Bài toán về cộng, tách H2, cracking (Phần 4)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

(Xem giải) Câu 1. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X chứa một ankan, một anken, một ankin cần dùng 10,752 lít oxi (đktc). Sản phẩm cháy dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng dung dịch giảm 12,16 gam. Mặt khác đun nóng 0,2 mol X với 0,08 mol H2 (Ni, nhiệt độ) thu dung dịch Y. Dẫn toàn bộ Y lần lượt qua bình 1 đựng dung dịch AgNO3/NH3 thu x gam kết tủa, bình 2 đựng dung dịch brom thấy khối lượng bình tăng 2,24 gam. Khí thoát ra khỏi bình 2 chứa hai hidrocacbon. Gía trị x là:

A. 3,6            B. 3,8              C. 4,2             D. 4,8

(Xem giải) Câu 2. Cho butan qua xúc tác (ở nhiệt độ cao) thu được hỗn hợp X gồm C4H10, C3H6, C2H6, C2H4 và CH4. Đun nóng X với một lượng H2 (xúc tác Ni) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 7,56 gam H2O. Biết hỗn hợp Y phản ứng vừa đủ với 250 ml dung dịch Br2 0,1M. Tỉ khối của X so với H2 là

A. 30         B. 15          C. 24         D. 12

(Xem giải) Câu 3. Hỗn hợp X gồm hidro, propen, axit acrylic, ancol anlylic. Đốt cháy hoàn toàn 0,75 mol X, thu được 30,24 lít khí CO2 (đktc). Đun nóng X với Ni một thời gian, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với hỗn hợp X là 1,25. Cho 0,1 mol hỗn hợp Y phản ứng tối đa với dung dịch chứa V lít Br2 0,1M. giá trị của V là

A. 0,5          B. 0,3          C. 0,6         D. 0,4

(Xem giải) Câu 4. Khi nung butan với xúc tác thích hợp đến phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp T gồm CH4, C3H6, C2H4, C2H6, C4H8, H2 và C4H6. Đốt cháy hoàn toàn T, thu được 8,96 lít CO2 (đktc) và 9,0 gam H2O. Mặt khác hỗn hợp T làm mất màu vừa hết dung dịch chứa 19,2 gam Br2. Phần trăm số mol của C4H6 trong T là

A. 16,67%.      B. 9,09%.      C. 8,33%.     D. 22,22%

(Xem giải) Câu 5. Hỗn hợp X gồm etilen, propin, vinyl axetilen và hidro. Dẫn X qua Ni nung nóng, sau phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với khí nitơ dioxit là 1. Biết 5,6 lít hỗn hợp Y (đktc) làm mất màu vừa đủ 72 gam brom trong dung dịch. Hỏi 5,6 lít hỗn hợp X (đktc) làm mất màu vừa đủ bao nhiêu gam brom trong dung dịch?

A. 60        B. 48        C. 56        D. 96

(Xem giải) Câu 6. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm vinylaxetilen và H2 thu được 13,44 lít CO2 (đktc). Mặt khác, nung nóng m gam X (xúc tác Ni) một thời gian, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 10. Dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch brôm dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn khối lượng brôm tham gia phản ứng là 24 gam. Giá trị của m là

A. 9,0.         B. 8,1.         C. 8,4.         D. 9,3.

(Xem giải) Câu 7. Đốt cháy hoàn toàn 30 gam hỗn hợp X gồm metan, propen, isopren bằng lượng O2 vừa đủ, thu được 47,04 lít CO2 (đktc). Hỗn hợp Y gồm 10,08 lít X (đktc) và 0,5 mol H2, cho Y qua bột Ni nung nóng một thời gian được hỗn hợp Z, tỉ khối hơi Z so với H2 bằng 10. Cho Z phản ứng dung dịch Br2 dư, thấy có a mol Br2 phản ứng. Giá trị a

A. 0,15        B. 0,2         C. 0,25         D. 0,1

(Xem giải) Câu 8. Hỗn hợp X gồm 2 hydrocarbon mạch hở và H2. Đun nóng 11,04 gam hỗn hợp X với Ni làm xúc tác một thời gian thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với metan bằng 69/22. Dẫn toàn bộ Y qua dung dịch Br2 thấy khối lượng bình tăng 7,52 gam đồng thời lượng Br2 đã phản ứng là m gam. Khí thoát ra khỏi bình gồm 1 ankan và H2 còn dư đem đốt cháy hoàn toàn cần dùng 8,96 lít O2 (đktc). Biết rằng 2 hydrocarbon đã cho thể khí ở điều kiện thường. Giá trị m là:

