[2019] Thi thử THPT Quốc gia trường Nguyễn Công Trứ – Hà Tĩnh
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Giải chi tiết và đáp án:
41B | 42A | 43D | 44B | 45C | 46D | 47D | 48C | 49D | 50D |
51C | 52A | 53D | 54B | 55B | 56C | 57C | 58C | 59B | 60D |
61D | 62B | 63B | 64B | 65A | 66D | 67C | 68B | 69C | 70D |
71C | 72B | 73B | 74D | 75D | 76D | 77D | 78D | 79D | 80B |
(Xem giải) Câu 41: Kem đánh răng chứa một lượng muối của flo (như CaF2, SnF2) có tác dụng bảo vệ lớp men răng vì nó thay thế một phần hợp chất có trong men răng là Ca5(PO4)3OH thành Ca5(PO4)3F. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ răng vì lớp Ca5(PO4)3F
A. có màu trắng sáng, tạo vẻ đẹp cho răng.
B. không bị môi trường axit trong miệng sau khi ăn bào mòn.
C. có thể phản ứng với H+ còn lại trong khoang miệng sau khi ăn.
D. là hợp chất trơ, bám chặt và bao phủ hết bề mặt của răng.
Câu 42: Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là
A. FeO, CuO, Cr2O3. B. FeO, MgO, CuO.
C. PbO, K2O, SnO. D. Fe3O4, SnO, BaO.
(Xem giải) Câu 43: Cho các phát biểu sau:
(a) Trong dung dịch, glyxin tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực
(b) Amino axit là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước
(c) Glucozơ và saccarozơ đều có phản ứng tráng bạc
(d) Hiđro hóa hoàn toàn triolein (xúc tác Ni, t°), thu được tripanmitin.
(e) Triolein và protein có cùng thành phần nguyên tố.
(g) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói.
Số phát biểu đúng là
A. 6. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 44: Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là:
A. Khử các kim loại. B. Khử các cation kim loại.
C. Oxi hóa các kim loại. D. Oxi hóa các cation kim loại.
Câu 45: Chất nào sau đây khi phản ứng với dung dịch HCl giải phóng khí
A. AgNO3. B. NaNO3. C. Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)3.
Câu 46: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. CrO3 tan dễ trong nước, tác dụng dễ dàng với dung dịch kiềm loãng.
B. Cr2O3 là oxit lưỡng tính. C. CrO là oxit bazơ, tan dễ dàng trong dung dịch axit.
D. Do Cr(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính nên Cr tác dụng được với dung dịch NaOH đặc.
Câu 47: Dung dịch của chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím :
A. Axit glutamic (HOOCCH2CHNH2COOH) B. Natriphenolat (C6H5ONa)
C. Lysin (H2NCH2-[CH2]3CH(NH2)-COOH) D. Glyxin (CH2NH2-COOH)
(Xem giải) Câu 48: Cho 3 hiđrocacbon X, Y, Z lần lượt tác dụng với dung dịch kali pemanganat thì được kết quả: X chỉ làm mất màu dung dịch khi đun nóng, Y làm mất màu ngay ở nhiệt độ thường, Z không phản ứng. Dãy các chất X, Y, Z phù hợp là
A. etilen, axitilen, metan. B. stiren, toluen, benzen.
C. toluen, stiren, benzen. D. axetilen, etilen, metan.
Câu 49: Trong số các kim loại Al, Zn, Fe, Ag. Kim loại nào không tác dụng được với H2SO4 loãng ở nhiệt độ thường?
A. Zn. B. Al. C. Fe. D. Ag.
Câu 50: Để tráng một lớp bạc lên ruột phích, người ta cho chất X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Chất X là
A. saccarozơ. B. etyl axetat. C. tinh bột. D. glucozơ.
Câu 51: Trong y học, cacbohiđrat nào sau đây dùng để làm thuốc tăng lực?
