[2025] Đề minh họa kỳ thi V-SAT của Bộ Giáo dục

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Mã đề: 009

⇒ Nội dung đề thi và giải chi tiết

VSAT là kỳ thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính do các trường đại học tham gia chủ trì tổ chức, Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (trực thuộc Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT) phối hợp, hỗ trợ, cung cấp ngân hàng câu hỏi.

Phát biểu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9
1 Đ S S Đ Đ Đ S Đ Đ
2 Đ Đ Đ Đ Đ Đ S Đ Đ
3 S Đ S S S Đ Đ S S
4 S S S Đ Đ S Đ S S
Câu 10 Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15
D C B C ACD CD
Cột trái Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20
1 D D E C B
2 C A F E C
3 A B D A D
4 E E A F F
Câu 21 Câu 22 Câu 23 Câu 24 Câu 25
Đáp số 60 4 0,31 344 19,46

Từ câu hỏi 01 đến 09, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

(Xem giải) Câu 1. Cho hai phương trình hóa học:
(1) NH3 + H2O ⇋ NH4+ + OH-; (2) CH3COOH + H2O ⇋ H3O+ + CH3COO-.
1. Theo thuyết brondsted-lowry, nước là chất lưỡng tính.
2. Theo thuyết brondsted-lowry, H3O+ là acid.
3. NH3 là một base mạnh.
4. CH3COOH là một acid mạnh.

(Xem giải) Câu 2. Cho các phát biểu sau đây về alcohol.
1. Khi thay thế nguyên tử H trong phân tử hydrocarbon bằng nhóm -OH thu được alcohol.
2. Bậc của alcohol là bậc của nguyên tử C liên kết với nhóm -OH
3. Nhiệt độ sôi của alcohol no, đơn chức, mạch hở cao hơn đồng phân ether.
4. Tất cả các alcohol đều dễ tan trong nước.

(Xem giải) Câu 3. Cho các phát biểu về ester, chất béo.
1. Ester ứng với công thức HCOOCH3 có tên gọi là methyl acetate.
2. Công thức của triolein là (C17H33COO)3C3H5.
3. Các ester đều có nhiệt độ sôi thấp và tan tốt trong nước.
4. Ethyl acetate là ester có mùi thơm của chuối chín.

(Xem giải) Câu 4. Khi hòa tan hợp chất AgNO3 vào nước thì thu được dung dịch chứa phức chất tứ diện [Ag(OH2)m]n+ (aq). Các phát biểu sau về phức chất [Ag(OH2)m]n+.
1. Điện tích của phức chất bằng 1+
2. Phức chất được hình thành từ quá trình cation Ag+(aq) nhận các cặp electron hóa trị riêng từ các phân tử nước.
3. m có giá trị là 6.
4. Phức [Ag(OH2)m]n+ bền hơn Ag+(aq).

(Xem giải) Câu 5. Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 2 gam mỡ lợn và 4 mL dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 10 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi.
Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 30 mL dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Để nguội hỗn hợp.
1. Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nhẹ nổi lên trên.
2. Nếu thay thế mỡ lợn bằng dầu dừa thì hiện tượng vẫn không đổi.
3. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa để làm tăng tốc độ cho phản ứng xà phòng hóa.
4. Phần chất lỏng sau khi tách hết xà phòng hòa tan được Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh lam.

(Xem giải) Câu 6. Cho sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol
X + 2NaOH → X1 + X2 + X3
X1 + HCl → X4 + NaCl
X2 + HCl → X5 + NaCl
X3 + CuO → X6 + Cu + H2O
Biết X có công thức phân tử C6H10O4 và chứa hai chức ester; X1, X2 đều có hai nguyên tử carbon trong phân tử và khối lượng mol của X1 nhỏ hơn khối lượng mol của X2.
1. Phân tử khối của X4 là 60.
2. X5 là hợp chất hữu cơ tạp chức.
3. X6 là acetaldehyde.
4. Phân tử X2 có hai nguyên tử oxygen.

(Xem giải) Câu 7. Cho các phát biểu sau.
1. Methylamine, dimethylamine và anilin đều là amin bậc một.
2. Thủy phân hoàn toàn peptide trong dung dịch kiềm dư, thu được các aminoacid.
3. Giấm ăn có thể khử được mùi tanh của cá mè.
4. Dùng nước bromine phân biệt được 2 dung dịch: aniline và phenol.

