[2021] Thi giữa kỳ 1 – Chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Giải chi tiết và đáp án:
41A | 42B | 43D | 44D | 45B | 46A | 47C | 48B | 49C | 50A |
51A | 52C | 53A | 54A | 55D | 56C | 57C | 58B | 59C | 60C |
61C | 62C | 63C | 64B | 65A | 66C | 67B | 68A | 69C | 70D |
71C | 72B | 73D | 74B | 75C | 76A | 77C | 78D | 79C | 80A |
Câu 41. Chất nào sau đây là monosaccarit?
A. glucozơ B. xenlulozơ C. saccarozơ D. amilozơ
Câu 42. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh?
A. Alanin B. Lysin C. Valin D. Glyxin
Câu 43. Công thức chung của este no đơn chức mạch hở là
A. CnH2n+1O2. B. C2H2n-2O2. C. CnH2n+2O2. D. CnH2nO2.
Câu 44. Phân tử saccarozơ được tạo bởi
A. 2 gốc fructozơ B. 1 gốc glucozơ và 2 gốc fructozơ
C. 2 gốc glucozơ D. 1 gốc glucozơ và 1 gốc fructozơ
Câu 45. Phân tử cacbohiđrat luôn chứa nhóm chức
A. -COOH B. -OH C. -CHO D. -COO-
Câu 46. Nhỏ dung dịch brom vào dung dịch anilin, xuất hiện kết tủa
A. trắng B. đen C. vàng D. xanh
Câu 47. Chất nào sau đây không tác dụng với NaOH?
A. CH3COOH. B. CH3COOCH3. C. CH3NH2. D. H2NCH2COOH.
Câu 48. Tripanmitin có công thức hóa học là
A. (C17H31COO)3C3H5 B. (C15H31COO)3C3H5
C. (C17H33COO)3C3H5 D. (C17H35COO)3C3H5
Câu 49. Cho hồ tinh bột tác dụng với dung dịch I2, thu được hỗn hợp có màu
A. xanh lam. B. nâu đỏ. C. xanh tím. D. vàng rơm.
Câu 50. Tên gọi của chất CH3COOCH3 là
A. metyl axetat B. metyl fomat C. etyl axetat D. etyl fomat
Câu 51. Phản ứng este hóa giữa ancol etylic và axit axetic tạo thành sản phẩm có tên gọi là
A. etyl axetat. B. metyl axetat. C. axyl etylat. D. axetyl etylat.
Câu 52. Chất nào sau đây là amin bậc một?
A. C6H5NHCH3 B. (CH3)3N C. CH3CH2NH2 D. CH3NHCH3
Câu 53. Loại hợp chất nào sau đây có chứa nguyên tố nitơ trong phân tử?
A. amino axit. B. chất béo. C. ancol. D. cacbohiđrat.
Câu 54. Công thức cấu tạo của alanin là
A. CH3-CH(NH2)-COOH. B. C6H5NH2.
C. H2N-CH2-COOH. D. CH3NH2.
Câu 55. Axit nào sau đây là axit béo?
A. Axit fomic. B. Axit ađipic. C. Axit axetic. D. Axit stearic.
Câu 56. Thủy phân este CH3COOCH3 trong dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm
A. CH3COOH và CH3ONa. B. CH3COOH và CH3OH.
C. CH3COONa và CH3OH. D. CH3COONa và CH3ONa.
Câu 57. Hợp chất nào sau đây là hợp chất tạp chức?
A. C2H5OH. B. HOOC-CH2-COOH. C. H2NCH2COOH. D. CH3COOH.
Câu 58. Công thức hóa học của glucozơ là
A. C5H10O5 B. C6H12O6 C. C6H10O5 D. C12H22O11
Câu 59. Chất nào sau đây có tính chất lưỡng tính?
A. H2NCH2COONa. B. CH3COOH. C. H2NCH(CH3)-COOH. D. ClH3NCH2COOH.
Câu 60. Chất nào sau đây thuộc loại este?
A. CH3COONa B. C2H5OH C. CH3COOCH3 D. H2NCH2COOH
(Xem giải) Câu 61. Cho 2,0 gam hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin phản ứng vừa đủ với 0,05 mol HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 4,725. B. 3,425. C. 3,825. D. 2,550.
(Xem giải) Câu 62. Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo.
(b) Amilopectin và xenlulozơ đều là polisaccarit.
(c) Dung dịch các amin đều làm xanh quỳ tím.
(d) Các amino axit đều có tính chất lưỡng tính.
(e) Trong dung dịch NH3, glucozơ oxi hóa AgNO3 thành Ag.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
(Xem giải) Câu 63. Cho một lượng axit glutamic tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch X chứa 16,88 gam chất tan. X tác dụng tối đa với V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 320. B. 300. C. 280. D. 240.
(Xem giải) Câu 64. Hòa tan 6,12 gam hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ vào nước, thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với AgNO3/NH3 dư, thu được 3,24 gam Ag. Khối lượng saccarozơ trong X là
A. 2,16 gam B. 3,42 gam C. 2,7 gam D. 3,24 gam
(Xem giải) Câu 65. Amin X đơn chức trong đó nitơ chiếm 15,054% về khối lượng. Cho X tác dụng với HCl, thu được muối có công thức dạng RNH3Cl. Công thức của X là
A. C6H5-NH2. B. CH3-C6H4-NH2. C. C2H5-C6H4-NH2. D. C6H5-CH2-NH2.
(Xem giải) Câu 66. Thủy phân hoàn toàn 0,2 mol este X đơn chức cần dùng vừa đủ dung dịch chứa 16,0 gam NaOH, đun nóng. Sau phản ứng thu được dung dịch có 39,6 gam các hợp chất hữu cơ. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn là
A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.