A. Fructozơ. B. Saccarozơ. C. Glucozơ. D. Xenlulozơ.
Câu 52: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
A. Sc B. Na C. Fe. D. Al.
(Xem giải) Câu 53: Thêm từ từ cho đến hết 0,5 mol dung dịch HCl vào hỗn hợp dung dịch Y gồm 0,2 mol NaOH và 0,15 mol NaAlO2. Lượng kết tủa thu được là:
A. 11,7 B. 3,9 C. 15,6 D. 7,8
Câu 54: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm điều chế khí Z:
Phương trình hoá học điều chế khí Z là
A. Ca(OH)2 (dung dịch) + 2NH4Cl (rắn) → 2NH3↑ + CaCl2 + 2H2O.
B. 2HCl (dung dịch) + Zn → H2↑ + ZnCl2.
C. 4HCl (đặc) + MnO2 → Cl2↑ + MnCl2 + 2H2O.
D. H2SO4 (đặc) + Na2SO3 (rắn) → SO2↑ + Na2SO4 + H2O.
Câu 55: Trường hợp nào sau đây không xảy ra sự ăn mòn điện hoá?
A. Sự gỉ của gang trong không khí ẩm.
B. Nhúng thanh Cu trong dung dịch Fe2(SO4)3 có nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4.
C. Sự ăn mòn vỏ tàu trong nước biển.
D. Nhúng thanh Zn trong dung dịch H2SO4 có nhỏ vài giọt CuSO4.
(Xem giải) Câu 56: Cho glucozơ lên men thành rượu (ancol) etylic. Dẫn khí CO2 tạo thành qua dung dịch nước vôi trong dư, thu được 50 gam kết tủa. Biết hiệu suất của quá trình lên men là 80%. Khối lượng glucozơ cần dùng ban đầu là
A. 112,5 gam. B. 45,00 gam. C. 56,25 gam. D. 36,00 gam.
Câu 57: Cho 0,01 mol Fe vào 50 ml dung dịch AgNO3 1M. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng Ag thu được là:
A. 2,16 B. 4,32. C. 3,24 D. 5,4
Câu 58: Cặp chất nào sau đây có khả năng tác dụng được với nhau?
A. Ag + Fe2(SO4)3. B. Fe + CrSO4. C. Fe + Cu(NO3)2. D. Ni + FeSO4.
(Xem giải) Câu 59: Có bao nhiêu chất có công thức phân tử là C4H8O2 phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được muối Y và chất hữu cơ Z. Biết đun nóng Z với H2SO4 đặc ở 170°C, thu được anken?
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 60: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Phân tử xenlulozơ được cấu tạo từ các gốc fructozơ.
B. Saccarozơ không tham gia phản ứng thủy phân.
C. Fructozơ không có phản ứng tráng bạc.
D. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
(Xem giải) Câu 61: Cho các chất: etyl axetat, etanol, axit acrylic, phenol, anilin, phenyl amoni clorua, ancol benzylic, p – crezol. Trong các chất trên, số chất phản ứng với NaOH là:
A. 3 B. 4 C. 6 D. 5.
(Xem giải) Câu 62: Có nhiều nhất bao nhiêu ion trong số Na+, CO32-, NH4+, Cl-, Mg2+, OH-, NO3- có thể cùng tồn tại trong một dung dịch (bỏ qua sự thuỷ phân của muối)
A. 4. B. 5. C. 6. D. 3.
(Xem giải) Câu 63: Đốt cháy hoàn toàn 1 amin no đơn chức, bậc I, mạch hở thu được tỉ lệ mol CO2 và H2O là 4 : 7. Tên gọi của amin là:
A. đimetylamin B. Etylamin. C. propylamin D. etylmetylamin
Câu 64: Polime được sử dụng để sản xuất:
A. gas, xăng, dầu, nhiên liệu. B. chất dẻo, cao su, tơ sợi, keo dán.
C. phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.
D. dung môi hữu cơ, thuốc nổ, chất kích thích tăng trưởng thực vật.
(Xem giải) Câu 65: Rót từ từ dung dịch chứa x mol HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm y mol Na2CO3 và y mol K2CO3 thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và dung dịch chứa 138,825 gam chất tan. Tỉ lệ x : y là
A. 7 : 3. B. 11 : 4. C. 11 : 3. D. 9 : 4.
(Xem giải) Câu 66: Cho dãy các chất sau: fructozơ, vinyl fomat, metyl acrylat, glucozơ, saccarozơ, etylamin, glyxin và etanol. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Có 3 chất tham gia phản ứng tráng bạc. B. Có 3 chất làm mất màu nước brom.
C. Có 4 chất hữu cơ đơn chức, mạch hở. D. Có 3 chất bị thủy phân trong môi trường kiềm.
(Xem giải) Câu 67: Cho 15,62 gam P2O5 vào 400 ml dung dịch NaOH nồng độ aM, thu được dung dịch có tổng khối lượng các chất tan bằng 24,2 gam. Giá trị của a là
A. 0,2. B. 0,35. C. 0,3. D. 0,25.
(Xem giải) Câu 68: Cho các phát biểu sau:
(a) Các chất CH3NH2, C2H5OH, NaHCO3 đều có khả năng phản ứng với HCOOH.
(b) Phản ứng thế Brom vào vòng benzen của phenol (C6H5OH) dễ hơn của benzen (C6H6).
(c) Oxi hóa không toàn toàn etilen là phương pháp hiệu đại để sản xuất anđehit axetic.
(d) Phenol (C6H5OH) tan ít trong etanol.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 4 B. 3 C. 1 D. 2
(Xem giải) Câu 69: Sục V lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa hỗn hợp Ba(OH)2 và KOH, kết quả thí nghiệm được biểu diễn bằng đồ thị sau:
Giá trị của V bằng bao nhiêu để thu được kết tủa cực đại?
A. 2,24 ≤ V ≤ 6,72. B. 2,24 ≤ V ≤ 4,48. C. 2,24 ≤ V ≤ 5,152. D. 2,24 ≤ V ≤ 5,376.
(Xem giải) Câu 70: X là este no, đơn chức, Y là axit cacboxylic đơn chức, không no chứa một liên kết đôi C=C; Z là este 2 chức tạo bởi etylen glicol và axit Y (X, Y, Z, đều mạch hở, số mol Y bằng số mol Z). Đốt cháy a gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 0,335 mol O2 thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 19,74 gam. Mặt khác, a gam E làm mất màu tối đa dung dịch chứa 0,14 mol Br2. Biết X có khả năng tráng bạc. Khối lượng của X trong E là
A. 8,6. B. 7,6. C. 6,8. D. 6,6.
(Xem giải) Câu 71: Hòa tan hết 31,47 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, ZnCO3 và Al(NO3)3 trong dung dịch chứa 0,585 mol H2SO4 và 0,09 mol HNO3, kết thúc phản ứng, thu được dung dịch Y chỉ chứa 79,65 gam các muối trung hòa và 4,032 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm CO2, N2, H2. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thấy lượng NaOH phản ứng là 76,4 gam. Phần trăm khối lượng của Zn đơn chất trrong hỗn hợp X là
A. 41,3%. B. 43,4%. C. 39,2%. D. 35,1%.
(Xem giải) Câu 72: Cho 4,725 gam bột Al vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch X chứa 37,275 gam muối và V lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của V là
A. 11,760 lít. B. 3,920 lít. C. 3,584 lít. D. 7,168 lít.
(Xem giải) Câu 73: Hỗn hợp X gồm C2H5OH, HCHO, CH3COOH, HCOOCH3, CH3COOC2H3, CH2OHCH(OH)CHO và CH3CH(OH)COOH. Đốt cháy hoàn toàn 13,8 gam X cần dung vừa đủ 12,04 lít O2 (đktc), thu được CO2 và 9 gam H2O. Thành phần phần trăm theo khối lượng của CH3COOC2H3 trong X là
