[2025] Thi thử TN sở GDĐT Hà Tĩnh (Lần 2 – Đề 1)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Mã đề: 070
⇒ Đề thi, đáp án và giải chi tiết:
1A | 2C | 3A | 4D | 5B | 6D | 7C | 8D | 9C |
10D | 11A | 12A | 13C | 14D | 15C | 16B | 17D | 18D |
19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | |
(a) | S | Đ | Đ | S | 1,1 | 191 | 181 |
(b) | Đ | S | Đ | Đ | 26 | 27 | 28 |
(c) | S | Đ | S | Đ | 13 | 523 | 1345 |
(d) | Đ | S | S | S |
Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
(Xem giải) Câu 1. Cation X2+ và Y- lần lượt có cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng là 2p6 và 3p6. Hợp chất được tạo ra giữa X và Y có công thức là
A. MgCl2. B. CaCl2. C. CaF2. D. MgF2.
(Xem giải) Câu 2. Người mắc bệnh tiểu đường nên ưu tiên ăn nhiều loại thực phẩm nào sau đây?
A. Các loại trái cây chín như nho, chuối,…
B. Thực phẩm chứa nhiều đường như kẹo, nước ngọt, nước mía,…
C. Rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu chất xơ.
D. Thực phẩm giàu tinh bột như cơm trắng, bánh mì,…
(Xem giải) Câu 3. Cho sơ đồ phổ IR của chất X như sau:
Cho biết số sóng hấp thụ đặc trưng trên phổ hồng ngoại của một số nhóm chức cơ bản như sau:
Hợp chất | Liên kết | Số sóng (cm-1) |
Alcohol | O – H | 3650 – 3200 |
Amine | N – H | 3500 – 3200 |
Aldehyde | C – H | 2850 – 2700 |
C = O | 1740 – 1670 | |
Ketone | C = O | 1740 – 1670 |
Carboxylic | C = O | 1750 – 1680 |
O – H | 3000 – 2500 | |
Ester | C = O | 1750 – 1715 |
C – O | 1300 – 1000 |
Nhóm chức có mặt trong X là
A. carboxylic. B. aldehyde. C. ester. D. alcohol.
(Xem giải) Câu 4. Kim loại nào dưới đây dẻo nhất (có thể được dùng để dát lên các công trình kiến trúc cổ)?
A. Cu. B. Ag. C. Al. D. Au.
(Xem giải) Câu 5. Diêm tiêu kali được dùng để chế tạo thuốc nổ đen (làm mìn phá đá), làm phân bón (cung cấp nguyên tố N và K cho cây trồng) có công thức hóa học là
A. K2SO4. B. KNO3. C. K2CO3. D. KCl.
(Xem giải) Câu 6. Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số bốn chất: methylamine, ammonia, phenol và aniline có các tính chất được ghi trong bảng sau:
Chất | X | Y | Z | T |
Nhiệt độ sôi (°C) | 182 | 184 | -6,7 | -33,4 |
pH (dung dịch nồng độ 0,001M) | 6,48 | 7,82 | 10,81 | 10,12 |
Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Chất Y là phenol. B. Chất X là ammonia.
C. Chất T là aniline. D. Chất Z là methylamine.
(Xem giải) Câu 7. Dầu ăn và mỡ động vật có thể được sử dụng để sản xuất sản phẩm nào sau đây?
A. Xi măng B. Thủy tinh
C. Xà phòng D. Chất giặt rửa tổng hợp
(Xem giải) Câu 8. Dãy gồm các kim loại có thể điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện là:
A. Al, Na, Ba. B. Ca, Ni, Zn. C. Mg, Fe, Cu. D. Fe, Cu, Zn.
(Xem giải) Câu 9. Pin quả chanh được thiết lập gồm một dây Cu và dây Zn ghim vào một quả chanh và nối với bóng điện như hình sau. Bóng điện sáng đồng nghĩa với sự xuất hiện dòng điện.
Bán phản ứng nào sau đây xảy ra ở cực dương?
