giải) Câu 63. Cho 2,88 gam Mg tác dụng với 100 ml dung dịch FeSO4 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 0,48.          B. 5,60.          C. 6,72.          D. 6,08.

Câu 64. Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?

A. Zn.          B. Fe.          C. Na.          D. Ag.

(Xem giải) Câu 65. Hỗn hợp X gồm các triglixerit. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X, cần dùng vừa đủ 3,75 mol O2 thì thu được H2O và 2,7 mol CO2. Mặt khác, xà phòng hóa hoàn toàn 50,4 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được glixerol và m gam muối. Giá trị của m là

A. 52,08.          B. 48,72.          C. 41,04.          D. 43,40.

(Xem giải) Câu 66. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nhiệt phân tinh thể KNO3.
(b) Đun nóng nước cứng vĩnh cửu.
(c) Cho kim loại K vào dung dịch AlCl3.
(d) Hòa tan hỗn hợp gồm Na2O và Al vào nước.
(e) Nhỏ dung dịch NaHSO4 vào dung dịch NaHS.
Số thí nghiệm có tạo ra chất khí là

Bạn đã xem chưa:  [2019] Thi thử THPT Quốc gia trường chuyên Hà Tĩnh (Lần 1)

A. 3.          B. 5.          C. 4.          D. 2.

(Xem giải) Câu 67. Hỗn hợp X gồm amino axit Y có dạng H2N-CnH2n-COOH và este Z tạo bởi Y và ancol no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn m gam X bằng lượng O2 vừa đủ, thu được N2; 12,32 lít CO2 (đktc) và 11,25 gam H2O. Giá trị m là:

A. 12,65.          B. 12,35.          C. 14,75.          D. 11,30.

(Xem giải) Câu 68. Hỗn hợp E gồm chất X (C3H10N2O4) và chất Y (C7H13N3O4), trong đó X là muối của axit đa chức, Y là tripeptit. Cho 27,2 gam E tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 0,1mol hỗn hợp 2 khí. Mặt khác 27,2 gam E phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là

A. 39,350.          B. 49,050.          C. 34,850.          D. 42,725.

(Xem giải) Câu 69. Hòa tan hoàn toàn 21,38 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, FeCO3 và FeCl2 (trong đó nguyên tố oxi chiếm 14,967% về khối lượng) vào dung dịch chứa HCl và 0,16 mol NaNO3, thu được dung dịch Y chỉ chứa 47,82 gam muối của kim loại và hỗn hợp hai khí có tỉ khối so với H2 là 17 (trong đó có một khí hóa nâu trong không khí). Cho Y phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được 115,54 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của FeCl2 trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 34.          B. 35.          C. 36.          D. 37.

(Xem giải) Câu 70. Điện phân dung dịch chứa a mol Cu(NO3)2 (điện cực trơ, hiệu suất 100%) với cường độ dòng điện không đổi I = 1,93A. Sau thời gian 2h thì thu được dung dịch X. Cho 10,4 gam Fe vào X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và 8 gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của a là

A. 0,150.          B. 0,200.          C. 0,155.          D. 0,300.

(Xem giải) Câu 71. Cho 34,138 gam hỗn hợp X gồm FeCl2 và CrCl3 tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, thu được dung dịch Y và kết tủa Z. Lọc lấy Y rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được 11,52 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của CrCl3 trong X là

A. 15,850.          B. 13,818.          C. 18,288.          D. 20,320.

(Xem giải) Câu 72. Chất X có công thức phân tử C9H8O4. Biết rằng 1 mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 2 mol chất Y, 1 mol chất Z và 1 mol H2O. Chất Z tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được chất hữu cơ T. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Chất X phản ứng tối đa với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2.

