[2025] Thi thử TN sở GDĐT Hà Tĩnh (Lần 2 – Đề 2)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Mã đề: 071
⇒ Đề thi, đáp án và giải chi tiết:
1B | 2B | 3A | 4D | 5A | 6B | 7B | 8A | 9B |
10B | 11C | 12A | 13A | 14A | 15B | 16A | 17D | 18A |
19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | |
(a) | S | S | S | S | 589 | 19,4 | 234 |
(b) | Đ | Đ | Đ | Đ | 26 | 27 | 28 |
(c) | Đ | Đ | S | S | 449 | 0,51 | 1245 |
(d) | S | S | Đ | Đ |
Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
(Xem giải) Câu 1. Để tẩy dầu mỡ đóng cặn trong dụng cụ, thiết bị và đường ống nhà bếp người ta thường dùng Na2CO3. Tên thường gọi của Na2CO3 là tên nào sau đây?
A. Baking soda. B. Soda. C. Xút ăn da. D. Muối ăn.
(Xem giải) Câu 2. Ester có công thức phân tử là C2H4O2 được tạo thành từ methyl alcohol và carboxylic acid nào sau đây?
A. Oxalic acid. B. Formic acid. C. Propionic acid. D. Acetic acid.
(Xem giải) Câu 3. Nhựa HDPE (kí hiệu ở hình bên dưới) là loại nhựa nhiệt dẻo có đặc điểm cứng, chống chịu va đập, kéo căng tốt hơn so với nhựa thông thường. Đây là nhựa tổng hợp dùng phổ biến nhất trong sản xuất hiện nay.
Nhựa HDPE được sản xuất từ polymer nào sau đây?
A. Polyethylene. B. Polystyrene. C. Polypropylene. D. Polyisoprene.
(Xem giải) Câu 4. Phân tích thành phần nguyên tố của hợp chất hữu cơ X thu được kết quả %C và %H (theo khối lượng) lần lượt là 84,21% và 15,79%. Phân tử khối của hợp chất X này được xác định thông qua kết quả phổ khối lượng với peak ion phân tử có giá trị m/z lớn nhất là 114. Công thức phân tử của X là
A. C7H14O. B. C4H9. C. C9H6. D. C8H18.
(Xem giải) Câu 5. Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số bốn chất: CH3NH2, NH3, C6H5OH (phenol) và C6H5NH2 (aniline) có các tính chất được ghi trong bảng sau:
Chất | X | Y | Z | T |
Nhiệt độ sôi (oC) | 182 | 184 | -6,7 | -33,4 |
pH (dung dịch nồng độ 0,001M) | 6,48 | 7,82 | 10,81 | 10,12 |
Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Chất T có tỉ khối hơi so với không khí nhỏ hơn 1.
B. Chất Z làm dung dịch quỳ tím hóa đỏ.
C. Chất X không tác dụng được với dung dịch NaOH.
D. Chất Y không tác dụng được với dung dịch HCl.
(Xem giải) Câu 6. Để vôi sống (CaO) lâu ngày trong không khí, vôi sống sẽ cứng lại và giảm chất lượng. Hiện tượng này được giải thích bằng phản ứng nào dưới đây?
A. 2CaO → 2Ca + O2. B. CaO + CO2 → CaCO3.
C. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2. D. CaO + SO2 → CaSO3.
(Xem giải) Câu 7. Phản ứng của ethylene với H2O (có xúc tác acid) tạo thành ethanol như sau: CH2=CH2 + H2O (H+, t°) → CH3CH2OH.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Phản ứng trên diễn ra theo cơ chế cộng electrophile (AE).
B. Trong giai đoạn 3, có sự kết hợp proton tạo thành alcohol.
C. Trong giai đoạn 1, có sự phá vỡ liên kết π.
D. Trong giai đoạn 2, có sự hình thành liên kết σ.
(Xem giải) Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng về peptide?
