[2022] Thi thử TN của sở GDĐT Nam Định (Lần 2)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

⇒ Mã đề: 172

41A 42C 43B 44A 45B 46C 47B 48A 49B 50C
51C 52B 53D 54B 55D 56A 57B 58C 59D 60B
61D 62D 63B 64A 65B 66C 67A 68A 69D 70A
71B 72A 73B 74B 75A 76B 77C 78B 79B 80D

Câu 41. Fe(OH)2 là hợp chất không tan trong nước và có màu

A. trắng xanh.       B. vàng đậm.       C. nâu đỏ.         D. đen.

Câu 42. Dung dịch saccarozơ có thể hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành dung dịch có màu

A. tím.       B. đỏ nâu.       C. xanh lam.       D. hồng.

Câu 43. Tính chất hóa học chung của kim loại là

A. tính axit.       B. tính khử.       C. tính bazơ.       D. tính oxi hóa.

Câu 44. Khi cho anđehit axetic (CH3-CH=O) phản ứng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) thu được hợp chất

A. Etanol (CH3CH2OH).       B. Etan (CH3CH3).

C. Etyl axetat (CH3COOC2H5).       D. Phenol (C6H5OH).

Câu 45. Để điều chế kim loại loại đồng, người ta có thể cho khí H2 phản ứng với CuO đun nóng. Phương pháp điều chế kim loại đồng như trên là phương pháp

A. điện phân nóng chảy.       B. nhiệt luyện.       C. thủy luyện.       D. điện phân dung dịch.

Câu 46. Tiến hành thủy phân metyl axetat trong dung dịch NaOH đun nóng. Hỗn hợp sản phẩm thu được sau phản ứng có chứa

A. HCHO.       B. CH3NH2.       C. CH3OH.       D. CH4.

Câu 47. Hợp chất nào sau đây là đồng phân cấu tạo của glucozơ?

A. Anilin.       B. Fructozơ.       C. Alanin.       D. Saccarozơ.

Câu 48. Trong công nghiệp muối amoni nitrat được sử dụng để sản xuất phân bón, thuốc nổ,… công thức của muối amoni nitrat là

A. NH4NO3.       B. (NH4)2CO3.       C. NH4Cl.       D. (NH4)2SO4.

Câu 49. Nguyên tố hóa học không thuộc nhóm IA là

A. Kali (K).       B. Sắt (Fe).       C. Natri (Na).       D. Liti (Li).

Câu 50. Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phương pháp trùng ngưng?

A. PE.       B. PVC.       C. nilon-6,6.       D. cao su Buna.

Câu 51. Nhựa PVC poli(vinyl clorua) được sử dụng để sản xuất ống dẫn nước, vỏ bọc dây cáp điện,… PVC sẽ thu được khi tiến hành trùng hợp vinyl clorua. Phân tử vinyl clorua không chứa nguyên tố nào sau đây?

A. Hiđro.       B. Cacbon.       C. Oxi.       D. Clo.

Câu 52. Hợp chất nào sau đây thuộc loại aminoaxit?

A. Benzen.       B. Glyxin.       C. Glucozơ.       D. Anilin.

Câu 53. Để điều chế kim loại natri, có thể sử dụng phương pháp nào sau đây?

A. Điện phân dung dịch muối natri clorua.       B. Cho kim loại kali vào dung dịch natri clorua.

C. Đun nóng natri oxit với khí H2.       D. Điện phân nóng chảy muối natri clorua.

Câu 54. Dung dịch có pH < 7 là

A. dung dịch Ba(OH)2.       B. dung dịch HCl.       C. dung dịch NaOH.       D. dung dịch NaCl.

Câu 55. Đưa dây sắt nóng đỏ vào bình thủy tinh chứa đầy khí oxi, dây sắt cháy sáng như được minh họa ở hình dưới đây:

Phản ứng tạo thành sản phẩm là

A. Fe(OH)3.       B. FeCl3.       C. Fe(OH)2.       D. Fe3O4.

Câu 56. Khí nào sau đây có thể làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh?