A. Cu(s) → Cu2+(aq) + 2e. B. Zn(s) → Zn2+(aq) + 2e.
C. 2H+(aq) + 2e → H2(g). D. Cu2+(aq) + 2e → Cu(s).
(Xem giải) Câu 10. Sử dụng phân bón nào sau đây làm tăng độ chua của đất?
A. KCl. B. K2SO4. C. (NH2)2CO. D. NH4Cl.
(Xem giải) Câu 11. Benzyl acetate là ester tạo nên mùi thơm của hoa nhài có công thức cấu tạo thu gọn là
A. CH3COOCH2C6H5. B. CH3COOC6H5. C. CH3COOC6H4CH3. D. C6H5COOCH3.
(Xem giải) Câu 12. Cho phản ứng của methane với bromine (ánh sáng, tỉ lệ 1 : 1) có cơ chế như sau:
Giai đoạn 1:
Br-Br (ánh sáng) → Br• + Br•
Giai đoạn 2:
CH3-H + Br• → •CH3 + HBr
•CH3 + Br-Br → CH3Br + Br•
CH3-H + Br• → . . .
Giai đoạn 3:
Br• + Br• → Br2
•CH3 + Br• → CH3Br
•CH3 + •CH3 → CH3CH3
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Giai đoạn 3 là giai đoạn tạo ra các gốc tự do từ các phân tử.
B. Phản ứng trên diễn ra theo cơ chế thế gốc (SR).
C. Giai đoạn 1 là giai đoạn khơi mào của phản ứng.
D. Sản phẩm CH3Br chủ yếu được sinh ra ở giai đoạn 2.
(Xem giải) Câu 13. Ngày 04 tháng 8 năm 2020 đã xảy ra một vụ nổ kinh hoàng ở nhà kho tại cảng Beirut của Lebanon. Đây là nhà kho chứa khoảng 2700 tấn NH4NO3, một loại hoá chất vừa được sử dụng làm phân bón, vừa được dùng làm thuốc nổ do có khả năng phân huỷ thành khí và hơi, kèm theo toả nhiệt mạnh: 2NH4NO3(s) → 2N2(g) + O2(g) + 4H2O(g)
Cho biết của NH4NO3(s) và của H2O(g) lần lượt là –365,6 kJ/mol và –242 kJ/mol. Nhiệt lượng tối đa giải phóng ra từ vụ nổ khi toàn bộ lượng NH4NO3 bị phân hủy là
A. 148.10^4 kJ. B. 79,92.10^8 kJ. C. 3996.10^6 kJ. D. 296.10^4 kJ.
(Xem giải) Câu 14. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh?
A. Valine. B. Glycine. C. Alanine. D. Lysine.
(Xem giải) Câu 15. Khi nấu món canh từ thịt, cua, tôm tép, có nhiều mảng thịt đóng rắn lại. Hiện tượng trên gây ra bởi tính chất nào sau đây?
A. Sự đông tụ protein bởi sự thay đổi pH.
B. Sự thủy phân protein bởi nhiệt độ.
C. Sự đông tụ protein bởi nhiệt độ.
D. Kết tủa carbonate của các chất khoáng có trong vỏ.
(Xem giải) Câu 16. LDPE là một chất dẻo dễ tạo màng, có tính dai bền nên được sử dụng làm túi nylon, màng bọc, bao gói thực phẩm. Trên các bao bì làm từ LDPE thường được in kí kiệu như hình sau.
Polymer dùng để sản xuất LDPE được tổng hợp từ monomer nào sau đây?
A. CH2=CHCH3. B. CH2=CH2. C. CH2=CHCl. D. C6H5CH=CH2.
(Xem giải) Câu 17. Dãy gồm các kim loại nào sau đây đều tan được hoàn toàn trong dung dịch hydrochloric acid dư?
A. Fe, Cr, Ag. B. Ba, Zn, Au. C. Na, Fe, Cu. D. Zn, Fe, Al.
(Xem giải) Câu 18. Phản ứng giải thích sự hình thành thạch nhũ trong các hang động núi đá vôi là
A. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O. B. CaCO3 → CaO + CO2.
C. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2. D. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai.
