[2016 – 2017] Thi học sinh giỏi lớp 12 – Tỉnh Phú Thọ

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Thời gian làm bài: 180 phút

⇒ Đề thi, đáp án và giải chi tiết:

1BC 2A 3B 4A 5B 6A 7ABCD 8D 9A 10B
11ABC 12C 13AB 14C 15A 16B 17CD 18D 19B 20AB
21D 22C 23C 24B 25A 26D 27C 28BCD 29D 30CD
31A 32B 33C 34B 35D 36C 37B 38A 39BCD 40ABCD

A. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm).

Câu 1. (1,0 điểm)

(Xem giải) a) Sục khí (A) vào dung dịch FeCl3 thu được chất rắn (B) màu vàng và dung dịch (D). Khí (E) có màu vàng lục tác dụng với khí (A) tạo ra (B) và (F). Nếu (E) tác dụng với khí (A) trong nước tạo ra (F) và (G), rồi thêm BaCl2 vào dung dịch thì có kết tủa trắng. Khí (A) tác dụng với dung dịch chất (H) là muối nitrat kim loại tạo ra kết tủa (K) màu đen. Đốt cháy (K) bởi oxi ta được chất lỏng (L) màu trắng bạc. Xác định A, B, E, F, G, H, K, L và viết phương trình hóa học của các phản ứng.

(Xem giải) b) Từ nguyên liệu chính là tinh bột và các chất vô cơ cần thiết, các điều kiện có đủ hãy viết phương trình điều chế etyl axetat.

Câu 2. (1,5 điểm)

(Xem giải) a) Hoà tan hoàn toàn 4 gam kim loại X trong dung dịch HNO3 đặc, dư, thu được một hỗn hợp gồm hai khí (tồn tại trong điều kiện thích hợp) có khối lượng là 5,75 gam. Biết sản phẩm không có muối amoni, tỷ khối hơi của hỗn hợp khí so với hiđro là 38,3. Xác định X?

(Xem giải) b) Hỗn hợp rắn A gồm FeS2, Cu2S và FeCO3 có khối lượng 20,48 gam. Đốt cháy hỗn hợp A một thời gian bằng oxi thu được hỗn hợp rắn B và 0,1 mol hỗn hợp khí X (SO2, CO2). Hòa tan hoàn toàn B trong dung dịch HNO3 đặc, nóng, dư. Kết thúc phản ứng, thu được dung dịch Y và 0,6 mol hỗn hợp khí Z (NO2, CO2). Cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y, thu được 34,66 gam kết tủa T. Nung T đến khối lượng không đổi, thu được 29,98 gam rắn khan. Biết rằng tỉ khối của Z so với X bằng 86/105, NO2 là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Tính phần trăm khối lượng FeS2 trong A.

(Xem giải) Câu 3. (1,5 điểm)
Cho m gam chất hữu cơ X mạch hở, tác dụng vừa đủ với NaOH theo tỉ lệ 1 : 2 về số mol, sản phẩm hữu cơ thu được gồm một muối Z và 3,2 gam một ancol Y (đơn chức). Cho 3,2 gam Y vào bình đựng Na dư, thấy khối lượng chất rắn trong bình đựng Na tăng 3,1 gam so với khối lượng Na ban đầu. Mặt khác, cho Z tác dụng với H2SO4 loãng, dư, thu được axit hữu cơ T (đa chức, mạch cacbon không nhánh). Nếu đốt cháy 2,9 gam T cần vừa đủ 2,4 gam O2 thu được hỗn hợp G. Hấp thụ hoàn toàn G vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 19,7 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a) Xác định công thức cấu tạo của Y.
b) Xác định công thức cấu tạo của X và tính khối lượng m.

B. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (16,0 điểm).

(Xem giải) Câu 1. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Thành phần chính của phân ure là NH4NO3.

B. Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo phần trăm về khối lượng của P2O5 trong phân.

C. Tro thực vật (chứa nhiều K2CO3) có thể dùng làm phân kali.

D. Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá theo phần trăm về khối lượng của kali trong phân.

