[2024] Thi thử TN sở GDĐT Thái Bình (Lần 1)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

⇒ Mã đề: 086

41B 42D 43C 44C 45C 46C 47C 48A 49C 50C
51A 52A 53D 54C 55C 56A 57D 58B 59D 60B
61A 62A 63C 64B 65D 66B 67D 68B 69B 70A
71B 72D 73A 74D 75D 76B 77B 78D 79B 80A

(Xem giải) Câu 41: Trường hợp nào dưới đây thu được kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn?

A. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3.

B. Cho dung dịch AlCl3 dư vào dung dịch NaOH.

C. Cho CaCO3 vào lượng dư dung dịch HCl.

D. Sục CO2 tới dư vào dung dịch Ca(OH)2.

Câu 42: Các loại cacbohiđrat chứa nhiều trong nước ép mía, củ khoai lang, quả nho chín, sợi bông lần lượt là

A. Saccarozơ, tinh bột, fructozơ, xenlulozơ.        B. Mantozơ, tinh bột, fructozơ, xenlulozơ.

C. Mantozơ, xenlulozơ, glucozơ, tinh bột.        D. Saccarozơ, tinh bột, glucozơ, xenlulozơ.

Câu 43: Số nguyên tử hidro của metyl axetat là

A. 3.       B. 4.       C. 6.       D. 8

Câu 44: Một nguyên nhân gây ngộ độc khi uống rượu là do trong rượu có lẫn metanol. Công thức của metamol là

A. CH3CHO.       B. C2H5OH.       C. CH3OH.       D. HCHO.

Câu 45: Natri cacbonat (X) là hóa chất quan trọng trong công nghiệp thủy tinh, bột giặt, phẩm nhuộm, giấy, sợi… Công thức của X là

A. NaCl.       B. NaNO3.       C. Na2CO3.       D. NaHCO3.

(Xem giải) Câu 46: Xà phòng hoá hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp gồm ba chất béo cần vừa đủ x mol NaOH. Giá trị của x là

A. 0,2.       B. 0,06.        C. 0,6.        D. 0,03.

Câu 47: Muối kali aluminat có công thức là

A. KNO3.       B. KCl.       C. KAlO2.       D. K2SO4.

Câu 48: Kim loại nào sau đây là thành phần của hợp kim siêu nhẹ, được dùng trong kĩ thuật hàng không?

A. Li.       B. Ca.        C. Mg.       D. Na.

Câu 49: Polime nào sau đây có chứa nguyên tố clo?

A. Polietilen.       B. Polibuta-1,3-dien.        C. Poli(vinyl clorua).       D. Polivinylaxetat.

Câu 50: Chất nào sau đây có khả năng làm mềm nước cứng toàn phần?

A. HCl.       B. Ca(OH)2.        C. Na3PO4.       D. NaOH.

Câu 51: Số nguyên tử oxi trong phân tử Glyxin (gly) là

A. 2.       B. 1.       C. 4.        D. 5.

(Xem giải) Câu 52: Ion Ca2+ cần thiết cho máu hoạt động bình thường. Nồng độ ion canxi không bình thường là dấu hiệu của bệnh. Để xác định nồng độ ion canxi, người ta lấy mẫu máu, làm kết tủa ion canxi dưới dạng canxi oxalat (CaC2O4) rồi cho canxi oxalat tác dụng với dung dịch kali pemanganat trong môi trường axit:
KMnO4 + CaC2O4 + H2SO4 → MnSO4 + CO2 + …
Giả sử canxi oxalat kết tủa từ 1,00 ml máu một người tác dụng vừa hết với 2,5 ml dung dịch kali pemanganat 4,0.10^-4 mol/lít. Nếu biểu diễn nồng độ ion canxi trong máu người đó dưới dạng x mg Ca2+/100 ml máu thì giá trị của x là

A. 10.        B. 1.       C. 100.       D. 10,04.

Câu 53: Ở trạng thái rắn, hợp chất X tạo thành một khối trắng gọi là “nước đá khô”. Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa, được dùng để tạo môi trường lạnh, bảo quản rau củ hay hải sản. Chất X là