A. Trong phân tử tripeptide (mạch hở) có ba liên kết peptide.
B. Dipeptide (mạch hở) là chất mà phân tử gồm 2 đơn vị α-amino acid.
C. Khi đun nóng peptide với dung dịch kiềm sẽ xảy ra phản ứng thuỷ phân.
D. Phân tử peptide gồm các đơn vị α-amino acid liên kết với nhau bằng liên kết peptide.
(Xem giải) Câu 9. Polymer X chỉ được tạo thành từ các đơn vị β-glucose là một loại chất xơ không hòa tan, được tìm thấy nhiều trong thành phần cấu tạo của tế bào thực vật. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc tạo khung cho tế bào thực vật, giúp duy trì hình dạng và độ cứng cáp của chúng. Polymer X là
A. amylose. B. cellulose. C. saccharose. D. amylopectin.
(Xem giải) Câu 10. Tính chất nào sau đây không phải của triolein?
A. Thuỷ phân hoàn toàn trong dung dịch NaOH (đun nóng), thu được sodium oleate.
B. Tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường, tạo ra dung dịch xanh lam.
C. Là chất lỏng ở điều kiện thường.
D. Tác dụng với H2 dư (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra tristearin.
(Xem giải) Câu 11. Sự phân loại bậc amine nào dưới đây là đúng?
(Xem giải) Câu 12. Khi đốt nóng kim loại nào sau đây với khí oxygen sẽ không xảy ra phản ứng hóa học?
A. Ag. B. Na. C. Al. D. Ca.
(Xem giải) Câu 13. Ammonium nitrate là một hợp chất hóa học có công thức hóa học NH4NO3, là một chất bột màu trắng tại nhiệt độ phòng và áp suất tiêu chuẩn. Chất này thường được dùng trong nông nghiệp làm phân bón và cũng được sử dụng làm chất oxy hóa trong thuốc nổ, đặc biệt là các thiết bị nổ tự tạo do có khả năng phân huỷ thành khí và hơi, kèm theo toả nhiệt mạnh. Phản ứng phân hủy Ammonium nitrate xảy ra như sau: 2NH4NO3(s) → 2N2(g) + O2(g) + 4H2O(g)
Cho biết của NH4NO3(s) và của H2O(g) lần lượt là –365,6 kJ/mol và –242 kJ/mol.
Nhiệt lượng tỏa ra khi thực hiện phản ứng phân hủy 1 tấn NH4NO3 là bao nhiêu?
A. 148.10^4 kJ. B. 3996.10^6 kJ . C. 79,92.10^8 kJ. D. 296.10^4 kJ.
(Xem giải) Câu 14. Anion X2- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s2 2p6. Tổng số electron ở lớp vỏ của nguyên tử X là
A. 8. B. 16. C. 10. D. 12.
(Xem giải) Câu 15. Cho dãy gồm các kim loại: Na, Ca, K, Cu, Ag. Số kim loại trong dãy điều chế được bằng phương pháp thủy luyện là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
(Xem giải) Câu 16. Cho các pin điện hóa với các giá trị sức điện động chuẩn tương ứng như bảng sau:
Pin điện hóa | Cu – X | Y – Cu | Z – Cu |
Sức điện động chuẩn (V) | 0,46 | 1,1 | 1,47 |
Biết rằng X, Y, Z là các kim loại. Dãy các kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần tính khử từ trái sang phải là:
A. X, Cu, Y, Z. B. Z, Y, Cu, X. C. X, Cu, Z, Y. D. Y, Z, Cu, X.
(Xem giải) Câu 17. Kim loại nào sau đây có độ cứng cao nhất trong các kim loại và thường được dùng chế tạo hợp kim không gỉ?
A. Aluminium. B. Copper. C. Iron. D. Chromium.
(Xem giải) Câu 18. Bón loại phân bón hóa học nào sau đây ít làm ảnh hưởng tới độ pH của đất trồng nhất?
A. (NH2)2CO. B. NH4NO3. C. NH4Cl. D. K2CO3.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai.
(Xem giải) Câu 19. Điện phân dung dịch NaCl có màng bán thấm ngăn giữa anode với cathode (các điện cực đều là các điện cực trơ). Màng bán thấm chỉ cho ion Na+ đi qua. Sơ đồ bình điện phân như hình sau:
a) Tại cực âm (anode) xảy ra quá trình khử H2O thành khí H2 và OH-.
b) Phản ứng chung trong bình điện phân là: 2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2 + Cl2.
c) Tại cực dương xảy ra quá trình oxi hóa Cl-(aq) thành khí Cl2.
d) Lượng (số mol) Na+ trong dung dịch giảm dần trong quá trình điện phân.
