[2020] KSCL đầu năm Hóa 12 – THPT Thuận Thành 1 – Bắc Ninh

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

1D 2D 3A 4D 5B 6D 7C 8C 9D 10C
11B 12A 13C 14C 15A 16B 17A 18C 19B 20B
21A 22D 23B 24B 25D 26A 27A 28D 29C 30A
31C 32B 33B 34A 35A 36D 37C 38D 39B 40D

(Xem giải) Câu 1: Có bao nhiêu hợp chất hữu cơ C7H8O vừa tác dụng với Na, vừa tác dụng với NaOH?

A. 1.       B. 4.       C. 2.         D. 3.

(Xem giải) Câu 2: Công thức phân tử của ancol no, đơn chức, mạch hở là

A. CnH2n+2Ox.       B. CnH2n+2-x(OH)x.       C. R(OH)3.       D. CnH2n+2O.

Câu 3: Khi đốt than trong phòng kín sinh ra khí độc nào?

A. CO.       B. H2S.       C. NO.       D. CO2.

(Xem giải) Câu 4: Cho 4,68 gam một kim loại M vào nước dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,344 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là

A. Ca.       B. Ba.       C. Na.       D. K.

Câu 5: Để khử mùi tanh của cá, người ta có thể sử dụng giấm (do có axit axetic) hoặc rượu, bia (do có etanol). Công thức của axit axetic và etanol lần lượt là

A. CH3COOH và CH3OH.     B. CH3COOH và C2H5OH.    C. HCOOH và CH3OH.     D. C2H5OH và CH3COOH.

(Xem giải) Câu 6: Cho kim loại X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng rồi lấy khí thu được để khử oxit của kim loại Y. Hai kim loại X và Y lần lượt là

A. Cu và Ag.       B. Cu và Fe.       C. Zn và Al.       D. Fe và Cu.

(Xem giải) Câu 7: Để phân biệt 3 mẫu hóa chất riêng biệt: Phenol, axit acrylic, axit axetic bằng một thuốc thử, người ta dùng thuốc thử là

A. Dung dịch AgNO3/NH3.       B. CaCO3.        C. Dung dịch Br2.       D. Dung dịch Na2CO3.

Câu 8: Phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon no, mạch hở là

A. Phản ứng thế và phản ứng cháy.       B. Phản ứng tách.

C. Phản ứng thế.       D. Phản ứng cộng.

(Xem giải) Câu 9: Số đồng phân cấu tạo có công thức phân tử là C5H12 là

A. 6 đồng phân.       B. 5 đồng phân.       C. 4 đồng phân.       D. 3 đồng phân.

(Xem giải) Câu 10: Khi clo hóa C5H12 với tỉ lệ mol 1 : 1 thu được 3 sản phẩm thế monoclo. Danh pháp IUPAC của ankan đó là

A. 2,2-đimetylpropan.       B. 2-metylbutan.       C. pentan.       D. 2-đimetylpropan.

Câu 11: Chất nào sau đây thuộc loại chất điện ly mạnh?

A. CH3COOH.       B. NaCl.       C. H2O.       D. Mg(OH)2.

(Xem giải) Câu 12: Cho các phản ứng sau:
(a) NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O
(b) NH4HCO3 + 2KOH → K2CO3 + NH3 + 2H2O
(c) NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
(d) Ba(HCO3)2 + 2NaOH → BaCO3 + Na2CO3 + 2H2O
Số phản ứng có phương trình ion rút gọn OH- + HCO3- → CO32- + H2O là

A. 1.       B. 3.       C. 4.       D. 2.

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi thử THPT trường Nhị Chiểu - Hải Dương (Lần 2)

(Xem giải) Câu 13: Tổng hệ số (nguyên, tối giản) của tất cả các chất trong phương trình phản ứng giữa Cu với dung dịch HNO3 đặc, nóng là

A. 8.       B. 11.       C. 10.       D. 9.

(Xem giải) Câu 14: Các ion có thể cùng tồn tại trong một dung dịch là

A. Al3+, H+, Ag+, Cl-.       B. Na+, Cl-, OH-, Mg2+.       C. H+, NO3-, Cl-, Ca2+.       D. H+, Na+, Ca2+, OH-.

(Xem giải) Câu 15: Hòa tan hoàn toàn 9,2 gam hỗn hợp Mg, Fe bằng dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được khối lượng muối khan là

A. 26,95.       B. 27,45.       C. 33,25.       D. 25,95.

(Xem giải) Câu 16: Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu trắng tan trong axit clohiđric. Chất X là

