[2024 – 2025] Khảo sát HSG trường Lê Quý Đôn – Thái Bình

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

Mã đề 023-H12A năm 2024-2025

⇒ Thời gian làm bài: 90 phút

⇒ Bảng đáp án phần trắc nghiệm:

1B 2D 3A 4B 5B 6B 7B 8D 9C 10B
11C 12D 13B 14C 15C 16A 17D 18B 19B 20A
Câu 21 Câu 22 Câu 23 Câu 24 Câu 25 Câu 26
(a) S Đ Đ Đ S S
(b) S Đ Đ Đ Đ S
(c) S Đ S Đ Đ Đ
(d) Đ Đ S Đ Đ Đ
Câu 27 Câu 28 Câu 29 Câu 30 Câu 31 Câu 32
1,92 77,3 26,4 111 29,7 1,1

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

(Xem giải) Câu 1. Cho các phát biểu sau:
(1) Sau khi mổ cá, có thể dùng giấm ăn để giảm mùi tanh.
(2) Dầu thực vật và dầu nhớt bôi trơn máy đều có thành phần chính là chất béo.
(3) Cao su sau khi được lưu hóa có tính đàn hồi và chịu nhiệt tốt hơn.
(4) Khi làm trứng muối (ngâm trứng trong dung dịch NaCl bão hòa) xảy ra hiện tượng đông tụ protein.
(5) Thành phần chính của bông nõn là cellulose.
(6) Để giảm đau nhức khi bị kiến đốt, có thể bôi vôi tôi vào vết đốt.
(7) Chất béo được dùng trong sản xuất một số thực phẩm như mì sợi, đồ hộp,…
(8) Chất béo là thức ăn quan trọng của con người. Nó là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng và cung cấp một lượng đáng kể năng lượng cho cơ thể hoạt động.
Số phát biểu đúng là?

A. 6.       B. 7.       C. 5.         D. 8.

(Xem giải) Câu 2. Cho các phát biểu sau:
(1) Methylamine, dimethylamine, trimethylamine và ethylamine là những chất khí mùi khai khó chịu, độc.
(2) Các đồng đẳng của methylamine có độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của khối lượng phân tử.
(3) Aniline có tính base và làm xanh quỳ tím ẩm.
(4) Amine là hợp chất hữu cơ có chứa nguyên tử C, H và N.
(5) Methylamine được điều chế từ bromoethane và ammnonia.
Số phát biểu đúng là

A. 1.       B. 3.       C. 4.       D. 2.

(Xem giải) Câu 3. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam dầu dừa và 10 mL dung dịch NaOH 4%
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để nguội hỗn hợp
Bước 3: Rót vào hỗn hợp 15 – 20 mL dung dịch NaCl bão hòa, nóng, khuấy nhẹ rồi để yên
Cho các phát biểu sau:
(1) Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glycerol.
(2) Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối sodium của acid béo ra khỏi hỗn hợp.
(3) Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra.
(4) Ở bước 1, nếu thay mỡ lợn bằng dầu dừa thì hiện tượng thí nghiệm sau bước 3 vẫn xảy ra tương tự.
(5) Trong công nghiệp, phản ứng ở thí nghiệm trên được ứng dụng để sản xuất xà phòng và glycerol.
Số phát biểu đúng là?

A. 4.       B. 1.       C. 3.       D. 2.

(Xem giải) Câu 4. Cho hình vẽ sau của valine trong môi trường pH bằng bao nhiêu dưới tác dụng của điện trường?

A. pH > 6.       B. pH < 6.       C. pH = 12.       D. pH = 6.

(Xem giải) Câu 5. Cho các tính chất sau: (1) tác dụng với nước (xt HCl, t°), (2) tác dụng HNO3đ/H2SO4(đ, t°), (3) tác dụng với nước schweitzer, (4) tác dụng với H2 (xt Ni, t°), (5) tác dụng với O2 (t°), (6) tác dụng Cu(OH)2/OH- (ở điều kiện thường). Những tính chất đúng với cellulose là

A. 2, 3, 4, 5       B. 1, 2, 3, 5       C. 2, 4, 5, 6       D. 1, 2, 3, 6

(Xem giải) Câu 6. Công thức cấu tạo của peptide sau có tên là

A. Val-Ala-Gly-Gly.       B. Val-Gly-Ala-Gly.       C. Gly-Gly-Ala-Val.       D. Val-Gly-Gly-Ala.

(Xem giải) Câu 7. Peptide X có công thức cấu tạo như hình bên.

