[2025] Thi thử TN sở GDĐT Vĩnh Phúc (Lần 3 – Đề 1)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Mã đề: 098
⇒ Đề thi, đáp án và giải chi tiết:
1B | 2B | 3B | 4A | 5C | 6A | 7A | 8A | 9D |
10C | 11C | 12B | 13D | 14A | 15C | 16B | 17D | 18D |
19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | |
(a) | Đ | S | S | S | 15,3 | 4 | 25 |
(b) | S | Đ | Đ | Đ | 26 | 27 | 28 |
(c) | Đ | S | Đ | Đ | 30 | 52,8 | 1069 |
(d) | Đ | Đ | Đ | Đ |
Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
(Xem giải) Câu 1. “Liên kết kim loại là liên kết hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các electron …(1)… với các ion …(2)… kim loại ở các nút mạng”. Các từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là
A. ngoài cùng, dương. B. hóa trị tự do, dương.
C. hóa trị tự do, âm. D. hóa trị tự do, lưỡng cực.
(Xem giải) Câu 2. Nhiệt độ nóng chảy của các kim loại nhóm IA từ Li đến Cs biến đổi như thế nào?
A. Không có quy luật. B. Giảm dần. C. Không đổi. D. Tăng dần.
(Xem giải) Câu 3. Trong phân tử của carbohydrate luôn có
A. nhóm chức acid. B. nhóm chức alcohol.
C. nhóm chức ketone. D. nhóm chức aldehyde.
(Xem giải) Câu 4. Nổ bụi là vụ nổ gây ra bởi quá trình bốc cháy nhanh của các hạt bụi mịn phân tán trong không khí bên trong một không gian hạn chế, tạo ra sóng nổ. Nổ bụi xảy ra khi có đủ năm yếu tố: nguồn oxygen, nguồn nhiệt, nhiên liệu (bụi có thể cháy được), nồng độ bụi mịn đủ lớn và không gian đủ kín. Năm 2007, một vụ nổ bụi xảy ra khi các công nhân hàn bảo trì bể chứa bột mì tại phân xưởng sản xuất bột mì ở tỉnh Bình Dương khiến 5 công nhân bị bỏng nặng. Cho các phát biểu sau:
(a) Nổ bụi là một vụ nổ vật lí.
(b) Vụ nổ bụi xảy ra khi có đủ các yếu tố nguồn oxygen, nguồn nhiệt, không gian đủ kín.
(c) Nhiên liệu trong vụ nổ bụi tại phân xưởng bột mì ở Bình Dương là bụi bột mì.
(d) Bụi càng mịn khả năng gây nổ càng cao do phát tán nhanh và dễ lơ lửng trong không khí.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
(Xem giải) Câu 5. Cho các hợp kim: Fe – Cu; Fe – C; Fe – Zn; Fe – Ag. Khi để lâu trong không khí ẩm, hợp kim trong đó Fe không bị ăn mòn điện hóa là
A. Fe – Cu. B. Fe – Ag. C. Fe – Zn. D. Fe – C.
(Xem giải) Câu 6. Nhúng thanh kẽm (Zn) và thanh đồng (Cu) vào dung dịch H2SO4 loãng, nối 2 thanh lại với nhau bằng dây dẫn. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khí thoát ra ở 2 điện cực là khí hydrogen.
B. Nếu không có sợi dây dẫn nối 2 điện cực với nhau thì thanh Zn sẽ không bị ăn mòn.
C. Cực âm gọi là cathode do xảy ra quá trình nhường electron.
D. Thanh Zn bị mòn dần, đồng thời xuất hiện dòng electron di chuyển từ cathode sang anode.
(Xem giải) Câu 7. Khi đun nóng chất X có công thức phân tử C3H6O2 với dung dịch NaOH thu được CH3COONa. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3COOCH3. B. HCOOC2H5. C. C2H5COOH. D. CH3COOC2H5.
