[2024 – 2025] Thi học sinh giỏi lớp 12 cụm Hải Dương (14/09)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Thời gian làm bài: 90 phút
⇒ Bảng đáp án phần trắc nghiệm:
Đáp án phần 1:
1D | 2A | 3D | 4B | 5C | 6A | 7A | 8C |
9B | 10A | 11B | 12B | 13A | 14B | 15B | 16A |
17D | 18A | 19D | 20C | 21A | 22D | 23C | 24D |
Đáp án phần 2:
Câu 25 | Câu 26 | Câu 27 | Câu 28 | Câu 29 | Câu 30 | |
(a) | Đ | S | S | Đ | Đ | S |
(b) | S | Đ | Đ | Đ | S | S |
(c) | Đ | Đ | Đ | Đ | Đ | S |
(d) | Đ | Đ | Đ | Đ | Đ | S |
Đáp án phần 3:
Câu 31 | Câu 32 | Câu 33 | Câu 34 | Câu 35 | Câu 36 | Câu 37 | Câu 38 |
5,58 | 2 | 604 | 29,4 | 242 | 195 | 4 | 397 |
⇒ Đề thi và giải chi tiết:
Phần I: Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn (6,0 điểm) (Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm)
(Xem giải) Câu 1. Trong bình kín có hệ cân bằng hóa học sau:
CO2 (k) + H2 (k) ⇋ CO (k) + H2O (k); > 0.
Xét các tác động sau đến hệ cân bằng:
(a) tăng nhiệt độ; (b) thêm một lượng hơi nước;
(c) tăng áp suất chung của hệ; (d) dùng chất xúc tác;
(e) thêm một lượng CO2.
Số yếu tố tác động làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
(Xem giải) Câu 2. Hàm lượng cho phép của lưu huỳnh (Sulfur) trong nhiên liệu là 0,3% về khối lượng. Để xác định hàm lượng lưu huỳnh trong một loại nhiên liệu người ta lấy 100,0 gam nhiên liệu đó và đốt cháy hoàn toàn. Khí tạo thành chỉ chứa carbon dioxide, sulfur dioxide và hơi nước được dẫn vào nước tạo ra 500,0 ml dung dịch. Biết rằng tất cả sulfur dioxide đã tan vào dung dịch. Lấy 10,0 ml dung dịch này cho tác dụng với dung dịch KMnO4 5,00×10^-3 mol/L thì thể tích dung dịch KMnO4 cần dùng là 12,5 mL. Phần trăm khối lượng của lưu huỳnh trong nhiên liệu trên là
A. 0,25%. B. 0,50%. C. 0,20%. D. 0,40%.
(Xem giải) Câu 3. Cho 5,6 gam CO và 5,4 gam H2O vào một bình kín dung tích không đổi 10 lít. Nung nóng bình một thời gian ở 830°C để đạt đến trạng thái cân bằng: CO (g) + H2O (g) ⇋ CO2 (g) + H2 (g) (hằng số cân bằng Kc = 1). Nồng độ cân bằng của CO, H2O lần lượt là
A. 0,08M và 0,18M B. 0,018M và 0,008M
C. 0,012M và 0,024M D. 0,008M và 0,018M
(Xem giải) Câu 4. Tìm pH của dung dịch CH3COOH 0,1 M (bỏ qua sự phân li của nước), biết hằng số phân li của acid Ka = 1,75×10^-5.
A. 1,00. B. 2,88. C. 6,04. D. 6,05.
(Xem giải) Câu 5. Có 5 dung dịch NH3, HCl, NH4Cl, Na2CO3, CH3COOH cùng nồng độ được đánh ngẫu nhiên là A, B, C, D, E. Giá trị pH và khả năng dẫn điện của dung dịch theo bảng sau:
Dung dịch | A | B | C | D | E |
pH | 5,25 | 11,53 | 3,01 | 1,25 | 11,00 |
Khả năng dẫn điện | Tốt | Tốt | Kém | Tốt | Kém |
Các dung dịch A, B, C, D, E lần lượt là
A. NH4Cl, NH3, CH3COOH, HCl, Na2CO3 B. CH3COOH, NH3, NH4Cl, HCl, Na2CO3
C. NH4Cl, Na2CO3, CH3COOH, HCl, NH3 D. Na2CO3, HCl, NH3, NH4Cl, CH3COOH
(Xem giải) Câu 6. Có bao nhiêu hydrocarbon (số nguyên tử carbon nhỏ hơn 5) phản ứng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo ra kết tủa?
