[2024] Thi thử TN trường Hậu Lộc 3 – Thanh Hóa (Lần 1)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Giải chi tiết và đáp án:
⇒ Mã đề: 057
1B | 2C | 3D | 4B | 5A | 6A | 7B | 8D | 9A | 10D |
11B | 12D | 13A | 14C | 15D | 16C | 17A | 18C | 19B | 20D |
21A | 22B | 23A | 24A | 25C | 26A | 27C | 28C | 29A | 30B |
31D | 32C | 33B | 34B | 35D | 36C | 37C | 38D | 39D | 40A |
(Xem giải) Câu 1: Nhúng một đinh sắt có khối lượng 8 gam vào 500ml dung dịch CuSO4 2M. Sau một thời gian lấy đinh sắt ra cân lại thấy nặng 8,8 gam. Nồng độ mol/l của CuSO4 trong dung dịch sau phản ứng là:
A. 0,27M B. 1,8M C. 1,36M D. 2,3M
(Xem giải) Câu 2: Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là
A. H2SO4. B. CuSO4. C. FeSO4. D. Fe2(SO4)3.
(Xem giải) Câu 3: Khối lượng của một đoạn mạch tơ capron là 17176 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch capron nêu trên là
A. 121. B. 113. C. 114. D. 152.
(Xem giải) Câu 4: Phát biểu nào sau đây khôngđúng?
A. Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
B. Sản phẩm thu được khi thuỷ phân vinyl axetat trong dung dịch kiềm là muối và ancol
C. Đốt cháy hoàn toàn metylamin thu được CO2, H2O và N2.
D. Một số polime có tính cách điện, cách nhiệt như polietilen, poli(vinyl clorua).
Câu 5: Kim loại nào sau đây bị thụ động trong axit sunfuric đặc, nguội?
A. Al. B. Mg. C. Cu. D. Ag.
(Xem giải) Câu 6: Biết hợp chất X có công thức phân tử là C11H10O4 và các phản ứng dưới đây xảy ra theo đúng tỉ lệ mol:
X + 3NaOH (t°) → X1 + X2 + X3 + H2O
X2 + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O (t°) → X4 + 2Ag + 2NH4NO3
X4 + NaOH (t°) → X1 + NH3 + H2O
Trong số các phát biểu sau, có mấy phát biểu đúng?
(a) X có 3 đồng phân và có khả năng phản ứng với dung dịch brom.
(b) X3 tác dụng với dung dịch axit clohiđric theo tỉ lệ mol tương ứng là 1:2.
(c) X1, X2 có cùng số nguyên tử cacbon.
(d) Đốt cháy hoàn toàn X3, thu được khối lượng CO2 lớn hơn 2 lần khối lượng Na2CO3.
(e) Số liên kết π trong phân tử X3 là 5.
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
(Xem giải) Câu 7: Cho 0,15 mol hỗn hợp rắn X gồm Mg và Fe vào dung dịch chứa FeCl3 0,8M và CuCl2 0,6M thì được dung dịch Y và 7,52 gam rắn gồm 2 kim loại. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thu được 29,07 gam kết tủa. Nếu cho 0,15 mol X trên vào dung dịch HNO3 loãng dư, thấy khí NO thoát ra; đồng thời thu được dung dịch Z có khối lượng tăng 4,98 gam so với dung dịch ban đầu. Cô cạn dung dịch Z thu được lượng muối khan là:
A. 33,86 B. 33,06 C. 30,24 D. 32,26
Câu 8: Phản ứng nào cho dưới đây là phản ứng màu biure.