A. KNO3.       B. Ca(HCO3)2.       C. KCl.       D. Na2SO4.

(Xem giải) Câu 17: Hợp chất X có %C = 54,54%; %H = 9,1% còn lại là oxi. Khối lượng phân tử của X bằng 88. CTPT của X là

A. C4H8O2.       B. C4H10O2.       C. C4H10O.       D. C5H12O.

(Xem giải) Câu 18: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là

A. CH3CHO và CH3CH2OH.       B. CH3CH2OH và CH≡CH.

C. CH3CH2OH và CH3CHO.       D. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO.

(Xem giải) Câu 19: Cho sơ đồ: Axetilen → X (C, 600°C); X → Y (HNO3 đặc, H2SO4 đặc); Y → Z (Cl2, bột Fe đun nóng). Z là sản phẩm chính. Tên gọi của Z là

A. o-clo nitrobenzen.       B. m-clo nitrobenzen.

C. o-clo nitrobenzen hoặc p-clo nitrobenzen.       D. p-clo nitrobenzen.

(Xem giải) Câu 20: Cho 16,1 gam hỗn hợp X gồm CaCO3 và MgCO3 (có tỉ lệ mol 1 : 1) tan hết trong dung dịch HCl dư, thu được V lít (đktc) khí CO2. Giá trị của V là

A. 2,94.       B. 3,92.       C. 7,84.       D. 1,96.

Câu 21: Ure là một trong những loại phân bón hóa học phổ biến trong nông nghiệp. Ure thuộc loại

A. phân đạm.       B. phân lân.       C. phân kali.       D. phân phức hợp.

(Xem giải) Câu 22: Có một hỗn hợp khí gồm CH4, C2H4 và C2H2. Muốn tách lấy C2H2 cần các hóa chất nào sau đây.

A. Dd Br2 và ddAgNO3/NH3.       B. Dd KMnO4 và khí Cl2.

C. Chỉ cần ddAgNO3/NH3.       D. Dd AgNO3/NH3 và dd HCl.

(Xem giải) Câu 23: Cho 44 gam dung dịch NaOH (10%) vào 10 gam dung dịch axit H3PO4 (39,2%). Sau phản ứng trong dung dịch có muối

A. Na2HPO4 và NaH2PO4.       B. Na3PO4 và Na2HPO4.      C. Na2HPO4.       D. NaH2PO4 .

(Xem giải) Câu 24: Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ là

A. 9% → 12%.       B. 2% → 5%.       C. 12% → 15%.       D. 5% → 9%.

Bạn đã xem chưa:  [2023] Thi thử TN sở GDĐT Vĩnh Phúc (Lần 2 - Đề 1)

(Xem giải) Câu 25: Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 21,2 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là

A. 20,40 gam.       B. 16,80 gam.       C. 18,60 gam.       D. 18,96 gam.

(Xem giải) Câu 26: Cho 24,6 gam hỗn hợp gồm HCOOH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 1M. Tổng khối lượng muối thu được sau phản ứng là.

A. 33,40 gam.       B. 26,60 gam.       C. 27,46 gam.       D. 25,68 gam.

(Xem giải) Câu 27: Đun nóng V lít hơi anđehit X với 3V lít khí H2 (xúc tác Ni) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được một hỗn hợp khí Y có thể tích 2V lít (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Ngưng tụ Y thu được chất Z, cho Z tác dụng với Na sinh ra H2 có số mol bằng số mol Z đã phản ứng. Chất X là anđehit

A. no, hai chức.       B. không no (chứa một nối đôi C=C), hai chức.

C. no, đơn chức.       D. không no (chứa một nối đôi C=C), đơn chức.

(Xem giải) Câu 28: Đun 1 mol hỗn hợp C2H5OH và C4H9OH (tỷ lệ mol tương ứng là 3 : 2) với H2SO4 đặc ở 140°C thu được m gam ete, biết hiệu suất phản ứng của C2H5OH là 60% và của C4H9OH là 40%. Giá trị của m là

A. 19,04 gam.       B. 24,48 gam.       C. 28,4 gam.       D. 23,72 gam.

(Xem giải) Câu 29: Thực hiện các thí nghiệm sau
(a) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch NH4Cl đun nóng.
(b) Cho Fe vào dung dịch HNO3 đặc nguội.
(c) Cho dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3 dư.
(d) Cho kim loại Mg vào dung dịch HCl loãng.
(e) Cho FeS vào dung dịch HCl loãng.
(f) Nung nóng Fe(NO3)3.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm có chất khí sinh ra là