(Xem giải) Câu 2. Điện trở đặc trưng cho khả năng cản trở dòng điện. Điện trở càng lớn thì khả năng dẫn điện của kim loại càng giảm. Cho 4 kim loại X, Y, Z, T ngẫu nhiên tương ứng với Ag, Al, Fe, Cu. Cho bảng giá trị điện trở của các kim loại như sau:

Kim loại X Y Z T
Điện trở (Ωm) 2,82.10-8 1,72.10-8 1,00.10-7 1,59.10-8

Y là kim loại nào trong các kim loại dưới đây?

A. Cu.       B. Ag.       C. Fe.         D. Al.

(Xem giải) Câu 3. Nguyên tử kim loại M có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s2. Trong hạt nhân của nguyên tử M có 20 hạt nơtron. Vị trí của M trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

A. Ô 21, chu kỳ 4, nhóm IIIB.       B. Ô 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.

C. Ô 30, chu kỳ 4, nhóm IIB.       D. Ô 25, chu kỳ 4, nhóm IIB.

(Xem giải) Câu 4. Cho luồng khí hiđro (dư) đi qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp ba chất rắn. Ba chất rắn đó là

A. Cu, Fe, MgO.       B. Cu, FeO, MgO.

C. Cu, Fe, Mg.       D. Cu, Fe3O4, MgO.

(Xem giải) Câu 5. Cho Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành khí X; nhiệt phân tinh thể KNO3 tạo thành khí Y; cho tinh thể KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc tạo thành khí Z. Các khí X, Y và Z lần lượt là

A. Cl2, O2 và H2S.       B. H2, O2 và Cl2.       C. SO2, O2 và Cl2.       D. H2, NO2 và Cl2.

(Xem giải) Câu 6. Cho các cặp chất phản ứng sau:
(1) MgCO3 + dung dịch H2SO4.
(2) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2.
(3) Al2(SO4)3 + dung dịch BaCl2.
(4) Cho Si tác dụng với dung dịch NaOH loãng, dư.
(5) (NH2)2CO + Ca(OH)2.
Số các phản ứng vừa tạo kết tủa, vừa có khí thoát ra là

A. 2.       B. 3.       C. 1.       D. 4.

(Xem giải) Câu 7. X là nguyên tử của nguyên tố có tổng số hạt ở phân lớp p là 9. Y là nguyên tử của nguyên tố có số hạt mang điện nhỏ hơn số hạt mang điện của X là 4. Nhận định về X và Y nào sau đây là đúng?

A. Hợp chất có hóa trị cao nhất của X với oxi là X2O5.

Bạn đã xem chưa:  [2019 - 2020] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Tỉnh Quảng Nam

B. Oxit cao nhất của X và Y đều tác dụng được với dung dịch NaOH.

C. Đơn chất Y vừa phản ứng với dung dịch HCl, vừa phản ứng với dung dịch NaOH.

D. Đơn chất X là một phi kim, đơn chất Y là một kim loại.

(Xem giải) Câu 8. Hội nghị lần thứ 21: Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (gọi tắt là COP21) tại Paris (Pháp) được đánh giá là “cơ hội cuối cùng để các nhà lãnh đạo tìm ra một giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn thảm họa nóng lên toàn cầu”. Hoá chất nào sau đây là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu?

A. CO.       B. NO2.       C. NO.       D. CO2.

(Xem giải) Câu 9. Một đoạn PVC có M = 10000 đvC và một đoạn PE có M = 7000 đvC. Số mắt xích tương ứng có trong các đoạn mạch đó là

A. 160 và 250.       B. 200 và 250.       C. 240 và 300.       D. 160 và 200.

(Xem giải) Câu 10. Các dung dịch riêng biệt: Na2CO3, BaCl2, MgCl2, H2SO4, NaOH được đánh số ngẫu nhiên (1), (2), (3), (4), (5). Tiến hành một số thí nghiệm, kết quả được ghi lại trong bảng sau:

Dung dịch (1) (2) (4) (5)
(1) khí thoát ra có kết tủa
(2) khí thoát ra có kết tủa có kết tủa
(4) có kết tủa có kết tủa
(5) có kết tủa

Các dung dịch (1), (3), (5) lần lượt là

A. H2SO4, MgCl2, BaCl2.       B. H2SO4, NaOH, MgCl2.

C. Na2CO3, BaCl2, MgCl2.       D. Na2CO3, NaOH, BaCl2.

(Xem giải) Câu 11. Sản phẩm hữu cơ của phản ứng nào sau đây dùng để chế tạo tơ tổng hợp?