(Xem giải) Câu 8. Cho số hiệu nguyên tử các nguyên tố sau: Fe (Z = 26); Cu (Z = 29); Ar (Z = 18); Cr (Z = 24). Cấu hình nào sau đây viết đúng?
A. Cu: [Ar] 3d10 4s1. B. Cr: [Ar] 3d4 4s2. C. Fe3+: [Ar] 3d4 4s1. D. Fe: [Ar] 4s2 3d6.
(Xem giải) Câu 9. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Cho dung dịch KOH vào dung dịch Ca(HCO3)2 thu được kết tủa.
B. Điện phân dung dịch CuSO4 thu được kim loại Cu ở cathode.
C. Nhỏ dung dịch BaCl2 vào dung dịch KHSO4, thu được kết tủa.
D. Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch CuSO4 thu được kết tủa.
(Xem giải) Câu 10. Điện phân 2 lít dung dịch NaCl 0,5 M với điện cực trơ, màng ngăn xốp bằng dòng điện có cường độ không đổi. Sau một thời gian thì dừng điện phân, thu được dung dịch X và 0,002 mol khí Cl2 ở anode (giả thiết thể tích dung dịch không đổi). Dung dịch X có pH bằng bao nhiêu?
A. 10,6. B. 13,1. C. 11,3. D. 12,7.
(Xem giải) Câu 11. Cho sơ đồ phản ứng:
(1) Acrylonitrile (t°, xt) → Polymer Y
(2) Acrylonitrile + CH2=CH-CH=CH2 (t°, xt) → Polymer Z.
Các chất Y và Z lần lượt dùng để chế tạo vật liệu polymer nào sau đây?
A. Tơ nitron và cao su buna-S. B. Tơ capron và cao su buna.
C. Tơ nitron và cao su buna-N. D. Tơ nylon-6,6 và cao su chloroprene.
(Xem giải) Câu 12. Nước chứa nhiều các ion nào sau đây có tính cứng toàn phần?
A. Na+, K+, SO42-, Cl-. B. Mg2+, Ca2+, HCO3-, SO42-.
C. Mg2+, Ca2+, HCO3-. D. Mg2+, Ca2+, SO42-, Cl-.
(Xem giải) Câu 13. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Glycine là một α-amino acid.
B. Hexamethylendiamine có 2 nguyên tử nitrogen.
C. Công thức phân tử của methylamine là CH5N.
D. Hợp chất Ala-Gly-Ala có 3 nguyên tử oxygen.
(Xem giải) Câu 14. Tên gọi của ester có công thức cấu tạo thu gọn CH3COOCH=CH2 là
A. vinyl acetate. B. ethyl formate. C. methyl formate. D. methyl acrylate.
(Xem giải) Câu 15. Phương trình hoá học phản ứng thuỷ phân 2-bromo-2-methylpropane trong dung dịch NaOH là: (CH3)3CBr + NaOH → (CH3)3COH + NaBr
Phản ứng trên diễn ra theo 2 giai đoạn được mô tả như sau:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dẫn xuất 2-bromo-2-methylpropane là dẫn xuất halogen bậc 4.
B. Phản ứng thuỷ phân 2-bromo-2-methylpropane là phản ứng tách nguyên tử halogen.
C. Trong giai đoạn (2) có sự hình thành liên kết σ.
D. Do độ âm điện carbon lớn hơn bromine nên liên kết C-Br phân cực về phía bromine.
(Xem giải) Câu 16. Dung dịch nào sau đây đổi màu quỳ tím sang xanh?
A. Valine. B. Lysine. C. Alanine. D. Glycine.
(Xem giải) Câu 17. Cặp chất nào sau đây là đồng phân của nhau?
