[2019] Thi thử THPT Quốc gia Chuyên Lương Thế Vinh – Đồng Nai (Lần 2)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

1A 2B 3B 4B 5C 6C 7A 8C 9D 10C
11D 12B 13A 14B 15C 16D 17A 18C 19B 20C
21A 22D 23D 24A 25D 26B 27B 28A 29C 30C
31D 32A 33B 34D 35A 36D 37D 38A 39C 40B

Câu 1: Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế kim loại đồng bằng phương pháp thủy luyện?

A. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.          B. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag.

C. CuO + CO → Cu + CO2.          D. CuCl2 → Cu + Cl2.

(Xem giải) Câu 2: Y là một loại quặng manhetit chứa 69,6% Fe3O4. Khối lượng sắt tối đa có thể điều chế được từ 2 tấn Y là

A. 1,120 tấn.          B. 1,008 tấn.          C. 0,336 tấn.          D. 0,112 tấn.

Câu 3: Nguyên tố X được xem là nguyên tố của sự sống và tư duy. Nguyên tố X được dùng để sản xuất diêm; ngoài ra, còn được dùng vào mục đích quân sự như: sản xuất bom, đạn cháy, đạn khói. Nguyên tố X là

A. lưu huỳnh.          B. photpho.          C. cacbon.          D. nitơ.

Câu 4: Dãy kim loại nào sau đây tan hoàn toàn trong nước (dư) ở điều kiện thường?

A. K, Be, Na.          B. Ba, Na, Li.          C. Mg, Ba, K.          D. Mg, Na, Li.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Nước cứng làm giảm tác dụng tẩy rửa của xà phòng.

B. Phương pháp trao đổi ion có thể làm giảm cả độ cứng tạm thời và độ cứng vĩnh cửu của nước.

C. Dung dịch Ca(OH)2 có thể làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu.

D. Dung dịch Na2CO3 có thể làm mềm nước có tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.

(Xem giải) Câu 6: Khối lượng glucozơ thu được khi thủy phân 513,0 gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 60% là

A. 342,0 gam.          B. 145,8 gam.          C. 162,0 gam.          D. 291,6 gam.

Câu 7: Tính chất hoặc ứng dụng nào sau đây không đúng với crom(III) oxit?

A. Tác dụng với nước tạo ra axit cromic và axit đicromic.

B. Là chất rắn, màu lục thẫm, không tan trong nước.

C. Được dùng để tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh.

D. Tan trong dung dịch NaOH đặc, nóng.

Câu 8: Cho 18,0 gam glyxin (H2N-CH2-COOH) phản ứng hết với dung dịch KOH. Khối lượng muối thu được là

A. 27,60 gam.          B. 31,44 gam.          C. 27,12 gam.          D. 23,28 gam.

Câu 9: Kim loại nào sau đây có tính dẻo cao nhất trong tất cả các kim loại?

A. Nhôm.          B. Bạc.          C. Đồng.          D. Vàng.

Câu 10: Trong phòng thí nghiệm, để định tính nguyên tố hiđro trong hợp chất hữu cơ, người ta nung hợp chất hữu cơ với CuO để chuyển nguyên tố H thành

A. CH4.          B. H2.          C. H2O.          D. NH3.

Câu 11: Benzyl axetat là este có mùi thơm của hoa nhài. Công thức của benzyl axetat là

A. C2H5COOC6H5.          B. C2H5COOCH2C6H5.          C. CH3COOC6H5.          D. CH3COOCH2C6H5.

Câu 12: Chất X thuộc loại polisaccarit, là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo như tơ visco, tơ axetat, chế tạo thuốc súng không khói. Chất X là

A. glucozơ.          B. xenlulozơ.          C. saccarozơ.          D. tinh bột.

Câu 13: Kim loại Fe phản ứng với lượng dư dung dịch nào sau đây tạo thành muối sắt(III)?

A. Dung dịch AgNO3.          B. Dung dịch H2SO4 (loãng, không có mặt oxi).

C. Dung dịch H2SO4 (đặc, nguội).          D. Dung dịch CuSO4.

Câu 14: Chất nào sau đây có lực bazơ yếu hơn amoniac?

A. Đimetylamin.          B. Benzenamin.          C. Metylamin.          D. Etylamin.

Câu 15: Hòa tan chất X vào nước thì thu được dung dịch có khả năng dẫn điện. Chất X không thể là

A. CaO.          B. NaCl.          C. C2H5OH.          D. SO3.

Câu 16: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ poliamit?

