[2019] Thi thử THPT Quốc gia trường Nguyễn Khuyến – Hồ Chí Minh (Lần 1)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Giải chi tiết và đáp án:
1C | 2B | 3A | 4C | 5D | 6D | 7B | 8D | 9C | 10C |
11A | 12D | 13B | 14B | 15D | 16A | 17C | 18D | 19B | 20C |
21B | 22B | 23D | 24B | 25C | 26A | 27A | 28D | 29B | 30C |
31A | 32A | 33D | 34C | 35A | 36B | 37A | 38D | 39A | 40C |
Câu 1: Este nào sau đây có mùi thơm của chuối chín, được cho vào các loại chè nhằm tạo hương thơm?
A. Etyl propionat. B. Isoamyl fomat. C. Isoamyl axetat. D. Benzyl axetat.
Câu 2: Kim loại nào sau đây không thể điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện?
A. Cu. B. Mg. C. Pb. D. Fe.
Câu 3: Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là Ba2+ + CO32- → BaCO3?
A. BaCl2 + (NH4)2CO3 → 2NH4Cl + BaCO3.
B. Ba(OH)2+ NH4HCO3 → BaCO3 + NH3 + 2H2O.
C. Ba(OH)2 + NaHCO3 → BaCO3 + NaOH + H2O.
D. Ba(HCO3)2 + 2NaOH → BaCO3 + Na2CO3 + 2H2O.
Câu 4: Đun nóng xenlulozơ trong hỗn hợp axit nitric đặc và axit sunfuric đặc thu được chất X. X là chất dễ cháy và nổ mạnh được dùng làm thuốc súng không khói. Công thức của chất X là
A. [C6H7O2(ONO3)3]n. B. [C6H7O3(ONO2)3]n.
C. [C6H7O2(ONO2)3]n. D. [C6H7O2(ONO2)2]n.
(Xem giải) Câu 5: Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất cả quá trình là 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được 197 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 100. B. 394. C. 218,8. D. 197.
Câu 6: Phân bón hóa học nào sau đây làm tăng độ chua của đất trồng?
A. Canxi photphat. B. Kali nitrat. C. Urê. D. Amoni nitrat.
Câu 7: Quặng sắt manhetit có công thức là
A. FeS2. B. Fe3O4. C. FeCO3. D. Fe2O3.
Câu 8: Ở điều kiện thường, hợp chất nào sau đây tan được trong nước, tạo môi trường kiềm?
A. Ba. B. CrO3. C. Al2O3. D. K2O.
Câu 9: Chất nào sau đây vừa tham gia phản ứng tráng bạc, vừa làm mất màu dung dịch brom?
A. Xenlulozơ. B. Saccarozơ. C. Glucozơ. D. Fructozơ.
Câu 10: Kim loại X và hợp kim của X có ưu điểm là nhẹ, bền với không khí và nước nên được dùng làm vật liệu chế tạo máy bay, ôtô, tên lửa, tàu vũ trụ. Kim loại X là
A. Fe. B. Mg. C. Al. D. Cr.
Câu 11: Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt các dung dịch glixerol, etanol và lòng trắng trứng?
A. Cu(OH)2. B. NaOH. C. AgNO3/NH3. D. HNO3.
(Xem giải) Câu 12: Dẫn luồng khí CO dư đi qua 18,2 gam hỗn hợp Al2O3 và CuO nung nóng đến phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 16,6 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng CuO có trong hỗn hợp ban đầu là
A. 56,04%. B. 45,72%. C. 43,59%. D. 43,96%.
Câu 13: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
A. Poliacrilonitrin. B. Poli(etilen terephtalat).
C. Poli(metyl metacrylat). D. Polistiren.
Câu 14: Kim loại nào sau đây có khối lượng riêng lớn nhất?