A. Acetone, acetaldehyde. B. Methane, ethane.
C. Methyl alcohol, ethyl alcohol. D. Ethyl alcohol, dimethyl ether.
(Xem giải) Câu 18. Aniline tác dụng với hỗn hợp HNO2 và HCl ở 0 – 5°C phương trình sau đây: C6H5NH2 + HONO + HCl → X + 2H2O. Chất X có công thức cấu tạo là
A. [C6H5N2H]+Cl-. B. [C6H5NH2]+Cl-. C. [C6H5NH3]+Cl-. D. [C6H5N2]+Cl-.
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai.
(Xem giải) Câu 19. Liên kết đôi C=C bị oxi hóa bởi O3 và H2O2 theo sơ đồ sau:
Trong đó: R1, R2, R3 là các gốc hydroacarbon.
Thực hiện phản ứng oxi hóa theo sơ đồ:
Biết rằng: Dung dịch chất X làm đỏ quỳ tím và MX > MY.
a) X là acetic acid, Y là acetone.
b) Ở điều kiện thường, dung dịch chất Y làm mất màu nước bromine.
c) Trong công nghiệp, chất Y được điều chế bằng cách oxi hóa không hoàn toàn cumene.
d) Chất X, chất Y đều tạo liên kết hydrogen với nước.
(Xem giải) Câu 20. Peptide X mạch hở có công thức phân tử C8H15N3O4.
a) Khi thuỷ phân hoàn toàn peptide X (xúc tác enzyme), thu được hỗn hợp các α-aminoacid, trong đó luôn có alanine.
b) 1 mol peptide X tác dụng tối đa với 3 mol NaOH trong dung dịch.
c) Peptide X là một tripeptide tạo bởi ba loại α-aminoacid.
d) Peptide X có 9 công thức cấu tạo mạch hở.
(Xem giải) Câu 21. Trong tự nhiên quặng bauxite có thành phần chính là Al2O3. Hiện nay, trên thế giới khoảng 90% sản lượng Al được sản xuất từ quặng bauxite. Sơ đồ thùng điện phân Al2O3 nóng chảy như sau:
a) Để sản xuất nhôm trong công nghiệp ngoài điện phân Al2O3 nóng chảy thì còn dùng phương pháp điện phân dung dịch AlCl3.
b) Thùng điện phân Al2O3 nóng chảy có các điện cực làm bằng than chì.
c) Cho nhiệt tạo thành chuẩn của Al2O3 là = -838 kJ/mol. Để thu được 1 tấn Al với hiệu suất sử dụng năng lượng đạt 75% và 1 kWh = 3600 kJ, thì cần tiêu tốn 5747,6 kWh. (Kết quả làm tròn đến hàng phần mười)
d) Cryolite được trộn cùng với Al2O3 để tạo thành hỗn hợp có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn.
(Xem giải) Câu 22. Vitamin B12 có vai trò cực kỳ quan trọng đối với hoạt động của não bộ. Vitamin B12 là thành phần tham gia vào cấu tạo của bao myelin, bảo vệ tế bào thần kinh. Thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến hoạt động của tế bào não gặp vấn đề, đẩy nhanh các quá trình thoái hóa thần kinh, nguy cơ cao mắc bệnh Alzheimer và hội chứng mất trí nhớ ở người lớn tuổi. Vitamin B12 có công thức cấu tạo được mô tả như hình sau:
a) Vitamin B12 có nguyên tử trung tâm là Co.
b) Người thiếu Vitamin B12 có nguy cơ cao mắc bệnh Alzheimer.
c) Vitamin B12 gồm có các nguyên tố C, H, O, N, P, Co.
d) Nguyên tử trung tâm có số phối trí bằng 6.
PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 23 đến câu 28.
(Xem giải) Câu 23. Trong danh mục tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm có chỉ tiêu về dư lượng chlorine không vượt quá 1 mg/L. Phương pháp chuẩn độ iodine-thiosulfate được dùng để xác định dư lượng chlorine trong thực phẩm theo phương trình: Cl2 + 2KI → 2KCl + I2.
