[2021] Thi học kỳ 1 trường Lương Thế Vinh – Hà Nội

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

1A 2A 3A 4A 5A 6A 7D 8B 9A 10C
11D 12A 13A 14B 15D 16C 17C 18A 19A 20B
21B 22D 23B 24B 25D 26A 27A 28D 29C 30C
31D 32B 33B 34D 35A 36A 37C 38B 39A 40A

Câu 1: Este X có công thức cấu tạo thu gọn là CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là

A. metyl propionat.       B. etyl fomat.       C. etyl axetat.       D. metyl axetat.

Câu 2: Một este có công thức phân tử C3H6O2 không tham gia phản ứng tráng bạc. Tên este đó là

A. metyl axetat.       B. metyl fomat.       C. etyl axetat.       D. etyl fomat.

Câu 3: Loại polime nào sau đây khi đốt cháy hoàn toàn chỉ thu được CO2 và H2O?

A. cao su buna.       B. Tơ olon.       C. Nilon-6,6.       D. Poli(vinyl clorua).

Câu 4. Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?

A. Saccarozơ.       B. Xenlulozơ.       C. Fructozơ.       D. Glucozơ.

Câu 5: Polime có cấu trúc mạng lưới không gian là

A. cao su lưu hóa.       B. poli(vinyl clorua).       C. polietilen.       D. amilopectin.

Câu 6: Chất không làm xanh quỳ tím ẩm là

A. anilin.       B. natri hiđroxit.       C. metylamin.       D. amoniac.

Câu 7: Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?

A. Ca.       B. K.       C. Mg.       D. Ag.

Câu 8: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất ?

A. Cr.       B. W.       C. Fe.       D. Ag.

(Xem giải) Câu 9: Phân tử khối trung bình của teflon là 650000. Hệ số polime hoá của teflon là

A. 6500.       B. 5000.       C. 4000.       D. 7500.

Câu 10: poli(etylen terephtalat) thuộc loại tơ

A. axetat.       B. poliamit.       C. polieste.       D. visco.

Câu 11. Chất nào sau đây không tác dụng với nước brom ?

A. Metyl acrylat.       B. Vinyl axetat.       C. Metyl metacrylat.       D. propyl axetat.

Câu 12. Để bảo vệ vỏ tàu đi biển phần ngâm dưới nước người ta nối nó với một tấm

A. Zn.       B. Cu.       C. Ni.       D. Sn.

Câu 13: Chất nào sau đây là đồng phân của fructozơ ?

A. Glucozơ.       B. Saccarozơ.       C. Tinh bột.       D. Xenlulozơ.

Câu 14: Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit?

A. Tinh bột, xenlulozơ, glucozơ.       B. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ.

C. Tinh bột, xenlulozơ, fructozơ.       D. Tinh bột, saccarozơ, fructozơ.

Bạn đã xem chưa:  [2023] Thi thử TN liên trường Hải Phòng

(Xem giải) Câu 15: Trùng hợp V m3 etilen (ở đktc) thu được 1,5 tấn polietilen (PE) với hiệu suất phản ứng bằng 75%. Giá trị của V là

A. 1500.       B. 2000.       C. 1800.       D. 1600.

(Xem giải) Câu 16: Trong các polime: poli(etylen terephtalat), poliacrilonitrin, poli(vinyl clorua), poli(metyl metacrylat), polibuta-1,3-đien. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là

A. 2.       B. 3.       C. 4.       D. 1.

Câu 17: Thủy phân hoàn toàn 13,2 gam etyl axetat trong dung dịch NaOH thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 18,2.       B. 14,1.       C. 12,3.       D. 13,4.

Câu 18: Các tơ đều có nguồn gốc từ xenlulozơ là

A. tơ visco và tơ axetat.       B. tơ tằm và tơ visco.

C. tơ tằm và tơ axetat.       D. tơ nitron và tơ nilon-6,6.

(Xem giải) Câu 19: Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,13 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 3,00.       B. 5,04.       C. 4,32.       D. 2,88.