Thủy phân hoàn toàn 2,604 gam X trong 40 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng, thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl (vừa đủ), thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 6,978.       B. 6,690.       C. 6,258.       D. 6,762.

(Xem giải) Câu 8. Aspartame (APM) là một chất làm ngọt nhân tạo, còn được gọi là đường hóa học không chứa đường saccharide, có độ ngọt gấp 200 lần đường ăn thông thường. APM có chứa năng lượng tương đương saccarose (khoảng 17 kJ/g), tuy nhiên chỉ cần một lượng rất nhỏ APM đã tạo ra độ ngọt cần thiết. Do đó năng lượng chúng ta đưa vào cơ thể sẽ không đáng kể. Công thức cấu tạo của APM cho như hình dưới

Cho các phát biểu sau:
(1) Công thức phân tử của APM là C14H18N2O5.
(2) 1 mol APM phản ứng được với tối đa 3 mol NaOH trong dung dịch.
(3) Trong phân tử APM có 1 liên kết amide
(4) APM bền trong môi trường axit nhưng kém bền trong môi trường kiềm.
(5) APM không phải là đường carbohydrat nên sẽ không gây hại men răng cho người dùng.
Số phát biểu đúng là

Bạn đã xem chưa:  [2019 - 2020] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Tỉnh Đồng Tháp

A. 5.       B. 3.       C. 2.       D. 4.

(Xem giải) Câu 9. Hình vẽ sau minh họa phương pháp điều chế isoamyl acetate trong phòng thí nghiệm

Cho các phát biểu:
(1) Lúc đầu lấy vào bình cầu hỗn hợp gồm isoamyl alcohol, acetic acid và sulfuric acid đặc.
(2) Trong phễu chiết lớp chất lỏng nặng hơn có thành phần chính là isoamyl acetate.
(3) Nhiệt kế dùng để kiểm soát nhiệt độ trong bình cầu.
(4) Phễu chiết dùng tách các chất lỏng không tan vào nhau ra khỏi nhau.
(5) Isoamyl acetate tinh khiết có thể được sử dụng làm hương liệu phụ gia cho thực phẩm.
(6) Để hiệu suất phản ứng cao hơn nên dùng dung dịch acetic acid 15%.
(7) Nước trong ống sinh hàn được lắp cho chảy vào (1) và ra (2).
Số phát biểu đúng là

A. 3.       B. 6.       C. 5.       D. 4.

(Xem giải) Câu 10. Benzyl salicylate được sử dụng làm chất cố định nước hoa, các sản phẩm khử mùi, kem chống nắng… Chất này được điều chế bằng phản ứng giữa salicylic acid (o-hydroxybenzoic acid) và benzylic alcohol theo phản ứng sau: C6H5CH2OH + HOC6H4COOH ⇋ HOC6H4COOCH2C6H5 + H2O. Nhận định nào sau đây đúng?

A. Salicylic acid tác dụng tối đa với dung dịch Br2 theo tỉ lệ mol 1 : 3.

B. Số liên kết π (pi) trong benzyl salicylate là 7.

C. Salicylic acid không tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t°).

D. Benzyl salicylate tác dụng tối đa với NaOH trong dung dịch theo tỉ lệ mol 1 : 3.

(Xem giải) Câu 11. Cho các phát biểu sau:
(1) Thịt được ướp với nước ép dứa hoặc đu đủ thì khi nấu sẽ mềm chậm hơn.
(2) Khi làm nước mắm từ cá, các enzyme và vi sinh vật phân giải protein trong cá thành các amino acid.
(3) Độ đạm của nước tương, nước mắm tương ứng với tổng lượng oxygen có trong nước tương, nước mắm
(4) Khi ăn các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng,… hệ tiêu hoá giúp thủy phân protein thành amino acid
(5) Trong chế độ ăn uống của chúng ta cần thiết phải cung cấp chất đạm (protein) đầy đủ.
(6) Protein là cơ sở tạo nên sự sống, duy trì, phát triển và bảo vệ cơ thể
(7) Người ta có thể thêm gia vị chua như giấm ăn, chanh vào chế biến thịt, cá nhanh mềm hơn.
Số phát biểu đúng là?

