[2022] Thi thử TN của sở GDĐT Cần Thơ (Đề 1)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Giải chi tiết và đáp án:
⇒ Mã đề: 162
41A | 42D | 43D | 44C | 45D | 46B | 47C | 48A | 49D | 50B |
51C | 52C | 53B | 54B | 55C | 56C | 57D | 58A | 59B | 60A |
61A | 62C | 63A | 64B | 65B | 66A | 67A | 68A | 69B | 70D |
71B | 72D | 73B | 74D | 75C | 76A | 77D | 78D | 79C | 80D |
Câu 41: Kim loại nào sau đây thuộc nhóm IIA?
A. Mg. B. Al. C. Li. D. K.
Câu 42: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. CaCO3. B. Fe(OH)3. C. MgO. D. Al2O3.
Câu 43: Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch HCl sinh ra muối FeCl3?
A. Fe. B. Fe(OH)2. C. FeO. D. Fe2O3.
Câu 44: Số nguyên tử cacbon trong phân tử etyl axetat là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 45: Tên gọi của chất béo (C17H35COO)3C3H5 là
A. trilinolein. B. tripanmitin. C. triolein. D. tristearin.
Câu 46: Trùng hợp monone nào sau đây thì thu được PVC?
A. Vinyl xianua. B. Vinyl clorua. C. Etilen. D. Butadien.
Câu 47: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy?
A. Ag. B. Cu. C. Al. D. Fe.
Câu 48: Công thức của sắt(II) nitrat là
A. Fe(NO3)2. B. Fe(NO3)3. C. FeSO4. D. FeCO3.
Câu 49: Chất nào sau đây có thể làm mềm nước cứng vĩnh cửu?
A. NaOH. B. Ca(OH)2. C. HCl. D. Na3PO4.
Câu 50: Trong phân tử chất nào sau đây có chứa nhóm -CHO?
A. Axit axetic. B. Andehit axetic. C. Ancol etylic. D. Phenol.
Câu 51: Chất khí nào sau đây là nguyên nhân chủ yếu gây mưa axit?
A. CH4. B. H2S. C. SO2. D. CO2.
Câu 52: Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit?
A. Tinh bột. B. Xenlulozơ. C. Fructozơ. D. Saccarozơ.
Câu 53: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh?
A. H2SO4. B. NaOH. C. NaCl. D. HCl.
Câu 54: Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch BaCl2 sinh ra kết tủa màu trắng?
A. NaNO3. B. K2SO4. C. Al(NO3)3. D. Ca(OH)2.
Câu 55: Polime nào sau đây thuộc loại polime tổng hợp?
A. Tơ tằm. B. Xenlulozơ. C. Tơ nilon-6. D. Tơ visco.
Câu 56: Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là
A. W. B. Сu. C. Hg. D. Fe.
Câu 57: Dung dịch chất nào sau đây hòa tan được Cu?
A. HCl. B. NaCl. C. Ca(OH)2. D. HNO3.
Câu 58: Chất nào sau đây là amino axit?
A. Glyxin. B. Glixerol. C. Metylamin. D. Anilin.
Câu 59: Chất nào sau đây là amin bậc hai?
A. C6H5NH2. B. (CH3)2NH. C. CH3NH2. D. (CH3)3N.
Câu 60: Glucozơ có nhiều trong quả nho chín nên được gọi là đường nho. Công thức phân tử của glucozơ là
A. C6H12O6. B. C6H14O6. C. C12H22O11. D. (C6H10O5)n.
(Xem giải) Câu 61: Cho sơ đồ chuyển hóa:
Biết X, Y là các chất khác nhau, mỗi mũi tên ứng với một phương trình hóa học của phản ứng xảy ra giữa hai chất tương ứng. Hai chất X, Y thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là:
A. CO và AgNO3. B. H2 và Cu(NO3)2. C. CO và KNO3. D. H2 và Mg(NO3)2.
(Xem giải) Câu 62: Cho các chất: Al, NH4Cl, HCl, KHCO3. Số chất phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
(Xem giải) Câu 63: Để khứ hoàn toàn Fe3O4 thành 50,4 gam kim loại Fe ở nhiệt độ cao (không có oxi) cần tối thiểu m gam Al. Giá trị của m là
A. 21,6. B. 8,1. C. 10,8. D. 24,3.
(Xem giải) Câu 64: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Cu (tỉ lệ mol 1 : 1) cần vừa đủ 80 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của m là
A. 0,64. B. 2,96. C. 4,64. D. 2,32.
(Xem giải) Câu 65: Cho 45 gam glucozơ lên men rượu với hiệu suất 80%, thu được m gam ancol etylic. Giá trị của m là
A. 23,0. B. 18,4. C. 36,8. D. 9,2.
(Xem giải) Câu 66: Dung dịch X gồm MgSO4, Al2(SO4)3, Fe2(SO4)3. Cho lượng dư dung dịch NaOH vào X đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được kết tủa Y. Thành phần của Y gồm:
A. Mg(OH)2, Fe(OH)3. B. Mg(OH)2, Fe(OH)2.
C. Al(OH)3, Fe(OH)3. D. Mg(OH)2, Al(OH)3.
(Xem giải) Câu 67: Thí nghiệm nào sau đây có xảy ra ăn mòn điện hóa học?
A. Cho đinh sắt vào dung dịch CuSO4. B. Cho đinh sắt vào dung dịch Fe2(SO4)3.
C. Cho lá đồng vào dung dịch FeCl3. D. Cho lá nhôm vào dung dịch HCl.
(Xem giải) Câu 68: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Phân tử axit glutamic có chứa hai nhóm amino (-NH2).
B. Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
C. Este benzyl axetat có mùi thơm của hoa nhài.
D. Ở điều kiện thường, tristearin tồn tại ở trạng thái rắn.
(Xem giải) Câu 69: Đốt cháy hoàn toàn m gam trimetylamin trong khí O2 thì thu được CO2, H2O và 2,24 lít khi N2. Giá trị của m là
A. 5,9. B. 11,8. C. 9,0. D. 4,5.
Câu 70: Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc?
A. CH3COOC2H5. B. CH3COOCH3. C. C2H5COOH. D. HCOOC2H5.
(Xem giải) Câu 71: Cho các phát biểu sau:
(a) Các kim loại Mg, Al, Ag đều có thể khử được ion Fe3+ trong dung dịch.
(b) Sử dụng giấm ăn có thể loại bỏ lớp cặn trong ấm đun nước do nước cứng gây ra.
(c) Cho phèn chua vào lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thì thu được dung dịch trong suốt.
(d) Hỗn hợp gồm Na và Al2O3 (tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1) có thể tan hoàn toàn trong nước.
(e) Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch NH4HCO3, đun nóng thì thu được kết tủa và khí.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
(Xem giải) Câu 72: Nung hỗn hợp X gồm Mg và Mg(NO3)2 trong bình kín, thu được một oxit kim loại và một khí NO2 duy nhất. Phần trăm khối lượng của kim loại Mg có trong X là
A. 24,4%. B. 17,7%. C. 75,5%. D. 13,9%.
(Xem giải) Câu 73: Điện phân dung dịch X chứa m gam hỗn hợp gồm CuSO4 và KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi, hiệu suất điện phân 100%). Kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng sau:
Thời gian (giây) | Khối lượng catot tăng (gam) | Thể tích khí ở anot (lít) |
t1 | 10,24 | 2,24 |
t2 | 15,36 | 4,032 |
Giá trị của m là
A. 22,18. B. 44,36. C. 21,54. D. 43,08.
(Xem giải) Câu 74: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe(OH)2, CuO, Fe2O3 và FeS2 (trong đó oxi chiếm 20,645% về khối lượng) vào bình kín (thể tích không đổi) chứa 1,875 mol khí O2 (dư). Nung nóng bình đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi đưa về nhiệt độ ban đầu. Sau khi ngưng tụ toàn bộ hơi nước, áp suất trong binh bằng 90% so với áp suất ban đầu (coi thể tích chất rắn thay đổi không đáng kể). Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X bằng lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng thì thu được 1,575 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y chứa 2 gam muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 82. B. 80. C. 75. D. 77.