B. Chất T phản ứng với NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2.

C. Chất Y không có phản ứng tráng bạc.

D. Phân tử chất Z có 7H.

(Xem giải) Câu 73. Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) vào nước thu được dung dịch Z. Tiến hành các thí nghiệm sau:
+ TN1: Cho dung dịch KOH dư vào V ml dung dịch Z, thu được m1 gam kết tủa.
+ TN2: Cho dung dịch K2CO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được m2 gam kết tủa.
+ TN3: Cho dung dịch AgNO3 dư vào V ml dung dịch Z, thu được m3 gam kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và m1 < m3 < m2. Hai chất X, Y lần lượt là

Bạn đã xem chưa:  [2019] Thi thử THPT Quốc gia trường Tiên Lữ - Hưng Yên (Lần 1)

A. Ca(HCO3)2 và FeCl2.          B. NaNO3 và Fe(NO3)2.

C. NaCl và FeCl2.          D. KCl và Ba(HCO3)2.

(Xem giải) Câu 74. Cho từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 và Al2(SO4)3. Sự phụ thuộc của khối lượng kết tủa (y gam) vào số mol Ba(OH)2 (x mol) được biểu diễn bằng đồ thị dưới đây:

Giá trị của a là

A. 10,495.         B. 17,485.         C. 12,825.         D. 15,145.

(Xem giải) Câu 75. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm etyl fomat và vinyl axetat, thu được 1,62 gam H2O và 2,464 lít CO2 (đktc). Phần trăm khối lượng của vinyl axetat là

A. 30,08%.         B. 69,92%.         C. 63,80%.         D. 36,20%.

Câu 76. Cho 4 dung dịch được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Trộn lẫn một số cặp dung dịch với nhau, kết quả thí nghiệm được ghi lại ở bảng sau:

Dung dịch X Y Z T
X
Y ↓ và ↑
Z

Các chất có trong dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

A. (NH4)2CO3, Ba(OH)2, NaHSO4, NaOH.         B. NaHCO3, Ba(OH)2, H2SO4, (NH4)2SO4.

C. Ba(OH)2, (NH4)2SO4, H2SO4, NaOH.         D. Ba(OH)2, Ba(HCO3)2, (NH4)2SO4, H2SO4.

(Xem giải) Câu 77. Hỗn hợp E gồm este X đơn chức và axit cacboxylic Y hai chức (đều mạch hở, không no có một liên kết đôi C=C trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn một lượng E thu được 0,43 mol khí CO2 và 0,32 mol hơi nước. Mặt khác, thủy phân 46,6 gam E bằng 200 gam dung dịch NaOH 12% rồi cô cạn dung dịch thu được phần hơi Z có chứa chất hữu cơ T. Dẫn toàn bộ Z vào bình đựng Na, sau phản ứng khối lương bình tăng 188,85 gam đồng thời thoát ra 6,16 lít khí H2 (đktc). Biết tỉ khối của T so với H2 là 16. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E là

A. 53,65%.         B. 29,41%.         C. 70,59%.         D. 46,35%.

(Xem giải) Câu 78. Hiđrocacbon X mạch hở có tỉ khối so với H2 nhỏ hơn 28. Biết X phản ứng được với dung dịch AgNO3/NH3. Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất của X là

A. 3.         B. 5.         C. 4.         D. 6.

(Xem giải) Câu 79. Hấp thụ hoàn toàn 403,2 ml CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,08M và Ba(OH)2 0,06M thì thu được dung dịch X và kết tủa Y. Cho từ từ V ml dung dịch HCl 0,5M vào X đến khi thấy khí thoát ra thì ngừng lại. Giá trị của V là

A. 20.         B. 12.         C. 44.         D. 32.

(Xem giải) Câu 80. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Dẫn khí CO2 đến dư vào dung dịch natri phenolat.
(b) Cho lượng dư toluen vào dung dịch thuốc tím, đun nóng.
(c) Cho lượng dư dung dịch HCl vào dung dịch muối mononatri glutamat.
(d) Cho lượng dư dung dịch NaOH vào dung dịch phenyl amoni clorua đun nóng.
(e) Cho chất hữu cơ có công thức C2H7NO3 vào dung dịch KOH dư, đun nóng.
Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa một muối là

A. 3.         B. 4.         C. 2.         D. 5.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!