[2021] Thi giữa kỳ 2 – Lương Thế Vinh (Hà Nội)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

1B 2D 3D 4A 5A 6B 7A 8C 9A 10A
11A 12C 13B 14A 15A 16B 17D 18D 19A 20B
21B 22B 23B 24B 25D 26B 27C 28D 29C 30C
31D 32C 33A 34C 35C 36D 37B 38C 39D 40C

Câu 1 : Kết luận nào sau đây không đúng?

A. Natri hiđrocacbonat được sử dụng làm thuốc muối để giảm đau dạ dày do dư thừa axit.

B. Điều chế Na bằng cách điện phân dung dịch NaCl.

C. Trong nhóm IA, bán kính nguyên tử tăng dần từ liti đến xesi.

D. Các kim loại kiềm có tính khử mạnh.

Câu 2 : Cho 0,897 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư) thu được 0,2576 lít khí hidro (ở đktc). Kim loại kiềm là

A. Na.       B. Rb.       C. Li.       D. K.

(Xem giải) Câu 3 : Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,3M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 9,85.       B. 11,82.       C. 29,55.       D. 19,70.

Câu 4 : Canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.H2O) được gọi là

A. thạch cao nung.       B. thạch cao sống.       C. thạch cao khan.       D. đá vôi.

Câu 5 : Cho dung dịch NaHCO3 dư vào dung dịch Ca(OH)2 thì thu được dung dịch X. Chất tan trong X là

A. NaHCO3;Na2CO3.       B. Na2CO3; NaOH.       C. NaHCO3.       D. Ca(HCO3)2.

(Xem giải) Câu 6 : Cho các kết luận sau về nhôm:
(1) Nhôm có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm diện.
(2) Là kim loại màu trắng bạc, mềm, dễ kéo sợi và dát mỏng.
(3) Nhôm dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, tốt hơn các kim loại Fe và Cu.
(4) Nhôm là kim loại nhẹ, nóng chảy ở nhiệt độ 660°C.
(5) Nhôm là nguyên tố s.
Các kết luận đúng là

A. (1), (2), (4), (5).       B. (1), (2), (4).

C. (1), (2), (3), (4).       D. (1), (3), (4), (5).

Câu 7 : Kim loại không phản ứng được với nước ở nhiệt độ thường là

A. Be.       B. Ca.       C. K.       D. Na.

(Xem giải) Câu 8 : Cho hỗn hợp gồm 1 mol chất X và 1 mol chất Y tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), tạo ra 2 mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Hai chất X, Y là

A. Fe, Fe2O3.       B. Fe3O4, Fe2O3.       C. Fe, FeO.       D. FeO, Fe3O4.

(Xem giải) Câu 9 : Dung dịch Ba(HCO3)2 không tạo kết tủa với dung dịch nào sau đây?

A. HCl.       B. NaOH.       C. KHSO4.       D. Na2CO3.

Câu 10 : Khi nói về kim loại kiềm, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Từ Li đến Cs khả năng phản ứng với nước giảm dần.

B. Các kim loại kiềm có màu trắng bạc và có ánh kim.

C. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.

D. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.

(Xem giải) Câu 11 : Thực hiện các thí nghiệm sau ở nhiệt độ thường:
(a) Cho bột Al vào dung dịch NaOH.
(b) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3.
(c) Cho CaO vào nước.
(d) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch CaCl2.
(e) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch BaCl2.
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là

Bạn đã xem chưa:  [2024] Thi thử TN sở GDĐT Hải Dương (Lần 2)

A. 4.       B. 3.       C. 2.       D. 5.

(Xem giải) Câu 12 : Cho các phát biểu sau:
(a) Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, crom thuộc chu kì 4, nhóm VIB.
(b) Các oxit của crom đều là oxit bazơ.
(c) Trong các hợp chất, số oxi hóa cao nhất của crom là +6.
(d) Trong các phản ứng hóa học, hợp chất crom(III) chỉ đóng vai trò chất oxi hóa.
(e) Khi phản ứng với khí Cl2 dư, crom tạo ra hợp chất crom(III).
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 4.       B. 2.       C. 3.       D. 5.

Câu 13 : Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. Nhôm và crom đều bị thụ động hóa bởi dung dịch HNO3 đặc, nguội.

B. Nhôm và crom đều phản ứng với dung dịch HCl theo cùng tỉ lệ số mol.

C. Vật dụng làm bằng nhôm và crom đều bền trong không khí và nước vì có màng oxit bảo vệ.

D. Crom là kim loại cứng nhất trong tất cả các kim loại.

Câu 14 : Chất X vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch Ca(OH)2. Chất X là chất nào sau đây?