Bạn đã xem chưa:  [2019] Thi thử THPT Quốc gia trường Sào Nam - Quảng Nam (Lần 1)

A. O2.       B. H2O.       C. N2.       D. CO2.

Câu 54: Hợp chất cacbohiđrat (X) có công thức phân tử C12H22O11 có nhiều trong cây mía và củ cải đường. Tên của X là

A. Glucozơ.       B. Fructozơ.       C. Saccarozơ.       D. Tinh bột.

(Xem giải) Câu 55: Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch X, thu được kết tủa. Dung dịch X chứa chất nào?

A. AlCl3.       B. Ba(OH)2.       C. NaAlO2.       D. NaOH.

Câu 56: Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được C17H35COONa và C3H5(OH)3. Công thức của X là

A. (C17H35COO)3C3H5.       B. (C15H31COO)3C3H5.

C. (C17H33COO)3C3H5.       D. (C17H31COO)3C3H5.

Câu 57: Metylamin có công thức phân tử là

A. (CH3)2NH.       B. C2H5NH2.       C. C6H5NH2.       D. CH3NH2.

(Xem giải) Câu 58: Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo thành kết tủa và giải phóng khí H2?

A. K.       B. Ba.       C. Na.        D. Mg.

Câu 59: Xác định chất X thỏa mãn sơ đồ sau: Al2O3 + X (dd) → NaAlO2 + H2O

A. NaHSO4.       B. Na2CO3.        C. NaCl.       D. NaOH.

Câu 60: Hợp chất Cr(OH)3 có tên là

A. crom(II) hiđroxit.        B. crom(III) hiđroxit.        C. crom(III) oxit.       D. crom(II) oxit.

Câu 61: Điện phân dung dịch muối nào sau đây thu được kim loại?

A. CuSO4.       B. KCl.        C. MgSO4.       D. Al(NO3)3.

(Xem giải) Câu 62: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Nhôm không thể phản ứng với lưu huỳnh.

B. Đun nóng nước có tính cứng tạm thời đến phản ứng hoàn toàn sẽ thu được nước mềm.

C. Thiết bị máy móc bằng kim loại tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao bị ăn mòn hoá học.

D. Muối NaHCO3 tạo kết tủa với dung dịch BaCl2 khi đun nóng.

(Xem giải) Câu 63: Kim loại Fe phản ứng với dung dịch X dư, tạo muối Fe(III). Dung dịch nào sau đây thoả mãn dung dịch X?

A. dung dịch CuSO4.        B. dung dịch H2SO4 loãng.

C. dung dịch H2SO4 đặc, nóng.        D. dung dịch HCl.

(Xem giải) Câu 64: Cho dung dịch HCl vào nước cứng, thấy giải phóng khí X duy nhất. Công thức của X là

A. O2.       B. CO2.       C. SO2.       D. H2.

Câu 65: Từ thép (hợp kim Fe-C), có thể rèn thành các vật dụng như dao, cuốc, xẻng… Bởi vì thép có

A. tính dẫn nhiệt.       B. tính dẫn điện.       C. ánh kim.       D. tính dẻo.

(Xem giải) Câu 66: Hoà tan hết 0,54 gam một kim loại X có hóa trị không đổi trong dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít khí (đktc). Kim loại X là

A. Fe.       B. Al.       C. Mg.       D. Zn.

(Xem giải) Câu 67: Mỗi một tấm gương soi có diện tích bề mặt 0,35 m² được tráng một lớp kim loại Ag dày 0,1 μm (1 μm = 10^-4 cm). Để sản xuất x tấm gương soi, người ta đun nóng dung dịch chứa 70,8075 gam glucozơ với một lượng dung dịch bạc nitrat trong amoniac. Biết khối lượng riêng của bạc là 10,49 g/cm³, hiệu suất phản ứng tráng gương là 70% (tính theo glucozơ). Giá trị của x là

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi thử TN trường Thái Phiên - Hải Phòng

A. 180.       B. 144.       C. 231.       D. 162.

Câu 68: Chất nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành polime dùng để sản xuất tơ?