A. Trùng ngưng axit e- aminocaproic.

B. Trùng ngưng hexametylenđiamin với axit ađipic.

C. Trùng hợp vinyl xianua.

D. Trùng hợp metyl metacrylat.

(Xem giải) Câu 12. Có bao nhiêu hợp chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử C3HxO vừa phản ứng với H2 (xúc tác Ni, t°), vừa phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng?

A. 6.       B. 4.       C. 5.       D. 7.

(Xem giải) Câu 13. Khí Y được điều chế như hình vẽ:

Y có thể là khí nào sau đây?

A. CH4.       B. O2.       C. NH3.       D. C2H4.

(Xem giải) Câu 14. Cho 8,630 gam hỗn hợp X gồm Na, K, Ba và Al2O3 (trong đó oxi chiếm 19,47% về khối lượng) tan hết vào nước thu được dung dịch Y và 1,344 lít H2 (ở đktc). Cho 320 ml dung dịch HCl 0,75M vào dung dịch Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị gần nhất của m là

A. 5,64.       B. 1,05.       C. 2,41.       D. 2,75.

(Xem giải) Câu 15. Hoà tan hỗn hợp X gồm Cu và Fe2O3 trong 400 ml dung dịch HCl a mol/lít được dung dịch Y và còn lại 1 gam Cu không tan. Nhúng thanh Mg vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xong, nhấc thanh Mg ra thấy khối lượng tăng 4 gam so với ban đầu và có 1,12 lít khí H2 (ở đktc) bay ra (giả thiết toàn bộ lượng kim loại thoát ra đều bám vào thanh Mg). Khối lượng của Cu trong X và giá trị của a là

A. 4,2 gam và 1.       B. 4,8 gam và 2.       C. 1,0 gam và 1.       D. 3,2 gam và 2.

(Xem giải) Câu 16. Cho hóa chất vào ba ống nghiệm được đánh số theo thứ tự 1, 2, 3. Thời gian từ lúc bắt đầu trộn dung dịch đến khi xuất hiện kết tủa ở mỗi ống nghiệm tương ứng là t1, t2, t3 giây. Kết quả được ghi lại trong bảng sau:

Ống nghiệm Na2S2O3 H2O H2SO4 Thời gian kết tủa
1 8 giọt 4 giọt 1 giọt t1 giây
2 12 giọt 1 giọt 1 giọt t2 giây
3 4 giọt 8 giọt 1 giọt t3 giây

So sánh nào sau đây đúng?

A. t2 > t1 > t3.       B. t2 < t1 < t3.       C. t2 < t3 < t1.       D. t3 > t2 > t1.

(Xem giải) Câu 17. Cho 6,596 gam hỗn hợp X gồm Mg và Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 2,3296 lít H2 (ở đktc). Mặt khác 13,192 gam hỗn hợp trên tác dụng với 100 ml dung dịch CuSO4 thì thu được 13,352 gam chất rắn. Nồng độ mol/lít của dung dịch CuSO4 là

A. 0,84.       B. 1,2.       C. 1,68.       D. 0,04.

(Xem giải) Câu 18. Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) FeS + HCl → Khí X.
(2) KClO3 (t°) → Khí Y.
(3) NH4NO3 + NaOH → Khí Z.
(4) Cu + H2SO4 (đặc) → Khí T.
(5) Cu + HNO3 (đặc) → Khí G.
(6) NaCl (rắn) + H2SO4 (đặc) → Khí H.
Dãy gồm các khí đều tác dụng được với dung dịch NaOH là

A. T, G, Y, H.       B. X, Y, Z, T.       C. X, Z, T, H.       D. X, T, G, H.

(Xem giải) Câu 19. Cho m gam Fe vào bình chứa dung dịch gồm H2SO4 và HNO3, thu được dung dịch X và 1,12 lít khí NO. Thêm tiếp dung dịch H2SO4 dư vào bình thu được 0,448 lít khí NO và dung dịch Y. Biết trong cả hai trường hợp NO là sản phẩm khử duy nhất, đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Dung dịch Y hòa tan vừa hết 2,08 gam Cu (không tạo thành sản phẩm khử của N+5). Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 2,40.       B. 4,06.       C. 4,20.       D. 3,92.