A. Ca(HCO3)2.       B. BaCl2.       C. CaCO3.       D. AlCl3.

Câu 15 : Hai dung dịch được dùng để làm mềm nước cứng vĩnh cửu là

A. Na2CO3 và Na3PO4.       B. Na2CO3 và Ca(OH)2.

C. NaCl và Ca(OH)2.       D. Na2CO3 và HCl.

Câu 16 : Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất là

A. hematit đỏ.       B. manhetit.       C. xiđerit.       D. hematit nâu.

(Xem giải) Câu 17 : Để 8,4 gam Fe trong không khí, sau một thời gian thu được 10,16 gam chất rắn X. Hòa tan X trong dung dịch HCl vừa đủ thì thu được dung dịch Y và 0,896 lít khí (đktc). Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với

A. 51,4.       B. 65,2.       C. 43,0.       D. 59,2.

(Xem giải) Câu 18 : Hòa tan hoàn toàn 0,815 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại kiềm X, Y (ở 2 chu kì kế tiếp, MX < MY) vào nước thu được 0,28 lít H2 (ở đktc). Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là

A. 57,67%.       B. 71,78%.       C. 42,33%.       D. 28,22%.

Câu 19 : Để bảo quản natri, người ta phải ngâm natri trong

A. dầu hỏa.       B. ancol etylic.         C. nước.       D. phenol lỏng.

(Xem giải) Câu 20 : Trộn m gam Ba và 8,1 gam bột kim loại Al, rồi cho vào lượng H2O (dư), sau phản ứng hoàn toàn có 2,7 gam chất rắn không tan. Khi trộn 2m gam Ba và 8,1 gam bột Al rồi cho vào H2O (dư), sau phản ứng hoàn toàn thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là

A. 11,20.       B. 14,56.       C. 17,92.       D. 15,68.

Bạn đã xem chưa:  [2021] Khảo sát kiến thức - Sở GDĐT Vĩnh Phúc (Lần 1 - Đề 4)

Câu 21 : Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Cr(OH)3 tan trong dung dịch NaOH.        B. Cr2O3 tan trong dung dịch NaOH loãng.

C. Trong môi trường axit, Zn khử Cr3+ thành Cr2+.     D. Photpho bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.

Câu 22 : Cho sơ đồ phản ứng: Cr + Cl2 → X; X + Cl2 + KOH → Y. Biết Y là hợp chất của crom. Hai chất X và Y lần lượt là

A. CrCl3 và K2Cr2O7.       B. CrCl3 và K2CrO4.

C. CrCl2 và Cr(OH)3.       D. CrCl2 và K2CrO4.

Câu 23 : Khi nhiệt phân hoàn toàn NaHCO3 thì sản phẩm của phản ứng nhiệt phân là

A. NaOH, CO2, H2.       B. Na2CO3, CO2, H2O.       C. Na2O, CO2, H2O.       D. NaOH, CO2, H2O.

Câu 24 : Cho sơ đồ: Fe(NO3)3 (t°) → X, X + CO (t°) → Y; Y + FeCl3 → Z; Z + T → Fe(NO3)3. Các chất X và T lần lượt là

A. FeO; NaNO3.       B. Fe2O3; AgNO3.       C. FeO; AgNO3.       D. Fe2O3; Cu(NO3)2.

(Xem giải) Câu 25 : Cho một lượng hỗn hợp X gồm Ba và Na vào 200 ml dung dịch Y gồm HCl 0,1M và CuCl2 0,1M. Kết thúc các phản ứng, thu được 0,56 lít khí (đktc) và m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 0,98.       B. 1,96.       C. 2,45.       D. 1,47.

