[2022 – 2023] Thi học sinh giỏi lớp 12 – Tỉnh Quảng Nam (Đợt 2)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Thời gian làm bài: 90 phút

⇒ Đề thi, đáp án và giải chi tiết:

1C 2C 3D 4B 5D 6A 7D 8B 9C 10B
11B 12A 13C 14C 15C 16B 17B 18D 19C 20D
21A 22A 23D 24A 25C 26B 27A 28C 29B 30A
31D 32A 33B 34D 35B 36A 37D 38A 39A 40C

(Xem giải) Câu 1: Chất nào sau đây là amin bậc hai?

A. Trimetylamin.       B. Metylamin.       C. Dimetylamin.        D. Phenylamin.

(Xem giải) Câu 2: Poli(vinylclorua) (PVC) được điều chế từ phản ứng trùng hợp

A. CH3-CH2Cl.        B. CH2=CCl2.       C. CH2=CHCl.       D. CH2=CCl-CH3.

(Xem giải) Câu 3: Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa yếu nhất?

A. Cu2+.       B. Ag+.        C. Fe3+.       D. Mg2+.

(Xem giải) Câu 4: Để loại bỏ lớp cặn trong ấm đun nước lâu ngày, người ta có thể dùng dung dịch

A. cồn 70°.         B. giấm ăn.         C. muối ăn.         D. nước vôi.

(Xem giải) Câu 5: Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm

A. Mg, Fe, Cu.       B. MgO, Fe3O4, Cu.       C. Mg, Al, Fe, Cu.       D. MgO, Fe, Cu.

(Xem giải) Câu 6: Hiđro sunfua có trong một số nguồn nước suối nóng, hầm kín, giếng sâu, rác thải… là một chất khí rất độc, có thể gây chết người. Sự có mặt của khí này trong không khí có thể nhận ra qua mùi trứng thối đặc trưng, hoặc phát hiện nhờ các loại cảm biến hóa chất, hoặc thông qua phản ứng tạo kết tủa đen với

A. dung dịch đồng (II) sunfat.       B. không khí.

C. nước vôi trong.       D. khí lưu huỳnh đioxit.

(Xem giải) Câu 7: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số bốn chất: CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO, HCOOH và các tính chất được ghi trong bảng sau:

Chất X Y Z T
Nhiệt độ sôi (°C) 78,3 100,8 21,0 118,0
pH (dung dịch nồng độ 0,001M) 7,00 3,47 7,00 3,88

Chuyển hóa nào sau đây không thực hiện được bằng một phản ứng trực tiếp?

A. X → T.       B. Z → T.        C. X → Z.       D. Y → Z.

(Xem giải) Câu 8: Cho 4 thí nghiệm như hình vẽ (biết đinh làm bằng thép):

Số thí nghiệm Fe bị ăn mòn điện hóa trước là

A. 3.       B. 2.       C. 4.       D. 1.

(Xem giải) Câu 9: Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,2 mol/lít và H2SO4 0,1 mol/lít với 100 dung dịch KOH nồng độ x mol/lít, thu được 200 ml dung dịch có pH = 13. Giá trị của x là

A. 0,45.        B. 0,32.         C. 0,6.       D. 0,3.

(Xem giải) Câu 10: Cho các phát biểu sau:
(a) Quá trình chuyển hóa tinh bột trong cơ thể người có xảy ra phản ứng thủy phân.
(b) Dầu dừa có chứa chất béo chưa bão hòa (phân tử có gốc hiđrocacbon không no).
(c) Các mảng “riêu cua” xuất hiện khi nấu canh cua là do xảy ra sự đông tụ protein.
(d) Trong y học, dung dịch fomalin được dùng để bảo quản máu.
(e) Vải lụa tơ tằm sẽ nhanh hỏng nếu ngâm, giặt trong xà phòng có tính kiềm.
(f) Saccarozơ làm mất màu dung dịch thuốc tím (KMnO4).
Số phát biểu đúng là