A. Cho dung dịch lòng trắng trứng với HNO3.
B. Cho I2 vào hồ tinh bột.
C. Cho dung dịch glucozơ phản ứng với AgNO3/NH3.
D. Cho dung dịch lòng trắng trứng với Cu(OH)2 .
(Xem giải) Câu 9: Cho 7,68 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al vào 400 ml dung dịch Y gồm HCl 1M và H2SO4 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,512 lít khí (đktc). Phần trăm về khối lượng của Al trong X là:
A. 56,25%. B. 43,75%. C. 75%. D. 25%.
(Xem giải) Câu 10: Hợp chất Y có công thức phân tử C4H8O2. Khi cho Y tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Z có công thức C3H5O2Na. Công thức cấu tạo của Y là
A. C2H5COOC2H5. B. CH3COOC2H5. C. HCOOC3H7. D. C2H5COOCH3.
(Xem giải) Câu 11: Cho các phát biểu sau:
(a) Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
(b) Ở điều kiện thường saccarozơ hòa tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
(c) Tinh bột và xenlulozơ có khối lượng mol phân tử bằng nhau.
(d) Cho anbumin tác dụng với Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH tạo hợp chất màu tím.
(e) Khối lượng mol phân tử của triolein và tristearin kém nhau là 2.
Số phát biểu đúng là:
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
(Xem giải) Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Công thức phân tử của metylamin là CH5N. B. Hexametylenđiamin có 2 nguyên tử N.
C. Phân tử C4H9O2N có 2 đồng phân α-amino axit. D. Hợp chất Ala-Gly-Ala-Glu có 5 nguyên tử oxi.
Câu 13: Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. Cu2+. B. Ca2+. C. Fe2+. D. Ni2+.
(Xem giải) Câu 14: Chất X là một trong những chất dinh dưỡng cơ bản của con người và một số động vật. Trong cơ thể người, X bị thuỷ phân thành chất Y nhờ các enzim trong nước bọt và ruột non. Phần lớn Y được hấp thụ trực tiếp qua thành ruột vào máu đi nuôi cơ thể. Hai chất X, Y lần lượt là
A. Saccarozơ và glucozơ. B. Xenlulozơ và fructozơ. C. Tinh bột và glucozơ. D. Tinh bột và fructozơ.
Câu 15: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất vật lí chung của kim loại?
A. Ánh kim B. Tính dẻo C. Tính dẫn điện D. Tính cứng
(Xem giải) Câu 16: Cho 2,67 gam một amino axit X (chứa 1 nhóm axit) vào 100 ml HCl 0,2M, thu được dung dịch Y. Y phản ứng vừa đủ với 200 ml KOH 0,25M. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 3 B. 1 C. 2 D. 4
(Xem giải) Câu 17: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 1 gam dầu thực vật và 3 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ và khuấy liên tục hỗn hợp bằng đũa thủy tinh. Thỉnh thoảng nhỏ thêm vài giọt nước cất để giữ thể tích hỗn hợp phản ứng không đổi.
Bước 3: Sau 8 – 10 phút, rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Sau đó để yên hỗn hợp 5 phút, lọc tách riêng phần dung dịch và chất rắn.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 1, thu được hỗn hợp chất lỏng đồng nhất.
(b) Sau bước 2, nếu sản phẩm không bị đục khi pha loãng với nước cất thì phản ứng xà phòng hóa xảy ra hoàn toàn.
(c) Ở bước 3, dung dịch thu được có khả năng hòa tan Cu(OH)2.
(d) Sau bước 3 thấy có lớp màu trắng nổi lên.
(e) Ở bước 3, NaCl có vai trò làm cho phản ứng xảy ra hoàn toàn.
(f) Mục đích chính của việc thêm nước cất là tránh sản phẩm bị phân hủy.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 1.
Câu 18: Polime nào sau đây có thành phần hóa học gồm các nguyên tố C, H và O?
