[2025] Thi thử TN sở GDĐT Quảng Bình (Lần 2)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Mã đề: 131

⇒ Đề thi, đáp án và giải chi tiết:

1B 2D 3B 4A 5D 6C 7D 8D 9A
10A 11B 12D 13D 14B 15A 16A 17B 18C
19 20 21 22 23 24 25
(a) S Đ S Đ 5 4 4231
(b) S S Đ Đ 26 27 28
(c) Đ S Đ S 46,8 512 9451
(d) Đ S Đ S

Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.

(Xem giải) Câu 1. Trường hợp nào sau đây kim loại bị ăn mòn điện hoá học?

A. Đốt dây sắt (iron) trong khí oxygen khô.         B. Thép carbon để trong không khí ẩm.

C. Để kim loại zinc trong dung dịch HCl.       D. Để kim loại Fe trong dung dịch HNO3 loãng.

(Xem giải) Câu 2. Điện phân dung dịch NaCl bão hoà, không có màng ngăn điện cực được ứng dụng để sản xuất

A. soda.       B. xút công nghiệp.       C. baking soda.       D. nước Javel.

(Xem giải) Câu 3. Hình dưới đây là ký hiệu của sáu polymer nhiệt dẻo phổ biến có thể tái chế

Các ký hiệu này thường được in trên bao bì, vỏ hộp, đồ dùng,… để giúp nhận biết vật liệu polymer tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu gom, tái chế. Polymer có ký hiệu số 5 được điều chế bằng phản ứng trùng hợp monomer nào dưới đây?

A. CH2=CH2.       B. CH2=CHCH3.       C. CH2=CHC6H5.       D. CH2=CHCl.

(Xem giải) Câu 4. Do có liên kết kim loại yếu nên các kim loại nhóm IA có độ cứng thấp (đều mềm, có thể cắt bằng dao, kéo). Trong số các kim loại nhóm IA (Li, Na, K, Rb, Cs), kim loại có độ cứng thấp nhất là

A. Cs.       B. Na.       C. Li.       D. K.

(Xem giải) Câu 5. Nguyên tố nào sau đây thuộc khối nguyên tố d trong bảng tuần hoàn?

A. Na (Z = 11).       B. Al (Z = 13).       C. Ca (Z = 20).       D. Mn (Z = 25).

(Xem giải) Câu 6. Một mẫu nước chứa lượng nhiều các ion Ca2+, Mg2+, Cl-. Mẫu nước đó thuộc loại nước gì?

A. Nước mềm.       B. Nước có tính cứng tạm thời.

C. Nước có tính cứng vĩnh cửu.       D. Nước có tính cứng toàn phần.

(Xem giải) Câu 7. Những chất lỏng có điểm chớp cháy thấp hơn 37,8°C là chất lỏng dễ cháy. Cho bảng số liệu về điểm chớp cháy của một số chất lỏng sau:

Chất Pentane Ethanol Formic acid Ethylene glycol
Điểm chớp cháy (°C) -49 13 50 111

Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Trong số các chất trên, pentane có khả năng gây cháy, nổ cao nhất.

B. Trong số các chất trên, ethylene glycol có khả năng gây cháy, nổ thấp nhất.

C. Pentane có điểm chớp cháy thấp hơn ethanol nên dễ bốc cháy hơn.

D. Trong số các chất trên, có một chất lỏng dễ cháy.

(Xem giải) Câu 8. Sử dụng loại phân bón hóa học nào sau đây ít làm ảnh hưởng tới độ pH của đất trồng nhất?

A. K2CO3.       B. NH4Cl.       C. NH4NO3.       D. (NH2)2CO.

(Xem giải) Câu 9. Kết quả phân tích phổ khối lượng cho thấy phân tử khối của hợp chất hữu cơ X là 74. Chất X tác dụng được với Na và dung dịch NaOH. Chất X là

Bạn đã xem chưa:  Giải đề thi thử THPT 2017

A. propanoic acid.       B. methyl acetate.       C. butyl alcohol.       D. acetic acid.

(Xem giải) Câu 10. Ester nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH thu được ethyl alcohol?

