[2021 – 2022] Thi học sinh giỏi lớp 12 – Tỉnh Vĩnh Phúc

Câu 1:

1. Một học sinh được phân công tiến hành hai thí nghiệm sau:
– Thí nghiệm 1: Dẫn khí axetilen đi chậm qua dung dịch nước brom.
– Thí nghiệm 2: Nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm đựng dung dịch NH3 dư, lắc nhẹ. Thêm tiếp dung dịch glucozơ vào, sau đó đặt ống nghiệm vào cốc nước nóng.
Nêu hiện tượng và viết các phương trình phản ứng hoá học xảy ra.

2. Cho X, Y, Z là ba hợp chất hữu cơ, mạch hở, đơn chức có cùng công thức phân tử là C3H6O2.
a. Viết công thức cấu tạo và gọi tên của X, Y, Z.
b. Trình bày phương pháp hóa học dùng để phân biệt X, Y, Z và viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra.

Câu 2:

1. Trình bày phương pháp hóa học và viết phương trình phản ứng (nếu có) để tinh chế các chất trong các trường hợp sau:
a. Tinh chế khí Cl2 có lẫn khí HCl.
b. Tinh chế khí NH3 có lẫn khí N2, H2.

2. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau:
a. Cho từ từ dung dịch H2SO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.
b. Cho phân đạm ure vào dung dịch nước vôi trong dư.

Câu 3:

1. Cho este đa chức X (có công thức phân tử C6H10O4) tác dụng với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm một muối của axit cacboxylic Y và một ancol Z. Biết X không có phản ứng tráng bạc. Viết các công thức cấu tạo của X thỏa mãn dữ kiện trên.

Bạn đã xem chưa:  [2018 - 2019] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Tỉnh Nam Định

2. Từ etilen và các chất vô cơ cần thiết khác, hãy viết các phương trình hóa học để điều chế ancol etylic, etylen glicol và ancol metylic.

Câu 4:
Dung dịch X gồm NaOH x mol/lít và Ba(OH)2 y mol/lít; dung dịch Y gồm NaOH y mol/lít và Ba(OH)2 x mol/lít. Hấp thụ hết 0,04 mol CO2 vào 200 ml dung dịch X, thu được dung dịch M và 1,97 gam kết tủa. Nếu hấp thụ hết 0,0325 mol CO2 vào 200 ml dung dịch Y thì thu được dung dịch N và 1,4775 gam kết tủa. Biết hai dung dịch M và N phản ứng với dung dịch KHSO4 đều sinh ra kết tủa trắng, các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Tính giá trị của x và y.

Câu 5:

1. Cho 14,58 gam hỗn hợp E gồm chất béo X và axit béo Y (trong đó X được tạo từ glixerol và axit Y) tác dụng vừa đủ với 0,05 mol NaOH, thu được 0,92 gam glixerol. Xác định khối lượng phân tử của axit béo Y.

2. Cho sơ đồ phản ứng sau:
1. Glucozơ (enzim) → 2X1 + 2CO2
2. X1 + X2 (H+) → X3 + H2O
3. Y + 2H2O (H2SO4, t°) ⇔ X1 + X2 + X4
4. X1 + O2 (xt) → X4 + H2O
Biết Y có công thức phân tử là C7H12O4 và các phản ứng trên đều xảy ra theo đúng tỉ lệ mol. Xác định công thức cấu tạo của X1, X2, X3, X4 và viết các phương trình phản ứng xảy ra.

Câu 6:
Cho sơ đồ biến hoá, trong đó A là axit có công thức phân tử C3H4O2:

Bạn đã xem chưa:  [2017 - 2018] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Tỉnh Phú Thọ

Viết các phương trình phản ứng hoá học dưới dạng công thức cấu tạo.

Câu 7:

1. Cho 37,44 gam hỗn hợp CuO và Fe3O4 (tỉ lệ mol 1 : 1) tan hết trong dung dịch H2SO4 (loãng, vừa đủ) thu được dung dịch A. Cho m gam Mg vào dung dịch A, sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch B. Thêm dung dịch KOH dư vào B được kết tủa D. Nung D trong không khí đến khối lượng không đổi được 36,00 gam chất rắn E. Tính giá trị của m.

2. Cho 0,2 mol hỗn hợp X gồm metylamin và một – amino axit (mạch cacbon không phân nhánh) tác dụng vừa đủ với 1,0 lít dung dung dịch HCl 0,2M thu được dung dịch A. Dung dịch A tác dụng vừa đủ với 2,0 lít dung dịch NaOH 0,2M thu được dung dịch B chứa 30,8 gam muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định công thức cấu tạo và gọi tên thay thế của – amino axit.

Câu 8:

1. Cho 2,13 gam P2O5 tác dụng hết với V ml dung dịch NaOH 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X chỉ chứa 4,48 gam muối. Tính V.

2. Cho 3,5a gam hỗn hợp X gồm C và S tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3 đặc, nóng, thu được 3,584 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm NO2 và CO2. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thu được 12,5a gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính giá trị của a.

Bạn đã xem chưa:  [2023 - 2024] Khảo sát HSG cụm Thiệu Hóa - Thanh Hóa

Câu 9:
Cho X là một muối nhôm khan, Y là một muối vô cơ khan. Hòa tan a gam hỗn hợp X và Y (X, Y có cùng số mol) vào nước được dung dịch A. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch A thu được dung dịch B, khí C và 5,126 gam kết tủa D (D không tan trong axit mạnh). Axit hóa dung dịch B bằng HNO3 rồi thêm AgNO3 vào thì thấy xuất hiện kết tủa màu trắng bị đen dần khi để ngoài ánh sáng. Mặt khác, khi thêm Ba(OH)2 vào A cho đến khi đạt lượng kết tủa lớn nhất (kết tủa E) thì dừng lại. Nung E tới khối lượng không đổi thu được 6,248 gam chất rắn.
1. Xác định công thức của các muối X, Y.
2. Tính a và thể tích khí C ở đktc.

Câu 10:
Cho X, Y là 2 axit thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic (X, Y có mạch cacbon không phân nhánh và MX < MY); Z là ancol có cùng số nguyên tử cacbon với X (Z không hòa tan được Cu(OH)2); T là este hai chức được tạo bởi X, Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 16,74 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T cần vừa đủ 19,824 lít khí O2 (đktc), thu được khí CO2 và 14,04 gam nước. Mặt khác 16,74 gam E tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,06 mol Br2. Khi cho cùng lượng E trên tác dụng hết với dung dịch KOH dư thu được a gam muối. Viết công thức cấu tạo các chất X, Y, Z, T và tính giá trị của a.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!