(Xem giải) Câu 20. Chưng cất là phương pháp tách chất dựa vào sự khác nhau về nhiệt độ sôi của các chất trong hỗn hợp ở một áp suất nhất định. Chất lỏng cần tách được chuyển sang pha hơi, rồi làm lạnh cho hơi ngưng tụ, thu lấy chất lỏng ở khoảng nhiệt độ thích hợp. Để tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau nhiều người ta dùng phương pháp chưng cất thường như mô tả hình sau.
a) Chất lỏng thu được ở bình hứng là chất có nhiệt sôi cao nhất trong hỗn hợp.
b) Khi lắp ống sinh hàn thì nước phải được đi vào từ đầu thấp phía dưới và đi ra từ đầu phía trên mà không được lắp ngược lại vì sẽ gây ra hiện tượng thiếu nước cho ống sinh hàn, khiến ống bị nóng và có thể gây vết nứt và làm giảm hiệu quả của sự ngưng tụ.
c) Dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ sôi của chất đang chưng cất, phát hiện thời điểm thích hợp để thu chất, đồng thời kiểm tra độ tinh khiết của chất thu được.
d) Nếu hỗn hợp các chất lỏng có nhiệt độ sôi càng gần nhau thì chất thu được ở bình hứng có độ tinh khiết càng cao.
(Xem giải) Câu 21. Tiến hành các bước làm thí nghiệm thử tính tan của cellulose trong nước Schweizer như sau:
• Bước 1: Cho khoảng 50 mL dung dịch CuSO4 1M vào cốc 250 mL. Thêm 20 mL dung dịch NaOH 20% vào, khuấy đều.
• Bước 2: Lọc tách kết tủa, cho vào cốc thuỷ tinh 250 mL. Thêm khoảng 50 mL dung dịch NH3 đặc, khuấy đều đến khi kết tủa tan hết thu được nước Schweizer.
• Bước 3: Thêm một lượng nhỏ bông vào khoảng 30 mL nước Schweizer và khuấy đều trong khoảng 3 phút.
a) Thí nghiệm trên có thể dùng để chứng minh trong cellulose có nhiều nhóm OH liền kề.
b) Ở bước 2 xảy ra phương trình tạo nước schweizer như sau: Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2
c) Sau bước 3, dung dịch thu được gồm các chất lỏng có sự phân lớp.
d) Sau khi kết thúc bước 1, kết tủa tạo ra trong sản phẩm là Cu(OH)2 có màu xanh.
(Xem giải) Câu 22. Chuẩn độ V1 mL dung dịch chứa muối Fe2+ nồng độ C1 (M) và dung dịch H2SO4 (loãng, dư) đựng trong bình tam giác bằng dung dịch KMnO4 nồng độ C2 (M) để ở burette và để ở vạch 0. Khi trong bình tam giác xuất hiện màu hồng bền trong khoảng 20 giây thì đóng khóa burette, ghi giá trị thể tích dung dịch KMnO4 đã dùng. Lặp lại thí nghiệm đến lần thứ 3 lấy giá trị trung bình của thể tích dung dịch KMnO4 đã phản ứng của 3 lần được giá trị V2 mL.
a) Trong phép chuẩn độ trên nếu chỉ thay dung dịch H2SO4 bằng dung dịch HNO3 thì vẫn thu được kết quả đúng như vậy.
b) Phản ứng hóa học xảy ra khi chuẩn độ là:
MnO4–(aq) + 5Fe2+(aq) + 8H+(aq) → Mn2+(aq) + 5Fe3+(aq) + 4H2O(l).
c) Mối quan hệ giữa V1, C1, V2 và C2 được biểu diễn qua biểu thức: V1.C1 = V2.C2.
d) Trong phép chuẩn độ trên, KMnO4 vừa đóng vai trò là chất chuẩn vừa đóng vai trò là chất chỉ thị.
PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 23 đến câu 28.