A. CH3-CH=CH2.        B. CH2=CH-CN.

C. CH2=C(CH3)-CH=CH2.       D. CH3COO-CH=CH2.

(Xem giải) Câu 69: Cho hỗn hợp X gồm Fe và Fe2(SO4)3 có cùng số mol vào nước thu được dung dịch Y. Cho tiếp dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y, thu được chất rắn Z. Cho các phát biểu sau:
(a) Hỗn hợp X tan hết trong nước.
(b) Z chứa 2 kết tủa có số mol bằng nhau.
(c) Y chứa 2 chất tan.
(d) Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, sản phẩm thu được chỉ chứa Fe2O3 và BaSO4.
(đ) Nhúng thanh Cu vào dung dịch Y, có xảy ra ăn mòn kim loại.
Số phát biểu đúng là

A. 3.       B. 2.        C. 4.        D. 1.

(Xem giải) Câu 70: Cho các phát biểu sau:
(a) Tristearin và tripanmitin đều thuộc loại triglixerit.
(b) Đồng trùng hợp buta-1,3-đien với stiren có xúc tác thu được cao su buna-S.
(c) Khi làm rơi axit sunfuric đặc vào vải làm từ sợi bông thì chỗ tiếp xúc với axit sẽ bị thủng.
(d) Nicotin là một loại amin rất độc có trong lá cây thuốc lá.
(e) Cao su lưu hóa và amilopectin đều có cấu trúc mạch mạng không gian.
Số phát biểu đúng là

A. 4.       B. 5.        C. 2.       D. 3.

(Xem giải) Câu 71: Tiến hành thí nghiệm sau đây:
Bước 1: Rót vào 2 ống nghiệm (đánh dấu ống 1, ống 2) mỗi ống khoảng 5 ml dung dịch H2SO4 loãng và cho mỗi ống một lá kẽm.
Bước 2: Nhỏ thêm 2-3 giọt dung dịch CuSO4 vào ống 1, nhỏ thêm 2 – 3 giọt dung dịch MgSO4 vào ống 2. Ta có các kết luận sau:
(a) Sau bước 1, có bọt khí thoát ra cả ở 2 ống nghiệm.
(b) Sau bước 1, kim loại kẽm trong 2 ống nghiệm đều bị ăn mòn hóa học.
(c) Có thể thay dung dịch H2SO4 loãng bằng dung dịch HCl loãng.
(d) Sau bước 2, kim loại kẽm trong 2 ống nghiệm đều bị ăn mòn điện hóa.
(đ) Sau bước 2, lượng khí thoát ra ở ống nghiệm 1 tăng mạnh.
Số kết luận đúng là

A. 2.       B. 4.       C. 3.       D. 5.

(Xem giải) Câu 72: Cho m gam hỗn hợp bột X gồm FeO, Fe3O4, CuO và Cu vào dung dịch HCl thu được dung dịch Y (không chứa HCl) và còn lại 3,2 gam kim loại không tan. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 thu được 51,15 gam kết tủa. Mặt khác hoà tan hết m gam hỗn hợp bột X ở trên cần dung dịch chứa 0,3575 mol H2SO4 đặc (dư 10% so với lượng phản ứng), biết SO2 là sản phẩm khử duy nhất của H2SO4. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 14,65.       B. 14,5.       C. 14,7.       D. 14,6

(Xem giải) Câu 73: Cho 15,62 gam P2O5 vào 400 ml dung dịch NaOH 0,3M, thu được dung dịch X. Tổng khối lượng chất tan trong dung dịch X là

A. 24,2 gam.       B. 14,4 gam.       C. 22,4 gam.       D. 9,8 gam.

(Xem giải) Câu 74: Muối epsome (MgSO4.nH2O) có nhiều lợi ích cho sức khỏe, thường được dùng để pha chế thuốc nhuận tràng, chất làm vườn như một loại phân bón cho cây, hay dung dịch khử khuẩn. Khi làm lạnh 110 gam dung dịch MgSO4 27,27% thấy có 12,3 gam muối epsome tách ra, phần dung dịch bão hòa có nồng độ 24,56%. Giá trị của n là

Bạn đã xem chưa:  [2021] Khảo sát kiến thức của sở GDĐT Vĩnh Phúc (Lần 2 - Đề 1)

A. 6.       B. 4.        C. 5.        D. 7.

(Xem giải) Câu 75: Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
(1) CaC2 + 2H2O → Y + Ca(OH)2
(2) Y + 2AgNO3 + 2NH3 → R + 2NH4NO3
Nhận xét nào sau đây sai?