A. 5. B. 3. C. 6. D. 4.
(Xem giải) Câu 7. Phân tích định lượng Atebrin, một loại thuốc chống sốt rét được quân đồng minh sử dụng rộng rãi trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, người ta xác định được chất này chứa 69,1% C, 7,5% H, 10,5% N, 8,9% Cl và 4,0% O. Biết công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, tổng số nguyên tử trong một phân tử Atebrin là
A. 58. B. 60. C. 59. D. 57.
(Xem giải) Câu 8. Vitamin A (retinol) là một vitamin tốt cho sức khỏe (có trong lòng đỏ trứng, dầu gan cá,…) không tan trong nước, hòa tan tốt trong dầu (chất béo). Cấu tạo của vitamin A như hình dưới.
Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxygen có trong vitamin A là
A. 10,72%. B. 9,86%. C. 5,59%. D. 10,50%.
(Xem giải) Câu 9. Axit fusidic là hợp chất kháng khuẩn cấu trúc steroid, có hoạt tính kìm khuẩn và diệt khuẩn, được dùng để bào chế thuốc điều trị nhiễm khuẩn đa nguyên phát hoặc thứ phát do một số chủng nhạy cảm gây ra. Biết rằng axit fusidic có công thức phân tử C31H48O6. Trong công thức cấu tạo cho dưới đây, chỉ một trong các vị trí được đánh dấu (khoanh bằng đường màu đỏ) đã được làm sai:
Vị trí đã được làm sai là
A. (2). B. (4). C. (3). D. (1).
(Xem giải) Câu 10. Thí nghiệm điều chế và thử tính chất của ethylene được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Cho 2 ml ethyl alcohol khan vào ống nghiệm khô đã có sẵn vài viên đá bọt (ống số 1) rồi thêm từ từ 4 ml dung dịch H2SO4 đặc và lắc đều. Nút ống số 1 bằng nút cao su có ống dẫn khí rồi lắp lên giá thí nghiệm.
Bước 2: Lắp lên giá thí nghiệm khác một ống hình trụ được đặt nằm ngang (ống số 2) rồi nhồi một nhúm bông tẩm dung dịch NaOH đặc vào phần giữa ống. Cắm ống dẫn khí của ống số 1 xuyên qua nút cao su rồi nút vào một đầu của ống số 2. Nút đầu còn lại của ống số 2 bằng nút cao su có ống dẫn khí, Nhúng ống dẫn khí của ống số 2 vào dung dịch KMnO4 đựng trong ống nghiệm (ống số 3).
Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng hỗn hợp trong ống số 1.
Cho các phát biểu sau:
(a) Đá bọt có vai trò làm cho chất lỏng sôi đều và không trào lên khi đun nóng.
(b) Ở bước 1, nếu thay H2SO4 đặc bằng H2SO4 loãng thì trong thí nghiệm vẫn thu được lượng khí ethylene không đổi.
(c) Bông tẩm dung dịch NaOH đặc có tác dụng loại khí SO2, CO2 sinh kèm theo.
(d) Phản ứng trong ống số 3 thuộc phản ứng oxy hóa – khử.
(e) Nếu thu khí ethylene đi ra từ ống dẫn khí của ống số 2 thì dùng phương pháp dời nước.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
(Xem giải) Câu 11. Vanilin là hợp chất thiên nhiên, được sử dụng rộng rãi với chức năng là chất phụ gia bổ sung hương thơm trong các loại đồ ăn, đồ uống, bánh kẹo, nước hoa… Vanillin có công thức cấu tạo như sau:
Nhận định nào sai về vanilin?
A. Có tổng số 19 liên kết xichma (σ) trong phân tử vanilin.
B. Phân tử vanilin có chứa đồng thời các nhóm chức alcohol, aldehyde và ester.
C. Vanilin phản ứng được với thuốc thử Tollens khi đun nóng.
D. Vanilin có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất.
(Xem giải) Câu 12. Để xác định được chất X, người ta thực hiện như sau:
• Bằng phương pháp phân tích nguyên tố, người ta xác định được X chứa %C = 40%; %H = 6,67%, còn lại là O.