A. 4.       B. 3.       C. 5.       D. 6.

(Xem giải) Câu 12. Amphetamine là chất kích thích (mạnh hơn caffeine) làm tăng sự tỉnh táo và giảm cảm giác thèm ăn. Nó được sử dụng rộng rãi trong thế chiến thứ hai để ngăn chặn sự mệt mỏi khi chiến đấu.

Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Tác dụng với dung dịch HCl, HNO2 ở điều kiện thường đều tạo muối ammonium

B. Amphetamine là một arylamine bậc 1

C. Amphetamine tác dụng được với dung dịch bromine tạo kết tủa trắng

D. Công thức phân tử của amphetamine là C9H13N.

(Xem giải) Câu 13. Hãy nối cột A với cột B theo đúng ứng dụng của từng ester trong bảng sau?

 Cột A (tên ester)  Cột B (ứng dụng)
 (a) butyl acetate  (1) tách chiết (tách caffein khỏi cà phê)
 (b) isoamyl acetate  (2) pha sơn tổng hợp
 (c) vinyl acetate  (3) làm thủy tinh hữu cơ
 (d) methyl methacrylate  (4) có mùi chuối chín, được dùng làm hương liệu bánh kẹo
 (e) ethyl acetate  (5) làm keo dán.

A. (a)–(1), (b)–(4), (c)–(3), (d)–(5), (e)–(2).       B. (a)–(2), (b)–(4), (c)–(5), (d) –(3), (e)–(1).

C. (a)–(1), (b)–(4), (c)–(3), (d)–(2), (e)–(5).       D. (a)–(1), (b)–(5), (c)–(3), (d)–(4), (e)–(2).

(Xem giải) Câu 14. Chất nào sau đây bị thủy phân trong môi trường acid, không bị thủy phân trong môi trường kiềm?

A. Albumin       B. Gly-Ala       C. Saccarose       D. methylacetate

(Xem giải) Câu 15. Folic acid (hay Vitamin B9) cần thiết cho dinh dưỡng hàng ngày của cơ thể người. Folic acid có vai trò sinh học trong việc tạo ra tế bào mới và duy trì chúng. Chính vì có tác dụng giúp tái tạo tế bào như vậy mà folic acid có thể được sử dụng để phục hồi sinh lực cho các cơ quan nội tạng sau mỗi sự cố thiếu máu hay tổn thương nội tạng tế bào.

Cho các phát biểu sau:
(1) Folic acid có phản ứng màu biure.
(2) Phân tử folic acid có chứa hai vòng benzene.
(3) Folic acid có tính chất lưỡng tính.
(4) Trong phân tử folic acid có chứa liên kết peptide.
(5) Khi cho folic acid tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối của glutamic acid.
Số phát biểu đúng là

A. 5.       B. 3.       C. 2.       D. 4.

(Xem giải) Câu 16. Cho hợp chất hữu cơ X có cấu tạo như sau:

Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào không đúng về X?

A. Tên gọi X là: methyl acetate

B. X được dùng trong tách, chiết chất hữu cơ như tách caffeine khỏi cà phê.

C. Xà phòng hóa X bằng dung dịch NaOH luôn thu được muối có khối lượng nhỏ hơn khối lượng este phản ứng

D. Trong quá trình lên men rượu từ ngũ cốc có 1 phần nhỏ alcohol C2H5OH phản ứng với CH3COOH (sinh ra trong quá trình lên men) tạo ra X, góp phần làm cho rượu uống có mùi thơm nhẹ

Bạn đã xem chưa:  [2012 - 2013] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Hà Nội