A. 3.       B. 4.        C. 5.        D. 6.

(Xem giải) Câu 11: Cho các chất sau: (1) CH3-NH3Cl, (2) ClH3N-CH2-COOH, (3) H2N-CH2-COOH, (4) H2N-CH2-COONa, (5) HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)COOH, (6) ClH3N-CH2COOCH3. Trong các chất trên, có x chất thỏa mãn điều kiện 1 mol chất đó tác dụng được tối đa 2 mol NaOH (trong dung dịch); có y chất thỏa mãn điều kiện 1 mol chất đó tác dụng được tối đa 1 mol HCl (trong dung dịch). Tổng (x + y) có giá trị bằng

A. 4.        B. 5.        C. 3.        D. 6.

(Xem giải) Câu 12: Bình “ga” loại 12 cân sử dụng trong hộ gia đình Y có chứa 12 kg khí hoá lỏng (LPG) gồm propan và butan với tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 7 (thành phần khác không đáng kể). Khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol propan toả ra lượng nhiệt là 2500 kJ và 1 mol butan toả ra lượng nhiệt là 2850 kJ. Trung bình lượng nhiệt tiêu thụ từ đốt khí “ga” của hộ gia đình Y là 14283,15 kJ/ngày. Biết rằng hộ gia đình Y sử dụng hết bình ga trên trong một tháng (một tháng trung bình là 30 ngày). Hiệu suất hấp thụ nhiệt là

A. 70%.        B. 60%.        C. 80%.       D. 90%.

(Xem giải) Câu 13: Cho các phát biểu sau:
(a) Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo phần trăm khối lượng nguyên tố nitơ.
(b) Fe2O3 phản ứng với axit HCl sẽ tạo ra hai muối.
(c) Kim cương được dùng làm đồ trang sức, chế tạo mũi khoan, dao cắt thủy tinh,…
(d) Amoniac chủ yếu được sử dụng để sản xuất axit nitric và phân đạm.
(e) Tính chất hóa học chung của kim loại là tính oxi hóa.
Số phát biểu đúng là

A. 2.        B. 4.       C. 3.        D. 1.

(Xem giải) Câu 14: Xác định các chất (hoặc hỗn hợp) X và Y tương ứng không thỏa mãn thí nghiệm sau:

A. NaHCO3, CO2.          B. NH4NO2; N2.

C. Cu(NO3)2; (NO2, O2).          D. KMnO4; O2.

(Xem giải) Câu 15: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Đun nóng nước cứng vĩnh cửu.
(b) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp.
(c) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
(d) Nung nóng KClO3, có mặt chất xúc tác MnO2.
(e) Nhúng thanh Zn vào dung dịch hỗn hợp gồm CuSO4 và H2SO4 loãng.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm sinh ra chất khí là

Bạn đã xem chưa:  [2023 - 2024] Khảo sát HSG cụm Thiệu Hóa - Thanh Hóa

A. 2.       B. 3.       C. 4.       D. 5.

(Xem giải) Câu 16: Cho vài giọt chất lỏng X tinh khiết vào ống nghiệm có sẵn 2 ml nước lắc đều, sau đó để yên một thời gian thấy xuất hiện chất lỏng phân thành hai lớp. Cho tiếp 1 ml dung dịch HCl và lắc mạnh thu được dung dịch đồng nhất. Tiếp tục thêm vài ml dung dịch NaOH, lắc mạnh, sau đó để yên lại thấy chất lỏng phân thành hai lớp. Chất X là