• Bằng phương pháp đo phổ MS, kết quả cho thấy trên phổ xuất hiện peak ion phân tử [M+] có giá trị m/z bằng 60.
• Phổ IR
Công thức cấu tạo thu gọn của chất X có thể là
A. HCOOH. B. CH3COOH. C. CH3CHO. D. C3H7OH.
(Xem giải) Câu 13. Xăng E5 là một loại xăng sinh học, được tạo thành khi trộn 5 thể tích C2H5OH (D = 0,8 g/ml) với 95 thể tích xăng truyền thống, giúp thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt cũng như giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 lít xăng E5 thì hạn chế được a phần trăm thể tích khí CO2 thải vào không khí so với đốt cháy hoàn toàn 1 lít xăng truyền thống ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Giả sử xăng truyền thống chỉ chứa hai ankan C8H18 và C9H20 (tỉ lệ mol tương ứng 4 : 3, D = 0,7 g/ml). Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 1,46. B. 3,54. C. 2,51. D. 1,53.
(Xem giải) Câu 14. Người ta thực hiện chiết xuất tinh dầu hồi trong phòng thí nghiệm như sau:
– Giai đoạn 1 (xử lí nguyên liệu): Sau khi lấy về, quả hồi phải được xử lí sơ bộ nhằm loại bỏ các tạp chất cơ học chứa lẫn như lá, cành vụn, vỏ cây, đất cát… (không nên loại bỏ cuống của quả hồi vì cuống quả hồi có chứa một hàm lượng tinh dầu khá cao, từ 5,49% – 6,01%).
– Giai đoạn 2 (cán dập): Sau khi xử lí, nguyên liệu quả hồi dùng để chưng cất nên được cán dập.
– Giai đoạn 3: Chiết xuất tinh dầu hồi dựa trên cơ sở nhiệt độ sôi khác nhau giữa tinh dầu và nước có trong nguyên liệu.
– Giai đoạn 4: Tinh dầu hồi thu được ở giai đoạn 3 vẫn còn lẫn một ít nước, dù không đáng kể nhưng sẽ làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng của tinh dầu hồi. Do đó, sau khi hoàn thành giai đoạn 3, tinh dầu hồi phải được khử nước bằng cách để lắng yên một ngày đêm trong phễu, sau đó tiến hành tách bỏ lớp nước phía dưới. Để dễ dàng hơn cho quá trình phân lớp, có thể cho thêm một ít muối ăn để làm tăng tỉ trọng của nước còn lẫn trong tinh dầu. Sau khi tách bỏ lớp nước phía dưới, lớp tinh dầu còn lại phía trên phễu vẫn còn chứa lẫn một lượng nước rất ít và sẽ được khử bỏ bằng cách xử lí với Na2SO4 khan.
Phương pháp tách và tinh chế nào được sử dụng ở giai đoạn 3 và giai đoạn 4 trong quy trình trên theo thứ tự là
A. chiết – chưng cất. B. chưng cất – chiết.
C. chiết – chiết . D. chưng cất – kết tinh.
(Xem giải) Câu 15. Thêm benzene vào ống nghiệm đựng dung dịch nước bromine. Sau một thời gian quan sát thấy màu đỏ nâu của bromine
A. chủ yếu trong lớp nước. B. chủ yếu trong lớp benzene.
C. phân bố đồng đều ở hai lớp. D. bị mất màu hoàn toàn.
(Xem giải) Câu 16. Acid malic (C4H6O5, mạch carbon không phân nhánh) là một trong các acid hữu cơ gây nên vị chua của quả táo. Biết rằng 1 mol acid malic phản ứng với lượng dư dung dịch NaHCO3, sinh ra 2 mol CO2; 1 mol acid malic phản ứng tối đa với 3 mol kim loại Na. Công thức cấu tạo của acid malic là
A. HOOC-CH(OH)-CH2-COOH. B. HOCH2-CH(COOH)2.
C. HOOC-CH(OH)-CH(OH)-CHO. D. HOOC-C(OH)(CH3)-COOH.
(Xem giải) Câu 17. Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số bốn chất: CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO, HCOOH và các tính chất được ghi trong bảng sau:
Chất | X | Y | Z | T |
Nhiệt độ sôi (°C) | 78,3 | 100,8 | 21,0 | 118,0 |
pH (dung dịch nồng độ 0,001M) | 7,00 | 3,47 | 7,00 | 3,88 |
Chuyển hóa nào sau đây không thực hiện được bằng một phản ứng trực tiếp?