(Xem giải) Câu 20. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al, FexOy trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp X. Cho X tác dụng với NaOH dư thu được dung dịch Y, phần không tan Z và 1,008 lít khí H2. Cho dung dịch HCl vào dung dịch Y đến khi được lượng kết tủa lớn nhất, lọc kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu được 7,65 gam chất rắn. Cho Z tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng, sau phản ứng chỉ thu được dung dịch E chứa m gam một muối sắt duy nhất và 4,032 lít khí SO2. Biết các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m và công thức của oxit sắt là

Bạn đã xem chưa:  [2016 - 2017] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Hà Nội

A. 27,36 và FeO.       B. 24 và Fe2O3.       C. 28,8 và Fe2O3.       D. 27,84 và Fe3O4.

(Xem giải) Câu 21. Cho 5,528 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu (nFe : nCu = 18,6) tác dụng với dung dịch chứa 0,352 mol HNO3 thu được dung dịch Y và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Tiến hành điện phân dung dịch Y với điện cực trơ, cường độ dòng điện I = 3,6345 ampe trong thời gian t giây thấy khối lượng catôt tăng 0,88 gam (giả thiết kim loại sinh ra bám hết vào catôt).Giá trị của t là

A. 1252.         B. 797.          C. 2337.        D. 2602.

(Xem giải) Câu 22. Cho 27,04 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,88 mol HCl và 0,04 mol HNO3, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y (không chứa ion NH4+) và 0,12 mol hỗn hợp khí Z gồm NO2 và N2O. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y, thấy thoát ra 0,02 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được 133,84 gam kết tủa. Biết tỉ lệ mol của Fe2O3, Fe3O4, FeO trong X lần lượt là 1 : 2 : 3. Phần trăm số mol của Fe có trong hỗn hợp ban đầu gần nhất với giá trị

A. 50.       B. 60.       C. 55.       D. 56.

(Xem giải) Câu 23. Đốt cháy hoàn toàn m gam một cacbohiđrat cần 13,44 lít O2 (ở đktc) sau đó đem hấp thụ hoàn toàn sản phẩm cháy trong 200 ml dung dịch chứa đồng thời NaOH 1,5M và Ba(OH)2 1M thu được a gam kết tủa, giá trị của a là

A. 39,4.       B. 29,55.       C. 19,7.       D. 9,85.

(Xem giải) Câu 24. Cho 27,6 gam C7H6O3 (có vòng benzen) tác dụng với 800 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Để trung hòa NaOH dư trong dung dịch Y cần 100 ml dung dịch H2SO4 1M, thu được dung dịch Z. Khối lượng rắn khan thu được khi cô cạn dung dịch Z là

A. 31,1 gam.       B. 58,6 gam.       C. 56,9 gam.       D. 62,2 gam.

(Xem giải) Câu 25. E là một chất béo được tạo bởi glixerol và hai axit béo X, Y. Trong đó số mol Y nhỏ hơn số mol X (biết X, Y có cùng số C, phân tử mỗi chất có không quá ba liên kết π và MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn 15,96 gam E thu được 1,02 mol khí CO2 và 0,9 mol nước. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol X thu được số mol CO2 là

A. 16.       B. 18.       C. 17.       D. 14.

(Xem giải) Câu 26. Đun nóng a gam một hợp chất hữu cơ X chứa C, H, O mạch cacbon không phân nhánh với dung dịch chứa 11,2 gam KOH đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch A, để trung hoà KOH dư trong A cần dùng 80 ml dung dịch HCl 0,5M. Làm bay hơi hỗn hợp sau khi trung hoà một cách cẩn thận, người ta thu được 7,36 gam hỗn hợp Y gồm hai ancol đơn chức và 18,34 gam hỗn hợp Z gồm hai muối. Giá trị gần nhất của a là