Bạn đã xem chưa:  [2024] Thi cuối học kỳ 1 – Tỉnh Nam Định

A. Metyl amin.       B. Metan.       C. Hiđro clorua.       D. Oxi.

Câu 57. Nước cứng là loại nước chứa nhiều ion:

A. Fe2+, Fe3+.       B. Ca2+, Mg2+.       C. Cu2+, Ag+.       D. Na+, K+.

Câu 58. Khi cho kim loại kẽm vào dung dịch HCl loãng dư thấy thoát ra khí X không màu. Khí X là

A. oxi.       B. nitơ.       C. hiđro.       D. clo.

Câu 59. Trong các hợp chất, nhôm có số oxi hóa phổ biến là

A. +2.       B. +4.       C. +1.       D. +3.

Câu 60. Chất nào sau đây không thuộc loại chất béo?

A. (C17H35COO)3C3H5.       B. (CH3COO)3C3H5.

C. (C17H31COO)3C3H5.       D. (C17H33COO)3C3H5.

(Xem giải) Câu 61. Hợp chất nào sau đây khi phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, đun nóng có giải phóng khí NO2?

A. Fe(OH)3.       B. Fe2O3.       C. Fe(NO3)3.       D. Fe3O4.

Câu 62. Polime nào sau đây thuộc loại poliamit?

A. Tơ nitron.       B. Cao su Buna.       C. Polietilen.       D. Nilon-6,6.

(Xem giải) Câu 63. Chất nào sau đây không cho kết tủa khi phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 (ở điều kiện thích hợp)?

A. axetilen.       B. etanol.       C. metyl fomat.       D. etanal.

(Xem giải) Câu 64. Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Amilopectin có cấu tạo mạch nhánh.

B. Thủy phân xenlulozơ trong dung dịch axit thu được saccarozơ.

C. Phân tử tinh bột được tạo thành từ các đơn vị β – glucozơ.

D. Phân tử saccarozơ được tạo thành từ hai đơn vị α – glucozơ.

(Xem giải) Câu 65. Cho m gam alanin vào dung dịch KOH vừa đủ thu được dung dịch chứa 2,54 gam muối. Phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 1,50.       B. 1,78.       C. 5,34.       D. 3,56.

(Xem giải) Câu 66. Kim loại nào sau đây không phản ứng được với dung dịch FeCl3 để tạo thành dung dịch sản phẩm chứa FeCl2?

A. Cu.       B. Fe.       C. Ag.       D. Zn.

(Xem giải) Câu 67. Điện phân 200 ml dung dịch CuSO4 0,1M bằng dòng điện một chiều đến khi có khí bắt đầu thoát ra tại catot thu được dung dịch X; khí O2 và m gam Cu bám ở điện cực catot. Giả thiết hiệu suất quá trình điện phân đạt 100%, toàn bộ lượng Cu sinh ra bám hết vào catot. Giá trị của m là

A. 1,28.       B. 2,56.       C. 0,64.       D. 1,92.

(Xem giải) Câu 68. Phần trăm khối lượng của cacbon trong phân tử saccarozơ là

A. 42,1%.       B. 40,0%.       C. 6,4%.       D. 51,5%.

(Xem giải) Câu 69. Hỗn hợp khí X gồm C2H6 và CH3NH2. Dẫn 3,36 lít hỗn hợp X vào dung dịch FeCl3 dư thu được 4,28 gam kết tủa Fe(OH)3. Đốt cháy 3,36 lít khí X trên bằng oxi dư thu được V lít CO2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là

A. 3,808.       B. 3,584.       C. 6,720.       D. 4,032.

(Xem giải) Câu 70. Để điều chế sắt từ oxit sắt (III), người ta tiến hành thí nghiệm sau: trộn bột Al dư với 3,2 gam bột Fe2O3 rồi đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam sắt. Giá trị của m là