(Xem giải) Câu 26 : Hỗn hợp rắn X gồm Al, Fe2O3 và Cu có số mol bằng nhau. Hỗn hợp X tan hoàn toàn trong dung dịch

A. NH3(dư).       B. HCl (dư).       C. AgNO3 (dư).       D. NaOH (dư).

(Xem giải) Câu 27 : Hoà tan m gam Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với 60 ml dung dịch KMnO4 0,5M. Giá trị của m là

A. 1,68.       B. 5,60.       C. 8,40.       D. 2,80.

(Xem giải) Câu 28 : Cho m gam bột crom phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl (dư) thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Mặt khác cũng m gam bột crom trên phản ứng hoàn toàn với khí O2 (dư) thu được a gam Cr2O3 duy nhất. Giá trị của a là

A. 22,8.       B. 30,4.       C. 7,6.       D. 15,2.

(Xem giải) Câu 29 : Cho 2,8 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch gồm AgNO3 0,2 M và Cu(NO3)2 0,5M; khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn X. Giá trị của m là

A. 10,72.       B. 4,72.       C. 6,24.       D. 7,52.

(Xem giải) Câu 30 : Nung 2,52 gam bột sắt trong oxi, thu được hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 (dư), thoát ra 0,56 lít (ở đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Số mol HNO3 tham gia phản ứng là

A. 0,180.       B. 0,115.       C. 0,160.       D. 0,135.

(Xem giải) Câu 31 : Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt trong khí trơ, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y, chất không tan Z và 0,672 lít khí H2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào Y, thu được 7,8 gam kết tủa. Cho Z tan hết vào dung dịch H2SO4, thu được dung dịch chứa 19,2 gam muối sunfat và 2,912 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

Bạn đã xem chưa:  [2019] Thi thử THPT Quốc gia trường Tiên Lữ - Hưng Yên (Lần 1)

A. 9,12.       B. 6,96.       C. 6,72.       D. 8,64.

(Xem giải) Câu 32 : Nung hỗn hợp bột gồm 15,2 gam Cr2O3 và m gam Al ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng hoàn hoàn, thu được 23,3 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ hỗn hợp rắn X phản ứng với dung dịch HCl dư thì thoát ra V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là:

A. 4,48.       B. 10,08.       C. 7,84.       D. 8,96.

(Xem giải) Câu 33 : Hỗn hợp X gồm Fe2O3 và Al có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm X (không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp gồm

A. Al, Fe và Al2O3.       B. Al2O3, Fe và Fe3O4.

C. Al2O3 và Fe.       D. Al, Fe, Fe3O4 và Al2O3.

(Xem giải) Câu 34 : Cho các phát biểu sau:
(a) Cr2O3 là chất rắn màu lục thẫm, không tan trong nước.
(b) Cr(OH)3 là chất rắn màu lục xám, tan trong dung dịch HCl dư.
(c) CrO3 là oxit axit tồn tại ở thể rắn, màu đỏ thẫm.
(d) Dung dịch Na2CrO4 có màu da cam.
Số phát biểu đúng là

A. 1.       B. 2.       C. 3.       D. 4.

(Xem giải) Câu 35 : Thể tích dung dịch HNO3 1M tối thiểu cần để hòa tan hết 8,4 gam Fe là (biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5)

A. 300 ml.       B. 500 ml.       C. 400 ml.       D. 600 ml.

(Xem giải) Câu 36 : Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít CO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol NaOH và b mol Na2CO3, thu được dung dịch X. Chia X thành hai phần bằng nhau.
+ Cho từ từ phần một vào 120 ml dung dịch HCl 1M, thu được 2,016 lít CO2(đktc).
+ Cho phần hai phản ứng hết với dung dịch Ba(OH)2dư, thu được 29,55 gam kết tủa.
Tỉ lệ a: b tương ứng là:

A. 2:1.        B. 2:5.       C. 1:2.       D. 2: 3.

Câu 37 : Nhôm không tan được trong dung dịch nào sau đây?

A. NaOH.       B. H2SO4 đặc, nguội.       C. HCl.       D. HNO3 loãng.

Câu 38 : Dung dịch FeSO4 không khử được dung dịch nào sau đây?

A. Dung dịch KMnO4/H2SO4.       B. Dung dịch K2Cr2O7/H2SO4.

C. Dung dịch H2SO4 loãng.       D. Dung dịch Br2.

(Xem giải) Câu 39 : Thêm từ từ đến hết 100 ml dung dịch (NaHCO3 1M và K2CO3 0,5M) vào 200 ml dung dịch HCl 0,5M thì thể tích khí CO2 sinh ra ở đktc là

A. 1,12 (lít).       B. 2,24 (lít).       C. 3,36 (lít).       D. 1,68 (lít).

(Xem giải) Câu 40 : Cho 3,36 gam Fe vào dung dịch chứa 0,15 mol H2SO4 đặc, nóng (giả thiết SO2 là sản phẩm khử duy nhất của S+6). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol Fe2(SO4)3 trong dung dịch là

A. 0,025.       B. 0,060.       C. 0,015.         D. 0,010.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!