[2019] Thi thử THPT Quốc gia trường Lý Tự Trọng – Nam Định (Lần 1)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Giải chi tiết và đáp án:
41C | 42C | 43D | 44A | 45A | 46D | 47A | 48C | 49B | 50A |
51B | 52C | 53D | 54D | 55D | 56D | 57B | 58C | 59C | 60B |
61B | 62A | 63B | 64A | 65A | 66A | 67A | 68C | 69D | 70A |
71B | 72A | 73B | 74C | 75A | 76A | 77D | 78B | 79C | 80C |
(Xem giải) Câu 41: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Nhúng thanh nhôm nguyên chất vào dung dịch FeCl3.
(b) Để miếng tôn (sắt tráng kẽm) trong không khí ẩm.
(c) Cho một đoạn thép (hợp kim sắt và cacbon) ra ngoài không khí ẩm.
(d) Đốt sợi dây sắt trong bình đựng khí Clo.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hoá là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 42: Kim loại cứng nhất là
A. Al. B. Na. C. Cr. D. Fe
(Xem giải) Câu 43: Thủy phân 51,3 gam saccarozơ trong môi trường axit (H% = 40%) sau đó cho sản phẩm tác dụng AgNO3/NH3 dư thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 32,4. B. 64,8. C. 12,96. D. 25,92.
Câu 44: Cho bộ dụng cụ chưng cất thường như hình vẽ:
Phương pháp chưng cất dùng để:
A. Tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau nhiều.
B. Tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi gần nhau.
C. Tách các chất lỏng không trộn lẫn vào nhau
D. Tách các chất lỏng có độ tan trong nước khác nhau.
(Xem giải) Câu 45: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl
(2) Cho Al vào dung dịch HNO3 đặc nguội.
(3) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch NaOH
(4) Cho dung dịch NH4NO3 vào dung dịch NaOH
(5) Điện phân nóng chảy Al2O3.
Số thí nghiệm có tạo ra chất khí là:
A. 3 B. 4 C. 5 D. 2
Câu 46: Phương pháp nhiệt luyện có thể điều chế bao nhiêu kim loại trong số các kim loại sau: Al, Cu, Mg, Na, Fe?
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
(Xem giải) Câu 47: Thủy phân este mạch hở X có công thức phân tử C5H8O2 thu được sản phẩm đều có khả năng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 7.
Câu 48: Cho 100 ml dung dịch FeCl2 1M vào 250 ml dung dịch AgNO3 1M thu được dung dịch X và m gam kết tủa. Giá trị m là
A. 27. B. 28,7. C. 34,1. D. 5,4.
(Xem giải) Câu 49: Nhúng một thanh sắt có khối lượng 45 gam vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian nhấc thanh sắt lên làm khô, cân lại thu được khối lượng là 46,6 gam (biết rằng toàn bộ Cu sinh ra bám vào thanh sắt). Khối lượng Cu bám vào thanh sắt là
A. 6,4 gam. B. 12,8 gam. C. 1,6 gam. D. 3,2 gam.
Câu 50: Khí cười là loại khí có thể gây ảo giác kích thích thần kinh và có thể ảnh hưởng tới tim mạch. Công thức hóa học của khí cười là
A. N2O. B. SO2. C. NO2. D. NO.
Câu 51: Khi bị ốm, mất sức, người bệnh thường được truyền một loại dịch đường. Chất trong dịch đường là
A. Saccarozơ. B. Glucozơ. C. Tinh bột D. fructozơ.
Câu 52: Chất điện li mạnh là
A. H2O. B. CH3COOH. C. HCl. D. H3PO4.
Câu 53: Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?
A. Glucozơ. B. Tinh bột. C. Xenlulozơ. D. Saccarozơ.
Câu 54: Thủy phân chất nào sau đây trong môi trường kiềm thu được glixerol?
A. Etyl axetat. B. Metyl fomat. C. Metyl axetat. D. Triolein.
Câu 55: Thành phần hóa học chính của khí thải gây hiện tượng mưa axit là
A. N2, N2O. B. CO, NO. C. CO2, N2O. D. SO2, NO2.
Câu 56: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam este no, đơn chức, mạch hở X thu được 5,376 lít CO2(đktc). Công thức phân tử của X là
A. C4H8O2. B. C3H4O2. C. C3H6O2. D. C2H4O2.
Câu 57: Công thức của thuốc Nabica dùng để chữa đau dạ dày là
A. NaHSO4. B. NaHCO3. C. NaNO3. D. Na2CO3.
Câu 58: Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là CO32- + 2H+ → CO2 + H2O
A. NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O. B. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.
C. Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O. D. Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3.
