[2022 – 2023] Thi học sinh giỏi lớp 12 – Tỉnh Quảng Trị

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Thời gian làm bài: 180 phút

⇒ Đề thi, đáp án và giải chi tiết:

Câu 1. (5,0 điểm)

(Xem giải) 1. Cho các phản ứng sau:
AlCl3 + NaHCO3 → X1 + CO2 + NaCl
X1 + X2 → Al2(SO4)3 + Na2SO4 + H2O
NaHCO3 + X2 → CO2 + …
X1 + Ba(OH)2 → H2O + X3
X2 + X3 + H2O → X1 + X4 + …
NaHCO3 + NaOH → X5 + H2O
Al2(SO4)3 + X5 + H2O → X1 + CO2 + …
X3 + CO2 + H2O → …
Xác định X1, X2, X3, X4, X5 và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

(Xem giải) 2. Hòa tan một lượng Fe3O4 vào dung dịch HCl loãng vừa đủ, thu được dung dịch X. Cho kim loại Cu dư vào dung dịch X, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH loãng dư vào dung dịch Y thu được kết tủa Z. Lọc, tách kết tủa Z, đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn T. Cho khí H2 đến dư vào T, đun nóng được chất rắn T1. Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

(Xem giải) 3. Chia m gam hỗn hợp gồm Al, Fe và Cu thành 3 phần bằng nhau.
– Phần 1 cho tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 0,15 mol khí.
– Phần 2 cho tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 0,25 mol khí.
– Phần 3 cho tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư, thu được 0,45 mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất).
Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra và tính giá trị của m.

(Xem giải) 4. Cho 13,2 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg vào dung dịch hỗn hợp gồm AgNO3, Cu(NO3)2, thu được chất rắn Y và dung dịch Z. Hoà tan hết Y bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư, thu được 0,375 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6). Cho dung dịch NaOH dư vào Z, thu được chất rắn T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 16,0 gam hỗn hợp chất rắn chỉ gồm hai oxit kim loại. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính phần trăm theo khối lượng Fe trong hỗn hợp A.

Bạn đã xem chưa:  [2023 - 2024] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Tỉnh Vĩnh Phúc

Câu 2. (5,0 điểm)

(Xem giải) 1. Khí A1 điều chế từ H2 và Cl2, khí A2 điểu chế bằng cách nung nóng KMnO4, khí A3 sinh ra do phản ứng của Na2SO3 với axit HCl, khí A4 sinh ra khi nung đá vôi, khí A5 thu được khi cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng. Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các khí A1,…A5 đựng trong các bình riêng biệt và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

(Xem giải) 2. Hoà tan hỗn hợp A gồm BaO, Fe3O4 và Al2O3 vào H2O dư, thu được dung dịch D và phần không tan B. Sục CO2 dư vào D, phản ứng tạo kết tủa. Cho khí CO dư qua B, nung nóng được chất rắn E. Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy tan một phần, còn lại chất rắn G. Hoà tan hết G trong lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch KMnO4. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

(Xem giải) 3. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, FeO và Fe trong dung dịch chứa 1,5 mol HNO3, thu được dung dịch Y và 0,1 mol NO. Dung dịch Y hòa tan tối đa 17,6 gam Cu, thấy thoát ra 0,05 mol NO. Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, NO (sản phẩm khử duy nhất). Tính giá trị của m.

(Xem giải) 4. Cho 8,4 gam bột Mg tan hết trong dung dịch X chứa hỗn hợp gồm HCl, FeCl3 và KNO3 thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối (không có muối Fe3+) và hỗn hợp khí Z gồm 0,02 mol N2 và 0,1 mol H2. Nếu cho dung dịch Y tác dụng với AgNO3 dư, thu được 152,865 gam kết tủa. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y được m gam muối khan. Tính giá trị của m.

Câu 3. (4,0 điểm)

(Xem giải) 1. Viết phương trình hoá học của các phản ứng có thể xảy ra trong các trường hợp sau:
a) Trộn dung dịch BaCl2 với dung dịch NaHSO4.
b) Trộn dung dịch Ba(HCO3)2 với dung dịch KHSO4.
c) Trộn dung dịch NaH2PO4 với dung dịch NaOH.
d) Trộn dung dịch Ca(OH)2 với dung dịch NaHCO3.