A. 2,24.       B. 1,12.       C. 0,56.       D. 4,48.

(Xem giải) Câu 71. Hợp chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C4H6O4. Đun nóng X với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có hai hợp chất X1 và X2. Đun nóng hợp chất X1 với dung dịch H2SO4 loãng thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có X3. Đun nóng nhẹ X3 thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có hợp chất X4 mạch hở (có công thức phân tử C4H6O5). X2 ở điều kiện thường tồn tại ở trạng thái rắn. Khi cho X2 vào dung dịch H2SO4 đặc, dư, đun nóng thu được oxit X5. Có các nhận xét sau đây về các chất X, X1 đến X5:
(a) Trong phân tử X có chứa 13 liên kết σ.
(b) Trong phân tử X1 có chứa 6 nguyên tử H.
(c) Phân tử khối của X2 là 82.
(d) Phân tử X4 chỉ chứa một loại nhóm chức.
(e) X5 có thể làm đục nước vôi trong.
Số nhận xét đúng là

Bạn đã xem chưa:  [2020] Thi thử THPT trường Đội Cấn - Vĩnh Phúc (Lần 2)

A. 4.       B. 1.       C. 2.       D. 3.

(Xem giải) Câu 72. Đốt cháy kim loại M (có duy nhất 1 hóa trị) trong oxi thu hợp chất X có chứa 41,026% khối lượng oxi. Cho 0,897 gam M vào 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 200 ml dung dịch A vào V ml khí H2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Giá trị của V là 436,8.       B. Dung dịch A có giá trị pH = 2,3.

C. Giá trị của V là 257,6.       D. Dung dịch A có giá trị pH = 12,2.

(Xem giải) Câu 73. Tiến hành các bước thí nghiệm như sau:
Bước 1: Cho một nhúm bông vào cốc đựng dung dịch H2SO4 70%, đun nóng nhẹ, đồng thời khuấy đều đến khi thu được dung dịch đồng nhất.
Bước 2: Trung hòa dung dịch thu được bằng dung dịch NaOH 10%.
Bước 3: Lấy dung dịch sau khi trung hòa cho vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3/NH3 dư, sau đó đun nóng nhẹ.
Nhận xét nào sau đây đúng?
1. Sau bước 3, trên thành ống nghiệm xuất hiện lớp kim loại màu trắng bạc.
2. Dung dịch thu được sau bước 2 có thể hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành sản phẩm là dung dịch màu xanh lam.
3. Sau bước 2, nhỏ dung dịch I2 vào cốc thì thu được dung dịch có màu xanh tím.
4. Sau bước 1, trong cốc thu được hai loại monosaccarit.
5. Để tăng hiệu suất phản ứng, có thể thay dung dịch H2SO4 70% bằng dung dịch H2SO4 98%.
Số phát biểu đúng là

A. 5.       B. 2.       C. 3.       D. 4.

(Xem giải) Câu 74. Cho m gam hỗn hợp A gồm bột lưu huỳnh và photpho vào 500 ml dung dịch HNO3 0,4M thu được 3,36 lít khí NO duy nhất và dung dịch B. Dung dịch B có chứa H2SO4, H3PO4 và HNO3 dư. Để trung hòa hết dung dịch B cần vừa đủ 300 ml dung dịch NaOH 0,8M. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 2,51.       B. 2,53.       C. 2,47.       D. 2,49.

(Xem giải) Câu 75. Cho các nhận xét sau:
(a) Để điều chế oxi và hiđro, có thể điện phân nước cất.
(b) Khí CO có thể khử được MgO thành Mg khi đun nóng.
(c) Dung dịch FeSO4 có thể làm nhạt màu dung dịch chứa hỗn hợp KMnO4 loãng và H2SO4 loãng.
(d) Kim loại Fe không tan trong dung dịch HNO3 đặc, nguội.
(e) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch chứa hỗn hợp BaCl2 và NaOH thu được kết tủa trắng.
(f) Nhúng thanh hợp kim Zn – Fe vào dung dịch NaCl, kim loại kẽm bị ăn mòn trước.
Số nhận xét không đúng là