Bạn đã xem chưa:  [2019] Thi thử THPT Quốc gia trường Đào Duy Từ – Hà Nội (Lần 6)

A. Tơ visco.          B. Tơ lapsan.          C. Tơ nitron.          D. Tơ nilon-6.

Câu 17: Cho các phát biểu sau:
(a) Đồng trùng hợp hexametylenđiamin và axit ađipic thu được tơ nilion-6,6.
(b) Tơ visco và tơ xenlulozơ axetat thuộc loại tơ nhân tạo.
(c) Trùng ngưng buta-1,3-đien có xúc tác Na được polime dùng sản xuất cao su buna.
(d) Sản phẩm trùng hợp metyl metacrylat được dùng để chế tạo tơ tổng hợp.
Phát biểu đúng là

A. (b).          B. (c).          C. (a).          D. (d).

(Xem giải) Câu 18: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm FeS2 và Cu2S bằng dung dịch HNO3 đặc nóng, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 13,44 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) và dung dịch X chỉ chứa m gam hai muối sunfat. Giá trị của m là

A. 12,8.          B. 16,8.          C. 10,8.          D. 15,6.

Câu 19: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ dùng để pha chế thuốc.

B. Amilozơ và amilopectin là đồng phân của nhau.

C. Nhỏ dung dịch I2 loãng vào dung dịch hồ tinh bột thấy xuất hiện màu xanh tím.

D. Glucozơ vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

(Xem giải) Câu 20: Cho 720 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M vào dung dịch chứa 0,1 mol Al2(SO4)3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 6,24.          B. 88,62.          C. 76,14.          D. 85,50.

(Xem giải) Câu 21: Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit X sinh ra 2 mol glyxin (Gly), 1 mol methionin (Met), 1 mol phenylalanin (Phe) và 1 mol alanin (Ala). Dùng các phản ứng đặc trưng người ta xác định được amino axit đầu N là Met và amino axit đầu C là Phe. Thủy phân từng phần peptit X thu được các đipeptit: Met–Gly, Gly–Ala và Gly–Gly. Cấu tạo của X là

A. Met–Gly–Gly–Ala–Phe.          B. Phe–Gly–Gly–Ala–Met.

C. Met–Ala–Gly–Gly–Phe.          D. Met–Gly–Ala–Gly–Phe.

(Xem giải) Câu 22: Thủy phân este X mạch hở có công thức phân tử C5H8O2 trong môi trường kiềm thu được hỗn hợp sản phẩm chứa hai chất đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Số chất X thỏa mãn tính chất trên là

A. 2.          B. 5.          C. 4.          D. 3.

Câu 23: Nhúng một thanh Al và một thanh Cu (tiếp xúc trực tiếp với nhau) vào cốc đựng dung dịch H2SO4 loãng thì xảy ra ăn mòn điện hóa học. Tại anot xảy ra quá trình nào sau đây?

A. Cu2+ + 2e → Cu.          B. 2H2O → 2OH- + H2 + 2e.

C. 2H+ + 2e → H2.          D. Al → Al3+ + 3e.

(Xem giải) Câu 24: Trong dung dịch, ion cromat và ion đicromat tồn tại một cân bằng hóa học: 2CrO42- (vàng) + 2H+ ⇔ Cr2O72- (da cam) + H2O. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Ion CrO42- bền trong môi trường axit.          B. Dung dịch có màu da cam trong môi trường axit.

C. Dung dịch có màu vàng trong môi trường bazơ.          D. Ion Cr2O72- kém bền trong môi trường bazơ.

(Xem giải) Câu 25: Dẫn từ từ 10,08 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm etilen và axetilen vào bình đựng 2,25 lít dung dịch Br2 0,2M. Sau khi phản ứng xong thì dung dịch brom bị mất màu hoàn toàn, thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ Y; đồng thời có 2,688 lít (đktc) hỗn hợp khí Z thoát ra khỏi bình. Khối lượng bình đựng dung dịch brom tăng 8,82 gam so với ban đầu. Khối lượng của chất hữu cơ có phân tử khối nhỏ nhất trong Y là

A. 22,32 gam.          B. 22,56 gam.          C. 39,48 gam.          D. 16,74 gam.

(Xem giải) Câu 26: Cho các phát biểu sau:
(a) Có thể dùng những tấm kẽm để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép khỏi bị ăn mòn.
(b) Crom là kim loại nhẹ, được sử dụng tạo ra các hợp kim dùng trong ngành hàng không.
(c) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl, thấy sinh ra chất khí.
(d) Thạch cao nung (CaSO4.2H2O) được dùng để nặn tượng, đúc khuôn.
(e) Phèn chua được dùng trong ngành thuộc da, công nghiệp giấy, chất làm trong nước.
(f) Kim loại Na, K được bảo quản bằng cách ngâm chìm trong dầu hỏa.
(g) Nguyên tắc sản xuất thép là khử quặng sắt oxit bằng than cốc trong lò cao.
Số phát biểu đúng là