(Xem giải) Câu 75: Hỗn hợp X gồm hiđro, axetilen, etilen, trong đó hai hiđrocacbon có số mol bằng nhau. Nung nóng X với xúc tác Ni trong bình kín (chỉ xảy ra phản ứng cộng hiđro), thu được 5,6 lít hỗn hợp khí Y (có tỉ khối hơi so với H2 bằng 6,6). Nếu dẫn X vào bình chứa lượng dư dung dịch brom thì khối lượng bình tăng lên m gam. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 5,4. B. 1,4. C. 2,7. D. 3,3.
(Xem giải) Câu 76: Hỗn hợp E gồm hai este hai chức X và Y đều tạo bởi axit cacboxylic và ancol (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn 19,6 gam E cần vừa đủ 0,82 mol O2, thu được H2O và 0,78 mol CO2. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 19,6 gam E bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp 2 gồm hai ancol và hỗn hợp T gồm hai muối. Đốt cháy hoàn toàn T, thu được Na2CO3, H2O và 0,14 mol CO2. Cho Z vào bình chứa lượng dư kim loại Na, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng bình tăng 11,64 gam. Phần trăm khối lượng của X trong E có giá trị gần nhất với giá nào sau đây?
A. 40. B. 48. C. 54. D. 60.
(Xem giải) Câu 77: Este E no, đa chức, mạch hở có công thức phân tử dạng CnH8On. Xà phòng hóa hoàn toàn E bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp X (gồm hai muối Y, Z của hai axit cacboxylic) và hỗn hợp G (gồm hai ancol R, T). Biết MY < MZ và MR < MT. Cho các phát biểu sau:
(a) Từ C2H4 có thể điều chế ancol T chỉ bằng một phản ứng.
(b) Este E có hai công thức cấu tạo thỏa mãn các điều kiện trên.
(c) Chất Y và Z đều là axit no, đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng.
(d) Đốt cháy hoàn toàn Z thì thu được sản phẩm gồm Na2CO3, CO2, H2O.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
(Xem giải) Câu 78: Thực hiện thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho 1 ml dung dịch lòng trắng trứng vào ống nghiệm.
Bước 2: Nhỏ tiếp 1 ml dung dịch NaOH 30% vào ống nghiệm.
Bước 3: Thêm tiếp 1 giọt dung dịch CuSO4 2% vào ống nghiệm, lắc nhẹ.
Cho các phát biểu sau:
(a) Ở bước 3, có xảy ra phản ứng màu biure.
(b) Ở bước 1, có thể thay lòng trắng trứng bằng dầu ăn.
(c) Sau bước 3, dung dịch trong ống nghiệm có màu xanh lam.
(d) Ở bước 2, có thể thay dung dịch NaOH 30% bằng dung dịch KOH 30%.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
(Xem giải) Câu 79: Hấp thụ hoàn toàn 336 ml khí CO2 vào V ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Na2CO3 0,2M thì thu được dung dịch X. Cho từ từ 200 ml dung dịch HCl 0,1M vào X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được 112 ml khí CO2. Giá trị của V là
A. 70. B. 20. C. 100. D. 150.
(Xem giải) Câu 80: Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit oleic, triglixerit Y có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 2 : 1. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được CO2 và 71,28 gam H2O. Mặt khác, cho m gam X tác dụng vừa đủ với 240 ml dung dịch NaOH 1M, đun nóng thì thu được glixerol và hỗn hợp hai muối. Khối lượng của Y có trong m gam X là
A. 64,92 gam. B. 17,22 gam. C. 25,74 gam. D. 24,96 gam.
Bình luận