A. Li. B. Os. C. W. D. Cr.
Câu 15: Y là hợp chất của crom, có màu lục thẫm, dùng để tạo màu lục cho đồ sứ, thủy tinh. Y là
A. CrO3. B. CrCl3. C. CrO. D. Cr2O3.
Câu 16: X là một bazơ mạnh, lại rẻ tiền nên được sử dụng rộng rải trong nhiều ngành công nghiệp: sản xuất amoniac, clorua vôi, vật liệu xây dựng,…Công thức phân tử của X là
A. Ca(OH)2. B. Ba(OH)2. C. CaO. D. NaOH.
(Xem giải) Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X gồm hai ancol mạch hở Y, Z (trong đó Y đa chức và Z không no, có một liên kết đôi), thu được 2,4a mol CO2 và 3a mol H2O. Phần trăm khối lượng của Z trong X là
A. 45,67 %. B. 36,25 %. C. 38,41%. D. 35,62 %.
(Xem giải) Câu 18: Cho sơ đồ thí nghiệm như sau:
Nhận định nào sau đây đúng?
A. Miếng bông trên miệng ống nghiệm 1 mất màu hồng.
B. Dung dịch trong cả hai ống nghiệm đều có màu xanh.
C. Miếng bông trên miệng ở cả hai ống nghiệm đều không màu.
D. Miếng bông trên miệng ống nghiệm 2 mất màu hồng.
(Xem giải) Câu 19: Thủy phân este mạch hở Y có công thức phân tử C5H8O2 trong dung dịch NaOH, thu được muối có phản ứng tráng bạc và ancol. Số công thức cấu tạo phù hợp của Y là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
(Xem giải) Câu 20: Cho các chất: Cr, CrO3, Fe, Cr(OH)3, Cr2O3, Ba. Số chất tan được trong dung dịch NaOH loảng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
(Xem giải) Câu 21: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Nhúng thanh kẽm nguyên chất vào dung dịch CuCl2.
(b) Nhúng thanh chì vào dung dịch H2SO4 loảng có nhỏ vài giọt dung dịch FeSO4.
(c) Quấn sợi dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào cốc nước chanh.
(d) Gắn thanh kẽm vào thanh sắt rồi nhúng trong nước muối.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa học là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 22: Nếu một người có tính bền bỉ, quyết tâm thì việc dù khó khăn đến đâu cuối cùng cũng sẽ làm được. Chính vì lẽ đó tục ngữ Việt Nam có câu: “Nước chảy đá mòn”, câu này mang ý nghĩa khoa học theo phương trình phản ứng nào sau đây?
A. CaO + H2O → Ca(OH)2. B. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2. .
C. Ca(OH)2 + 2CO2 → Ca(HCO3)2. D. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O.
(Xem giải) Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn amino axit X cùng dảy đồng đẳng với glyxin, thu được 12,32 lít khí CO2 (đktc) và 10,89 gam H2O. Tên gọi của X là
A. Alanin. B. Lysin. C. Axit glutamic. D. Valin.
(Xem giải) Câu 24: Cho các polime: poli(vinyl clorua), tơ olon, policaproamit, polistiren, nilon-6,6, xenlulozơ triaxetat. Số polime chứa nguyên tử nitơ trong phân tử là
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
(Xem giải) Câu 25: Cho 330 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào 200 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,5M, sau phản ứng thu được khối lượng kết tủa là
A. 69,90 gam. B. 10,92 gam. C. 80,82 gam. D. 85,50 gam.
(Xem giải) Câu 26: Hấp thụ hoàn toàn V lít khí CO2 vào dung dịch chứa đồng thời x mol Ba(OH)2, 0,1 mol NaOH và a mol KOH, thu được dung dịch X và kết tủa Y. Nhỏ từ từ X vào dung dịch H2SO4 0,5M, đến khi không còn khí thoát ra thì cần dùng 310 ml dung dịch H2SO4, thu được 6,99 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là
A. 0,15. B. 0,12. C. 0,1. D. 0,25.
(Xem giải) Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 6,16 mol O2, thu được 4,4 mol CO2. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn a gam X (xúc tác Ni, t°), thu được chất Y. Đun nóng Y với dung dịch chứa 0,24 mol KOH (vừa đủ), thu được glixerol và m gam muối. Giá trị của m là
A. 75,04. B. 74,56. C. 71,20. D. 74,96.
(Xem giải) Câu 28: Este X có công thức phân tử C6H10O4. Xà phòng hóa hoàn toàn X bằng dung dịch NaOH, thu được ba chất hữu cơ Y, Z, T (MY > MZ > MT). Biết Y và T đều tác dụng được với kim loại natri. Đun nóng T trong dung dịch H2SO4 đặc (140°C), thu được đimetyl ete. Nung nóng Z với hỗn hợp rắn gồm NaOH và CaO, thu được CH4. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đun nóng Y với dung dịch H2SO4 đặc (180°C), thu được anken.