A. R kà kết tủa màu vàng.

B. Y là hyđrocarbon có chứa 92,31% cacbon theo khối lượng.

C. Y dùng làm nhiên liệu để hàn cắt kim loại.

D. Trong Y có 3 liên kết đơn.

(Xem giải) Câu 76: Aspirin (hay còn có tên gọi khác là acid acetylsalicylic) được xếp vào nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt chống viêm, chống kết tập tiểu cầu, được đưa vào sử dụng lần đầu vào cuối những năm 90 của thế kỷ 19. Aspirin được điều chế theo phản ứng sau:
o-HO-C6H4-COOH + (CH3CO)2O → o-CH3COO-C6H4-COOH + CH3COOH
Để sản xuất 600000 viên nén uống (hàm lượng aspirin 500 mg/viên) cần tối thiểu m tấn axit salixylic (HO-C6H4-COOH) với hiệu suất phản ứng tính theo axit salixylic là 80%. Giá trị của m là

A. 0,23.       B. 0,2875.       C. 2,3.       D. 2,875.

(Xem giải) Câu 77: Hai chất hữu cơ X, Y có công thức phân tử lần lượt là C2H8O2N2, C4H12O2N2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH thu được khí X1 và chất X2 là muối của amino axit X3. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH thu được khí Y1 và chất Y2 là muối của amino axit Y3. Biết X1, X2, X3, Y1, Y2, Y3 là các chất khác nhau; X3 và Y3 tạo được đipeptit Z chứa 2 loại mắt xích khác nhau.
Cho các phát biểu sau:
(a) Ở điều kiện thường X3 là chất rắn, tan tốt trong nước, là đồng phân của Y3.
(b) 1 mol hỗn hợp gồm X và Y phản ứng được với tối đa 4 mol NaOH trong dung dịch.
(c) Đốt cháy hết 1 mol X2 cần tổi thiểu 2,25 mol không khí.
(d) Y1 là amin no, đơn chức, bậc 1.
(đ) Z có 10 nguyên tử H trong phân tử.
Số phát biểu sai là

A. 4.       B. 3.       C. 1.       D. 2.

(Xem giải) Câu 78: Hỗn hợp E gồm ba este mạch hở X, Y, Z (đều có số liên kết pi (π) lớn hơn 2, trong E cacbon chiếm 53,85% về khối lượng; MX < MY < MZ < 180). Đốt cháy hoàn toàn 15,6 gam hỗn hợp E cần vừa đủ 0,7 mol O2. Cho 15,6 gam E tác dụng hết với dung dịch NaOH (lấy dư 30% so với lượng phản ứng) rồi chưng cất dung dịch, thu được hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp rắn khan T gồm hai chất. Đốt cháy hoàn toàn T, thu được Na2CO3, CO2 và 0,54 gam H2O. Nếu Y chiếm 40% về khối lượng trong E thì khối lượng của X trong 15,6 gam hỗn hợp E là:

A. 5,68 gam.        B. 5,1 gam.        C. 6,24 gam.       D. 4,26 gam.

(Xem giải) Câu 79: Cho 5,4 gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 9,78 gam muối. Công thức phân tử của X là

A. C2H5N.       B. C2H7N.       C. C2H7N2.       D. C3H9N.

(Xem giải) Câu 80: Chất X có công thức phân tử C4H6O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức phân tử C3H3O2Na. Chất X có tên gọi là

A. metyl acrylat.       B. etyl acrylat.       C. vinyl axetat.         D. metyl metacrylat.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!