(Xem giải) Câu 23. Tại Việt Nam, Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước ăn uống sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT quy định hàm lượng sắt không được vượt quá 0,3 mg/L. Một mẫu nước nhiễm phèn sắt với lượng iron cao gấp 28 lần ngưỡng cho phép. Giả thiết sắt trong mẫu nước tồn tại ở dạng muối sulfate FeSO4 và Fe2(SO4)3 với tỉ lệ số mol tương ứng là 8 : 1. Tính số gam Ca(OH)2 tối thiểu cần dùng để xử lí lượng sắt (được tách ra dưới dạng Fe(OH)3) trong 50 m³ mẫu nước trên về giới hạn cho phép. (Kết quả được làm tròn đến hàng đơn vị).
(Xem giải) Câu 24. Chất béo X có công thức: (C17H35COO)(C17H33COO)(C17H31COO)C3H5. Tính khối lượng X cần lấy (theo đơn vị kilogam) để khi tác dụng hoàn toàn với lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thu được 20 kg xà phòng (Kết quả được làm tròn đến một chữ số thập phân).
(Xem giải) Câu 25. Cho các nhận định sau:
1. Protein có dạng hình sợi tan tốt trong nước.
2. Một trong những tính chất hoá học của peptide là phản ứng thuỷ phân.
3. Phản ứng của aniline với nước bromine cho sản phẩm là kết tủa màu trắng.
4. Khi đun nóng lòng trắng trứng sẽ xảy ra hiện tượng đông tụ.
5. Dung dịch glycine làm quỳ tím đổi thành màu đỏ.
Các nhận định đúng có số thứ tự xếp theo chiều tăng dần tạo ra con số là (ví dụ 13; 134; 1345;…).
(Xem giải) Câu 26. Một phương tiện vận chuyển chạy bằng xăng RON 95-V có mức tiêu thụ nhiên liệu trung bình là 7 lít/100 km. Năng lượng tỏa ra khi đốt cháy 1 lít xăng RON 95-V là 33 MJ. Tuy nhiên xăng RON 95-V thường sẽ thải ra một trường một lượng khí lớn gây ô nhiễm môi trường, còn xăng E5 giúp đảm bảo về mặt an ninh năng lượng, giảm thiểu việc thải các khí độc hại và giúp bảo vệ môi trường. Ông An muốn sử dụng phương tiện vận chuyển này để đi quãng đường 300 km tại thời điểm đó, nhưng thay vì dùng xăng RON 95-V, ông lại muốn sử dụng xăng E5. Giá xăng E5 tại thời điểm hiện tại là 20430 VNĐ/lít. Biết: Xăng E5 là hỗn hợp chứa 5% ethanol và 95% xăng truyền thống theo thể tích; Khối lượng riêng của ethanol là 0,785 g/mL; Năng lượng tỏa ra khi đốt cháy 1 mol ethanol là 1364 kJ và 1 lít xăng truyền thống là 32 MJ; Hiệu suất sử dụng năng lượng của xe với các loại nhiên liệu là như nhau. Em hãy tính toán xem ông An sẽ phải chi trả bao nhiêu ngàn tiền xăng khi sử dụng xăng E5? (Kết quả được làm tròn đến hàng đơn vị).
(Xem giải) Câu 27. Lắp ráp pin điện hóa Zn-Ni ở điều kiện chuẩn. Cho biết các giá trị thế điện cực chuẩn: E°Zn2+/Zn = -0,763V và E°Ni2+/Ni = -0,257V. Sức điện động chuẩn của pin điện hóa trên là bao nhiêu? (Kết quả được làm tròn đến hai chữ số thập phân).
(Xem giải) Câu 28. Trong các tính chất sau đây:
1. Có vị ngọt;
2. Dễ tan trong nước nóng;
3. Có phản ứng tráng bạc;
4. Bị thủy phân trong môi trường acid;
5. Hòa tan Cu(OH)2 thành dung dịch màu xanh lam;
6. Tác dụng với I2 tạo thành hợp chất có màu xanh lục.
Các tính chất của saccharose có số thứ tự xếp theo chiều tăng dần tạo ra con số là (ví dụ 13; 134; 2345; …).
Bình luận