A. benzen.       B. anilin.         C. ancol etylic.       D. phenol.

(Xem giải) Câu 17: Cho các phát biểu sau:
(a) Có thể phân biệt axit fomic và anđehit fomic bằng phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3.
(b) Peptit chứa từ hai gốc α-amino axit trở lên thì có phản ứng màu biure.
(c) Tơ tằm là loại tơ thiên nhiên.
(d) Điều chế tơ nilon-6,6 bằng phản ứng đồng trùng ngưng giữa axit adipic và hexametylenđiamin.
(e) Ancol etylic và axit fomic có khối lượng phân tử bằng nhau nên là các đồng phân với nhau.
(f) Anilin là một bazơ yếu nhưng có thể làm quỳ tím ẩm chuyển thành màu xanh.
(g) Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí, mùi khai khó chịu, tan nhiều trong nước.
(h) Phenol tác dụng với dung dịch brom tạo kết tủa trắng.
Số phát biểu sai là

A. 3.       B. 4.       C. 5.       D. 6.

(Xem giải) Câu 18: Ngô là loại cây trồng “phàm ăn”, để đảm bảo độ dinh dưỡng trong đất, với mỗi hecta đất trồng ngô, người nông dân cần cung cấp 150 kg N; 60 kg P2O5 và 110 kg K2O. Loại phân mà người nông dân sử dụng là phân hỗn hợp NPK (20 – 20 – 15) trộn với phân kali KCl (độ dinh dưỡng 60%) và ure (độ dinh dưỡng 46%). Tổng khối lượng phân bón đã sử dụng cho 1 hecta đất gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 810 kg.      B. 783 kg.      C. 300 kg.      D. 604 kg.

(Xem giải) Câu 19: Cho các phát biểu sau:
(a) Nấu ăn bằng nước cứng sẽ làm cho thực phẩm nhanh chín, thơm ngon.
(b) Tinh bột và xenlulozơ là những thực phẩm thiết yếu của con người.
(c) Khi hít khí NO2 sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu và hay cười.
(d) Khi điện phân nóng chảy NaCl sẽ thu được khí Cl2 ở anot.
(e) Hỗn hợp tecmit (bột Al2O3 và Fe) được sử dụng hàn đường ray xe lửa.
Số phát biểu sai là

A. 3.       B. 2.       C. 4.       D. 1.

(Xem giải) Câu 20: Cho 3,5a gam hỗn hợp X gồm C và S tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3 đặc, nóng, thu được hỗn hợp khí Y gồm NO2 và CO2 có thể tích 3,584 lít (đktc). Dẫn toàn bộ hỗn hợp khí Y qua bình đựng dung dịch nước vôi trong dư thu được 12,5a gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là

A. 0,12.       B. 0,14.        C. 0,20.         D. 0,16.

(Xem giải) Câu 21: Cho các lọ hóa chất được đánh số ngẫu nhiên từ (1) đến (5). Mỗi lọ chứa một trong số các chất sau: hex-1-in, anđehit axetic, etanol, axit axetic và phenol. Biết:
– Lọ (1), (4), (5) đều phản ứng với Na giải phóng khí.
– Lọ (2), (3), (5) đều làm mất màu dung dịch Br2.
– Lọ (4), (5) đều phản ứng được với dung dịch NaOH.
– Lọ (3) phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa vàng.
Các lọ từ (1) đến (5) lần lượt chứa các chất là

A. ancol etylic, andehit axetic, hex-1-in, axit axetic, phenol.

B. axit axetic, hex-1-in, anđehit axetic, ancol etylic, phenol.

C. anđehit axetic, ancol etylic, hex-1-in, phenol, axit axetic.

D. ancol etylic, andehit axetic, phenol, axit axetic, hex-1-in.

(Xem giải) Câu 22: Cho các nhận xét sau:
(a) Để bảo quản kim loại natri, người ta ngâm trong etanol.
(b) Có thể dùng thùng kẽm để đựng axit sunfuric đặc nguội.
(c) Dùng dung dịch HNO3 có thể phân biệt được Fe2O3 và Fe3O4.
(d) Phèn chua được ứng dụng trong ngành thuộc da, công nghiệp giấy,…
(e) Cho dung dịch NH4HCO3 vào dung dịch NaOH và đun nóng nhẹ, thấy có khí mùi khai thoát ra.
Số nhận xét sai là