B. X làm mất màu nước brom.
C. Phân tử khối của Y là 110.
D. Phân tử Y có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi.
(Xem giải) Câu 29: Cho các phát biểu sau:
a) Khí SO2 được thải ra từ các nhà máy là nguyên nhân gây ra mưa axit.
b) Trong vỏ trái đất, nhôm đứng hàng thứ ba trong các kim loại về độ phổ biến.
c) Muối Ba(HCO3)2 dùng để làm thuốc giảm đau dạ dày do dư axit.
d) CaCO3 được nghiền thành bột mịn dùng làm phụ gia của thuốc đánh răng.
e) Sắt là khoáng chất không thể thiếu trong cơ thể con người.
Số phát biểu sai là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
(Xem giải) Câu 30: Thực hiện các thí nghiệm sau:
a) Đun nóng nước cứng vĩnh cửu.
b) Cho dung dịch Ba(OH)2 tác dụng với dung dịch H3PO4 theo tỉ lệ mol 1 : 1.
c) Sục khí SO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư.
d) Sục khí NH3 đến dư dung dịch NaAlO2.
e) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3.
g) Sục khí CO2 dư vào dung dịch Na2SiO3.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
(Xem giải) Câu 31: Cho m gam hỗn hợp X gồm K2O, Ba và Al (trong đó oxi chiếm 8,44% về khối lượng) tan hết vào nước, thu được dung dịch Y và 4,48 lít khí H2 (đktc). Cho từ từ 960 ml dung dịch HCl 0,5M vào dung dịch Y, sau khi kết tủa tan một phần thì còn lại 3,12 gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với
A. 19. B. 15. C. 18. D. 22.
(Xem giải) Câu 32: Cho 10,48 gam hỗn gồm Fe2O3 và Al2O3 tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X chứa ba chất tan có cùng nồng độ mol. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch X, số mol NaOH và khối lượng kết tủa được biểu bằng đồ thị sau:
Giá trị của m gần nhất với
A. 10. B. 2. C. 9. D. 6.
(Xem giải) Câu 33: Tiến hành các bước thí nghiệm như sau:
Bước 1: Cho một nhúm bông vào cốc đựng dung dịch H2SO4 70%, đun nóng đồng thời khuấy đều đến khi thu được dung dịch đồng nhất.
Bước 2: Trung hòa dung dịch thu được bằng dung dịch NaOH 10%.
Bước 3: Lấy dung dịch sau khi trung hòa cho vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3/NH3, sau đó đun nóng.
Nhận định nào sau đây đúng?
A. Sau bước 2 nhỏ dung dịch I2 vào cốc thì thu được dung dịch có màu xanh tím.
B. Thí nghiệm trên dùng để chứng minh xenlulozơ có chứa nhiều nhóm -OH.
C. Sau bước 1 trong cốc thu được hai loại monosaccarit.
D. Sau bước 3 trên thành ống nghiệm xuất hiện lớp kim loại màu trắng bạc.
(Xem giải) Câu 34: Cho các phát biểu sau:
a) Các este có vòng benzen đều độc (chẳng hạn như benzyl axetat) nên không thể dùng trong mỹ phẩm.
b) Cafein có trong quả cà phê là chất kích thích thần kinh, không gây nghiện, tốt cho sức khỏe con người.
c) Tơ nilon-6,6 có tính dai, mềm mại, ít thấm nước, bền với kiềm và axit nên dùng làm dây cáp, dây dù…
d) Muối đinatri của axit glutamic dùng làm bột ngọt trong chế biến thức ăn.
e) Thành phần chính tinh bột là amilopectin.
g) Methionin là một loại aminoaxit dùng làm thuốc bổ gan.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
(Xem giải) Câu 35: Cho hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau). Tiến hành các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho X và Y vào dung dịch HNO3 đặc, nóng dư, thu được n1 mol muối. Biết NO2 là sản phẩm khử duy nhất của N+5.