A. 2.       B. 5.       C. 4.       D. 3.

Bạn đã xem chưa:  [2019] Đề kiểm tra kiến thức - Mã đề 023 - Tào Mạnh Đức

(Xem giải) Câu 76. Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế khí metan bằng cách nung m gam hỗn hợp gồm CH3COONa, NaOH và CaO (CaO không tham gia phản ứng). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn X (không còn CH3COONa). Cho toàn bộ lượng chất rắn X vào nước dư, thu được 10 gam chất rắn và dung dịch Y. Nhỏ từ từ dung dịch HCl 1M vào dung dịch Y, khi thể tích dung dịch HCl đã dùng là 500 ml thì bắt đầu có khí thoát ra và khi thể tích dung dịch HCl đã dùng là 650 ml thì thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 28,3.       B. 42,1.       C. 24,7.       D. 48,4.

(Xem giải) Câu 77. Cho chất rắn Al4C3 vào dung dịch NaOH dư thu được dung dịch M và khí X1. Đốt cháy X1 bằng oxi dư thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có khí X2. Dẫn khí X2 dư vào dung dịch M thu được kết tủa X3 và dung dịch N. Kết tủa X3 tan trong dung dịch HCl dư thu được dung dịch P. Cho các nhận xét sau đây:
(a) X1 có thể làm mất màu dung dịch Br2/CCl4 ở nhiệt độ thường.
(b) Khí X2 có thể làm mất màu dung dịch nước brom (Br2/H2O).
(c) Nhỏ dung dịch CaCl2 vào dung dịch N sẽ thu được kết tủa trắng.
(d) Nhỏ dung dịch NH3 dư vào dung dịch P sẽ thu được kết tủa.
(e) X3 phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng, có tạo thành khí SO2.
Số nhận xét đúng là

A. 2.       B. 3.       C. 1.       D. 4.

(Xem giải) Câu 78. X, Y, Z là các este no, mạch hở, trong đó X, Y là este 2 chức, Z là este đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn 8,96 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z cần dùng vừa đủ 8,288 lít O2 thu được CO2 và 5,4 gam nước. Mặt khác, đun nóng 8,96 gam hỗn hợp M với dung dịch NaOH vừa đủ. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, tách hỗn hợp sản phẩm thu được m gam hỗn hợp muối N (gồm muối của một axit cacboxylic đơn chức và một axit cacboxylic hai chức) và 4,1 gam hỗn hợp ancol P (gồm một ancol đơn chức và một ancol hai chức). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp N cần vừa đủ 4,256 lít O2 (đktc) thu được sản phẩm gồm CO2, nước và Na2CO3. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng Z trong hỗn hợp M là

A. 39,29%.       B. 24,78%.       C. 19,64%.       D. 16,52%.

(Xem giải) Câu 79. Ở 20°C, độ tan của Ca(OH)2 trong nước là 1,73 g/lít (nghĩa là hòa tan 1,73 gam Ca(OH)2 vào 1 lít nước sẽ thu được dung dịch bão hòa). Để trung hòa 200 ml dung dịch Ca(OH)2 bão hòa ở 20°C cần vừa đủ 100 ml dung dịch HCl xM. Phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x gần với giá trị nào nhất dưới đây?

A. 0,06.       B. 0,09.       C. 0,07.       D. 0,08.

(Xem giải) Câu 80. Hỗn hợp M gồm hai hợp chất X (có công thức phân tử là C3H9O2N) và hợp chất Y (có công thức phân tử là C8H14N2O5). Đun nóng 5,82 gam hỗn hợp M với 200 ml dung dịch NaOH 0,5M (dư) . Làm bay hơi chất lỏng trong hỗn hợp sau phản ứng thu được nước; 7,36 gam chất rắn khan; 0,896 lít khí CH3NH2 và 0,32 gam metanol. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp M là

A. 46,9%.       B. 27,4%.       C. 15,6%.       D. 62,5%.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!