A. 2.       B. 4.       C. 3.       D. 5.

(Xem giải) Câu 23: Hợp chất X có công thức C6H10O5 (trong phân tử không chứa nhóm -CH2-). Khi cho X tác dụng với NaHCO3 hoặc với Na thì số mol khí sinh ra luôn bằng số mol X đã phản ứng. Từ X thực hiện các phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol):
(1) X (H2SO4 đặc, t°) → Y + H2O
(2) X + 2NaOH (t°) → 2Z + H2O
(3) Y + 2NaOH (t°) → Z + T + H2O
(4) 2Z + H2SO4 → 2P + Na2SO4
(5) T + NaOH (t°, CaO) → Na2CO3 + Q
(6) Q + H2O (H+, t°) → G
Biết rằng X, Y, Z, T, P, Q đều là các hợp chất hữu cơ mạch hở. Có các phát biểu sau:
(a) P tác dụng với Na dư thu được số mol H2 bằng số mol P phản ứng.
(b) Q có khả năng làm cho trái cây nhanh chín.
(c) Hiđro hóa hoàn toàn T (Ni, t°) thì thu được Z.
(d) G có thể dùng để sản xuất “xăng sinh học”.
(e) Y có đồng phân hình học.
Số phát biểu đúng là

A. 2.       B. 4.       C. 1.       D. 3.

(Xem giải) Câu 24: Khử hoàn toàn hỗn hợp rắn gồm FeO, Fe3O4, Al2O3 và CuO bằng khí H2 dư ở nhiệt độ thu được hỗn hợp X (khí và hơi) và chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch E, phần không tan F và khí G. Hòa tan hết phần không tan F trong dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch H. Cô cạn dung dịch H rồi đem nhiệt phân thì thu được chất rắn Z và hỗn hợp T gồm các khí nào sau đây? Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

A. NO2 và O2.       B. O2 và CO2.         C. CO và CO2.         D. NO và NO2.

(Xem giải) Câu 25: Hòa tan hết 9,6 gam kim loại M vào dung dịch H2SO4 tạo ra 2,24 lít khí X, biết rằng để phản ứng hết với a mol kim loại M cần 1,25a mol H2SO4 và sinh ra khí X là sản phẩm khử duy nhất. Biết khí sinh ra được đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Kí hiệu hóa học của kim loại M là

Bạn đã xem chưa:  [2023 - 2024] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Tỉnh Thanh Hóa

A. Zn.        B. Al.        C. Mg.         D. Ca.

(Xem giải) Câu 26: Đặt hai cốc A và B chứa dung dịch HCl loãng (dùng dư) trên hai đĩa cân, cân ở trạng thái cân bằng. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho 1 mol CaCO3 vào cốc A và 1 mol KHCO3 vào cốc B.
(b) Cho 1 mol Fe vào cốc A và 1 mol CaO vào cốc B.
(c) Cho 1 mol FeO vào cốc A và 1 mol FeCO3 vào cốc B.
(d) Cho 1 mol Na2S vào cốc A và 1 mol Al(OH)3 vào cốc B.
(e) Cho 1 mol FeS vào cốc A và 1 mol Fe vào cốc B.
(g) Cho 1 mol NaOH vào cốc A và 1 mol MgCO3 vào cốc B.
Giả sử nước bay hơi không đáng kể, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp cân trở lại vị trí cân bằng là

A. 3.        B. 4.        C. 2.       D. 5.

(Xem giải) Câu 27: Cho mô hình thí nghiệm sau:

Cho các nhận xét sau:
(a) Thí nghiệm trên nhằm mục đích xác định định tính cacbon và hiđro trong hợp chất hữu cơ.
(b) Bông tẩm CuSO4 khan nhằm phát hiện sự có mặt của nước trong sản phẩm cháy.
(c) Ống nghiệm được lắp hơi chúi xuống để oxi bên ngoài dễ vào để đốt cháy chất hữu cơ.
(d) Ống nghiệm đựng nước vôi trong để hấp thụ khí CO2 và khí CO.
(e) Chất để sử dụng để oxi hóa chất hữu cơ trong thí nghiệm trên là CuO.
(f) Có thể sử dụng mô hình trên để xác định nitơ trong hợp chất hữu cơ.
Số phát biểu đúng là

A. 3.       B. 5.       C. 4.       D. 6.

(Xem giải) Câu 28: Cho E (C3H6O3) và F (C4H6O5) là các chất hữu cơ mạch hở. Trong phân tử chất F chứa đồng thời các nhóm -OH, -COO- và -COOH. Cho các chuyển hóa sau:
(1) E + NaOH (t°) → X + Y
(2) F + NaOH (t°) → X + H2O
(3) X + HCl → Z + NaCl
Biết X, Y, Z là các hợp chất hữu cơ. Cho các phát biểu sau:
(a) Trong công nghiệp, chất Y được điều chế trực tiếp từ etilen.
(b) Chất F là hợp chất no, chứa gốc metyl trong phân tử.
(c) Chất X có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử hiđro.
(d) Phân tử chất E chứa đồng thời nhóm –OH và nhóm –COOH.
(e) Nhiệt độ sôi của chất Y nhỏ hơn nhiệt độ sôi của ancol etylic.
(f) 1 mol chất Z tác dụng với Na dư thu được tối đa 1 mol khí H2.
Số phát biểu đúng là

A. 5.        B. 3.       C. 2.        D. 4.

(Xem giải) Câu 29: Đốt cháy 21,6 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe trong khí O2, thu được 30,4 gam hỗn hợp X chỉ gồm các oxit. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch KOH dư vào Y, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 32 gam chất rắn. Mặt khác cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 173,46.        B. 179,45.        C. 171,03.         D. 157,85.

(Xem giải) Câu 30: Este X no, đa chức, mạch hở có công thức phân tử dạng CnH8On. Xà phòng hoá hoà toàn X bởi dung dịch NaOH dư thu được hỗn hợp Y gồm hai muối E và F (ME < MF) của hai axit cacboxylic hơn kém nhau một nguyên tử cacbon và hỗn hợp ancol Z gồm hai chất G và T (MG < MT) cũng hơn kém nhau một nguyên tử cacbon trong phân tử. Cho các phát biểu sau:
(a) Có hai công thức cấu tạo của E thỏa mãn.
(b) Các chất trong Y đều có khả năng tráng bạc.
(c) Từ etilen có thể tạo ra T bằng một phản ứng.
(d) Đốt cháy hoàn toàn F thu được hỗn hợp Na2CO3, CO2 và H2O.
(e) Từ G điều chế axit axetic là phương pháp hiện đại
Số phát biểu sai là

A. 3.        B. 2.         C. 1.       D. 4.

(Xem giải) Câu 31: Cho các thí nghiệm sau:
(1) Cho hỗn hợp gồm x mol Cu và x mol Fe3O4 vào dung dịch chứa 4x mol H2SO4 loãng.
(2) Cho hỗn hợp NaHSO4 và KHCO3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước dư.
(3) Cho x mol Fe vào dung dịch chứa 2,5x mol AgNO3.
(4) Cho dung dịch chứa x mol Ba(OH)2 vào dung dịch chứa x mol NaHCO3.
(5) Cho Na2CO3 dư vào dung dịch chứa BaCl2.
(6) Cho x mol Fe3O4 vào dung dịch chứa 8x mol HCl.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là

A. 4.       B. 3.       C. 6.        D. 5.

(Xem giải) Câu 32: Trong một bình kín chứa 0,35 mol C2H2; 0,65 mol H2 và một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối hơi so với H2 bằng 8. Sục X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y, 36 gam kết tủa và dung dịch Z. Hỗn hợp khí Y tác dụng vừa đủ với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là:

A. 0,05.       B. 0,25.         C. 0,10.        D. 0,20.

(Xem giải) Câu 33: Điện phân 800 ml dung dịch gồm NaCl, HCl và CuCl2 0,05M (điện cực trơ, màng ngăn xốp) với cường độ dòng điện 9,65A. Mối liên hệ giữa thời gian điện phân và pH của dung dịch điện phân được biểu diễn bằng đồ thị dưới đây (giả sử muối đồng không bị thủy phân):

Giá trị của t trên đồ thị là

A. 2480.        B. 1680.        C. 3480.       D. 2860.

(Xem giải) Câu 34: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
• Bước 1: Cho 3 – 4 ml dung dịch AgNO3 2% vào hai ống nghiệm (1) và (2). Thêm vài giọt dung dịch NaOH loãng, tiếp tục cho amoniac loãng 3% cho tới khi kết tủa tan hết (vừa cho vừa lắc).
• Bước 2: Rót 2 ml dung dịch saccarozơ 5% vào ống nghiệm (3) và rót tiếp vào đó 0,5 ml dung dịch H2SO4 loãng. Đun nóng dung dịch trong 3 – 5 phút.
• Bước 3: Để nguội dung dịch, cho từ từ NaHCO3 tinh thể vào ống nghiệm (3) và khuấy đều bằng đũa thủy tinh cho đến khi ngừng thoát khí CO2.
• Bước 4: Rót nhẹ tay 2 ml dung dịch saccarozơ 5% theo thành ống nghiệm (1). Đặt ống nghiệm (1) vào cốc nước nóng (khoảng 60 – 70°C). Sau vài phút, lấy ống nghiệm (1) ra khỏi cốc.
• Bước 5: Rót nhẹ tay dung dịch trong ống nghiệm (3) vào ống nghiệm (2). Đặt ống nghiệm (2) vào cốc nước nóng (khoảng 60 – 70°C). Sau vài phút, lấy ống nghiệm (2) ra khỏi cốc.
Cho các phát biểu sau:
(a) Mục đích chính của việc dùng NaHCO3 là nhằm loại bỏ H2SO4 dư.
(b) Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm tách thành hai lớp.
(c) Ở bước 1 xảy ra phản ứng tạo phức bạc amoniacat.
(d) Sau bước 4, thành ống nghiệm (1) có lớp kết tủa trắng bạc bám vào.
(e) Sau bước 5, thành ống nghiệm (2) có lớp kết tủa trắng bạc bám vào.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu sai?

Bạn đã xem chưa:  [2023 - 2024] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Quảng Trị

A. 4.        B. 5.        C. 3.        D. 2.

(Xem giải) Câu 35: X là quặng hematit đỏ chứa 64,0% Fe2O3 (còn lại là tạp chất không chứa nguyên tố Fe). Y là quặng manhetit chứa 96,0% Fe3O4 (còn lại là tạp chất không chứa nguyên tố Fe). Trộn m1 tấn quặng X với m2 tấn quặng Y thu được 1 tấn hỗn hợp Z. Đem toàn bộ Z luyện gang, rồi luyện thép thì thu được 497,3 kg thép chứa 0,1% gồm cacbon và các tạp chất. Giả thiết hiệu suất toàn bộ quá trình là 80%. Tỉ lệ m1 : m2 cần dùng là

A. 2 : 5.        B. 3 : 7.        C. 1 : 2.        D. 6 : 4.

(Xem giải) Câu 36: Hỗn hợp E gồm X (C6H16O4N2), Y (C8H15O4N) và Z (C4H9O2N); trong đó X là muối amoni của axit cacboxylic đa chức; X, Y, Z đều mạch hở. Đun nóng hoàn toàn hỗn hợp E với 500 ml dung dịch KOH 1,68M (dùng dư 20% so với lượng cần thiết), thu được 13,44 lít hỗn hợp khí T gồm hai amin, đồng đẳng liên tiếp (có tỉ khối so với He bằng 9,5) và dung dịch F chứa bốn chất tan (trong đó có ba hợp chất hữu cơ có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử). Cô cạn F, thu được m gam hỗn hợp G gồm bốn chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 78,64.       B. 65,20.       C. 63,80.       D. 77,24.