A. X → T. B. Z → T. C. X → Z. D. Y → Z.
(Xem giải) Câu 18. Cho các lọ hóa chất được đánh số ngẫu nhiên từ (1) đến (5). Mỗi lọ chứa một trong số các chất sau: hex-1-yne, alcetaldehyde, ethanol, acetic acid và phenol. Biết:
– Lọ (1), (4), (5) đều phản ứng với Na giải phóng khí.
– Lọ (2), (3), (5) đều làm mất màu dung dịch Br2.
– Lọ (4), (5) đều phản ứng được với dung dịch NaOH.
– Lọ (3) phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa vàng.
Các lọ từ (1) đến (5) lần lượt chứa các chất là
A. ethyl alcohol, alcetaldehyde, hex-1-yne, acetic acid, phenol.
B. acetic acid, hex-1-yne, alcetaldehyde, ethyl alcohol, phenol.
C. alcetaldehyde, ethyl alcohol, hex-1-yne, phenol, acetic acid.
D. ethyl alcohol, alcetaldehyde, phenol, acetic acid, hex-1-yne.
(Xem giải) Câu 19. Đồ thị hình bên mô tả sự phụ thuộc giá trị nhiệt độ sôi vào số nguyên tử carbon của bốn loại hợp chất là alkane, alcohol, aldehyde và carboxylic acid.
Đồ thị A, B, C, D lần lượt tương ứng với các loại hợp chất là:
A. alkane, alcohol, aldehyde, carboxylic acid.
B. alcohol, carboxylic acid, aldehyde, alkane.
C. carboxylic acid, aldehyde, alcohol, alkane.
D. carboxylic acid, alcohol, aldehyde, alkane.
(Xem giải) Câu 20. Hợp chất thơm X thoả mãn điều kiện sau:
(1) a mol X tác dụng với Na dư thu được a mol H2.
(2) a mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa a mol NaOH.
Cho các hợp chất thơm: p-HO-CH2-C6H4-OH; p-HO-C6H4-COOC2H4OH; o-HO-CH2-C6H4-COOH; p-HO-C6H4-COOH; p-HCOO-C6H4-OH; p-HO-C6H4-OH. Số chất trong dãy thoả mãn đồng thời hai điều kiện của X là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
(Xem giải) Câu 21. Cho chất X tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sau đó cô cạn dung dịch thu được chất rắn Y và chất hữu cơ Z. Cho Z tác dụng với thuốc thử Tollens, đun nóng thu được chất hữu cơ T. Cho chất T tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được chất Y. Chất X có thể là
A. CH3COOCH=CH2 B. HCOOCH3
C. CH3COOCH=CH-CH3 D. HCOOCH=CH2
(Xem giải) Câu 22. Khi xà phòng hóa triglyceride X bằng dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được sản phẩm gồm glycerol, sodium oleate, sodium stearate và sodium palmitate. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên của X là
A. 4. B. 2. C. 6. D. 3.
(Xem giải) Câu 23. Cho các phát biểu sau về phenol (C6H5OH):
(a) Phenol là hợp chất hữu cơ trong phân tử có vòng benzene và nhóm –OH.
(b) Do có nhóm –OH nên phenol tan vô hạn trong nước ở điều kiện thường tương tự ethanol.
(c) Dung dịch phenol không làm đổi màu giấy quỳ tím, do đó phenol có tính acid yếu.
(d) Phenol phản ứng được với dung dịch NaOH.
(e) Phenol phản ứng được với Na2CO3 do có tính acid mạnh hơn nấc 2 của carbonic acid.