A. 14,86.       B. 16,64.       C. 15,04.       D. 14,36.

(Xem giải) Câu 27. Cho các phát biểu sau:
(1) Ở nhiệt độ phòng chất béo chứa các gốc không no của axit béo là chất lỏng.
(2) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
(3) Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có số chẵn nguyên tử cacbon từ 12 đến 24, mạch cacbon dài và không phân nhánh.
(4) Lipit gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit,…
(5) Một số polime của este được dùng để sản xuất chất dẻo.
Số phát biểu đúng là

A. 3.       B. 5.       C. 4.       D. 2.

(Xem giải) Câu 28. Oxi hóa hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm hai ankan (tỉ lệ mol 1 : 1). Sản phẩm thu được cho đi qua bình đựng H2SO4 đặc, thấy khối lượng bình tăng 6,3 gam. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Hai ankan trong X hơn kém nhau một nguyên tử cacbon.

B. Hai ankan trong X ở điều kiện thường là các chất khí.

C. Số cặp chất của hai ankan trong X phù hợp là 3.

D. Nếu dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 49,25 gam kết tủa.

(Xem giải) Câu 29. Hỗn hợp X gồm hai este đơn chức là đồng phân của nhau. Đun nóng m gam X với 300 ml dung dịch NaOH 1M, kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và (m – 8,4) gam hỗn hợp hơi gồm hai anđehit no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối hơi so với H2 là 26,2. Cô cạn dung dịch Y thu được (m – 1,1) gam chất rắn. Công thức của hai este là

A. CH3COOCH=CHCH3 và CH3COOC(CH3)=CH2.

B. HCOOC(CH3)=CH2 và HCOOCH=CHCH3.

C. C2H5COOCH=CH2 và CH3COOCH=CHCH3.

D. HCOOCH=CHCH3 và CH3COOCH=CH2.

(Xem giải) Câu 30. Cho hỗn hợp X gồm chất C2H10O3N2 (Y) và chất C2H7O2N (Z). Cho 14,85 gam X phản ứng vừa đủ với lượng dung dịch NaOH đun nóng, thu được dung dịch M và 5,6 lít (ở đktc) hỗn hợp T gồm 2 khí (đều làm xanh quỳ tím tẩm nước cất). Cô cạn toàn bộ dung dịch M thu được m gam muối khan. Giá trị của m có thể là

A. 12,5.       B. 11,8.       C. 14.       D. 14,7.

Bạn đã xem chưa:  [2021 – 2022] Thi học sinh giỏi lớp 12 – Tỉnh Vĩnh Phúc

(Xem giải) Câu 31. Hoà tan hoàn toàn 12,2 gam hỗn hợp gồm FeCl2 và NaCl (có tỉ lệ số mol tương ứng là 1 : 2) vào một lượng nước (dư), thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 (dư) vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 34,1.       B. 14,35.       C. 28,7.       D. 5,4.

(Xem giải) Câu 32. Chất X (C4H9O2N). Thực hiện sơ đồ phản ứng sau:
X + NaOH → Y + CH4O
Y + HCl (dư) → Z + NaCl
Công thức cấu tạo của X và Z lần lượt là

A. H2NCH2CH2COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH .

B. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH.

C. H2NCH2COOC2H5 và ClH3NCH2COOH .

D. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH2)COOH.

(Xem giải) Câu 33. Cho các phát biểu sau:
(1) Tất cả các ankan đều nhẹ hơn nước và hầu như không tan trong nước.
(2) Oxi hóa butan ở điều kiện thích hợp ta thu được axit axetic.
(3) Trong y học, glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực.
(4) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen.
(5) Anđehit vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
Số phát biểu đúng là

A. 5.       B. 3.       C. 4.       D. 2.

(Xem giải) Câu 34. Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, Fe3O4, CuO trong đó oxi chiếm 25,39% khối lượng hỗn hợp. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 8,96 lít CO (ở đktc) sau 1 thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với hiđro là 19. Cho chất rắn Y tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch T và 7,168 lít NO (ở điều kiện tiêu chuẩn, sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch T thu được 3,456m gam muối khan. Giá trị m gần giá trị nào nhất sau đây?