(Xem giải) Câu 17. Con ong làm mật, yêu hoa. Ong sử dụng những chiếc vòi của mình hút mật từ hoa và lưu trữ nó trong túi dạ dày đặc biệt. Mỗi túi mật có thể lưu trữ đến gần 70mg. Để đầy đủ túi dạ dày, mỗi con ong cần từ 100 đến 1500 bông hoa, tùy thuộc vào loại hoa và năng lượng cần thiết. Sau khi túi dạ dày đầy, chúng trở về tổ và chuyển mật hoa cho những con ong thợ khác, ong thợ nhận mật hoa và lưu giữ trong miệng của mình. Sau đó, trong khoảng nửa tiếng, chúng “nhai” mật hoa, cho phép enzim trong miệng phân hủy các loại đường phức tạp trong mật hoa thành các loại đường đơn giản.
Trong các nhận định sau đây, nhận định nào không đúng?

A. Trong quá trình lưu trữ mật ong, vẫn 1 lượng nhỏ đường lên men C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2, nên mật ong để lâu có hiện tượng sủi bọt khí

B. Không nên đựng mật ong trong những chai bằng kim loại, do dưới tác dụng của enzyme, một phần đường trong mật ong sẽ biến thành acid. Chất này ăn mòn lớp kim loại làm tăng hàm lượng kim loại trong mật ong, làm mật biến chất không tốt cho sức khỏe.

C. Trong thành phần mật ong có khoảng 40% đường fructose, 30% đường glucose, 30% nước, vi tamin, khoáng chất…

D. Glucose và fructose trong mật ong đều tác dụng được với CH3OH (xt HCl; t°), nước bromine, thuốc thử tollens.

(Xem giải) Câu 18. Eicosapentanoic acid (EPA) còn gọi là “chất có tính lọc máu” giúp sản xuất prostaglandin trong máu – một chất giúp giảm độ quánh của máu và ức chế tạo các tiểu cầu nhằm làm và ngăn ngừa chứng huyết khối, làm giảm cholesterol và triglycerides có trong máu. Ngoài ra EPA còn là dưỡng chất quan trọng trong việc phát triển bình thường, khỏe mạnh của thai kì và phát triển trí tuệ của trẻ nhỏ. EPA được tìm thấy chủ yếu trong các nguồn thực phẩm biển như cá, tôm, hải sản và tảo biển. EPA có công thức cấu tạo như sau:

Hãy cho biết nhận định nào sau đây không đúng?

A. EPA thuộc loại acid béo omega-3.

B. EPA có công thức cấu tạo CH3CH2CH[=CHCH2CH]5=CH[CH2]3COOH

C. Công thức phân tử của EPA là C20H30O2.

D. Nếu cơ thể thiếu EPA có thể gây một số ảnh hưởng đến chức năng tim mạch, trí não và sự phát triển của thai kì.

(Xem giải) Câu 19: Có bao nhiêu vật liệu polymer có thể được điều chế từ phản ứng trùng ngưng: (1) nhựa PPF; (2) tơ visco; (3) cao su buna-N; (4) tơ nylon-6,6; (5) nhựa PMM; (6) cao su lưu hoá?

A. 4.       B. 2.       C. 1.       D. 3.

(Xem giải) Câu 20. Cho hợp chất hữu cơ sau đây

Hãy cho biết những phát biểu sau là không đúng?

A. Sử dụng xà phòng chứa muối trên sẽ gây ô nhiễm môi trường.

B. Đem muối trên tác dụng dung dịch CaCl2, sẽ thu được kết tủa

C. Muối trên có tính năng giặt rửa

D. Có thể điều chế muối trên bằng phản ứng của chất béo (C17H35COO)3C3H5 với dung dịch NaOH

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 21 đến câu 26. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

(Xem giải) Câu 21. Kết quả phân tích nguyên tố của một amino acid X như sau: %C = 46,06%; %H = 8,74%; %N = 13,59% (về khối lượng); còn lại là oxygen. Phổ khối lượng MS cho biết MX = 103
a) Có 3 chất đồng phân cấu tạo (chỉ chứa 2 chức, trong đó 1 chức amine bậc 1) có cùng công thức phân tử với X tạo được dung dịch có môi trường base.
b) Có 2 α-amino acid đồng phân cấu tạo mạch không nhánh ứng với công thức phân tử của X.
c) Khi đặt X được điều chỉnh đến pH = 11 trong điện trường thì X sẽ di chuyển về cực âm.
d) Phân tử X có tổng 16 nguyên tử