(g) Phenol dễ tham gia phản ứng thế bromine và thế nitro hơn benzene do ảnh hưởng của nhóm –OH.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
(Xem giải) Câu 24. Chất X có công thức đơn giản nhất là C2H5O, hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất của X là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Phần II: Câu hỏi trắc nghiệm dạng Đúng/Sai (6,0 điểm)
(Xem giải) Câu 25. (1,0 điểm): Bệnh giảm áp của thợ lặn
Khi lặn sâu dưới nước, áp suất không khí trong buồng phổi tăng làm lượng nitrogen hoà tan trong máu tăng. Trong quá trình di chuyển lên mặt nước, áp suất giảm dần. Nếu người thợ lặn di chuyển lên mặt nước quá nhanh, nitrogen không kịp chuyển đến và thoát ra ở phổi, sẽ tạo thành các bọt khí trong mạch máu. Các bọt khí này làm tắc mạch máu hoặc chèn ép vào dây thần kinh, gây đau khớp, tê liệt hoặc tử vong.
Chọn đúng hoặc sai trong mỗi phát biểu sau
a) Nếu di chuyển lên mặt nước chậm, nitrogen sẽ kịp thoát ra ở phổi.
b) Khi áp suất không khí trong buồng phổi tăng, nitrogen tan vô hạn trong máu.
c) Bệnh giảm áp của thợ lặn là do áp suất riêng phần của nitrogen trong máu cao hơn mức bình thường.
d) Hạn chế độ sâu khi lặn là một trong những biện pháp hạn chế bệnh giảm áp của thợ lặn.
(Xem giải) Câu 26. (1,0 điểm): Cho sơ đồ các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
(1) X + 2NaOH → X1 + X2 + X3
(2) X1 + HCl → X4 + NaCl
(3) X2 + HCl → X5 + NaCl
(4) X3 + CuO → X6 + Cu + H2O
Biết X có công thức phân tử C5H8O4 và chứa hai chức ester phân tử khối X3 = X4 < X5.
Chọn đúng hoặc sai trong mỗi phát biểu sau
(a) Dung dịch X3 hòa tan được Cu(OH)2.
(b) X5 là hợp chất hữu cơ tạp chức.
(c) Các chất X4 và X6 có phản ứng tráng bạc.
(d) Chất X5 có thể phản ứng với dung dịch NaHCO3.
(Xem giải) Câu 27. (1,0 điểm): Cho chất béo (triglyceride) có công thức khung phân tử như sau:
Chọn đúng hoặc sai trong mỗi phát biểu sau
a. Chất béo trên có tên là trilinolein chứa gốc acid béo omega-3.
b. Chất béo trên để lâu ngày trong không khí thường có mùi, vị khó chịu nên gọi hiện tượng này là sự ôi mỡ.
c. Cho a mol triglyceride trên cộng tối đa với 6a mol H2 (xt, t°, p).
d. Ở điều kiện thường, chất béo trên ở trạng thái lỏng.
(Xem giải) Câu 28. (1,0 điểm): Củ sắn (khoai mì) có hàm lượng tinh bột khá cao, giá trị dinh dưỡng như một số loại của khoai lang, khoai tây, khoai môn, … Nó chứa nhiều carbohydrate cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể, ngoài ra còn có potassium và chất xơ. Vì thế đây là một món ăn khá quen thuộc ở nhiều vùng quê và miền núi. Tuy có khá nhiều công dụng, nhưng trong khoai mì có chứa độc tố (một loại acid vô cơ chứa các nguyên tố C, H và N) gây nguy hiểm cho người sử dụng nó.
Hãy cho biết những phát biểu sau đây là đúng hay sai?
a. Độc tố trong khoai mì là hydrogen cyanide (HCN).
b. Nhỏ vài giọt dung dịch iodine lên mặt cắt của củ sắn tươi thấy xuất hiện màu xanh tím.
c. Khi tiêu hóa củ sắn đã nấu chín trong cơ thể người có sinh đường maltose và đường glucose.
d. Để loại bỏ độc tố trong khoai mì, cần gọt sạch vỏ, sau đó cắt khúc ngâm với nước có hòa tan muối ăn, cuối cùng luộc với nhiều nước và mở nắp khi luộc.
(Xem giải) Câu 29. (1,0 điểm): Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho 3 – 4 ml dung dịch AgNO3 2% vào hai ống nghiệm (1) và (2). Thêm vài giọt dung dịch NaOH loãng, tiếp tục cho amoniac loãng 3% cho tới khi kết tủa tan hết (vừa cho vừa lắc).
Bước 2: Rót 2 ml dung dịch sacchrose 5% vào ống nghiệm (3) và rót tiếp vào đó 0,5 ml dung dịch H2SO4 loãng. Đun nóng dung dịch trong 3 – 5 phút.