Bạn đã xem chưa:  Bài tập về phân bón (Phần 1)

A. 40 gam       B. 56 gam       C. 48 gam       D. 64 gam

(Xem giải) Câu 9. Hỗn hợp khí X gồm etan, propan và butan có tỉ khối hơi so với H2 là 23 được nung nóng trong bình kín với chất xúc tác thích hợp để thực hiện phản ứng đehiđro hóa. Sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y chỉ gồm ankan, anken và H2, có tỉ khối hơi so với H2 là 19,5. Tính hiệu suất của phản ứng đehiđro hóa biết rằng tốc độ phản ứng của etan, propan và butan là như nhau

A. 19,23%.       B. 17,95%.       C. 15%.       D. 21,88%.

(Xem giải) Câu 10. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít hỗn hợp X gồm ba hidrocacbon (đều mạch hở) cần dùng 53,76 lít không khí (giả sử không khí chỉ gồm 20% O2; và 80% N2 theo thể tích). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua dung dịch nước vôi trong dư thấy khối lượng dung dịch giảm 12,16 gam. Thêm 1,792 lít H2 vào bình chứa 4,48 lít X rồi nung nóng với xúc tác niken, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Dẫn toàn bộ Y lần lượt qua bình I chứa dung dịch AgNO3/NH3 dư và bình II chứa dung dịch brom dư, thấy bình I xuất hiện m gam kết tủa, khối lượng trong bình II tăng thêm 2,24 gam và thoát ra khí Z chỉ chứa hai hidrocacbon. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của m là

A. 4,80.         B. 3,60.         C. 2,94.         D. 4,41

(Xem giải) Câu 11. Trộn một số hiđrocacbon đều mạch hở và ở thể khí với 0,12 mol H2 được hỗn hợp X nặng 11,98 gam. Đun nóng X có mặt Ni làm xúc tác thu được 6,272 lít hỗn hợp khí Y gồm 4 hiđrocacbon. Dẫn toàn bộ Y lần lượt qua bình 1 đựng dung dịch AgNO3 /NH3 dư thu được m gam kết tủa; bình 2 đựng Br dư thấy lượng brom phản ứng là 17,6 gam; đồng thời khối lượng bình tăng 3,74 gam. Biết rằng, khí thoát ra khỏi bình 2 chỉ là một hiđrocacbon duy nhất. Giá trị của m là

A. 4,41.        B. 10,29.        C. 13,92.        D. 5,26.

(Xem giải) Câu 12. Hỗn hợp X gồm etilen, propan, propin, axetilen và hidro. Cho 9,48 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch Br2, thấy có 0,18 mol Br2 tham gia phản ứng. Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol X cần vừa đủ a mol O2 (đktc), thu được 0,55 mol CO2. Giá trị của a là:

A. 0,840        B. 0,672        C. 0,960        D. 0,875

(Xem giải) Câu 13. Nung nóng a mol hỗn hợp X gồm C2H2, C4H4 và H2 có mặt Ni xúc tác (chỉ xảy ra phản ứng cộng H2) thu được hốn hợp Y có tỉ khối so với H2 là 20,2. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 0,28 mol CO2 và 0,34 mol H2O. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là:

A. 0,20        B. 0,25        C. 0,30        D. 0,35

(Xem giải) Câu 14. A, B là hai hydrocacbon đều mạch hở và đều có tổng số liên kết xichma trong phân tử là 7. Hỗn hợp X chứa A, B và H2. Nung nóng hỗn hợp X có mặt Ni làm xúc tác một thời gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 23,375/3. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch Br2 dư thấy khối lượng Br2 đã phản ứng là m gam; đồng thời khối lượng bình tăng 4,36 gam. Khí thoát ra khỏi bình đem đốt cháy hoàn toàn thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 6,48 gam nước. Giá trị m là

A. 12,8 gam     B. 16,0 gam     C. 19,2 gam     D. 22,4 gam

(Xem giải) Câu 15. Hỗn hợp X chứa C3H8, C3H6, C3H4 và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 15,35. Nung nóng hỗn hợp X có mặt Ni làm xúc tác một thời gian thu được hỗn hợp Y. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch Br2 dư thấy khối lượng bình tăng 2,5 gam; đồng thời khối lượng Br2 phản ứng là a gam. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 6,048 lít (đktc) và cân nặng 9,78 gam. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn Y thu được 19,8 gam nước. Giá trị của a là

Bạn đã xem chưa:  Bài toán về cộng, tách H2, cracking (Phần 3)

A. 8,0 gam     B. 9,6 gam     C. 11,2 gam     D. 12,8 gam

(Xem giải) Câu 16. Hỗn hợp X gồm C3H4 và H2. Nung hỗn hợp X có mặt Ni làm xúc tác một thời gian thu được hỗn hợp Y. Tỉ khối của Y so với X bằng 1,8. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng nước Br2 dư thấy khối lượng Br2 phản ứng là 32,0 gam. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 3,584 lít (đktc) và tỉ khối của nó so với He bằng 5,75. Khối lượng của X là.