Bạn đã xem chưa:  [2019] Thi thử THPT Quốc gia - Thầy Bùi Hưng Đạo (Lần 11)

(Xem giải) Câu 8. Để xác định hàm lượng Fe trong một lọ muối Mohr (có công thức (NH4)2SO4.FeSO4.6H2O) người ta tiến hành thí nghiệm như sau: Cân 5,00 gam muối rồi hòa tan vào nước, thêm tiếp 5 mL dung dịch H2SO4 20% rồi cho nước cất vào để được 100 mL dung dịch (kí hiệu là dung dịch X). Lấy 10 ml dung dịch X đem chuẩn độ bằng dung dịch chuẩn KMnO4. Kết quả trung bình của 3 lần chuẩn độ thấy hết 10 mL dung dịch KMnO4 0,02M.
1. Phương trình phản ứng chuẩn độ là
10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
2. Thời điểm kết thúc chuẩn độ là lúc dung dịch trong bình xuất hiện màu hồng nhạt trong khoảng 20 giây.
3. Khi để trong không khí lâu ngày thì hàm lượng FeSO4 trong muối Mohr sẽ không thay đổi.
4. Hàm lượng Fe2+ trong mẫu muối Mohr đem phân tích ở trên là 1,12%.

(Xem giải) Câu 9. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
– Bước 1: Rót dung dịch CuSO4 vào ống thủy tinh hình chữ U, mực nước cách miệng ống chừng 2 cm.
– Bước 2: Đậy miệng ống bên trái bằng nút cao su có kèm điện cực graphit.
– Bước 3: Đậy miệng ống bên phải bằng nút cao su có kèm điện cực graphit và một ống dẫn khí.
– Bước 4: Nối điện cực bên trái với cực âm và nối điện cực bên phải với cực dương của nguồn điện một chiều (hiệu điện thế 6V).
1. Thí nghiệm trên mô tả sự điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ.
2. Ở cathode, ion Cu2+ bị khử tạo thành kim loại đồng.
3. Ở anode, có khí H2 thoát ra tại ống dẫn khí.
4. Trong quá trình điện phân, pH dung dịch tăng dần.

Từ câu hỏi 10 đến 15, thí sinh chọn phương án đúng trong 4 phương án A, B, C, D đã cho.

Đọc nội dung sau và trả lời các câu hỏi từ 10 đến 12.
Phản ứng ester hóa được coi là một trong những phản ứng hóa học quan trọng trong công nghiệp. Các ester của acrylic acid có nhiều ứng dụng trong công nghiệp như để sản xuất lớp phủ và mực, chất kết dính, dệt may, nhựa và chất đàn hồi. Trong một phương pháp tổng hợp methyl acrylate, người ta đun hồi lưu acid và alcohol tương ứng với xúc tác là H2SO4. Trong một thí nghiệm điều chế ester này, người ta lắp đặt dụng cụ như ở hình 1. Các chất phản ứng được cho vào hình cầu 3 cổ (đặt trên máy khuấy từ – vị trí 5). Các vị trí còn lại (đánh số 1, 2 3, 4 đang thiếu thông tin).

Hình: Sơ đồ thí nghiệm điều chế methyl acrylate từ acid và alcohol tương ứng.

(Xem giải) Câu 10. Trong hình vẽ về thí nghiệm nói trên, chất phản ứng được đưa vào ở vị trí nào?

A. Vị trí 1.       B. Vị trí 2.       C. Vị trí 3.         D. Vị trí 4.

(Xem giải) Câu 11. Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nhận xét về đặc điểm của phản ứng giữa acrylic acid và methyl alcohol:

A. Phản ứng ester hóa xảy ra hoàn toàn khi dùng dư lượng acrylic acid và methyl alcohol.

B. Có thể thay H2SO4 bằng bất kỳ acid vô cơ nào như HCl, HNO3 mà hiệu suất phản ứng không thay đổi.

C. Dùng H2SO4 có nồng độ cao sẽ cho hiệu suất tổng hợp cao hơn là dùng H2SO4 nồng độ thấp.

D. Vai trò của nhiệt độ trong phản ứng là để các chất phản ứng và sản phẩm phản ứng dễ bay hơi.

(Xem giải) Câu 12. Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của H2O đến hiệu suất phản ứng tổng hợp ethyl acrylate, kết quả thu được ở hình 2.

Hình: Ảnh hưởng của nước trong hỗn hợp phản ứng đến hiệu suất chuyển hóa acrylci acid thành ester

Nhận định nào sau đây là đúng khi muốn tăng hiệu suất quá trình tổng hợp methyl acrylate?

A. Điều kiện tốt nhất là đun nóng hỗn hợp 200 phút và nồng độ H2O là 20%.

Bạn đã xem chưa:  Giải chi tiết 36 đề thầy Tào Mạnh Đức (23/36)

B. Nên tiến hành quá trình ester hóa trong môi trường không có nước.

C. Hiệu suất phản ứng tổng hợp không bị ảnh hưởng bởi nước.

D. Nồng độ nước càng cao thì hiệu suất tổng hợp càng lớn.

Đọc nội dung sau và trả lời các câu hỏi từ 13 đến 15.
Phân bón hóa học là những hoá chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây trồng nhằm nâng cao năng suất mùa màng. Phân bón nói chung và phân bón hóa học nói riêng đã mang lại cuộc cách mạng lớn trong nông nghiệp. Các loại phân bón hóa học phổ biến hiện nay thường thấy gồm: phân đạm, phân lân, phân hỗn hợp, kali, phân vi lượng, phân phức hợp,…

(Xem giải) Câu 13. Độ dinh dưỡng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng phân bón. Trong một loại phân bón phức hợp NPK, trên bao bì có ghi 10-5-12. Các chỉ số trên có nghĩa là gì?

