[2020] Thi thử Tốt nghiệp trường Quỳnh Thọ – Thái Bình (Lần 2)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

1B 2B 3C 4C 5A 6C 7A 8C 9A 10A
11B 12C 13D 14A 15B 16D 17B 18C 19A 20C
21D 22B 23D 24D 25D 26C 27D 28B 29D 30B
31A 32D 33B 34C 35C 36C 37 38B 39A 40A

(Xem giải) Câu 1: Hỗn hợp X gồm 1 chất béo được tạo bởi glixerol với 3 loại axit béo và 3 axit béo tự do đó. Khi cho m gam X tác dụng hoàn toàn với H2 dư (Ni, t°) thu được hỗn hợp Y. Thủy phân hoàn toàn Y bằng dung dịch NaOH dư thu được hỗn hợp X gồm 2 muối natri panmitat và natri tristearat có tỉ lệ số mol là 3:5. Mặt khác cho m gam X tác dụng với dung dịch brom dư thấy có 12,8 gam brom tham gia phản ứng. Khi đốt cháy hoàn toàn m gam X bằng oxi dư thu được 1,41 mol khí CO2 và 23,58 gam nước. Giá trị của m là:

A. 22,42       B. 22,1       C. 21,46       D. 21,94

(Xem giải) Câu 2: Cho 10,4 gam hỗn hợp X gồm Fe và Mg tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl thu được dung dịch Y và 6,72 lít khí (đktc). Khối lượng muối có trong Y là

A. 32,30 gam.       B. 31,70 gam.       C. 16,15 gam.       D. 15,85 gam.

Câu 3: Chất nào sau đây tan kém nhất trong nước?

A. HCHO       B. CH3CH2OH       C. HCOOCH3.       D. CH3COOH.

(Xem giải) Câu 4: Cho các chất sau: FeCO3, Fe3O4, FeS, Fe(OH)2. Nếu hòa tan cùng số mol mỗi chất vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thì chất tạo ra số mol khí SO2 lớn nhất là

A. Fe3O4       B. FeCO3       C. FeS       D. Fe(OH)2.

Câu 5: Dung dịch của chất X làm quỳ tím hóa đỏ, dung dịch của chất Y làm quỳ tím hóa xanh. Trộn lẫn dung dịch của hai chất lại thì xuất hiện kết tủa. Vậy X và Y có thể lần lượt là

A. H2SO4 và Ba(OH)2.       B. NaHSO4 và BaCl2.       C. H2SO4 và NaOH.       D. HCl và Na2CO3.

Câu 6: Công thức phân tử của etylamin là

A. CH3NH2.       B. CH3-NH-CH3.       C. C2H5NH2       D. C4H9NH2

(Xem giải) Câu 7: Thủy phân hoàn toàn 3,02 gam tetrapeptit mạch hở (Gly-Ala-Val-Gly) bằng dung dịch KOH (vừa đủ), sau phản ứng thu được dung dịch X. Số mol KOH phản ứng là:

A. 0,04 mol       B. 0,02 mol       C. 0,01 mol       D. 0,03 mol

(Xem giải) Câu 8: Cho m gam bột sắt vào dung dịch hỗn hợp gồm 0,15 mol CuSO4 và 0,2 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,725m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là

A. 11,2       B. 16,8       C. 16,0       D. 18,0

(Xem giải) Câu 9: Đun 3,0 gam CH3COOH với C2H5OH dư (xúc tác H2SO4 đặc), thu được 2,2 gam CH3COOC2H5. Hiệu suất của phản ứng este hóa tính theo axit là:

A. 50,00%.       B. 25,00%.       C. 36,67%.       D. 20,75%.

Câu 10: Chất bột X màu đỏ, được quét lên phía ngoài của vỏ bao diêm. Chất X là?

A. Photpho.       B. Đá vôi.       C. Kali nitrat       D. Lưu huỳnh.

(Xem giải) Câu 11: Cho 360 gam glucozơ lên men tạo thành ancol etylic, khí sinh ra được dẫn vào nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Biết hiệu suất của quá trình lên men đạt 80%. Giá trị của m là

Bạn đã xem chưa:  [2020] Thi thử Tốt nghiệp trường Chuyên Bắc Giang (Tháng 5)

A. 400.       B. 320.       C. 200.       D. 160.

Câu 12: Trong phòng thí nghiệm để điều chế khí X, người ta cho đất đèn (CaC2) tác dụng với nước hoặc trong công nghiệp khí X được sản xuất chủ yếu từ metan. Khí X là:

A. etan.       B. metan.       C. axetilen.       D. etilen.

Câu 13: Kim loại nào sau đây thuộc nhóm IA?

A. Ca       B. Mg       C. Al       D. Li.

Câu 14: Quặng boxit được dùng để sản xuất kim loại nào sau đây?