A. 24,92%. B. 15,58%. C. 31,16%. D. 12,46%.
(Xem giải) Câu 74: Đốt cháy m gam hỗn hợp Mg, Fe trong oxi một thời gian, thu được (m + 4,16) gam hỗn hợp X chứa các oxit. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X bằng dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y chứa (3m + 1,82) gam muối. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Y thấy tạo (9m + 4,06) gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan hết 3,75m gam hỗn hợp X bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch Z chứa x gam muối nitrat kim loại. Giá trị của x là
A. 161,4. B. 173,4. C. 158,92. D. 107,6.
(Xem giải) Câu 75: Hỗn hợp X chứa 3 peptit mạch hở A, B, C. Người ta thủy phân hoàn toàn 26,41 gam X trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y chứa x gam ba muối của Gly, Ala, Val. Cô cạn Y rồi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp muối trên thì thu được 4,144 lít khí N2 (đktc), 33,22 gam CO2 và m gam H2O. Giá trị của m + x là:
A. 62,2 B. 54,8 C. 64,6 D. 55,61
(Xem giải) Câu 76: Điện phân với điện cực trơ dung dịch chứa 0,5 mol AgNO3 với cường độ dòng điện 3,86A, trong thời gian t giây, thu được dung dịch X (hiệu suất quá trình điện phân là 100%). Cho 22,4 gam bột Fe vào X, thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và sau các phản ứng hoàn toàn thu được 42,2 gam chất rắn Y. Giá trị của t là
A. 2500. B. 3000. C. 3600. D. 5000.
(Xem giải) Câu 77: X là este 3 chức, xà phòng hóa hoàn toàn 2,904 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ Y có khối lượng 1,104 gam và hỗn hợp 3 muối của 1 axit cacboxylic thuộc dãy đồng đẳng của axit axetic và 2 axit cacboxylic thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic. Cho toàn bộ lượng Y tác dụng hết với Na, thu được 0,4032 lít H2 (đktc). Hỏi khi đốt cháy hoàn toàn 2,42 gam X thu được tổng khối lượng H2O và CO2 là bao nhiêu gam?
A. 5,04. B. 5,92. C. 5,22. D. 6,10.
(Xem giải) Câu 78: Hòa tan hết m gam hỗn hợp X chứa Cu(NO3)2, Fe(NO3)2, Fe3O4 trong dung dịch chứa 1,2 mol KHSO4 (vừa đủ). Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y chứa 227,4 gam muối trung hòa. Cho Ba(OH)2 dư vào Y thấy xuất hiện m1 gam kết tủa. Giá trị của m1 là :
A. 321,8 B. 342,4 C. 268,8 D. 342,9
(Xem giải) Câu 79: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp X gồm CO2, CO, H2, H2O. Dẫn X đi qua 25,52 gam hỗn hợp Fe3O4 và FeCO3 nung nóng thu được chất rắn Y gồm Fe, FeO, Fe3O4; hơi nước và 0,2 mol CO2. Chia Y thành 2 phần bằng nhau:
– Phần 1: Hòa tan hết trong dung dịch chứa a mol HNO3 và 0,025 mol H2SO4, thu được 0,1 mol khí NO duy nhất.
– Phần 2: Hòa tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được dung dịch chứa hai muối có số mol bằng nhau và 0,15 mol khí SO2 duy nhất.
Giá trị của a là
A. 0,35 mol. B. 0,40 mol. C. 0,50 mol. D. 0,45 mol.
(Xem giải) Câu 80: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất chứa C, H, O, N. Đốt cháy hoàn toàn 10,8 gam X thu được 4,48 lít CO2, 7,2 gam H2O và 2,24 lít khí N2 (đktc). Nếu cho 0,1 mol chất X trên tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH đun nóng thu được chất khí làm xanh giấy quỳ tím ẩm và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 15. B. 12,5. C. 5,7. D. 21,8.
Bình luận