(Xem giải) Câu 37: Cho hỗn hợp gồm Cu2S và FeS2 tác dụng hết với dung dịch chứa 520 ml HNO3 1M, thu được dung dịch X (không chứa muối amoni), hỗn hợp khí T gồm NO và 0,3 mol NO2. Để tác dụng hết với các chất trong X cần dùng 260 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng lọc kết tủa, nung trong không khí tới khối lượng không đổi thu được 6,4 gam chất rắn. Tổng khối lượng chất tan có trong dung dịch X gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 20,0.       B. 18,0.        C. 21,0.        D. 19,0.

(Xem giải) Câu 38: Thực hiện phản ứng giữa axit và ancol theo sơ đồ sau (đúng tỉ lệ mol):
(1) X + Y ⇋ E + H2O (H2SO4 đặc, t°)
(2) X + Z ⇋ F + H2O (H2SO4 đặc, t°)
Biết E, F (72 < ME < MF < 133) là các hợp chất hữu cơ no khác nhau, khi đốt cháy hoàn toàn E, F thu được số mol CO2 bằng số mol O2 phản ứng. Giả sử E, F chỉ là sản phẩm của phản ứng este hoá. Axit và ancol đều mạch hở và chỉ chứa một loại nhóm chức. Cho các phát biểu sau:
(a) Hai chất Y, Z thuộc cùng một dãy đồng đẳng.
(b) E là hợp chất chỉ chứa một loại nhóm chức duy nhất.
(c) Z và E có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử.
(d) Chất X tan vô hạn trong nước, là một thành phần chính của giấm ăn.
(e) Từ etilen có thể điều chế trực tiếp chất Y bằng một phản ứng.
Số phát biểu đúng là

A. 2.       B. 4.       C. 1.       D. 3.

(Xem giải) Câu 39: Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tạo thành từ cùng một ancol Y với 3 axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm COOH); trong đó, có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no (có đồng phân hình học, chứa một liên kết đôi C=C trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 5,88 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối và m gam ancol Y. Cho m gam Y vào bình đựng Na dư, sau phản ứng thu được 896 ml khí (đktc) và khối lượng bình tăng 2,48 gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 5,88 gam X thì thu được CO2 và 3,96 gam H2O. Khối lượng (gam) của este có phân tử khối lớn thứ hai trong X có giá trị gần nhất là

A. 1,475.       B. 1,975.        C. 1,505.        D. 1,455.

(Xem giải) Câu 40: Hòa tan hết m gam hỗn hợp rắn X gồm Fe, Fe3O4, Mg và FeCO3 vào dung dịch chứa NaNO3 và 0,286 mol H2SO4, thu được 1,792 lít hỗn hợp khí Y (gồm CO2, NO, N2 và 0,02 mol H2) có khối lượng 2,056 gam và dung dịch Z chỉ chứa các muối sunfat trung hòa. Dung dịch Z phản ứng tối đa với 0,514 mol NaOH, thu được 18,786 gam kết tủa T và 0,224 lít khí. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn và các khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Cho các phát biểu sau:
(a) Giá trị của m là 12,374 gam.
(b) Số mol của NaNO3 trong dung dịch ban đầu là 0,068 mol.
(c) Phần trăm khối lượng FeCO3 trong X là 14,796%.
(d) Số mol của Fe3O4 trong X là 0,024 mol.
(e) Nếu T gồm ba kết tủa thì dung dịch Z làm mất màu dung dịch thuốc tím.
Số phát biểu đúng là

A. 4.        B. 3.       C. 2.         D. 1.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!