A. Là khối lượng các nguyên tố N, P, K trong 1kg phân bón.

B. Là khối lượng các hóa chất chứa N, P, K khi phối trộn.

C. Là phần trăm khối lượng của N, P2O5 và K2O trong phân bón.

D. Là thời điểm (tháng) cần bón phân cho cây.

(Xem giải) Câu 14. Các loại phân đạm thường được sử dụng là muối ammonium của các acid vô cơ phổ biến và urea. Chúng được sản xuất qua các bước gồm tổng hợp ammonia theo quy trình Haber-Bosch (từ N2 và H2) sau đó cho ammonia phản ứng với nitric acid, sulfuric acid hoặc với bột thạch cao và carbon dioxide. Hãy chọn phát biểu SAI trong các nhận định sau.

A. Đạm 2 lá là phân đạm có hàm lượng N cao nhất.

B. Phản ứng trong qui trình Haber-Bosch là thuận nghịch.

C. Trong công nghiệp HNO3 được sản xuất từ sự oxi hóa có xúc tác NH3.

D. Ammonium sulfate được điều chế từ ammonia, carbon dioxide và nước.

(Xem giải) Câu 15. Supe lân (Superphosphate đơn và kép) là loại phân lân thường được dùng bón cho cây giai đoạn bón lót và giai đoạn sinh trưởng ban đầu. Chúng thường được sản xuất từ đá phosphate (các loại quặng như hydroxyapatite, fluorapatite, chlorapatite) tác dụng với H2SO4 hoặc H3PO4. Nếu thực hiện quá trình tổng hợp superphosphate đơn từ một loại đá phosphate có công thức hóa học Ca10(PO4)6(OH)2 và sulfuric acid theo quá trình hóa học sau: Ca10(PO4)6(OH)2 + H2SO4 → Ca(H2PO4)2 + CaSO4 + H2O thì nhận định nào sau đây là đúng?

A. Trong phản ứng tạo ra superphosphate đơn, một phân tử Ca10(PO4)6(OH)2 phản ứng với 6 phân tử H2SO4.

B. Hàm lượng lân (%P2O5) trong một loại superphosphate đơn có công thức Ca(H2PO4)2.2CaSO4 là 30,2%.

C. Muốn điều chế superphosphate kép có thành phần chính là Ca(H2PO4)2 cần tách loại CaSO4 ra khỏi superphosphate đơn.

D. Phản ứng hóa học giữa calcium hydroxyapatite và H3PO4 tạo ra superphotphat kép.

Từ câu hỏi 16 đến 20, thí sinh ghép mỗi nội dung ở cột bên trái với một nội dung ở cột bên phải thành nội dung đúng.

(Xem giải) Câu 16.

Thí nghiệm Khí sinh ra, kết tủa
1. Cho bột Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư A. khí H2, kim loại Cu không tan.
2. Cho bột Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư B. khí H2, kim loại Mg không tan.
3. Cho hỗn hợp Mg và Cu vào dung dịch H2SO4 loãng dư C. khí H2.
4. Cho 1 mẫu nhỏ Na vào dung dịch CuSO4 dư D. khí SO2.
E. khí H2, có Cu(OH)2 không tan.
F. khí O2.

(Xem giải) Câu 17.

Thí nghiệm Khí sinh ra
1. Để khí NO trong không khí. A. Khí N2.
2. Cho khí NH3 qua bột CuO nung nóng. B. Khí NH3.
3. Đun hỗn hợp rắn gồm Ca(OH)2 và NH4Cl. C. Khí H2.
4. Đốt cháy NH3 trong O2 có xúc tác Pt. D. Khí NO2.
E. Khí NO.
F. Khí O2.

(Xem giải) Câu 18.

Chất Tính chất
1. Acetic aldehyde. A. Phản ứng với dung dịch NaHCO3 tạo bọt khí.
2. Ethanol. B. Làm quỳ tím ẩm chuyển xanh.
3. Ethylene glycol C. Có phản ứng thuỷ phân.
4. Acetic acid. D. Hoà tan Cu(OH)2 tạo phức chất màu xanh lam.
E. Có phản ứng với thuốc thử Tollens.
F. Phản ứng với Na, nhưng không phản ứng với dung dịch NaOH.
Bạn đã xem chưa:  Mục lục: Thi THPT 2020

(Xem giải) Câu 19. Peptide X có công thức cấu tạo như sau:

Thủy phân hoàn toàn 1 mol X trong dung dịch NaOH dư, đun nóng thì có a mol NaOH phản ứng, thu được hỗn hợp muối của các amino acid.