Bước 3: Để nguội dung dịch, cho từ từ NaHCO3 tinh thể vào ống nghiệm (3) và khuấy đều bằng đũa thủy tinh cho đến khi ngừng thoát khí CO2.
Bước 4: Rót nhẹ tay 2 ml dung dịch sacchrose 5% theo thành ống nghiệm (1). Đặt ống nghiệm (1) vào cốc nước nóng (khoảng 60 – 70°C). Sau vài phút, lấy ống nghiệm (1) ra khỏi cốc.
Bước 5: Rót nhẹ tay dung dịch trong ống nghiệm (3) vào ống nghiệm (2). Đặt ống nghiệm (2) vào cốc nước nóng (khoảng 60 – 70°C). Sau vài phút, lấy ống nghiệm (2) ra khỏi cốc.
Hãy cho biết những phát biểu sau là đúng hay sai?
(a) Mục đích chính của việc dùng NaHCO3 là nhằm loại bỏ H2SO4 dư.
(b) Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm tách thành hai lớp.
(c) Ở bước 1 xảy ra phản ứng tạo phức bạc amoniacat.
(d) Sau bước 5, thành ống nghiệm (2) có lớp kết tủa trắng bạc bám vào.
(Xem giải) Câu 30. (1,0 điểm): Xà phòng, chất giặt rửa được dùng để loại bỏ các vết bẩn bấm trên quần áo, bề mặt các vật dụng. Cho công thức của muối sau:
Hãy cho biết những phát biểu sau là đúng hay sai?
a. Phần 1 không phân cực (đầu ưa nước) và phần 2 phân cực (đuôi kị nước).
b. Chất giặt rửa chứa muối trên không dùng được với nước có tính cứng (nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+).
c. Công thức của muối trên là C12H25OSO3Na và có trong thành phần chính của chất giặt rửa tổng hợp.
d. Có thể tổng hợp (sản xuất) muối trên từ phản ững giữa chất béo và dung dịch kiềm.
Phần III: Câu hỏi trắc nghiệm dạng trả lời ngắn (2,0 điểm)
(Xem giải) Câu 1 (0,25 điểm). Để xác định hàm lượng của acetic acid trong một loại giấm ăn, một học sinh pha loãng loại giấm ăn đó mười lần rồi tiến hành chuẩn độ 10 mL giấm ăn sau pha loãng bằng dung dịch NaOH 0,1M, thu được kết quả thể tích dung dịch NaOH trong 3 lần chuẩn độ là 9,8 mL, 9,7 mL, 9,8 mL. Biết khối lượng riêng của acetic acid là D = 1,05 g/mL, giả thiết trong thành phần giấm ăn chỉ có acetic acid phản ứng với NaOH. Tính hàm lượng % về thể tích acetic acid có trong loại giấm đó? (Kết quả lấy sau dấu phẩy 02 chữ số thập phân)
(Xem giải) Câu 2 (0,25 điểm). Hằng số phân li acid Ka (Ka càng lớn tính acid càng mạnh) của một số hợp chất được thể hiện trong bảng dưới đây:
Hợp chất | Ka (trong nước ở 25°C) |
Phenol | 1,0×10^-10 |
2-methylphenol | 6,3×10^-11 |
2-chlorophenol | 7,8×10^-9 |
2-nitrophenol | 6,8×10^-8 |
2,4-dinitrophenol | 1,1×10^-4 |
2,4,6-trinitrophenol (picric acid) | 0,4 |
H2CO3 ⇋ HCO3- + H+ | 5,0×10^-7 |
HCO3- ⇋ CO32- + H+ | 5,0×10^-11 |
Trong các chất trên, có bao nhiêu chất tác dụng với Na2CO3 sinh ra CO2?