(Xem giải) Câu 22. Củ sắn (khoai mì) có hàm lượng tinh bột khá cao, giá trị dinh dưỡng như một số loại của khoai lang, khoai tây, khoai môn, … Nó chứa nhiều carbohydrate cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể, ngoài ra còn có potassium và chất xơ. Vì thế đây là một món ăn khá quen thuộc ở nhiều vùng quê và miền núi. Tuy có khá nhiều công dụng, nhưng trong khoai mì có chứa độc tố (một loại acid vô cơ chứa các nguyên tố C, H và N) gây nguy hiểm cho người sử dụng nó.
Hãy cho biết những phát biểu sau đây là đúng hay sai?
a) Độc tố trong khoai mì là hydrogen cyanide (HCN).
b) Nhỏ vài giọt dung dịch iodine lên mặt cắt của củ sắn tươi thấy xuất hiện màu xanh tím.
c) Khi tiêu hóa củ sắn đã nấu chín trong cơ thể người có sinh đường maltose và đường glucose.
d) Để loại bỏ độc tố trong khoai mì, cần gọt sạch vỏ, sau đó cắt khúc ngâm với nước có hòa tan muối ăn, cuối cùng luộc với nhiều nước và mở nắp khi luộc.

(Xem giải) Câu 23. Cho sơ đồ phản ứng sau đối với X (CH6O3N2) và Y (C2H7O3N):
(1) X + NaOH → X1 + Z + H2O
(2) Y + 2NaOH → Y1 + Z + 2H2O
Hãy cho biết những phát biểu sau đây là đúng hay sai?
a) X, Y đều tan tốt trong nước.
b) X1, Y1 đều là hợp chất vô cơ.
c) X, Y đều có tính lưỡng tính.
d) Nhỏ từ từ đến dư dung dịch chứa chất Z vào dung dịch CuSO4 thấy xuất hiện kết tủa xanh lam.

Bạn đã xem chưa:  [2016 - 2017] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Tỉnh Thái Bình

(Xem giải) Câu 24. Cho các nhận định sau về protein
a) Thành phần tạo nên vị ngọt đặc trưng của nước mắm (được sản xuất từ cá) và nước tương (được sản xuất từ đậu nành) là các amino acid tạo thành từ sự thuỷ phân hoàn toàn của protein có trong cá hoặc đậu nành.
b) Độ đặc trong sữa chua là do casein bị động tụ bởi lactic acid
c) Độ đạm của nước tương, nước mắm tương đương với hàm lượng nitrogen có trong nước tương, nước mắm. Nitrogen có trong thành phần của amino acid. Hàm lượng nitrogen càng lớn thường tương ứng với hàm lượng amino acid càng lớn thì độ đạm càng cao.
d) Khi chế biến một số loại thực phẩm từ thịt, cá, … người ta có thể thêm gia vị chua như giấm ăn, chanh hoặc vài lát dứa (thơm),… do chúng có chứa các acid hữu cơ. Trong môi trường acid, protein ở thịt, cá bị thủy phân thành các chuỗi polypeptide nhỏ hơn giúp thịt, cá mềm nhanh hơn. Đồng thời thêm gia vị chua làm tăng hương vị của món ăn.

(Xem giải) Câu 25. Cho chất béo (triglyceride) có công thức khung phân tử như sau:

Hãy cho biết những phát biểu sau là đúng hay sai?
a) Chất béo trên có tên là trilinolein chứa gốc acid béo omega-3.
b) Chất béo trên để lâu ngày trong không khí thường có mùi, vị khó chịu nên gọi hiện tượng này là sự ôi mỡ.
c) Cho a mol triglyceride trên cộng tối đa với 6a mol H2 (xt, t°, p).
d) Ở điều kiện thường, chất béo trên ở trạng thái lỏng.