A. CH3COOC2H5.       B. CH3COOC3H7.       C. C2H5COOCH3.       D. HCOOC2H3.

(Xem giải) Câu 11. Hợp chất CH3CH2CH2NH2 có tên thay thế là

A. propylamine.       B. propan-1- amine.

C. N-methylmethanamine.       D. propan-2-amine.

(Xem giải) Câu 12. Chất nào sau đây không bị thủy phân trong môi trường acid?

A. Cellulose.       B. Saccharose.       C. Tinh bột.       D. Fructose.

(Xem giải) Câu 13. Phản ứng CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl xảy ra theo cơ chế thế gốc, gồm ba giai đoạn:
(1) Giai đoạn khơi mào: Cl–Cl → Cl• + Cl• (Điều kiện: ánh sáng hoặc nhiệt độ)
(2) Giai đoạn phát triển mạch:
CH3–H + Cl• → •CH3 + HCl
•CH3 + Cl–Cl → CH3Cl + Cl•
……
(3) Giai đoạn tắt mạch
Cl• + Cl• → Cl2
•CH3 + Cl• → CH3Cl
•CH3 + •CH3 → CH3CH3
Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Phản ứng trên cần đun nóng hoặc chiếu sáng.

B. Ở giai đoạn tắt mạch có sự tạo thành ethane.

C. Giai đoạn khơi mào là để tạo ra các gốc Cl• tự do.

D. Giai đoạn tắt mạch là giai đoạn tạo ra các gốc tự do từ các phân tử.

(Xem giải) Câu 14. Ethyl propionate là ester có mùi thơm của dứa. Công thức của ethyl propionate là

A. HCOOC2H5.       B. C2H5COOC2H5.       C. C2H5COOCH3.       D. CH3COOCH3.

(Xem giải) Câu 15. Cho ba dung dịch có cùng nồng độ mol/L: (1) H2NCH2COOH, (2) CH3COOH, (3) CH3CH2NH2. Dãy xếp theo thứ tự pH tăng dần là

A. (2), (1), (3).       B. (3), (1), (2).       C. (1), (2), (3).       D. (2), (3), (1).

(Xem giải) Câu 16. Isoleucine là amino acid rất thiết yếu dành cho những vận động viên và những người thường luyện tập thể dục. Isoleucine có công thức cấu tạo như sau:

Công thức phân tử của isoleucine là

A. C6H13O2N.       B. C5H11O2N.       C. C6H15O2N.       D. C5H13O2N.

(Xem giải) Câu 17. Cho phản ứng hoá học Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag. Trong số các phát biểu sau:
a) Nguyên tử Cu bị ion Ag+ oxi hoá thành ion Cu2+.
b) Ion Cu2+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion Ag+.
c) Thế điện cực chuẩn của cặp Cu2+/Cu lớn hơn của cặp Ag+/Ag.
d) Nguyên tử Cu là chất khử, ion Ag+ là chất oxi hoá.
Số phát biểu đúng là

A. 1.       B. 2.       C. 3.       D. 4.

(Xem giải) Câu 18. Biết sức điện động chuẩn của pin Cu-Ag là 0,46V; thế điện cực chuẩn của các cặp Cu2+/Cu là +0,34V; của Fe2+/Fe là -0,44V. Cho các phát biểu sau:
(a) Tính oxi hoá của Fe2+ < Cu2+ < Ag+.
(b) Sức điện động chuẩn của pin Fe-Ag là 1,24 (V).
(c) Quá trình xảy ra ở anode khi pin Fe-Ag hoạt động là Fe → Fe2+ + 2e.
(d) Quá trình xảy ra ở cathode khi pin Cu-Ag hoạt động là Cu2+ + 2e → Cu.
Số phát biểu đúng là

A. 1.       B. 2.       C. 3.       D. 4.

Bạn đã xem chưa:  [2025] Thi thử TN sở GDĐT Hòa Bình (Lần 1)

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai.

