[2025] Thi thử TN trường Lê Thánh Tông – TP Hồ Chí Minh

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Mã đề: 015

⇒ Đề thi, đáp án và giải chi tiết:

1B 2D 3C 4B 5C 6D 7D 8A 9A
10A 11D 12C 13B 14A 15D 16D 17B 18C
19 20 21 22 23 24 25
(a) S Đ S Đ 3 1,56 2
(b) Đ S Đ Đ 26 27 28
(c) S S S Đ 0,9 98 28
(d) S S S Đ

Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

(Xem giải) Câu 1. Trong quá trình điện phân KCl nóng chảy với các điện cực trơ, ở cathode xảy ra quá trình

A. khử ion Cl-.       B. khử ion K+.       C. oxi hóa ion Cl-.         D. oxi hóa ion K+.

(Xem giải) Câu 2. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Zn vào dung dịch AgNO3.
(b) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.
(c) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư.
(d) Dẫn khí CO (dư) qua ống nghiệm có bột CuO, nung nóng.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kim loại là

A. 3.       B. 4.        C. 1.        D. 2.

(Xem giải) Câu 3. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Phân tử Gly-Ala-Ala có ba nguyên tử oxygen.

B. Aniline là chất lỏng tan nhiều trong nước.

C. Dung dịch protein có phản ứng màu biuret.

D. Phân tử lysine có một nguyên tử nitrogen.

(Xem giải) Câu 4. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Trùng ngưng ε-aminocaproic acid thu được polycaproamide.

B. Trùng ngưng buta-1,3-diene thu được polymer dùng để sản xuất chất dẻo.

C. Trùng hợp ethylene thu được polymer dùng để sản xuất chất dẻo.

D. Trùng hợp vinyl cyanide thu được polymer dùng để sản xuất tơ nitron (tơ olon).

(Xem giải) Câu 5. Chất nào sau đây là amine?

A. HCOOH.       B. C2H5OH.        C. C2H5NH2.       D. CH3COOC2H5.

(Xem giải) Câu 6. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Có thể phân biệt glucose và fructose bằng thuốc thử Tollens.

B. Saccharose có cả cấu tạo dạng mạch hở và dạng mạch vòng.

C. Fructose là sản phẩm của phản ứng thủy phân tinh bột.

D. Tinh bột và cellulose đều là polysaccharide.

(Xem giải) Câu 7. Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ra thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại nào sau đây?

A. Sn.       B. Pb.       C. Cu.       D. Zn.

(Xem giải) Câu 8. Chất béo là thức ăn quan trọng của con người, là nguồn cung cấp dinh dưỡng và năng lượng đáng kể cho cơ thể hoạt động. Ngoài ra một lượng lớn chất béo được dùng trong công nghiệp để sản xuất

A. xà phòng và glycerol.        B. glucose và glycerol.

C. xà phòng và ethanol.       D. glucose và ethanol.

(Xem giải) Câu 9. Chất X là một trong những chất dinh dưỡng cơ bản của con người và một số động vật. Trong cơ thể người, X bị thủy phân thành chất Y nhờ các enzyme trong nước bọt và ruột non. Phần lớn Y được hấp thụ trực tiếp qua thành ruột vào máu đi nuôi cơ thể. Hai chất X, Y lần lượt là

Bạn đã xem chưa:  Kiểm tra định kỳ Hóa 12 THPT Nguyễn Khuyến (14-10-2018)

A. tinh bột và glucose.        B. tinh bột và fructose.

C. saccharose và glucose.        D. cellulose và fructose.

(Xem giải) Câu 10. Cho các cấu tạo sau:

(a)  (b) 
(c)  (d) 

Công thức cấu tạo của α-fructose là

A. (c).       B. (d).        C. (a).       D. (b).

(Xem giải) Câu 11. Cho thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa – khử:

Cặp oxi hóa – khử Fe2+/Fe Ag+/Ag Na+/Na Cu2+/Cu Mg2+/Mg
Thế điện cực chuẩn (V) -0,44 +0,799 -2,713 +0,340 -2,353

Ở điều kiện chuẩn, ion kim loại có tính oxi hóa mạnh nhất là

A. Na+.       B. Mg2+.        C. Fe2+.       D. Ag+.

(Xem giải) Câu 12. Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện?