Lượng I2 sau đó được được nhận biết bằng hồ tinh bột, I2 bị khử bởi dung dịch chuẩn sodium thiosulfate theo phương trình: I2 + 2Na2S2O3 → 2NaI + Na2S4O6.
Dựa vào thể tích dung dịch Na2S2O3 đã phản ứng, tính được dư lượng chlorine trong dung dịch mẫu. Tiến hành chuẩn độ 100 mL dung dịch mẫu bằng dung dịch Na2S2O3 0,01M thì thể tích trung bình Na2S2O3 đã dùng là 4,3 ml. Tính khối lượng (mg) chlorine trong 1 lít mẫu sản phẩm trên. (Kết quả làm tròn đến hàng phần mười).
(Xem giải) Câu 24. Protein là thành phần thiết yếu của sinh vật. Một số protein đóng vai trò là enzyme xúc tác cho nhiều phản ứng sinh hoá, vận chuyển oxygen, chất dinh dưỡng nuôi tế bào.
(a) Protein có vai trò thiết yếu cho người và động vật, không cần thiết ở thực vật.
(b) Trong phân tử protein đơn giản, các α-amino acid liên kết với nhau bằng liên kết peptide.
(c) Phần lớn enzyme là những protein xúc tác cho các loại phản ứng hóa học và sinh hóa.
(d) Protein có thể bị đông tụ dưới tác dụng của nhiệt, acid, base hoặc ion của kim loại nặng.
(e) Lòng trắng trứng tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, thu được kết tủa màu vàng.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
(Xem giải) Câu 25. Cho các phát biểu sau đây:
(1) Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được fructose.
(2) Dung dịch glucose làm mất màu nước bromine.
(3) Cellulose là chất rắn vô định hình, dễ tan trong nước nóng.
(4) Amylopectin có cấu trúc mạch không phân nhánh.
(5) Maltose thuộc loại disacharide.
Liệt kê các phát biểu đúng theo thứ tự tăng dần.
(Xem giải) Câu 26. Tiến hành oxi hóa phức K3[Co(CN)5] trong dung dịch KCN ở nhiệt độ thấp bằng khí oxygen, người ta tách được một phức chất A có dạng: KxCo2(CN)zOt. Thành phần phần trăm theo khối lượng các nguyên tố trong A cho trong bảng sau:
Nguyên tố | C | N | O | Kim loại |
Thành phần phần trăm (%) | 18,634 | 21,738 | 4,969 | 54,659 |
Tổng số nguyên tử trong phức A là bao nhiêu?
(Xem giải) Câu 27. Polymer A trong suốt, được dùng làm hộp đựng thực phẩm, đồ chơi trẻ em, vỏ đĩa CD, DVD. Trong công nghiệp sản xuất chất dẻo, polymer A được điều chế theo sơ đồ:
Từ 200 kg benzene và 75 m³ ethylene (đkc), với hiệu suất mỗi quá trình (1), (2), (3) lần lượt là 60%, 55% và 60%. Tính khối lượng polymer A (kg) thu được.
(Xem giải) Câu 28. Một thanh Magnesium (Mg) nặng 293 gam được gắn vào một đường ống dẫn nước bằng thép chôn dưới đất ẩm để chống ăn mòn. Giả thiết khi đó sẽ xuất hiện một dòng điện chạy giữa thanh Mg và đường ống có cường độ không đổi là 0,025A. Biết rằng, khi lượng Mg còn lại 2% so với ban đầu thì cần phải thay thế để tiếp tục bảo vệ đường ống thép. Cho biết: Số mol electron mà nguyên tử hoặc ion đã cho hoặc nhận tính bằng công thức n = It/F; I là cường độ dòng điện (ampe), t là thời gian (giây), F = 96500. Sau bao nhiêu ngày thì thanh Mg trên cần phải thay thế? (Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị).
Bình luận