Câu 20: Cho 27,0 gam glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng, đến phản ứng hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 10,8.       B. 32,4.       C. 21,6.       D. 24,3.

(Xem giải) Câu 21: Chất hữu cơ E có công thức phân tử C9H8O4, thỏa mãn các phản ứng có phương trình hóa học sau:
(1) E + 3NaOH → 2X + Y + H2O
(2) 2X + H2SO4 → Na2SO4 + 2Z
(3) Z + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O → T + 2Ag + 2NH4NO3
Cho các phát biểu sau:
(a) Chất E có 3 công thức cấu tạo phù hợp.
(b) Chất T vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH.
(c) Chất E và chất X đều có phản ứng tráng bạc.
(d) Chất Y có khối lượng mol phân tử là 146 g/mol.
Số phát biểu đúng là

A. 3.       B. 4.       C. 2.       D. 1.

(Xem giải) Câu 22: Dung dịch X gồm 0,02 mol Cu(NO3)2 và 0,15 mol H2SO4 (loãng). Khối lượng Fe tối đa phản ứng được với dung dịch X là (biết NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5)

A. 4,48 gam.       B. 3,36 gam.       C. 5,60 gam.       D. 8,40 gam.

(Xem giải) Câu 23: Từ 14,58 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 80%). Giá trị của m là

A. 28,125.       B. 21,384.       C. 27,324.       D. 27,027

(Xem giải) Câu 24: Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic với hiệu suất 60%. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 35,46 gam kết tủa. Giá trị của m là

Bạn đã xem chưa:  Giải chi tiết 36 đề thầy Tào Mạnh Đức (28/36)

A. 21,6.       B. 27,0.       C. 30,0.       D. 10,8.

(Xem giải) Câu 25: Hòa tan hoàn toàn 21,0 gam hỗn hợp Mg, Al và Fe vào dung dịch axit HCl dư thấy có 13,44 lít khí thoát ra (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì khối lượng muối khan thu được là

A. 56,5 gam.       B. 45,5 gam.       C. 55,5 gam.       D. 63,6 gam.

(Xem giải) Câu 26: Cho các chất: C6H5NH2 (anilin), C6H5OH (phenol), CH3NH2, NH3, alanin. Có bao nhiêu chất không làm đổi màu quỳ tím ẩm ?

A. 3       B. 2       C. 4       D. 1

(Xem giải) Câu 27: Cho 13,500 gam hỗn hợp gồm 3 amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với 350ml dung dịch HCl xM, thu được dung dịch chứa 26,275 gam hỗn hợp muối. Giá trị của x là

A. 1,0.       B. 0,5.       C. 2,0.       D. 1,4.

Câu 28. Phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Ở điều kiện thường, glyxin là chất rắn.       B. Phân tử axit glutamic có bốn nguyên tử oxi.

C. Phân tử Gly-Ala có hai nguyên tử nitơ.       D. Alanin tác dụng với nước brom tạo kết tủa.

(Xem giải) Câu 29. Hỗn hợp E chứa chất X (C8H15O4N3) và chất Y (C10H19O4N); trong đó X là một peptit, Y là este của axit glutamic. Đun nóng 78,12 gam hỗn hợp E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch Z và hỗn hợp F chứa hai ancol. Đun nóng toàn bộ F với H2SO4 đặc ở 140°C, thu được tối đa 21,12 gam hỗn hợp ete. Cô cạn Z thu được m gam chất rắn khan. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 99,29.       B. 103,34.       C. 84,12.       D. 95,31.