A. Al.       B. Na.       C. Fe.       D. Mg.

(Xem giải) Câu 13. Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa có trong quy trình điều chế xà phòng có gia nhiệt là

A. để làm tăng tốc độ của phản ứng và xà phòng hóa.

B. để xà phòng tách ra khỏi hỗn hợp phản ứng.

C. để tránh nhiệt phân muối của các acid béo.

D. để tạo môi trường pH phù hợp.

(Xem giải) Câu 14. Quá trình di chuyển các dạng ion của các amino acid trong điện trường được gọi là

A. sự điện di.       B. sự điện giải.       C. sự điện phân.       D. sự điện li.

(Xem giải) Câu 15. Cho một pin điện hóa được tạo bởi các cặp oxi hóa khử Fe2+/Fe, Ag+/Ag ở điều kiện chuẩn. Quá trình xảy ra ở cực âm khi pin điện hoạt động là

A. Ag+ + 1e → Ag.        B. Ag → Ag+ + 1e.

C. Fe2+ + 2e → Fe.       D. Fe → Fe2+ + 2e.

(Xem giải) Câu 16. Chất có thể trùng hợp tạo ra polymer là

A. CH3COOH.       B. C2H5OH.       C. CH3CH3.       D. CH2=CHCH3.

(Xem giải) Câu 17. Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường, X là chất lỏng. Kim loại X là

A. Pb.       B. Hg.        C. W.        D. Cr.

(Xem giải) Câu 18. Công thức của ethyl formate là

A. CH3COOC2H5.       B. HCOOCH3.       C. HCOOC2H5.       D. CH3COOCH3.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai.

(Xem giải) Câu 19. Ephedrine được sử dụng với hàm lượng nhất định trong các loại thuốc điều trị cảm và dị ứng có công thức ở hình bên dưới.

Ephedrine có mùi tanh và dễ bị oxi hóa trong không khí, do đó người ta thường hạn chế sử dụng trực tiếp. Ephedrine hydrochloride khó bị oxi hóa, không mùi và vẫn giữ được hoạt tính của hợp chất được tạo thành khi cho ephedrine tác dụng với acid tương ứng.
a. Ephedrine thuộc loại hợp chất đơn chức.
b. Ephedrine có công thức phân tử là C10H15ON.
c. Ephedrine có khả năng tác dụng với dung dịch NaOH và HCl.
d. Ephedrine có thể tác dụng với nitrous aicd ở điện kiện thường giải phóng khí nitrogen.

Bạn đã xem chưa:  Thi thử của sở GD-ĐT Nam Định (Lần 3)

(Xem giải) Câu 20. Cho bảng nhiệt độ sôi (°C) đo ở áp suất 1 atm như sau:

Chất C2H5OH CH3COOH H2O CH3COOHC2H5 H2SO4
t° sôi 78,3 118 100 77 337

Ethyl acetate được điều chế bằng cách đun nóng hỗn hợp gồm acetic acid, ethanol và dung dịch H2SO4 98%, đựng trong bình cầu có nhánh. Nhiệt độ bếp được thiết lập ở 80°C. Mô hình điều chế và tách ethyl acetate được thực hiện như sau:

a. Phản ứng điều chế ethyl acetate từ các nguyên liệu trên được gọi là phản ứng ester hóa.
b. H2SO4 đặc có vai trò làm chất xúc tác và hút nước để làm tăng hiệu suất phản ứng.
c. Trong quá trình phản ứng, phần hơi tách ra từ bình cầu có nhánh sang bình hứng chủ yếu gồm ethyl acetate và nước.
d. Nếu thiết lập nhiệt độ bếp ở 150°C sẽ thu được nhiều sản phẩm ester hơn ở bình hứng.

(Xem giải) Câu 21. Để tinh chế đồng từ một mẫu đồng không tinh khiết (chứa đồng và phần tạp chất còn lại không tham gia vào quá trình điện phân), một nhóm học sinh đã thực hiện thí nghiệm sau:
– Nối mẫu đồng không tinh khiết với một điện cực và miếng đồng tinh khiết với điện cực còn lại của nguồn điện một chiều, rồi nhúng vào bình điện phân chứa dung dịch copper(II) sulfate.

– Tiến hành điện phân với cường độ dòng điện 24A. Sau t giờ, các điện cực được lấy ra, làm khô và đem cân.
– Khối lượng các điện cực trước và sau điện phân được ghi lại trong bảng dưới đây:

Thời điểm Khối lượng mẫu đồng Khối lượng miếng đồng tinh khiết
Trước điện phân 1030 155
Sau t giờ 85,6 980

Giả sử hiệu suất quá trình điện phân là 100%. Biết q = ne.F = I.t, trong đó: q là điện lượng (C), ne là số mol electron đi qua dây dẫn, I là cường độ dòng điện (A), t là thời gian (giây), F là hằng số Faraday (96500 C/mol).
a. Trong thí nghiệm, mẫu đồng không tinh khiết được nối với cực âm, miếng đồng tinh khiết được nối với cực dương của nguồn điện.
b. Ở cực âm xảy ra quá trình khử Cu2+.
c. Theo số liệu thu được, giá trị của t là 33,0. (kết quả được làm tròn đến hàng phần mười)
d. Mẫu đồng thô có độ tinh khiết lớn hơn 90%.