Câu 59: Benzyl axetat có mùi thơm hoa nhài. Công thức benzyl axetat là
A. C2H5COOCH2C6H5. B. C6H5COOCH3. C. CH3COOCH2C6H5. D. CH3COOC6H5.
Câu 60: Dãy các ion nào sau đây có thể cùng tồn tại trong một dung dịch:
A. Fe3+, Cl-, NH4+, SO42-, OH- . B. Mg2+, HCO3-, SO42-, K+
C. Fe2+, H+, Na+, Cl-, NO3- D. Al3+, K+, Br-, NO3-, CO32-
Câu 61: Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch X thấy xuất hiện kết tủa, sau đó kết tủa tan dần. Chất tan trong dung dịch X là
A. FeCl2. B. AlCl3. C. MgCl2. D. NaCl
Câu 62: Nilon-6 được điều chế từ phản ứng trùng ngưng chất nào sau đây?
A. H2N(CH2)5COOH. B. HOOC(CH2)4COOH. C. H2N(CH2)5NH2. D. H2N(CH2)6COOH.
Câu 63: Kim loại Fe tác dụng với chất nào sau đây trong dung dịch?
A. NaCl. B. CuSO4. C. MgCl2. D. Al2(SO4)3.
(Xem giải) Câu 64: Thủy phân hoàn toàn 16,12 gam tripanmitin ((C15H31COO)3C3H5) cần vừa đủ V ml dung dịch KOH 0,5M. Giá trị của V là
A. 120. B. 80. C. 240. D. 160.
(Xem giải) Câu 65: Lấy 0,1 mol este X có công thức phân tử C9H8O4 tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch KOH 1M, sau phản ứng hoàn toàn thu được 193,2 gam chất hữu cơ. Số công thức cấu tạo thỏa mãn của X là
A. 4. B. 2. C. 5. D. 1
Câu 66: Cho các polime: PE, PVC, tơ nilon-6, xenlulozo, tơ olon, caosubuna, tơ tằm, nilon-6,6. Số polime có nguồn gốc tự nhiên là
A. 2. B. 4. C. 6. D. 8.
Câu 67: Tục ngữ có câu: “ Nước chảy đá mòn” trong đó về nghĩa đen phản ánh hiện tượng đá vôi bị hòa tan khi gặp nước chảy. Phản ứng hóa học nào sau đây có thể giải thích hiện tượng này?
A. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 B. CaO + CO2 → CaCO3
C. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O D. Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
(Xem giải) Câu 68: Sục CO2 vào 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 1M và NaOH 1M. Sau phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa.Trong các đồ thị hình vẽ dưới đây. Đồ thị nào thể hiện đúng theo kết quả của thí nghiệm trên (số liệu tính theo đơn vị mol):
A. B.
C. D.
(Xem giải) Câu 69: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nhiệt phân AgNO3 (b) Nung FeS2 trong không khí
(c) Nhiệt phân KNO3 (d) Cho dung dịch CuSO4 vào dung dịch NH3 (dư)
(e) Cho Fe vào dung dịch CuSO4 (g) Cho Zn vào dung dịch FeCl3 (dư)
(f) Cho Ba vào dung dịch CuSO4 (dư) (h) Cho Mg dư vào dung dịch FeCl3
(i) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2
Số thí nghiệm thu được kim loại sau khi các phản ứng kết thúc là
A. 5 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 70: Cho 3 chất X, Y, Z vào 3 ống nghiệm chứa sẵn Cu(OH)2 trong NaOH lắc đều và quan sát thì thấy: Chất X thấy xuất hiện màu tím, chất Y thì Cu(OH)2 tan và có màu xanh nhạt, chất Z thì Cu(OH)2 tan và có màu xanh thẫm. X, Y, Z lần lượt là:
A. Lòng trắng trứng, CH3COOH, glucozơ. B. Hồ tinh bột, HCOOH, saccarozơ.
C. Protein, CH3CHO, saccarozơ. D. Lòng trắng trứng, C2H5COOH, glyxin.
(Xem giải) Câu 71: Cho các hiện tượng thí nghiệm sau:
(a) Đốt NaOH bằng đũa platin trên ngọn lửa đèn cồn thấy có màu vàng.
(b) Nhỏ từ từ axit HCl vào dung dịch Na2CO3 một lúc sau mới thấy khí thoát ra.
(c) Trộn dung dịch CaCl2 với dung dịch NaHCO3 rồi đun nóng thấy kết tủa màu vàng.
(d) Trộn dung dịch NaOH với dung dịch CuSO4 thấy có kết tủa màu xanh.
(e) Cho một mẩu quỳ tím vào dung dịch Na2CO3 0,1M thấy quỳ tím hóa đỏ.
Có bao nhiêu hiện tượng thí nghiệm được mô tả đúng?
A. 4 B. 3 C. 5 D. 2
(Xem giải) Câu 72: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Na vào dung dịch FeCl3 dư.
(b) Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch (NH4)2SO4.
(c) Đun nóng nhẹ dung dịch Ca(HCO3)2
(d) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3.
(e) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp.
(f) Dẫn khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2.