A. Poliacrilonitrin. B. Polietilen. C. Poli (metyl metacrylat). D. Poli (vinyl clorua).
(Xem giải) Câu 19: Cho X là hexapeptit Ala-Gly-Ala-Val-Gly-Val và Y là tetrapeptit Gly-Ala-Gly-Glu. Thủy phân hoàn toàn 83,2 gam hỗn hợp gồm X và Y thu được 4 amino axit, trong đó có m gam glyxin và 28,48 gam alanin. Giá trị của m là:
A. 15 B. 30 C. 7,5 D. 22,5
(Xem giải) Câu 20: Cho một (X) peptit được tạo nên bởi x gốc alanin và y gốc glyxin có khối lượng phân tử là 345 đvC. Peptit X thuộc loại
A. tripetit. B. đipeptit. C. tetrapeptit. D. pentapepit
(Xem giải) Câu 21: Cho các chất sau: (1) CH3CH(NH2)COOH; (2) CH2=CH2; (3) HOCH2COOH; (4) CH2=CH-CN; (5) HOCH2CH2OH và p-C6H4(COOH)2 (6) H2N[CH2]6NH2 và HOOC[CH2]4COOH. Các trường hợp có thể tham gia phản ứng trùng ngưng là
A. (1), (3), (5), (6). B. (1), (6).
C. (1), (3), (4), (6). D. (1), (2), (3), (4), (5), (6).
(Xem giải) Câu 22: Cho lượng dư anilin phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,2 mol HCl. Khối lượng muối thu được bằng bao nhiêu gam?
A. 12,95 gam. B. 25,9 gam. C. 28,4 gam. D. 19,1 gam.
Câu 23: Dãy các kim loại nào sau đây tan hết trong nước dư ở điều kiện thường?
A. Na, K, Ba. B. Cs, Mg, K. C. Ca, Mg, K. D. Na, K, Be.
Câu 24: Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với
A. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. B. kim loại Na.
C. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng. D. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng.
Câu 25: Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo?
A. CH3COOCH2C6H5. B. C15H31COOCH3. C. (C17H35COO)3C3H5. D. (C17H33COO)2C2H4.
Câu 26: Một este có công thức phân tử C3H6O2 có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Tên este đó là
A. etyl fomat. B. metyl axetat. C. etyl axetat. D. metyl fomat.
(Xem giải) Câu 27: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: CO2 → X → Y → Z → T → PE. Các chất X, Y, Z, T là
A. tinh bột, saccarozơ, anđehit axetic, etilen. B. tinh bột, glucozơ, anđehit axetic, etilen.
C. tinh bột, glucozơ, ancol etylic, etilen. D. tinh bột, xenlulozơ, ancol etylic, etilen.
Câu 28: Hiđro hóa glucozơ (xúc tác Ni, t°), thu được
A. glixerol. B. axit gluconic. C. sobitol. D. etanol.
(Xem giải) Câu 29: Cho sơ đồ chuyển hóa:
Biết X, Y, Z là các hợp chất khác nhau của photpho. Số cặp chất X, Z thỏa mãn sơ đồ trên là:
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
(Xem giải) Câu 30: Đốt cháy 0,1 mol amin bậc một A bằng oxi vừa đủ. Sản phẩm cháy cho qua bình nước vôi trong dư thấy có 2,24 lít khí (đkc) thoát ra khỏi bình. Khối lượng bình nước vôi tăng 16 gam và xuất hiện 20 gam kết tủa.A có công thức phân tử
A. CH5N B. C2H8N2 C. C2H5N3 D. C3H8N2
Câu 31: Chất nào sau đây là etylamin?
A. CH3NH2. B. C2H7N. C. C2H3NH2. D. C2H5NH2.
(Xem giải) Câu 32: Hỗn hợp E gồm 6 este đều có công thức C8H8O2 và có vòng benzen. Cho 16,32 gam E tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (đun nóng), thu được hỗn hợp chất hữu cơ gồm các ancol và 18,78 gam hỗn hợp muối. Cho toàn bộ ancol thu được vào bình đựng kim loại Na dư, sau khi phản ứng kết thúc khối lượng chất rắn trong bình tăng 3,83 gam so với ban đầu. Nếu cháy toàn bộ lượng ancol rồi dẫn sản phẩm cháy và bình đựng nước vôi trong dư thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 33,49. B. 45,31. C. 23. D. 17.