(Xem giải) Câu 22. Cho thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa – khử:

Cặp oxi hóa – khử Fe2+/Fe Cu2+/Cu Fe3+/Fe2+
Thế điện cực chuẩn (V) -0,44 +0,340  +0,771

Ở điều kiện cực chuẩn, một học sinh làm thí nghiệm cho một ít bột Cu vào lượng dư dung dịch Fe2(SO4)3, khuấy đều tới khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch X.
a. Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+ ở điều kiện chuẩn.
b. Cu có tính khử mạnh hơn Fe2+ ở điều kiện chuẩn.
c. Kim loại Cu khử Fe3+ trong dung dịch thành Fe2+.
d. Dung dịch X gồm ba muối: CuSO4, FeSO4 và Fe2(SO4)3.

Bạn đã xem chưa:  [2020] KSCL trường THPT Nguyễn Khuyến (Lần 3)

PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 23 đến câu 28.

(Xem giải) Câu 23. Cho các nhận định sau:
(a) Protein dạng hình cầu và dạng hình sợi đều tan tốt trong nước.
(b) Isoamyl acetate có mùi thơm của chuối chín.
(c) Tripalmitin, tristearin thuộc hợp chất carbohydrate.
(d) Tơ capron và tơ olon đều có thành phần chứa nhóm -CO-NH-
(e) Trong cơ thể, enzyme đóng vai trò là chất xúc tác sinh học.
Có bao nhiêu nhận định sai trong số các nhận định trên.

(Xem giải) Câu 24. Cho thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa – khử: Zn2+/Zn và Ag+/Ag lần lượt là -0,763V và +0,80V. Một pin điện hóa được tạo bởi hai cặp oxi hóa – khử là Zn2+/Zn và Ag+/Ag. Sức điện động chuẩn của pin là bao nhiêu volt (V)? Kết quả làm tròn đến hàng phần trăm.

(Xem giải) Câu 25. Cho thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa – khử: Zn2+/Zn; Cu2+/Cu; Ag+/Ag; Mg2+/Mg; Fe2+/Fe lần lượt là -0,763V; +0,34V; +0,80V; -2,36V; -0,44V. Cho kim loại Fe lần lượt phản ứng với các dung dịch: ZnSO4, Cu(NO3)2, AgNO3, MgCl2. Ở điều kiện chuẩn, có bao nhiêu trường hợp xảy ra phản ứng khử ion kim loại?

(Xem giải) Câu 26. Tơ capron là polymer có tính dai, bền, mềm óng mượt, ít thấm nước, mau khô. Bên cạnh ứng dụng trong ngành may mặc, tơ capron còn được sử dụng làm dây cáp, đan lưới, chế tạo các chi tiết máy… Một quy trình sản xuất tơ capron từ cyclohexanol được thực hiện theo sơ đồ sau:

Biết hiệu suất chuyển hóa từ cyclohexanol đến tơ capton là 80%. Từ 1 tấn cyclohexanol thu được bao nhiêu tấn tơ capron? Kết quả làm tròn đến hàng phần mười.

(Xem giải) Câu 27. Một nhà máy luyện kim sản xuất từ 450 tấn quặng pyrite (chứa 96% FeS2 về khối lượng, còn lại là tạp chất không chứa sắt) với hiệu suất cả quá trình đạt 90% theo sơ đồ sau: Quặng pyrite → Fe2O3 → Gang → Thép thành phẩm
Toàn bộ lượng thép thành phẩm tạo ra được k tấm thép đặc hình hộp chữ nhật chiều dài 12 m, chiều rộng 2m, chiều dày 10 mm. Biết thép thành phẩm chứa 98% sắt về khối lượng và có khối lượng riêng 7,9 tấn/m³. Giá trị của k là bao nhiêu? Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị.

(Xem giải) Câu 28. Tiến hành sản xuất rượu vang bằng phương pháp lên men rượu với nguyên liệu là 67,2 kg quả nho tươi (chứa 15% glucose về khối lượng), thu được V lít rượu vang 13,8°. Biết khối lượng riêng của ethyl alcohol là 0,8 g/mL. Giả thiết trong thành phần quả nho tươi chỉ có glucose bị lên men rượu; hiệu suất toàn bộ quá trình sản xuất là 60%. Tính giá trị của V. Kết quả làm tròn đến hàng đơn vị.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!