A. 35,4.       B. 38,4.       C. 39,4.       D. 41,4.

(Xem giải) Câu 35. Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(1) Khi đun nóng glucozơ hoặc fructozơ với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag.
(2) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân.
(3) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.
(4) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.
(5) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
(6) Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra sobitol.
Số phát biểu đúng là

A. 3.       B. 6.       C. 5.       D. 4.

(Xem giải) Câu 36. Hỗn hợp X gồm 0,1 mol một α-amino axit no, mạch hở A chứa 1 nhóm –NH2, 1 nhóm –COOH và 0,025 mol pentapeptit mạch hở cấu tạo từ A. Đốt cháy hỗn hợp X cần a mol O2, sản phẩm cháy hấp thụ hết vào 1 lít dung dịch NaOH 1,2M thu được dung dịch Y. Rót từ từ dung dịch chứa 0,8a mol HCl vào dung dịch Y thu được 14,448 lít CO2 (đktc). Đốt 0,01a mol đipeptit mạch hở cấu tạo từ A cần V lít O2 (đktc). Giá trị của V là

A. 2,2491.       B. 2,5760.       C. 2,7783.       D. 2,3520.

(Xem giải) Câu 37. Cho 1,22 gam hỗn hợp X gồm 2 amin (có tỉ lệ số mol là 1 : 2) tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch HCl 0,1M thu được dung dịch Y. Mặt khác khi đốt cháy hoàn toàn 0,09 mol hỗn hợp X thu được m gam khí CO2; 1,344 lít khí N2 (ở đktc) và hơi nước. Giá trị của m là

A. 3,42.       B. 5,28.       C. 2,64.       D. 3,94.

(Xem giải) Câu 38. Hỗn hợp P gồm ancol X, axit caboxylic Y (đều no, đơn chức, mạch hở) và este Z tạo ra từ X và Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam P cần dùng vừa đủ 0,18 mol O2, sinh ra 0,14 mol CO2. Cho m gam P trên vào 500 ml dung dịch NaOH 0,1M đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Q. Cô cạn dung dịch Q còn lại 3,68 gam chất rắn khan. Người ta cho thêm bột CaO và 0,48 gam NaOH vào 3,68 gam chất rắn khan trên rồi nung trong bình chân không. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được a gam khí. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 0,85.       B. 1,25.       C. 1,45.       D. 1,05.

(Xem giải) Câu 39. Hỗn hợp X gồm anđehit fomic, anđehit axetic, metyl fomat, etyl axetat và một axit cacboxylic no, hai chức, mạch hở Y. Đốt cháy hoàn toàn 29 gam hỗn hợp X (số mol của anđehit fomic bằng số mol của metyl fomat) cần dùng 21,84 lít khí O2, sau phản ứng thu được sản phẩm cháy gồm H2O và 22,4 lít khí CO2. Mặt khác, 43,5 gam hỗn hợp X tác dụng với 400 ml dung dịch NaHCO3 1M, sau khi kết thúc phản ứng thu được m gam muối khan. Các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn, giá trị có thể có của m là?

A. 21,8.       B. 28,5.       C. 30,6.       D. 32,7.

(Xem giải) Câu 40. Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ, no đơn chức, mạch hở (chứa C, H, O) tác dụng vừa đủ với 20 ml dung dịch NaOH 2M thu được một muối và một ancol. Đun nóng lượng ancol thu được với axit H2SO4 đặc ở 170°C thu được 0,015 mol anken (là chất khí ở điều kiện thường). Nếu đốt cháy lượng X như trên rồi cho sản phẩm qua bình đựng CaO dư thì khối lượng bình tăng 7,75 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Một chất trong X có 7 công thức cấu tạo phù hợp với điều kiện bài toán.

B. Phần trăm khối lượng của A trong X là 50,5%.

C. Tổng phân tử khối của hai chất trong X là 162.

D. Độ chênh lệch khối lượng giữa hai chất trong X là 0,03 gam.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!