Yêu cầu Giá trị
1. Số gốc a-amino acid có trong một phân tử X là A. 10.
2. Số hợp chất dipeptide tối đa thu được khi thủy phân không hoàn toàn X là B. 4.
3. Số nguyên tử oxygen có trong một phân tử X là C. 5.
4. Giá trị của a là D. 8.
E. 3.
F. 7.

(Xem giải) Câu 20. Cho hỗn hợp X gồm NaCl, MgCl2, AlCl3. Đem hỗn hợp trên tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH. Sau phản ứng hoàn toàn lọc tách kết tủa thu được dung dịch Y và kết tủa Z. Đem Z tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch T, cô cạn T và điện phân nóng chảy chất rắn ta thu được kim loại A. Sục khí CO2 dư vào dung dịch Y thu được kết tủa B chứa 1 chất và dung dịch C. Từ B đem nung nóng sau đó điện phân nóng chảy sản phẩm thu được kim loại D.

Yêu cầu Kết quả
1. Thành phần của kết tủa Z là A. Al(OH)3.
2. Kim loại A là B. Mg(OH)2.
3. Kim loại D là C. Mg.
4. Trong dung dịch C chứa muối D. Al.
E. NaCl, Na2CO3.
F. NaCl, NaHCO3.

Từ câu hỏi 21 đến 25, thí sinh ghi câu trả lời vào ô vuông tương ứng.

(Xem giải) Câu 21. Một hộ gia đình nấu rượu gạo, các bước được tiến hành như sau:
– Lấy 10 kg gạo (chứa 72,9% tinh bột, còn lại là chất xơ không lên men) nấu thành cơm.
– Rắc cơm với men rượu vào chậu (cứ 1 lượt cơm, 1 lượt men), ủ khoảng 3 ngày.
– Chưng cất toàn bộ hỗn hợp sau khi ủ, thu được 6,21 lít rượu 50°.
Biết khối lượng riêng của ethanol là 0,8 g/ml, hiệu suất của quá trình chuyển hoá tinh bột thành rượu của hộ gia đình trên là

(Xem giải) Câu 22. Cho 4 lọ mất nhãn chứa các dung dịch riêng biệt: NaCl, Na2SO4, Ca(HCO3)2, BaCl2. Nếu dùng dung dịch H2SO4 thì có thể nhận biết được bao nhiêu lọ

(Xem giải) Câu 23. Tại SEA Games lần thứ 32, đoàn thể thao Việt Nam đã xuất sắc hoàn thành kỳ Đại hội ở vị trí Nhất toàn đoàn trên bảng xếp hạng với 136 huy chương vàng trong tổng số 359 huy chương. Thực tế, những tấm huy chương vàng không phải được làm từ vàng nguyên chất mà trong thành phần có cả vàng, bạc và đồng. Một mẫu vật liệu làm huy chương vàng nặng 5,000 gam được cho vào dung dịch HNO3 đặc, nóng (lấy dư), phần chất rắn không tan còn lại được lọc rửa cẩn thận, làm khô rồi đem cân, có khối lượng 0,067 gam. Tiếp tục cho thêm HCl vào dung dịch sau khi lọc, thu được tối đa 6,144 gam kết tủa. Khối lượng đồng có trong vật liệu làm huy chương vàng là bao nhiêu gam? (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm).

(Xem giải) Câu 24. Sodium hydrogencarbonate được dùng để sản xuất thuốc giảm đau dạ dày. Biết 1 viên thuốc này nặng 1 gam chứa 35% sodium hydrogencarbonate về khối lượng. Để sản xuất được 2 triệu viên thuốc loại này cần bao nhiêu m³ CO2 (đkc).
Biết hiệu suất của phản ứng NaCl + NH3 + CO2 + H2O → NaHCO3 + NH4CI là 60%.
(Làm tròn kết quả đến hàng phần nguyên).

(Xem giải) Câu 25. Thuỷ phân hoàn toàn 26,1 gam chất béo E (gồm các triglyceride) trong dung dịch NaOH, thu được glycerol và hỗn hợp Y chứa các muối stearate, oleate và palmitate của sodium với tỉ lệ mol tương ứng là 5 : 2 : 2. Tính chỉ số iodine của chất béo E, biết rằng chỉ số iodine là số gam I2 cần để cộng vào các liên kết bội ở gốc hydrocarbon trong 100 gam chất béo (làm tròn đến hàng phần trăm).

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!