(Xem giải) Câu 3 (0,25 điểm). Một loại phân bón NPK có tỉ lệ dinh dưỡng ghi trên bao bì là 20-20-15. Mỗi hecta đất trồng ngô, người nông dân cần cung cấp 150 kg N; 60 kg P2O5 và 110 kg K2O. Người nông dân sử dụng đồng thời phân bón NPK (20-20-15), phân kali KCl (độ dinh dưỡng 60%) và urea (độ dinh dưỡng 46%). Tính tổng khối lượng phân bón người nông dân đã sử dụng cho 1 hecta đất trồng ngô? (Kết quả làm tròn đến phần nguyên)
(Xem giải) Câu 4 (0,25 điểm). Dầu gió xanh Thiên Thảo là sản phẩm của Công ty Cổ phần Đông Nam Dược Trường Sơn, dùng để chủ trị: Cảm, ho, sổ mũi, nhức đầu, say nắng, trúng gió, say tàu xe, buồn nôn, đau bụng, sưng viêm, nhức mỏi, muỗi chích, kiến cắn, tê thấp tay chân. Thành phần một chai dầu 12 mL gồm: tinh dầu bạc hà: 0,36mL, Menthol: 2,52g, Methyl salicylate: 2,16g, Eucalyptol: 0,72mL, tinh dầu Đinh hương: 0,24ml, Long não: 0,36g. Methyl salicylate điều chế theo phản ứng sau:
HOC6H4COOH + CH3OH (H2SO4 đặc, t°) ⇋ HOC6H4COOCH3 + H2O
Để sản xuất một triệu hộp 12 chai dầu trên cần tối thiểu m tấn salicylic acid, với hiệu suất cả quá trình là 80%. Giá trị của m là bao nhiêu? kết quả lấy sau dấu phẩy 01 chữ số thập phân
(Xem giải) Câu 5 (0,25 điểm). Một loại chất béo có chứa 80% tristearin về khối lượng. Để sản xuất ba nghìn bánh xà phòng cần dùng tối thiểu x kg loại chất béo trên cho phản ứng với dung dịch NaOH, đun nóng. Biết hiệu suất phản ứng đạt 90%. Biết rằng trong mỗi bánh xà phòng có chứa 60 gam sodium stearate. Giá trị của x là bao nhiêu? (Kết quả làm tròn đến phần nguyên)
(Xem giải) Câu 6 (0,25 điểm). Đun nóng acetic acid với isoamyl alcohol có H2SO4 đặc xúc tác thu được isoamyl acetate (dầu chuối). Lượng dầu chuối thu được từ 132,35 gam acid acetic đung nóng với 200 gam isoamyl alcohol là bao nhiêu? Biết hiệu suất phản ứng đạt 68%, (Kết quả làm tròn đến phần nguyên)
(Xem giải) Câu 7 (0,25 điểm). Có bao nhiêu chất phản ứng với dung dịch NaOH: acetaldehyde (1), methyl formate (2), acetic acid (3), phenyl acrylate (4), phenol (5), ethanol (6)?
(Xem giải) Câu 8 (0,25 điểm). Trong y học, glucose làm thuốc tăng lực cho người bệnh, dễ hấp thu và cung cấp khá nhiều năng lượng. Dung dịch glucose 5% có khối lượng riêng là 1,02 g/ml, phản ứng oxi hóa 1 mol glucose tạo thành CO2 và H2O tỏa ra một nhiệt lượng là 2803 kJ. Một người bệnh được truyền một chai chứa 500 ml dung dịch glucose 5%. Năng lượng tối đa từ phản ứng oxi hóa hoàn toàn glucose mà bệnh nhân đó có thể nhận được là a kJ (làm tròn đến phần nguyên).
Phần IV: Tự luận (6,0 điểm): Thí sinh trình bày lời giải câu hỏi tự luận, gồm 3 câu ra giấy thi
(Xem giải) Câu 1: (2,0 điểm). Giản đồ hình bên mô tả sự biến đổi độ tan trong nước của một số chất theo nhiệt độ.
Trả lời các câu hỏi sau:
a) Ở nhiệt độ phòng, chất nào tan ít nhất, chất nào tan nhiều nhất?
b) Khi nhiệt độ tăng, độ tan của chất nào giảm? Giải thích?
(Xem giải) c) Để tách lấy lượng phân bón Kali người ta thường tách KCl khỏi quặng sinvinit, thành phần chính của quặng là NaCl, KCl. Vì NaCl và KCl có nhiều tính chất tương tự nhau nên người ta không dùng phương pháp hóa học để tách chúng. Thực tế người ta dựa vào độ tan khác nhau trong nước theo nhiệt độ để tách hai chất này. Biết: độ tan (S) của một chất ở nhiệt độ xác định là khối lượng chất đó tan trong 100 gam nước để tạo dung dịch bão hòa.
t°C | 10 | 20 | 30 | 50 | 70 | 90 | 100 | |
S(NaCl) | 35,6 | 35,7 | 35,8 | 36,7 | 37,5 | 37,5 | 38,5 | 39,1 |
S(KCl) | 28,5 | 32,0 | 34,7 | 42,8 | 48,3 | 48,3 | 53,8 | 56,6 |
Bước 1: Hòa tại một lượng quặng sinvinit được nghiền nhỏ vào 1000 gam nước ở 100°C, lọc bỏ phần không tan thu được dung dịch bão hòa.