Bạn đã xem chưa:  Đề thi Học sinh giỏi năm học 2023 - 2024

(Xem giải) 2. Cho dung dịch K2S lần lượt vào các dung dịch riêng biệt sau: AlCl3, FeSO4, NaHSO4, FeCl3. Nêu hiện tượng và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

(Xem giải) 3. Đun nóng m gam bột Fe với bột lưu huỳnh, trong bình kín không có không khí. Sau một thời gian thu được 4 gam hỗn hợp rắn A. Hòa tan hoàn toàn rắn A vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư, thu được 0,15 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra và tính giá trị của m.

(Xem giải) 4. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp R gồm Na, Na2O, Ba và BaO vào nước, thu được 0,15 mol khí H2 và dung dịch X. Sục 0,32 mol khí CO2 vào dung dịch X, thu được dung dịch Y chỉ chứa các ion Na+, HCO3-, CO32- và kết tủa Z. Chia dung dịch Y thành 2 phần bằng nhau.
– Cho từ từ đến hết phần 1 vào dung dịch chứa 0,12 mol HCl, thu được 0,075 mol CO2, giả sử tốc độ phản ứng của HCO3-, CO32- với H+ bằng nhau.
– Cho từ từ đến hết dung dịch chứa 0,12 mol HCl vào phần 2, thu được 0,06 mol CO2.
Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính giá trị của m.

Câu 4. (6,0 điểm)

(Xem giải) 1. Viết các phương trình hoá học để hoàn thành dãy biến hoá sau:
C2H2 → CH3CHO → C2H5OH → C2H4 → CH3CHO → CH3COOH → CH3COOC2H3 → polime 1 → polime 2

(Xem giải) 2. Cho một lượng tristearin vào cốc thuỷ tinh chịu nhiệt đựng một lượng dư dung dịch NaOH, thấy chất trong cốc tách thành hai lớp; đun sôi hỗn hợp đồng thời khuấy đều một thời gian đến khi thu được chất lỏng đồng nhất; để nguội hỗn hợp và thêm vào một ít muối ăn, khuấy cho tan hết thấy hỗn hợp tách thành hai lớp: phía trên là chất rắn màu trắng, dưới là chất lỏng. Hãy giải thích quá trình thí nghiệm trên và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

Bạn đã xem chưa:  [2015 - 2016] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Tỉnh Đồng Tháp

(Xem giải) 3. Xác định các chất E1, X1… và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra theo đúng tỉ lệ mol sau:
E1 + 3NaOH (t°) → X1 + Y1 + Z1 + T1 + H2O
X1 + NaOH (CaO, t°)→ CH4 + Na2CO3
Y1 + 2NaOH (CaO, t°) → CH4 + 2Na2CO3
T1 + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O (t°) → (NH4)2CO3 + 4Ag + 4NH4NO3
Biết chất hữu cơ E1 mạch hở có công thức C8H12O7 và Z1 là chất hữu cơ chỉ chứa nhóm chức ancol.

(Xem giải) 4. Cho m gam hỗn hợp A gồm C3H6, C2H2 và H2 vào bình kín (xúc tác Ni, không chứa không khí), nung nóng, thu được hỗn hợp B. Đốt cháy hoàn toàn B cần vừa đủ V lít O2 (ở đktc), thu được hỗn hợp C gồm khí và hơi. Cho C lội từ từ qua bình đựng dung dịch H2SO4 đặc, dư thấy khối lượng bình đựng dung dịch H2SO4 tăng 3,96 gam. Dẫn hỗn hợp B qua dung dịch Br2 dư, thì có 0,05 mol Br2 phản ứng. Mặt khác, 0,15 mol hỗn hợp A phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,12 mol Br2. Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính giá trị của V.

(Xem giải) 5. Cho X, Y (MX < MY) là 2 axit đều đơn chức, thuộc cùng dãy đồng đẳng; Z là ancol no; T là este hai chức được tạo bởi X, Y và Z (X, Y, Z, T đều mạch hở). Dẫn 28,2 gam hỗn hợp E dạng hơi chứa X, Y, Z, T qua bình đựng 11,5 gam Na (dư), phần khí và hơi thoát ra khỏi bình đem đun nóng, (xúc tác Ni), thu được một chất hữu cơ duy nhất. Đem đốt cháy hợp chất hữu cơ này cần vừa đủ 0,55 mol O2, thu được 7,2 gam nước. Phần rắn còn lại trong bình đem hòa tan vào nước dư, thu được 0,05 mol H2, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 28,88 gam chất rắn. Cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính phần trăm theo khối lượng của Y trong E.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!