(g) Cho ít đạm urê vào ống nghiệm đựng Ba(OH)2
(h) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm vừa thu được chất khí vừa thu được chất kết tủa là
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
(Xem giải) Câu 73: Cho sơ đồ phản ứng sau: (đúng tỷ lệ mol các chất)
(1). Este X (C6H10O4) + 2NaOH → X1 + 2X2 (t°)
(2). X2 → X3 (H2SO4, 140°C)
(3). X1 + 2NaOH → H2 + 2Na2CO3 (CaO, t°)
(4). X2 → X4 (H2SO4, 170°C)
Nhận định nào sau đây là chính xác.
A. X3 có hai nguyên tử C trong phân tử. B. X4 có 4 nguyên tử H trong phân tử.
C. Trong X có một nhóm -CH2- D. Trong X1 có một nhóm -CH2-
(Xem giải) Câu 74: Cho các chất: O2; dd NaOH; Mg; Na2CO3; SiO2; HCl; CaO; Al; ZnO; H2O; NaHCO3; KMnO4; HNO3; Na2O. Cacbon đioxit có thể phản ứng trực tiếp được với bao nhiêu chất?
A. 5. B. 8. C. 7. D. 6.
(Xem giải) Câu 75: Thực hiện các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho dung dịch Br2 vào ống nghiệm đựng dung dịch anilin, thu được kết tủa vàng và dung dịch Br2 mất màu.
Thí nghiệm 2: Nhỏ dung dịch axit axetic vào ống nghiệm đựng CaCO3 thấy có khí thoát ra.
Thí nghiệm 3: Cho dung dịch NaOH dư vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4, sau đó cho tiếp vào ống nghiệm dung dịch anbumin thì thu được kết tủa màu tím.
Thí nghiệm 4: Nhỏ dung dịch iot vào nước vo gạo sẽ xuất hiện màu xanh tím.
Số thí nghiệm mô tả hiện tượng đúng là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
(Xem giải) Câu 76: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Fe3O4 và Fe(NO3)2 (trong đó oxi chiếm 29,68% theo khối lượng) trong dung dịch HCl dư thấy có 4,61 mol HCl phản ứng. Sau khi các phản ứng xảy ra xong thu được dung dịch Y chỉ chứa 231,575 gam muối clorua và 14,56 lít (đkc) khí Z gồm NO, H2. Z có tỉ khối so với H2 là 69/13. Thêm dung dịch NaOH dư vào Y, sau phản ứng thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi được 102,2 gam chất rắn T. Phần trăm khối lượng Mg trong X là
A. 24% B. 9.6% C. 12,00% D. 4,80%
(Xem giải) Câu 77: Cho m gam hỗn hợp E gồm một peptit X và một amino axit Y (MX > 4MY) được trộn theo tỉ lệ mol 1 : 1 tác dụng với một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch G chứa (m + 12,24) gam hỗn hợp muối natri của glyxin và alanin. Dung dịch G phản ứng tối đa với 360 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch T chứa 63,72 gam hỗn hợp muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Kết luận nào sau đây đúng?
A. X có 6 liên kết peptit. B. X có 5 liên kết peptit.
C. Y có thành phần phần trăm khối lượng nitơ là 15,73%.
D. X có thành phần trăm khối lượng nitơ là 20,29%.
(Xem giải) Câu 78: Điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi) dung dịch X chứa a mol MSO4 (M là kim loại) và 0,3 mol KCl trong thời gian t giây, thu được 2,24 lít khí ở anot (đktc) và dung dịch Y có khối lượng giảm m gam so với khối lượng dung dịch X. Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì thu được dung dịch Z có khối lượng giảm 19,6 gam so với khối lượng dung dịch X. Biết hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tại thời điểm 2t giây, chưa có bọt khí ở catot.
B. Tại thời điểm 1,4t giây, nước chưa bị điện phân ở anot.
C. Giá trị của a là 0,15. D. Giá trị của m là 9,8.
(Xem giải) Câu 79: Cho hỗn hợp X gồm muối A (C5H16O3N2) và B (C4H12O4N2) tác dụng với một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi cô cạn thu được m gam hỗn hợp Y gồm hai muối D và E (MD < ME) và 2,24 lít hỗn hợp Z gồm hai amin no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối hơi đối với H2 là 18,3. Khối lượng của muối E trong hỗn hợp Y là
A. 6,14 gam. B. 2,68 gam. C. 4,02 gam. D. 2,12 gam.
(Xem giải) Câu 80: X, Y, Z là 3 este đều đơn chức, mạch hở (trong đó Y và Z không no có một liên kết C=C, MY < MZ và có tồn tại đồng phân hình học). Đốt cháy 21,62 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với oxi vừa đủ, sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 34,5 gam so với trước phản ứng. Mặt khác, đun nóng 21,62 gam E với 300 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ), thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối và hỗn hợp gồm 2 ancol kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng. Phần trăm khối lượng của Y có trong E gần nhất với:
A. 30%. B. 27%. C. 23%. D. 21%.
Bình luận