A. 10,20 gam      B. 9,44 gam      C. 9,82 gam     D. 10,38 gam

(Xem giải) Câu 17. Hỗn hợp X gồm đivinyl, isopren, hex–1–en và isooctan (2,2,4–trimetylpentan). Hiđro hóa hoàn toàn 21,4 gam X cần vừa đủ 10,08 lít H2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol hỗn hợp X cần vừa đủ 20,16 lít O2 (đktc). Phần trăm số mol của isopren trong X là

A. 16,7%.       B. 15,9%.       C. 41,7%.       D. 33,3%.

(Xem giải) Câu 18. Đốt cháy hoàn toàn 7,82 gam hỗn hợp X gồm CH4, C3H6, C5H8, C3H4 (a mol) và H2 (a mol) thu được 0,56 mol CO2. Mặt khác, dẫn hỗn hợp X qua dung dịch Br2 dư thấy lượng Br2 phản ứng tối đa là (0,25 – a) mol. Giá trị a là:

A. 0,02          B. 0,06          C. 0,03          D. 0,04

(Xem giải) Câu 19. Hỗn hợp X gồm các hiđrocacbon mạch hở (có cùng số cacbon) và H2 có tỉ khối so với He bằng 5,75. Đun nóng 26,88 lít khí X (đktc) có mặt Ni làm xúc tác một thời gian thu được hỗn hợp Y gồm các hiđrocacbon. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng Br2 dư thấy khối lượng bình tăng 16,6 gam; đồng thời lượng Br2 phản ứng là 80,0 gam. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 5,6 lít (đktc). Tỉ khối của Y so với He bằng a. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 9,5.        B. 10,5.        C. 11,5.        D. 12,5.

(Xem giải) Câu 20. Nung 13,44 lít (đktc) hỗn hợp X gồm axetilen, propilen và hiđro (tỉ lệ mol 2 : 1 : 3) trong bình đựng bột Ni một thời gian thì thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối hơi so với X là 1,5. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 12 gam kết tủa và hỗn hợp khí Z Hấp thụ hết Z vào bình đựng dung dịch brom dư thì thấy có m gam brom phản ứng. Giá trị của m là

A. 24.       B. 40.       C. 16.       D. 32.

(Xem giải) Câu 21. Nung nóng a mol hỗn hợp X gồm: axetilen, vinylaxetilen và hiđro (với xúc tác Ni, giả thiết chỉ xảy ra phản ứng cộng H2), thu được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với H2 là 488/30. Dẫn toàn bộ lượng Y qua dung dịch Brôm dư thì thấy có 36,8 gam brôm tham gia phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 0,25 mol khí oxi thì thu được 2,52 gam H2O. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là

A. 0,20.       B. 0,25.       C. 0,18.       D. 0,30.

(Xem giải) Câu 22. Nung nóng 0,62 mol hỗn hợp X gồm: etilen, propin, vinylaxetilen và H2 có Ni xúc tác (giả thiết chỉ xảy ra phản ứng cộng H2), thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với He bằng d. Đốt cháy Y cần vừa đủ 1,11 mol O2, thu được CO2 và 0,86 mol H2O. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của d là?

A. 10,92        B. 17,64        C. 10,29        D. 17,46

Bạn đã xem chưa:  Giải bài tập SGK Hóa học 11 - Nâng cao

(Xem giải) Câu 23. Đốt cháy hoàn toàn 1,94 gam hỗn hợp X gồm C2H4, C4H6, C2H2 (a mol) và H2 (a mol), cần dùng 4,592 lít O2 (đktc). Mặt khác, cho 1,94 gam X phản ứng với dung dịch Br2 dư thấy có (0,13 – 2a) mol Br2 phản ứng. Giá trị của a là

A. 0,02.        B. 0,03.        C. 0,04.        D. 0,05.

(Xem giải) Câu 24. Cracking hoàn toàn 11,52 gam neopentan thu được hỗn hợp X gồm các hiđrocacbon. Dẫn X qua bình chứa 100 ml dung dịch brom x mol/lít thấy bình đựng brom mất màu. Khí thoát ra khỏi bình có tỉ khối so với hiđro là 12. Tính giá trị của x.