Thí nghiệm 2: Cho X và Y vào dung dịch HCl dư, thu được n2 mol muối.
Thí nghiệm 3: Cho X và Y vào dung dịch H2SO4 loảng dư, thu được n3 mol muối.
Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn và 1,5n3 < n1 = n2. Hai chất X, Y lần lượt là:
A. Fe3O4 và Al. B. Mg và ZnO. C. Fe2O3 và CuO. D. FeO và Al2O3.
(Xem giải) Câu 36: X là este đơn chức, không no chứa hai liên kết pi, Y là este no hai chức (X, Y đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 20,98 gam hỗn hợp E chứa X, Y trong oxi, thu được 0,84 mol CO2. Mặt khác, đun nóng 20,98 gam E trong dung dịch NaOH vừa đủ, rồi cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp G chứa hai muối khan và một ancol T duy nhất. Cho T phản ứng với natri dư thu được 0,15 mol H2. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn hơn trong G gần nhất với
A. 47%. B. 63%. C. 53%. D. 37%.
(Xem giải) Câu 37: Cho hỗn hợp E gồm hai chất hữu cơ X (C3H9NO2) và Y (C5H12N2O4) tác dụng hoàn toàn với dung dịch KOH, thu được hỗn hợp khí Z chứa hai chất hơn kém nhau 1 nhóm CH2. Tỉ khối của Z so với He bằng 5,65 và dung dịch T. Cô cạn T, thu được hỗn hợp G gồm ba muối (trong đó có một muối của α-amino axit và một muối của axit cacboxylic đơn chức, không no). Phần trăm khối lượng của muối có số nguyên tử cacbon lớn nhất trong G là
A. 38,15%. B. 37,14%. C. 37,58%. D. 39,19%.
(Xem giải) Câu 38: Trộn hỗn hợp gồm Fe2O3, CuO, Cr2O3 (2x mol), MgO với bột Al (7x mol) được hỗn hợp E. Nung hỗn hợp E một thời gian được 45,32 gam hỗn hợp X. Cho toàn bộ X tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dùng dư 20% so với lượng phản ứng), thu được 4,48 lít khí NO (đktc) và dung dịch Y. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH (loãng) 2,14M vào Y đến khi không còn phản ứng xảy ra thì vừa hết 1,5 lít, sau phản ứng thu được 0,03 mol khí và m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 49,76. B. 42,38. C. 34,39. D. 33,88.
(Xem giải) Câu 39: Điện phân dung dịch X gồm CuSO4 x mol và KCl y mol (2x < y) với điện cực trơ, màng ngăn xốp, hiệu suất 100%, cường độ dòng điện không đổi I = 2A. Sau t giây, thu được dung dịch Y chứa 5,5925 gam chất tan và hỗn hợp hai khí (có tỉ khối so với H2 là 359/14). Mặt khác, nếu điện phân X trong thời gian (t + 1930) giây thì khối lượng dung dịch giảm 3,8025 gam. Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Giá trị của t lớn hơn 2410.
B. Tại thời điểm t giây, ion Cu2+ chưa bị điện phân hết.
C. Tỉ lệ x : y = 1 : 3.
D. Tại thời điểm (t + 1930) giây, tổng thể tích khí (đktc) thu được ở anot là 896 ml.
(Xem giải) Câu 40: Hỗn hợp E gồm axit cacboxylic X đơn chức và este Y hai chức; X và Y đều mạch hở. Đốt cháy hết m gam E cần vừa đủ 1,1 mol O2, thu được 12,96 gam H2O. Mặt khác, cho 47,8 gam E tác dụng vừa đủ với 250 gam dung dịch NaOH 8%, cô cạn dung dịch thu được phần hơi Z có chứa một chất hữu cơ duy nhất là ancol propylic. Cho toàn bộ Z vào bình đựng Na, kết thúc phản ứng khối lượng bình tăng 250,82 gam, đồng thời thoát ra 8,736 lít (đktc) khí H2. Khối lượng (gam) của X trong m gam có giá trị gần nhất với
A. 18. B. 19. C. 8. D. 11.
Bình luận