(Xem giải) Câu 30: Cho 13,7 gam Ba vào 100ml dung dịch HCl 1M, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chứa m gam chất tan. Giá trị của m là

A. 19,34.       B. 15,96.       C. 18,95.       D. 16,87.

(Xem giải) Câu 31: X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại không tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)

A. Fe, Cu.       B. Cu, Fe.       C. Ag, Mg.       D. Mg, Ag.

(Xem giải) Câu 32: Cho m gam chất béo X (chỉ gồm một loại trieste được tạo thành từ glixerol và axit béo trong số những axit béo sau: stearic, panmitic, oleic) vào 250ml dung dịch KOH 1,5M (lượng KOH được lấy dư 25% so với lượng cần phản ứng), đun nóng để phản ứng thủy phân xảy ra hoàn toàn. Cô cạn dung dịch sauphản ứng thu được 100,6 gam hỗn hợp chất rắn khan gồm ba chất. Trong 1 phân tử X có bao nhiêu liên kết đôi ?

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi thử TN sở GDĐT Ninh Bình (Lần 1)

A. 3.       B. 4.       C. 1.       D. 5.

(Xem giải) Câu 33: X là một α–aminoaxit chỉ chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Cho 8,01 gam X tác dụng với HCl dư thu được 11,295 gam muối. Công thức cấu tạo của X là

A. H2N-CH2-COOH.       B. CH3-CH(NH2)-COOH.

C. C6H5-CH(NH2)-COOH.       D. C3H7-CH(NH2)-COOH.

(Xem giải) Câu 34. Sau một thời gian điện phân dung dịch CuCl2 thu được 2,8 lít khí (đktc) ở anot. Ngâm một đinh Fe trong dung dịch còn lại sau điện phân, phản ứng xong thấy khối lượng đinh Fe tăng thêm 1,6 gam. Tổng khối lượng Cu điều chế được từ các thí nghiệm trên là

A. 12,8 gam.       B. 6,4 gam.       C. 9,6 gam.       D. 20,8 gam.

(Xem giải) Câu 35: Cho 3,1500 gam hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng hết với dung dịch HCl (dư), thu được 5,8875 gam hỗn hợp muối. Công thức của 2 amin trong hỗn hợp X là

A. CH3NH2 và C2H5NH2.       B. C2H5NH2 và C3H7NH2.

C. C3H7NH2 và C4H9NH2.       D. CH3NH2 và (CH3)3N.

(Xem giải) Câu 36: Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong quả nho chín nên còn gọi là đường nho. Khử chất X bằng H2 thu được chất hữu cơ Y. Tên gọi của X và Y lần lượt là

A. Glucozơ và sobitol.       B. Fructozơ và sobitol.

C. Glucozơ và fructozơ.       D. Saccarozơ và glucozơ.

Câu 37. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Lysin (H2N-(CH2)4-CH(NH2)-COOH) có tính lương tính.

B. Trong một phân tử tripeptit có 2 liên kết peptit.

C. Các peptit bền trong môi trường kiềm và môi trường axit.

D. Trong môi trường kiềm, tripeptit tác dụng được với Cu(OH)2 cho dung dic̣ h màu tím.

Câu 38. Trong các chất dưới đây, chất nào là tripeptit ?

A. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH.

B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH.

C. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.

D. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH.

Câu 39. Thí nghiệm nào sau đây chỉ xảy ra ăn mòn hóa học?

A. Nhúng thanh Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3.

B. Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuCl2.

C. Nhúng thanh kẽm vào dung dịch FeCl2.

D. Thả một mẩu hợp kim Zn-Cu vào dung dịch muối ăn

(Xem giải) Câu 40. Cho các phát biểu sau:
(a) Dầu chuối (chất tạo hương liệu mùi chuối chín) có chứa isoamyl axetat.
(b) Trong công nghiệp, glucozơ được dùng để tráng ruột phích.
(c) Tinh bột và xenlulozơ đều được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp.
(d) Dùng giấm ăn hoặc chanh khử được mùi tanh trong cá do amin gây ra.
(e) Cao su buna có tính đàn hồi và độ bền tốt hơn cao su thiên nhiên.
Số phát biểu đúng là

A. 3.       B. 4.       C. 5.         D. 2.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!