A. 5.       B. 2.       C. 4.       D. 3.

(Xem giải) Câu 30: Cho m gam hỗn hợp X gồm ancol metylic và phenol phản ứng hoàn toàn với Na dư, thu được 1,68 lít khí H2 (đktc). Nếu cho cùng lượng hỗn hợp X trên tác dụng với Br2 dư thì thu được 16,55 gam kết tủa trắng. Giá trị của m là

A. 7,9       B. 9,3       C. 9,5       D. 12,6

(Xem giải) Câu 31: Số ancol tối đa ứng với CTPT C3H8Ox là

A. 7.       B. 4.       C. 5.       D. 6.

(Xem giải) Câu 32: Trộn 250ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl (0,08M) và H2SO4 (0,01M) với 250ml dung dịch NaOH (a mol/lit) được 500ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là

A. 0,14.       B. 0,12.       C. 0,11.       D. 0,13.

(Xem giải) Câu 33: Cho 4,96 gam gồm CaC2 và Ca tác dụng hết với nước được 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí X. Dẫn X qua bột Ni nung nóng một thời gian được hỗn hợp Y. Cho Y qua bình đựng brom dư thấy thoát ra 0,896 lít (đktc) hỗn hợp Z. Cho tỉ khối của Z so với hiđro là 4,5. Độ tăng khối lượng bình nước brom là

Bạn đã xem chưa:  [2024] Thi thử TN cụm trường Bắc Ninh (Tháng 6)

A. 0,4 gam.       B. 0,8 gam.       C. 0,86 gam.       D. 1,2 gam.

(Xem giải) Câu 34: Cho H2 và 1 olefin có thể tích bằng nhau qua Niken đun nóng ta được hỗn hợp A. Biết tỉ khối hơi của A đối với H2 là 23,2. Hiệu suất phản ứng hiđro hoá là 75%. Công thức phân tử olefin là

A. C4H8.       B. C2H4.       C. C5H10.       D. C3H6.

(Xem giải) Câu 35: Cho 6,6 gam một anđehit đơn chức, mạch hở phản ứng với lượng dư AgNO3/NH3 đun nóng, lượng Ag sinh ra cho tác dụng với HNO3 loãng thu được 2,24 lít NO (duy nhất ở đktc). Công thức cấu tạo của X là

A. CH3CHO.       B. HCHO.       C. C2H5CHO.       D. CH2=CHCHO.

(Xem giải) Câu 36: Cho 4,48 lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hết trong 300ml dung dịch KOH 2M thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được a gam chất rắn khan. Giá trị của a là

A. 30,0.       B. 27,6.       C. 17,6.       D. 38,8.

(Xem giải) Câu 37: Hòa tan hoàn toàn 30 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Zn trong dung dịch HNO3, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí gồm 0,1 mol khí N2O và 0,1 mol NO. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 127 gam hỗn hợp muối. Số mol HNO3 đã bị khử là

A. 0,66 mol.       B. 1,90 mol.       C. 0,35 mol.       D. 0,45 mol.

(Xem giải) Câu 38: Hòa tan hết 30 gam rắn gồm Mg, MgO, MgCO3 trong HNO3 thấy có 2,15 mol HNO3 phản ứng. Sau phản ứng thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp khí NO, CO2 có tỉ so với H2 là 18,5 và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m là.

A. 103,60.       B. 153,84.       C. 133,20.       D. 143,20.

(Xem giải) Câu 39: Hỗn hợp X gồm axit Y đơn chức và axit Z hai chức (Y, Z có cùng số nguyên tử cacbon). Chia X thành 2 phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng với Na dư thu được 4,48 lít khí H2 ở đktc. Đốt cháy hoàn toàn phần 2 thu được 26,4 gam CO2. Công thức cấu tạo thu gọn của Z và phần trăm khối lượng của Z trong hỗn hợp X lần lượt là.

A. HOOC-COOH và 60%.       B. HOOC-COOH và 42,86%.

C. HOOC-CH2-COOH và 70,87%.       D. HOOC-CH2-COOH và 54,88%.

(Xem giải) Câu 40: Cho 0,1 mol anđehit đơn chức A phản ứng với hiđro dư (xt Ni, t°), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thấy có 4,48 lít khí hiđro (đktc) phản ứng. Đốt cháy hoàn toàn m gam A thu được V lít khí CO2 (đktc) và a gam nước. Mối quan hệ giữa m, a và V là

A. m = 1,25V – 8a/9.       B. m = 1,5V – 8a/9.

C. m = 1,5V – 7a/9.       D. m = 1,25V – 7a/9

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!