Câu 33: Polime nào có thể tham gia phản ứng cộng với hiđro?
A. Polipropen. B. Cao su buna. C. nilon-6,6. D. Poli(vinyl clorua).
(Xem giải) Câu 34: Cho bột Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X và hai kim loại trong Y lần lượt là
A. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Cu; Fe. B. Cu(NO3)2; Fe(NO3)2 và Ag; Cu.
C. Fe(NO3)2; Fe(NO3)3 và Cu; Ag. D. Cu(NO3)2; AgNO3 và Cu; Ag.
Câu 35: Dãy gồm các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần lực bazơ từ trái sang phải là:
A. Etylamin, phenylamin, amoniac. B. Etylamin, amoniac, phenylamin.
C. Phenylamin, etylamin, amoniac. D. Phenylamin, amoniac, etylamin.
Câu 36: Dãy chỉ chứa những amino axit mà dung dịch không làm đổi màu quỳ tím là?
A. Gly, Ala, Glu. B. Gly, Glu, Lys. C. Gly, Val, Ala. D. Val, Lys, Ala.
(Xem giải) Câu 37: Hỗn hợp E gồm hai amin X, Y đồng đẳng kế tiếp (MX < MY và phân tử X có số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nguyên tử nitơ) và hai ankin đồng đẳng kế tiếp (có số mol bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn 0,07 mol E, thu được 0,025 mol N2, 0,17 mol CO2 và 0,225 mol H2O. Phần trăm khối lượng của X trong E là
A. 28,21%. B. 55,49%. C. 42,32%. D. 36,99%.
(Xem giải) Câu 38. Cho sơ đồ phản ứng sau theo đúng tỉ lệ mol
E + 3NaOH (t°) → X + 2Y + Z
X + NaOH (CaO, t°) → CH4 + Na2CO3
Y + HCl ⟶ T + NaCl
Biết E là este no, mạch hở, có công thức phân tử Cn+1Hn+4On; X, Y, Z đều là các chất hữu cơ và MZ < MY. Cho các phát biếu sau:
(a) Từ chất Z có thể điều chế trực tiếp axit axetic.
(b) E có hai công thức cấu tạo thỏa mãn.
(c) Đun chất Y với vôi tôi xút thu được khí etan.
(d) X và Y có cùng số nguyên tử cacbon.
(e) Chất T tác dụng Na dư thu được mol H2 bằng số mol T phản ứng.
(g) Đun Z với H2SO4 đặc, 170°C tạo ra anken.
Số phát biểu đúng
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
(Xem giải) Câu 39. Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Fe3O4, Fe2O3, FeS, FeS2, CuS và S trong lượng vừa đủ dung dịch chứa 0,25 mol H2SO4 đặc, nóng. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và có 4,48 lít (đktc) khí SO2 thoát ra. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y, kết thúc phản ứng thu được 30,7 gam kết tủa. Mặt khác, hòa tan hết m gam X trong dung dịch HNO3 đặc nóng, thu được dung dịch Z và hỗn hợp khí gồm x mol NO2 và 0,02 mol SO2. Biết dung dịch Z có chứa 15,56 gam muối. Giá trị của (m + x) là
A. 6,70. B. 6,40. C. 6,78. D. 6,76.
(Xem giải) Câu 40. Cho một lượng tinh thể CuSO4.5H2O vào 400 ml dung dịch NaCl 0,4M thu được dung dịch X. Điện phân thời gian t (giây) dung dịch X với cường độ 5A không đổi, khối lượng dung dịch giảm 14,01 gam. Nhúng thanh Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thoát ra 0,672 lít khí (đktc), đồng thời khối lượng thanh Fe giảm 1,68 gam. Giá trị gần nhất của t là
A. 5980. B. 3860. C. 4440. D. 5114.
Bình luận