A. Al.       B. Cu.       C. Mg       D. Na

Câu 15: Kim loại M phản ứng được với: dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch HNO3, (đặc, nguội). Kim loại M là

A. Al       B. Zn.       C. Fe       D. Ag.

Câu 16: Polime nào sau đây không phải là thành phần chính của chất dẻo

A. Polietilen.       B. Polistiren.       C. Poli(metyl metacrylat).       D. Poliacrilonitrin.

Câu 17: Sođa khan (không ngậm nước) là hóa chất quan trọng trong sản xuất thủy tinh, bột giặt, phẩm nhuộm, giấy, sợi. Công thức hóa học của sođa khan là

A. NaCl.       B. Na2CO3.       C. Na2SO4.       D. NaNO3.

(Xem giải) Câu 18: Cho phương trình hóa học (với a, b, c, d là các hệ số): aFeSO4 + bCl2 → cFe2(SO4)3 + dFeCl3. Tỉ lệ a : c là

A. 4:1       B. 3:2       C. 3:1       D. 2:1

Câu 19: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân hoàn toàn NaHCO3 là

A. Na2CO3, CO2, H2O       B. Na2O, CO2, H2O.

C. Na2CO3, CO2, H2O, O2       D. Na2O, CO, H2O.

Câu 20: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm thổ là

A. ns1       B. ns2 np1       C. ns2       D. ns2 np2.

Câu 21: Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có anđehit?

A. CH3-COO-CH2-CH=CH2.       B. CH3-COO-C(CH3)=CH2.

C. CH2=CH-COO-CH2-CH3.       D. CH3-COO-CH=CH-CH3.

Câu 22: Trường hợp nào sau đây, kim loại bị ăn mòn điện hóa học

A. Đốt sợi dây đồng trong bình đựng khí clo.

B. Nhúng thanh nhôm nguyên chất vào dung dịch ZnSO4.

C. Nhúng sợi dây bạc nguyên chất vào dung dịch HNO3 loãng.

D. Nhúng thanh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng.

Câu 23: Poli(metyl metacrylat) và nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là

A. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.

B. CH2=CH-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH.

C. CH3-COO-CH=CH2 và H2N-[CH2]5-COOH.

D. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]5-COOH.

Câu 24: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tất cả các protein đều dễ tan trong nước tạo thành dung dịch keo.

B. Nhận biết anilin và metyl amin có thể dung dung dịch brom hoặc dung dịch thuốc tím.

C. Tính bazơ của ammoniac < phenyl amin < metyl amin.

D. Lysin làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.

Câu 25: Etyl axetat có bao nhiêu nguyên tử hidro?

A. 6       B. 4       C. 10.       D. 8

Câu 26: Chất nào sau đây là monosaccarit?

A. Saccarozo.       B. Xenlulozơ.       C. Glucozơ.       D. Aminozơ.

(Xem giải) Câu 27: Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,15 mol NaOH và 0,1 mol Ba(OH)2, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

Bạn đã xem chưa:  [2020] Ôn tập đầu năm Hóa 12 - THPT Hàn Thuyên - Bắc Ninh (Đề 1)

A. 14,775.       B. 9,850.       C. 29,550.       D. 19,700.

Câu 28: Anken là những hiđrocacbon không no, mạch hở, có công thức chung là

A. CnH2n+2 (n ≥ 1).       B. CnH2n (n ≥ 2).       C. CnH2n-2 (n ≥ 2).       D. CnH2n-6 (n ≥ 6).

Câu 29: Saccarozơ và glucozơ đều có phản ứng

A. thuỷ phân trong môi trường axit.        B. tráng bạc

C. với dung dịch NaCl.        D. với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, tạo thành dung dịch màu xanh lam.

Câu 30: Kim loại nào sau đây được dùng làm dây tóc bóng đèn?

A. Cr.       B. W.       C. Fe       D. Cu.

(Xem giải) Câu 31: Hỗn hợp M gồm 2 chất X (C5H14N2O4) và chất Y (C8H22N4O6) trong đó X là muối của axit cacboxylic, Y là muối của đipeptit. Khi cho M tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp Z gồm 4 muối trong đó có 2 muối có cùng số nguyên tử C và 2,24 lít hỗn hợp T (đktc), gồm 2 khí làm xanh quỳ ẩm, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, có tỉ khối so với H2 bằng 16,9. Thành phần phần trăm của muối có khối lượng mol nhỏ nhất trong 2 gần nhất với giá trị:

A. 24,06%       B. 22,13%       C. 26,2%       D. 27,53%

(Xem giải) Câu 32: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, thu được 15,68 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CO, CO2 và H2. Cho toàn bộ X tác dụng hết với CuO (dư) nung nóng, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Hòa tan toàn bộ Y bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư) được 8,96 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Phần trăm thể tích khí CO trong X là:

A. 57,15%.       B. 18,42       C. 14,28%.       D. 28,57%.

(Xem giải) Câu 33: Tiến hành thí nghiệm điều chế xà phòng theo các bước:
Bước 1. Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 1 gam mỡ (hoặc dầu thực vật) và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH 40%
Bước 2. Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất
Bước 3. Sau 8 – 10 phút, rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Cho các phát biểu sau:
(1) Ở bước 2 thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.
(2) Sau bước 2 phần dung dịch hòa tan Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam.
(3) Sau bước 3 các chất trong ống sứ tách thành 2 lớp, xà phòng ở phía dưới bát sứ.
(4) Mục đích của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là làm kết tinh muối của axit béo, đó là do muối của axit béo khó tan trong NaCl bão hòa.
Số phát biểu sai là:

A. 4       B. 1       C. 2.       D. 3.

(Xem giải) Câu 34: Cho m gam hỗn hợp Mg, Al vào 250 ml dung dịch X chứa hỗn hợp axit HCl 1M và axit H2SO4 0,5M, thu được 5,32 lít H2 (ở đktc) và dung dịch Y (coi thể tích dung dịch không đổi). Dung dịch Y có pH là

A. 6       B. 7       C. 1.       D. 2

(Xem giải) Câu 35: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ba(HCO3)2.
(2) Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.
(3) Sục khí CO2, tới dư vào dung dịch NaAlO2 (hoặc Na[Al(OH)4].
(4) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch MgCl2.
(5) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.
(6) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư.
Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?

Bạn đã xem chưa:  [2020] Thi tốt nghiệp THPT (Đề 2 - Đợt 1)

A. 5.       B. 3.       C. 4.       D. 2.

(Xem giải) Câu 36: Cho các phát biểu sau:
(1) Isoamyl axetat có mùi chuối chín.
(2) Tất cả các chất béo khi thủy phân trong môi trường axit cũng như bazo đều thu được sản phẩm là glixerol.
(3) Tất cả các chất glucozo, tinh bột, xenlulozơ, saccarozo khi đốt cháy hoàn toàn trong oxi dư đều thu được nCO2 = nO2 phản ứng
(4) Thủy tinh hữu cơ được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng
(5) Peptit Ala-Val-Glu-Lys-Gly có 4 liên kết peptit và có khối lượng mol bằng 484
Số phát biểu đúng là:

A. 5.       B. 2.       C. 3.       D. 4

(Xem giải) Câu 37: Hỗn hợp X gồm 3 este thuần chức có khối lượng 9,8 gam (3 este có số nhóm chức khác nhau, trong đó có 2 este có cùng số nguyên tử C và nguyên tử H). Đốt cháy hoàn toàn 9,8 gam hỗn hợp X thu được 0,51 mol khí CO2. Cho hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thấy có 6 gam NaOH phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm 5 muối và hỗn hợp Z gồm 2 ancol no, mạch hở hơn kém nhau 2 nhóm OH có khối lượng 1,84 gam. Cho Z trên tác dụng với Na dư thu được 0,05 gam khí H2. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 1,84 gam Z bằng oxi dư thu được 1,568 lít khí CO2 ở đktc. Khi cho hỗn hợp X trên tham gia phản ứng tráng bạc thu được 0,08 mol Ag. Thành phần phần trăm theo khối lượng của este đơn chức là:

A. 39,59%       B. 23,06%       C. 15,1%       D. 37,35%

(Xem giải) Câu 38: Cho sơ đồ phản ứng sau:
X + 3NaOH → Y + Z + T + H2O
Y + 2NaOH → H2 + 2Na2CO3
T + Cu(OH)2 → dung dịch màu xanh lam
Biết X là este (có chứa chức este) và công thức C10H10O5; phản ứng xảy ra theo đúng tỉ lệ mol. Cho các phát biểu sau:
(1) X chỉ có một công thức duy nhất
(2) Sục khí CO2 vào dung dịch Z thu được kết tủa
(3) Đốt cháy Y không thu được nước.
(4) T có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc
(5) T có khối lượng mol bằng 92.
Số phát biểu đúng là

A. 2       B. 3       C. 1       D. 4

(Xem giải) Câu 39: Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm 0,1 mol FeCl3, 0,2 mol CuCl2 và 0,1 mol HCl (điện cực trơ). Khi ở catot bắt đầu thoát khí thì ở anot thu được V lít khí (đktc). Biết hiệu suất của quá trình điện phân là 100%. Giá trị của V là:

A. 5,60.       B. 11,20.       C. 22,40.       D. 4,48.

(Xem giải) Câu 40: Chia đôi V lít (đktc) hỗn hợp khí gồm axetilen và hidro thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 đem đốt cháy hoàn toàn thu được 9 gam nước. Dẫn phần 2 qua ống sứ đựng bột Ni đun nóng, thu được khí X. Dẫn X lần lượt qua dung dịch dư AgNO3 trong NH3 và dung dịch dự brom đựng trong các bình A và B nối tiếp. Ở bình A thu được 12 gam kết tủa. Đốt cháy hoàn toàn lượng khí Y đi ra từ bình B được 4,5 gam nước. Giá trị của V và số mol brom đã phản ứng tối đa trong B là

A. 22,4 lit và 0,1 mol.         B. 11,2 lít và 0,2 mol.

C. 11,2 lít và 1,01 mol.       D. 22,4 lít và 0,2 mol.

1
Bình luận

200
Mới nhất Cũ nhất Thích nhiều nhất
dohuyhoa

câu 33 là B chứ thầy, mỗi ý C

error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!