A. 1,2        B. 1,0        C. 1,4        D. 1,6

(Xem giải) Câu 25. Một hỗn hợp X gồm 0,07 mol axetilen; 0,05 mol vinylaxetilen; 0,1 mol H2 và một ít bột Ni trong bình kín. Nung hỗn hợp X thu được hỗn hợp Y chỉ gồm các hiđrocacbon. Cho toàn bộ hỗn hợp Y đi qua bình đựng dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được m gam hỗn hợp hai chất kết tủa vàng nhạt và 1,568 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm các hiđrocacbon thoát ra khỏi bình. Để làm no hoàn toàn hỗn hợp Z cần vừa đúng 60 ml dung dịch Br2 1M. Giá trị của m là:

A. 9,57.       B. 16,81.       C. 11,97.       D. 12,55.

(Xem giải) Câu 26. Hỗn hợp E gồm hai hiđrocacbon X và Y (MX < MY < 70); tỉ lệ mol của X và Y là 2 : 3. Đốt cháy hoàn toàn V lít X thu được 2,24 lít CO2. Đốt cháy hoàn toàn V lít hỗn hợp E thu được 3,584 lít CO2 và 2,52 gam H2O. Biết V lít X làm nhạt màu tối đa 16 gam Br2. Phần trăm khối lượng Y trong E có giá trị gần nhất với

A. 63.         B. 68.         C. 71.         D. 76

(Xem giải) Câu 27. Hỗn hợp khí A (ở đktc) gồm H2 và một hiđrocacbon X mạch hở. Đốt cháy 6,0 gam A thu được 17,6 gam CO2, mặt khác 6,0 gam A tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 32 gam Br2. Công thức phân tử của X là

A. C2H4 hoặc C4H8       B. C2H4 hoặc C3H6       C. C2H4 hoặc C4H6       D. C3H6 hoặc C4H4

(Xem giải) Câu 28. Bốn hiđrocacbon X, Y, Z, T mạch hở, là chất khí ở điều kiện thường và đều có tỉ khối hơi so với heli bé hơn 13. Khi phân hủy mỗi chất thành hiđro và cacbon, thể tích khí thu được đều gấp hai lần thể tích ban đầu (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Biết X, Z không có đồng phân cấu tạo. Cho các phát biểu:
(1) Lượng oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn m gam Y nhiều hơn lượng cần dùng để đốt cháy hoàn toàn m gam Z.
(2) Chất Y là đồng đẳng của chất T. Cả hai đều không có đồng phân hình học.
(3) Hỗn hợp gồm Y và T phản ứng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo thành kết tủa.
(4) Trong hai chất X và Z, chỉ có một chất phản ứng được với brom trong CCl4.
(5) Các khí Y, Z, T gần như không hiện diện trong khí mỏ dầu hay khi thiên nhiên.
Số phát biểu đúng là

A. 1.       B. 2.       C. 3.         D. 4.

(Xem giải) Câu 29. Hiđro hóa hoàn toàn hiđrocacbon mạch hở X thu được isopentan. Số công thức cấu tạo có thể có của X là

A. 6.        B. 7.          C. 4.        D. 5.

(Xem giải) Câu 30. Limonen có trong tinh dầu chanh là một hiđrocacbon có công thức phân tử là C10H16. Biết 1 mol limonen tác dụng với tối đa 2 mol H2 (xúc tác Ni). Mô tả đặc điểm cấu tạo nào sau đây phù hợp với limonen?

A. Limonen là hiđrocacbon không no (chứa 2 liên kết C=C), mạch hở.

B. Tổng số liên kết π trong limonen bằng 3.

C. Trong limonen có 2 liên kết C=C và có 1 vòng

D. Limonen là hiđrocacbon no, mạch hở.

16
Bình luận

200
Mới nhất Cũ nhất Thích nhiều nhất
hoahoc

Ad có chuyên đề chuỗi phản ứng lớp 11 k ạ

pony123

ad ơi có thể bật mí các phương pháp quy đổi trong phần này được không ạ???

Nguyễn văn hiếu

Thầy ơi phần này ko cho download à thầy

nguyenhuong

Ad ơi câu 10 không xem đc giải ạ

Trương miền

Ad ơi có thể cho bọn e tải mấy file này để đi in đc ko ạ

huyenngoc278

hay quá

lethixuan

CHO CÁC EM TẢI VỀ ĐI Ạ

error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!