(Xem giải) Câu 19. Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptide X thu được 2 mol Gly, 1 mol Val, 1 mol Glu và 1 mol Ala. Bằng các phương pháp riêng biệt, người ta xác định được amino acid đầu C là Gly và amino acid đầu N là Glu. Thủy phân từng phần X thu được các dipeptide là Glu-Ala, Gly-Val và Ala-Gly.
a) Có hai đồng phân cấu tạo của peptide X thỏa mãn tính chất trên.
b) Sau khi thủy phân hoàn toàn, các amino acid tách được riêng rẽ bằng phương pháp điện di.
c) Khi thủy phân không hoàn toàn X có thể thu được dipeptide Val-Gly.
d) Hàm lượng nitrogen trong X là 16,24% theo khối lượng (làm tròn đến hàng phần trăm).

(Xem giải) Câu 20. Cellulose là polymer thiên nhiên, có công thức phân tử (C6H10O5)n được cấu tạo như sau:

a) Trong cellulose, mỗi đơn vị C6H10O5 có 3 nhóm -OH nên có thể viết công thức của cellulose là [C6H7O2(OH)3]n.
b) Phân tử cellulose cấu tạo từ nhiều đơn vị β-glucose qua liên kết β-1,6-glycoside.
c) Trong cơ thể người, cellulose bị thủy phân nhờ xúc tác là các enzyme ở hệ tiêu hóa.
d) Từ 1 tấn vụn gỗ điều chế được a kilogam cellulose trinitrate cần V lit dung dịch HNO3 63%. Biết vụn gỗ chứa 60% cellulose còn lại là tạp chất trơ, có 90% cellulose đã phản ứng, dung dịch HNO3 có khối lượng riêng bằng 1,4 gam/mL. Tổng giá trị (a + V) là 1784. (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị).

(Xem giải) Câu 21. Sodium hydroxide (NaOH) là một chất rắn màu trắng, trong quá trình bảo quản dễ hút ẩm. Một nhóm học sinh thực hiện phép chuẩn độ acid-base để xác định hàm lượng NaOH trong mẫu như sau:
• Bước 1: Hòa tan 2,75 gam một mẫu NaOH rắn trong cốc thủy tinh rồi rót vào bình định mức 500 mL, tráng cẩn thận cốc thủy tinh chứa mẫu nhiều lần bằng nước cất và chuyển hết nước tráng cốc vào bình định mức.
• Bước 2: Tiếp tục thêm nước cất vào bình định mức đến vạch và lắc đều, thu được dung dịch B.
• Bước 3: Tráng burette bằng dung dịch B, sau đó rót đầy dung dịch B vào burette (loại 25 mL) và mở khóa đến khi đảm bảo không còn bọt khí trong burette thì đóng lại.
• Bước 4: Lấy 10,00 mL dung dịch HCl 0,12 M cho vào bình tam giác (loại 100 mL), thêm 2 giọt phenolphtalein rồi thực hiện chuẩn độ dung dịch B. Thể tích dung dịch B trung bình sau 3 lần chuẩn độ là 9,60 mL.
a) Trong thí nghiệm trên, tại điểm kết thúc chuẩn độ, dung dịch trong bình tam giác đổi từ màu hồng sang không màu.
b) Nồng độ của NaOH trong dung dịch B xác định được từ thí nghiệm là 0,125 M.
c) Ở bước 1, nếu không đổ nước tráng cốc thủy tinh chứa mẫu vào bình định mức thì thể tích dung dịch B trung bình sau 3 lần chuẩn độ ở bước 4 sẽ lớn hơn 9,60 mL.
d) Khối lượng NaOH trong 2,75 gam mẫu ban đầu là 2,5 gam (làm tròn đến hàng phần mười).