Bạn đã xem chưa:  [2022] Thi thử TN của sở GDĐT Quảng Bình (Lần 1)

A. 5.          B. 4.          C. 2.          D. 3.

(Xem giải) Câu 27: Thí nghiệm sau mô tả quá trình của phản ứng nhiệt nhôm:

Cho các phát biểu sau:
(a) X là Fe nóng chảy và Y là Al2O3 nóng chảy.
(b) Phần khói trắng bay ra là Al2O3.
(c) Dải Mg khi đốt được dùng để khơi mào phản ứng nhiệt nhôm.
(d) Phản ứng giữa Al và Fe2O3 là phản ứng toả nhiệt, nhiệt độ cao nhất lên đến 1000oC.
(e) Phản ứng nhiệt nhôm được sử dụng để điều chế một lượng nhỏ sắt nóng chảy khi hàn đường ray.
Số phát biểu đúng là

A. 5.          B. 3.          C. 4.          D. 2.

(Xem giải) Câu 28: Thực hiện phản ứng phản ứng điều chế isoamyl axetat (dầu chuối) theo trình tự sau:
– Bước 1: Cho 2 ml ancol isoamylic, 2 ml axit axetic nguyên chất và 2 giọt axit sunfuric đặc vào ống nghiệm khô.
– Bước 2: Lắc đều, đun cách thủy hỗn hợp 8 – 10 phút trong nồi nước sôi.
– Bước 3: Để nguội, rồi rót hỗn hợp sản phẩm vào ống nghiệm chứa 3 – 4 ml nước lạnh.
Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Từ hỗn hợp thu được sau bước 3, tách lấy isoamyl axetat bằng phương pháp chiết.

B. Sau bước 3, hỗn hợp thu được tách thành 3 lớp.

C. Phản ứng este hóa giữa ancol isoamylic với axit axetic là phản ứng một chiều.

D. Việc cho hỗn hợp sản phẩm vào nước lạnh ở bước 3 nhằm tránh sự thủy phân của isoamyl axetat.

(Xem giải) Câu 29: Cho hỗn hợp X gồm Mg, Al vào 200 ml dung dịch CuCl2 0,75M và FeCl3 0,60M. Sau khi kết thúc các phản ứng, thu được dung dịch Z và chất rắn Y. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Z, thấy lượng NaOH phản ứng là 28,80 gam. Cho toàn bộ Y vào dung dịch H2SO4 loãng dư, thấy thoát ra 4,704 lít khí H2 (đktc). Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp X là

A. 69,23%.          B. 26,21%.          C. 36,00%.          D. 41,28%.

(Xem giải) Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần vừa đủ 9,24 mol O2, sinh ra 6,60 mol CO2. Nếu thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được dung dịch chứa 106,08 gam muối. Mặt khác, a mol X làm mất màu vừa đủ 0,72 mol brom trong dung dịch. Giá trị của a là

A. 0,360.          B. 0,120.          C. 0,240.          D. 0,144.

(Xem giải) Câu 31: Hỗn hợp X gồm Al, Ca, Al4C3 và CaC2. Cho 30,30 gam X vào nước dư, chỉ thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm C2H2, CH4, H2. Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được 0,40 mol CO2 và 1,05 mol H2O. Thổi từ từ 13,44 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 49,0.          B. 44,0.          C. 69,0.          D. 39,0.

(Xem giải) Câu 32: Có 2 dung dịch X và Y đều loãng, mỗi dung dịch chứa một chất tan và có số mol bằng nhau. Tiến hành hai thí nghiệm sau:
– Thí nghiệm 1: Cho bột Fe dư vào dung dịch X, thu được a mol một chất khí duy nhất không màu, hoá nâu trong không khí.
– Thí nghiệm 2: Cho bột Fe dư vào dung dịch Y, thu được 2a mol một chất khí duy nhất không màu, không hoá nâu trong không khí.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và chỉ tạo muối của kim loại. Hai dung dịch X, Y lần lượt là:

A. HNO3, NaHSO4.          B. NaHSO4, HCl.          C. HNO3, H2SO4.          D. KNO3, H2SO4.

(Xem giải) Câu 33: Đun nóng 0,25 mol hỗn hợp T gồm hai peptit mạch hở T1, T2 (T1 nhiều hơn T2 một liên kết peptit, đều được tạo thành từ hai amino axit X và Y có công thức dạng H2NCnH2nCOOH; MX < MY) với dung dịch NaOH vừa đủ. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa 1,05 mol muối của X và 0,35 mol muối của Y. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 66,0 gam T cần vừa đủ 3,15 mol O2. Phân tử khối của T1 là

Bạn đã xem chưa:  [2019] Thi thử THPT Quốc gia trường chuyên Thái Nguyên (Lần 1)

A. 387.          B. 402.          C. 430.          D. 374.

Câu 34: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng
X Nước brôm Kết tủa trắng
Y Phenolphtalein Màu hồng
Z Dung dịch AgNO3/NH3 Kết tủa Ag
T Cu(OH)2/NaOH Hợp chất màu tím

Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:

A. Fructozơ, lysin, anilin, Ala-Gly-Gly.          B. Anilin, Ala-Gly-Gly, fructozơ, lysin.

C. Anilin, fructozơ, Ala-Gly-Gly, lysin.          D. Anilin, lysin, fructozơ, Ala-Gly-Gly.

(Xem giải) Câu 35: Hỗn hợp X gồm 4 chất hữu cơ đều có cùng công thức phân tử C2H8O3N2. Cho một lượng X phản ứng vừa đủ với 200 gam dung dịch NaOH 10% và đun nóng, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ gồm hai muối vô cơ và 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm 3 amin. Biết rằng lượng nước bay hơi không đáng kể. Tổng nồng độ phần trăm của hai muối trong dung dịch Y gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 13,5%.          B. 12,5%.          C. 13,0%.          D. 15,5%.

(Xem giải) Câu 36: Cho X, Y là hai chất thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic (MX < MY); Z là ancol no, mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon với X (MZ < 100); T là hợp chất chứa hai chức este tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 66,04 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T cần vừa đủ 76,72 lít khí O2 (đktc), thu được khí CO2 và 43,2 gam nước. Mặt khác, 66,04 gam E tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,56 mol Br2. Cho 0,17 mol hỗn hợp E tác dụng hết với 300 ml dung dịch KOH 1M, đun nóng, cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 25.          B. 20.          C. 23.          D. 30.

(Xem giải) Câu 37: Tiến hành điện phân dung dịch chứa CuSO4 0,07M và NaCl 0,1M bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi I = 5A. Sau thời gian t giây, thì dừng điện phân, thấy thể tích khí thoát ra ở anot gấp 2 lần thể tích khí thoát ra ở catot (các thể tích khí được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa 0,68 gam bột Al2O3. Giá trị của t là

A. 5018.          B. 3474.          C. 3088.          D. 4246.

(Xem giải) Câu 38: Cho 53,05 gam hỗn hợp gồm K, K2O, Ba, BaO vào nước dư, thu được V lít (đktc) khí H2 và dung dịch X. Sục 11,2 lít (đktc) khí CO2 vào dung dịch X thu được kết tủa và dung dịch Y. Cho rất từ từ dung dịch HCl 1M vào dung dịch Y, sự phụ thuộc của số mol khí CO2 thoát ra vào thể tích dung dịch HCl được biểu diễn theo đồ thị sau:

Giá trị của V là

A. 5,60.          B. 10,08.          C. 11,20.          D. 6,72.

(Xem giải) Câu 39: Cho 39,09 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe(OH)3, Fe(OH)2 và Cu vào 445 ml dung dịch HCl 2,0M thu được dung dịch Y và 7,36 gam rắn không tan. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y, thu được 0,03 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 150,395 gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe(OH)2 trong hỗn hợp X là

A. 22,69%.          B. 16,12%.          C. 18,42%.          D. 19,16%.

(Xem giải) Câu 40: Đun nóng 0,14 mol este X (chỉ chứa một loại nhóm chức) với dung dịch NaOH 8% (vừa đủ). Chưng chất dung dịch sau phản ứng, thu được phần hơi chỉ chứa hơi nước có khối lượng 262,64 gam và hỗn hợp Y gồm ba muối; trong đó có hai muối của hai axit cacboxylic kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy toàn bộ Y cần vừa đủ 1,47 mol O2, thu được 29,68 gam Na2CO3; 49,28 gam CO2 và 12,60 gam H2O. Phần trăm khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp Y gần nhất với

A. 48%.          B. 53%.          C. 52%.         D. 58%.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!