(Xem giải) Câu 67. Để rửa sạch chai lọ đựng anilin, nên dùng cách nào?
A. Rửa bằng dung dịch muối ăn B. Rửa bằng dung dịch HCl, sau đó rửa lại bằng nước
C. Rửa bằng xà phòng D. Rửa bằng nước cất
Câu 68. Dãy các chất đều phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là
A. Glucozơ, glixerol, saccarozơ. B. Etilen glicol, ancol etylic, glixerol.
C. Glixerol, glucozơ, vinyl axetat. D. Glucozơ, glixerol, metyl axetat.
(Xem giải) Câu 69. Cho 3 dung dịch có cùng nồng độ mol: (1) H2NCH2COOH; (2) CH3COOH; (3) CH3NHCH3. Sự sắp xếp đúng với giá trị pH của các dung dịch là
A. (3) < (1) < (2). B. (2) < (3) < (1). C. (2) < (1) < (3). D. (1) < (2) < (3).
Câu 70. Nhận định nào sau đây là sai?
A. Cho dung dịch HCl vào dung dịch anilin, thu được dung dịch đồng nhất.
B. Các este được tạo bởi axit fomic đều cho được phản ứng tráng gương.
C. Glucozơ làm mất màu dung dịch nước brom.
D. Dung dịch của các amino axit thiên nhiên (α- amino axit) đều làm đổi màu quỳ tím.
(Xem giải) Câu 71. Đốt cháy hoàn toàn 8,64 gam este X đơn chức, mạch hở bằng lượng oxi vừa đủ, thu được 8,064 lít khí CO2 (đktc) và 4,32 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A. C4H6O2. B. C3H6O2. C. C3H4O2. D. C6H8O2.
(Xem giải) Câu 72. Hợp chất hữu cơ X (no, đa chức, mạch hở, không phân nhánh) có công thức phân tử C7H12O4. Cho 0,2 mol X tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch KOH 1M, thu được chất hữu cơ Y và 42,0 gam hỗn hợp muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH3OOC-[CH2]2-OOCC2H5. B. CH3COO-[CH2]2-OOCC2H5.
C. CH3COO-[CH2]2-COOC2H5. D. CH3COO-[CH2]2-OOCC3H7.
(Xem giải) Câu 73. Đun nóng hỗn hợp X gồm 12,0 gam axit axetic và 11,5 gam ancol etylic với xúc tác H2SO4 đặc, thu được 11,44 gam este. Hiệu suất phản ứng este hóa là
A. 52,00%. B. 50,00%. C. 66,67%. D. 65,00%.
(Xem giải) Câu 74. Dãy các chất tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được ancol là
A. Anlyl axetat, phenyl fomat, metyl acrylat. B. Benzyl axetat, triolein, metyl axetat.
C. Vinyl axetat, tristearin, anlyl axetat. D. Tripanmitin, metyl acrylat, axit acrylic.
(Xem giải) Câu 75. Cho các chất sau: (1) NH3, (2) CH3NH2, (3) C6H5NH2. Sự sắp xếp đúng với lực bazơ của các chất là
A. (2) < (1) < (3). B. (2) < (3) < (1). C. (3) < (1) < (2). D. (3) < (2) < (1).
(Xem giải) Câu 76. Lên men m gam glucozơ với hiệu suất phản ứng là 90%, toàn bộ lượng khí CO2 sinh ra được hấp thụ hết vào 240 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chứa 18,3 gam hỗn hợp muối. Giá trị m là
A. 21,0. B. 12,0. C. 24,0. D. 22,0.
(Xem giải) Câu 77. Amino axit X có công thức (H2N)2C3H5COOH. Cho 0,02 mol X tác dụng với 200 ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 0,1M và HCl 0,3M, thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,1M và KOH 0,2M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 6,38. B. 10,45. C. 10,43. D. 8,09.
Câu 78. X, Y, Z, T là một trong các chất sau: glucozơ, anilin (C6H5NH2), fructozơ và phenol (C6H5OH). Tiến hành các thí nghiệm để nhận biết chúng và ta có kết quả như sau:
Thuốc thử | X | Y | Z | T |
Nước Br2 | Kết tủa | Nhạt màu | Kết tủa | (-) |
Dung dịch AgNO3/NH3, to | (-) | Kết tủa | (-) | Kết tủa |
Dung dịch NaOH | (-) | (-) | (+) | (-) |
Trong đó: (-) là không phản ứng; (+) là có phản ứng.
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. Phenol, fructozơ, anilin, glucozơ B. Fructozơ, phenol, glucozơ, anilin
C. Glucozơ, anilin, phenol, fructozơ D. Anilin, glucozơ, phenol, fructozơ
(Xem giải) Câu 79. Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp X gồm một amino axit Y (có một nhóm amino) và một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở Z, thu được 26,88 lít CO2 (đktc) và 23,4 gam H2O. Mặt khác, 0,5 mol X phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa m gam HCl. Giá trị của m là
A. 10,95. B. 3,65. C. 7,30. D. 14,60.
(Xem giải) Câu 80. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm các triglixerit thì thu được 49,728 lít khí CO2 (đktc) và 38,16 gam H2O. Thủy phân hoàn toàn a gam X cần dùng vừa đủ 12 gam dung dịch NaOH 40% đun nóng, thu được m gam muối. Giá trị gần nhất của m là
A. 35,0. B. 37,0. C. 31,0. D. 33,0.
cảm ơn thầy thật nhiều