Bước 2: Làm lạnh dung dịch bão hòa đến 0°C (lượng nước không đổi) thấy tách ra m1 gam chất rắn.
Bước 3: Tiếp tục cho m1 gam chất rắn này vào 100 gam H2O ở 10°C, khuấy đều thì tách ra m2 gam chất rắn không tan.
c1) Tìm m1, m2?
c2) Cho biết trong chất rắn m2 còn muối NaCl không? Giải thích?
(Xem giải) Câu 2: (2,0 điểm).
Theo hướng dẫn của tổ chức y tế thế giới (WHO) về cách pha chế nước rửa tay khô bằng alcohol, nguyên liệu cần có: ethyl alcohol 96°, hydrogen peroxide 3%, glycerol 98% và nước cất. Thành phần % theo thể tích như sau:
– Ethyl alcohol 83,33%.
– Glycerol 1,45%
– Hydrogen peroxide (H2O2) 4,17%
– Thành phần còn lại là nước cất hoặc nước đun sôi để nguội.
a) Cho biết vai trò của các hóa chất trong nước rửa tay?
b) Nêu cách thực hiện và pha chế 5 lít nước rửa tay khô từ các nguyên liệu trên (có thể thêm một ít hương liệu hoặc tinh dầu để giảm bớt mùi alcohol và tạo cảm giác dễ chịu).
(Xem giải) Câu 3: (2,0 điểm). Đọc đoạn thông tin sau và trả lời các câu hỏi
CFC là hợp chất khó cháy, không độc và trơ về mặt hóa học. Trước đây CFC chủ yếu được sử dụng trong công nghiệp nhiệt lạnh. CFC không gây hại ở điều kiện thường nhưng trên khí quyển Trái Đất chúng tồn tại trong khoảng 100 năm và khuếch tán lên tầng bình lưu. Dưới tác dụng của tia UV từ Mặt Trời, liên kết C – Cl của CFC bị phá vỡ tạo ra gốc Cl tự do. Theo ước tính, mỗi gốc Cl tự do phá hủy 1 triệu phân tử ozone. Việc không sử dụng CFC đã giúp lỗ hổng tầng ozone được thu hẹp. Ngày nay người ta sử dụng hợp chất nào để thay thế CFC trong công nghiệp làm lạnh để tránh việc phá hủy tầng ozone?
a) Viết công thức và gọi tên 03 chất thuộc loại chất CFC?
b) Hợp chất X hiện nay được sử dụng phổ biến trong công nghiệp làm lạnh để thay thế CFC do X không gây tác hại đến tầng ozone. Biết thành phần của X chứa 23,08% C; 3,84% H; và 73,08% F về khối lượng và có phân tử khối 52. Hãy xác định công thức cấu tạo của X.
c) R-45B là một chất làm lạnh thế hệ mới sẽ thay thế các chất làm lạnh không thân thiện với môi trường, ảnh hưởng đến tầng ozone. R-45B chứa hỗn hợp gồm difluoromethane và 2,3,3,3-tetrafluoropropene. Hãy viết công thức cấu tạo các dẫn xuất halogen có trong R-45B.
d) Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn thông tin sau: Freon-22 có công thức CHF2Cl, tên thay thế là .. .(1)… được dùng rất phổ biến trong máy điều hoà nhiệt độ và các máy lạnh năng suất trung bình. Freon-22 có phân tử khối nhỏ nên ở thể …(2)… trong điều kiện thường, năng suất làm lạnh cao nên được dùng rộng rãi. Loại chất này cũng .. .(3)… cho tầng ozone (mức độ không lớn) và gây hiệu ứng .. .(4)… làm Trái Đất nóng lên, vì vậy chất này đã bị hạn chế sử dụng theo công ước bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu.
Bình luận