(Xem giải) Câu 19. Tiến hành thí nghiệm điện phân dung dịch CuSO4 theo các bước sau:
• Bước 1: Lắp thiết bị thí nghiệm điện phân dung dịch CuSO4 như hình bên dưới:
• Bước 2: Rót dung dịch CuSO4 0,5 M vào ống thuỷ tinh hình chữ U rồi nhúng hai điện cực than chì vào dung dịch.
• Bước 3: Nối hai điện cực than chì với hai cực của nguồn điện và tiến hành điện phân.
• Bước 4: Khi có khí thoát ra ở cả hai điện cực thì dừng điện phân, ngắt nguồn điện.
a) Trong quá trình điện phân, pH dung dịch tăng dần.
b) Ở cathode, ion Cu2+ bị khử tạo thành kim loại Cu.
c) Ở anode, có khí H2 thoát.
d) Sau bước 4, nhúng thanh Mg vào dung dịch sau điện phân thấy có khí không màu thoát ra.
(Xem giải) Câu 20. Nhiều chất hữu cơ có nhiệt độ sôi cao và không tan trong nước có thể tách ra khỏi hỗn hợp ở nhiệt độ sôi xấp xỉ nhiệt độ sôi của nước bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Hình sau mô phỏng thiết bị dùng để chưng cất tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Biết rằng tinh dầu có khối lượng riêng nhỏ hơn 1 g/mL.
a) Quá trình bay hơi của nước sẽ kéo theo các hợp chất hữu cơ cần tách.
b) Để tăng hiệu suất ngưng tụ của ống sinh hàn, có thể đổi chiều nước vào ở trên và ra ở dưới.
c) Có thể dùng phương pháp chiết để tách tinh dầu ra khỏi hỗn hợp sau ngưng tụ.
d) Hỗn hợp sau ngưng tụ có lớp trên là nước, lớp dưới là tinh dầu cần tách ra.
(Xem giải) Câu 21. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
• Bước 1: Cho khoảng 5 ml hồ tinh bột 1% vào ống nghiệm. Sau đó thêm khoảng 1 mL dung dịch HCl 1M vào, lắc đều.
• Bước 2: Đặt ống nghiệm trong một cốc thuỷ tinh chứa nước nóng, đun cách thuỷ trong 10 phút. Sau đó để nguội.
• Bước 3: Thêm từ từ NaHCO3 vào ống nghiệm đến khi ngừng sủi bọt khí.
• Bước 4: Cho khoảng 2 mL dung dịch thu được vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2 (được điều chế bằng cách cho 0,5 ml dung dịch CuSO4 5% vào 2 mL dung dịch NaOH 10%), lắc nhẹ.
a) Trong bước 2, đã xảy ra phản ứng thủy phân tinh bột tạo thành glucose.
b) Sau bước 4, thu được dung dịch màu xanh lam.
c) Sau bước 1, thu được dung dịch đồng nhất.
d) Trong bước 3, NaHCO3 được thêm vào để làm tăng tốc độ phản ứng thủy phân ở bước 2.
(Xem giải) Câu 22. Chuẩn độ V1 mL dung dịch chứa muối Fe2+, nồng độ C1 (M) và dung dịch H2SO4 loãng, đựng trong bình tam giác bằng dung dịch KMnO4 nồng độ C2 (M) để ở burette và để ở vạch 0. Khi vạch thể tích dung dịch KMnO4 trên burete là V2 mL thì trong bình tam giác xuất hiện màu hồng tồn tại bền trong khoảng 20 giây.
a) Dung dịch H2SO4 được thêm vào để tạo môi trường acid, không tham gia phản ứng.
b) Khi kết thúc chuẩn độ, dung dịch trong bình tam giác có màu hồng tồn tại bền trong khoảng 20 giây là của lượng rất nhỏ KMnO4 dư.
c) Phản ứng ion chuẩn độ là: MnO4–(aq) + 5Fe2+(aq) + 8H+(aq) → Mn2+(aq) + 5Fe3+(aq) + 4H2O(l).
d) Dung dịch muối Fe2+ được cho vào burette khi chuẩn độ.
PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 23 đến câu 28.