(Xem giải) Câu 26. Cho các vật liệu polymer thuộc loại chất dẻo mô tả như hình sau. Các polymer này có thể tái chế được, các kí hiệu này thường được in trên bao bì, vỏ hộp, đồ dùng,… để giúp nhận biết vật liệu polymer cũng như thuận lợi trong việc thu gom và tái chế.

a) Trong 6 polymer trên, có 3 polymer nhiệt dẻo và 3 polymer nhiệt rắn.
b) Các polymer trên đều được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp các monomer tương ứng.
c) Cả hai loại số 2 và số 4 đều có chung tính chất của nhựa PE chỉ khác nhau về mật độ phân tử vì vậy nhựa HDPE làm ống cấp thoát nước trong nghành công nghiệp nhẹ, nhựa LDPE làm bao bì, túi ni lông, giấy đựng, túi xốp.
d) Ba mũi tên của các kí hiệu nhựa trên tương ứng thuật ngữ 3R bao gồm Reduce (tiết giảm), Reused (tái sử dụng) và Recycle (tái chế) nhằm hạn chế rác thải nói chung và chất dẻo nói riêng đã xuất hiện và thực hiện từ lâu trên thế giới.

PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 27 đến câu 32

(Xem giải) Câu 27: Khi thực hiện phản ứng ester hóa 1 mol CH3COOH và 0,8 mol C2H5OH, thì lượng ester lớn nhất thu được là 0,6 mol. Để đạt hiệu suất cực đại là 85% (tính theo acid) khi tiến hành ester hóa 1 mol CH3COOH, thì cần số mol C2H5OH là bao nhiêu? Biết các phản ứng ester hóa thực hiện ở cùng nhiệt độ (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ hai)

(Xem giải) Câu 28: Trong một nhà máy sản xuất cồn công nghiệp, người ta dùng nguyên liệu là mùn cưa chứa 50% cellulose để sản xuất ethyl alcohol, biết hiệu suất toàn bộ quá trình là 35%. Để sản xuất 10000 lít cồn 96° thi khối lượng mùn cưa cần dùng là bao nhiêu tấn? Biết khối lượng riêng của ethyl alcohol là 0,8 gam/ml (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất)

(Xem giải) Câu 29: Polymer A trong suốt, được dùng làm hộp đựng thực phẩm, đồ chơi tre em, vỏ đĩa CD, DVD,… Trong công nghiệp sản xuất chất dẻo, polymer A được điều chế theo sơ đồ:

Từ 100 kg benzene và 32 m³ ethylene (ở 25 °C, 1 bar), với hiệu suất mỗi quá trình (1), (2), (3) lần lượt là 60%, 55% và 60%, hãy tính khối lượng polymer A thu được (kết quả làm tròn đến phần mười).

(Xem giải) Câu 30: Thuốc chữa ghẻ DEP được điều chế từ nguồn nguyên liệu đầu là naphthalene theo sơ đồ các quá trình chuyển hoá và hiệu suất sau:

Biết rằng 1 lọ thuốc DEP chứa 10 gam DEP còn lại là tá dược. Tính số lọ thuốc DEP tối đa sản xuất được từ 1 kg naphthalene. (làm tròn kết quả đến phần nguyên)

(Xem giải) Câu 31: Cho 13,23 gam glutamic acid phản ứng với 200 mL dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Cho 400 mL dung dịch NaOH 1M vào X, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam chất rắn khan. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của m là (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ nhất)

(Xem giải) Câu 32: Nhà máy sản xuất xà phòng life buoy, trong một ngày sản xuất được 8677 bánh xà phòng 72% muối của acid béo, tổng lượng NaOH đã tham gia phản ứng 140 kg NaOH. Mỗi bánh xà phòng nặng 120 gam, hiệu suất các phản ứng là 70% tính theo chất béo. Hỏi phải cần bao nhiêu tấn chất béo (có chỉ số acid bằng 7) chứa 5% tạp chất, cần dùng để sản xuất số bánh xà phòng trên trong 1 ngày? Biết chỉ số acid là số mg KOH cần dùng để trung hòa hết lượng acid béo tự do có trong một gam chất béo (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ hai)

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!