(Xem giải) Câu 23. Lắp ráp pin điện hóa Zn-Cu ở điều kiện chuẩn. Cho biết các giá trị thế điện cực chuẩn: E°Zn2+/Zn = -0,763V và E°Cu2+/Cu = +0,340V. Sức điện động chuẩn của pin điện hóa trên là bao nhiêu? (Kết quả được làm tròn đến một chữ số thập phân).
(Xem giải) Câu 24. Tại Việt Nam, Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước ăn uống sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT quy định hàm lượng sắt không được vượt quá 0,3 mg/L. Một mẫu nước nhiễm phèn sắt với lượng iron cao gấp 44,8 lần ngưỡng cho phép. Giả thiết sắt trong mẫu nước tồn tại ở dạng muối sulfate FeSO4 và Fe2(SO4)3 với tỉ lệ số mol tương ứng là 8 : 1. Tính khối lượng (theo gam) vôi tôi ít nhất cần dùng để xử lí lượng iron trong 10 m³ mẫu nước trên về giới hạn cho phép. Giả sử vôi tôi chỉ chứa Ca(OH)2 và sắt được tách ra dưới dạng Fe(OH)3. (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị).
(Xem giải) Câu 25. Một loại chất béo có chứa 75% tristearin về khối lượng. Để sản xuất 2 nghìn bánh xà phòng cần dùng tối thiểu x kg loại chất béo trên cho phản ứng với dung dịch NaOH, đun nóng. Biết rằng trong mỗi bánh xà phòng có chứa 70 gam sodium stearate. Giá trị của x là bao nhiêu? (Kết quả được làm tròn đến hàng đơn vị)
(Xem giải) Câu 26. Cho các nhận định sau:
1. Dịch truyền glucose 5% được dùng để truyền tĩnh mạch cho bệnh nhân suy nhược cơ thể.
2. Ở điều kiện thường, cellulose là chất rắn màu trắng, tan tốt trong nước.
3. Tinh bột và cellulose là những polymer tự nhiên.
4. Amylose là polymer dạng mạch dài, không nhánh, xoắn lại, được tạo thành từ các đơn vị α-glucose liên kết với nhau bằng liên kết α-1,4-glycoside và liên kết α-1,6-glycoside .
5. Cellulose và tinh bột đều có thể cung cấp năng lượng cho con người vì chúng đều có thể thủy phân tạo glucose.
Các nhận định đúng có số thứ tự xếp theo chiều tăng dần tạo ra con số là (ví dụ 12; 134; 1345;…).
(Xem giải) Câu 27. Một chiếc ô tô chạy bằng xăng RON 95-III có mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình là 7 lít/100 km. Năng lượng tỏa ra khi đốt cháy 1 lít xăng RON 95-III là 33 MJ. Ông An muốn sử dụng ô tô đó để đi quãng đường 350 km, nhưng thay vì dùng xăng RON 95-III ông lại muốn sử dụng xăng E5. Giá xăng E5 hiện tại là 20430 VNĐ/lít. Xăng E5 là hỗn hợp chứa 5% ethanol và 95% xăng truyền thống theo thể tích. Khối lượng riêng của ethanol là 0,785 g/mL. Năng lượng tỏa ra khi đốt cháy 1 mol ethanol là 1364 kJ và 1 lít xăng truyền thống là 32 MJ. Hiệu suất sử dụng năng lượng của xe với các loại nhiên liệu là như nhau. Hỏi ông An sẽ phải chi trả bao nhiêu nghìn đồng tiền xăng nếu sử dụng xăng E5 cho quãng đường 350 km đó? (Kết quả được làm tròn đến hàng đơn vị)
(Xem giải) Câu 28. Trong các tính chất sau:
1. Có tính chất lưỡng tính;
2. Làm đổi màu quỳ tím ẩm;
3. Tham gia phản ứng ester hóa khi có acid vô cơ mạnh xúc tác;
4. Thuộc loại α-amino acid;
5. Là chất rắn ở điều kiện thường.
Các tính chất của glycine có số thứ tự xếp theo chiều tăng dần tạo ra con số là (ví dụ 13; 134; 2345; …).
Bình luận