(Xem giải) Câu 22. Một học sinh tiến hành thí nghiệm nghiên cứu sự tạo thành phức chất, phản ứng của phức chất iron(III), ghi lại hiện tượng quan sát được và đưa ra những nhận định như sau:
• Bước 1: Hòa tan iron(III) chloride vào ống nghiệm chứa nước thu được dung dịch màu vàng nâu. Một lúc sau, thấy có kết tủa màu nâu đỏ trong ống nghiệm.
• Bước 2: Lọc bỏ kết tủa, thêm KSCN (potassium thiocyanate) vào nước lọc thấy dung dịch chuyển sang màu đỏ máu của các phức chất bát diện chứa từ 1 đến 6 phối tử SCN-.
• Bước 3: Thêm tiếp dung dịch KF dư vào ống nghiệm thấy dung dịch nhạt màu dần và mất màu do tạo phức chất [FeF6]3-.
a) Kết tủa xuất hiện ở Bước 1 là do sự thủy phân phức aqua của ion Fe3+.
b) Các phức chất được tạo thành ở Bước 2 đều có điện tích âm.
c) Ở Bước 3 chỉ xảy ra phản ứng thay thế phối tử SCN- bằng phối tử F-.
d) Ở Bước 1 có quá trình hình thành phức chất aqua của ion kim loại.

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi thử TN Chuyên Hùng Vương - Phú Thọ (Lần 2)

PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 23 đến câu 28.

(Xem giải) Câu 23. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo amino acid ứng với công thức phân tử C4H9O2N?

(Xem giải) Câu 24. Khi cho dung dịch HCl đặc (dư) vào copper(II) hydroxide thu được ion phức [CuCl4]2- có màu vàng. Trong ion phức [CuCl4]2- có bao nhiêu phối tử?

(Xem giải) Câu 25. Thực hiện các thí nghiệm hóa học được đánh số thứ tự từ 1 đến 4 như sau:
(1) Cho dung dịch glucose vào ống nghiệm chứa Cu(OH)2 và dung dịch NaOH, đun nóng.
(2) Cho dung dịch aniline loãng vào ống nghiệm chứa 1 mL dung dịch bromine.
(3) Cho dung dịch methylamine đến dư vào ống nghiệm chứa dung dịch copper(II) sulfate.
(4) Cho vài giọt dung dịch HNO3 đặc vào ống nghiệm chứa 2 mL dung dịch lòng trắng trứng.
Gán số thứ tự thí nghiệm theo hiện tượng quan sát được trong ống nghiệm: xuất hiện kết tủa vàng, xuất hiện kết tủa trắng, xuất hiện dung dịch màu xanh lam, xuất hiện kết tủa đỏ gạch và sắp xếp theo trình tự thành dãy bốn số (ví dụ: 3124, 1234, …).

(Xem giải) Câu 26. Xà phòng hóa hoàn toàn 27 gam aspirin (o-HOOC-C6H4-OOC-CH3) trong dung dịch KOH dư, thu được bao nhiêu gam muối? (làm tròn đến hàng phần mười).

(Xem giải) Câu 27. Muối Epsom (MgSO4.nH2O) có nhiều ứng dụng trong cuộc sống như: dùng để pha chế thuốc nhuận tràng, dung dịch khử khuẩn, phân bón cho cây… Khi làm lạnh 110,0 gam dung dịch MgSO4 27,27% thu được 12,30 gam muối Epsom tách ra, phần dung dịch bão hòa có nồng độ 24,56%. Biết độ tan của MgSO4 tại 80°C và 20°C lần lượt là 54,80 và 35,10. Khối lượng muối Epsom được tách ra khi làm lạnh 1238,4 gam dung dịch bão hòa MgSO4 từ 80°C xuống 20°C là bao nhiêu gam? (Làm tròn đến hàng đơn vị).

(Xem giải) Câu 28. Ở một lò nung vôi công nghiệp, sử dụng nguyên liệu là đá vôi (chỉ chứa CaCO3 và tạp chất trơ); nhiên liệu là than đá (chỉ chứa carbon và tạp chất trơ). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và 50% lượng nhiệt tỏa ra từ nhiên liệu được hấp thụ để phân huỷ đá vôi. Cho nhiệt tạo thành chuẩn của các chất được cho trong bảng sau:

Chất CaCO3(s) CaO(s) CO2(g)
(kJ/mol) -1206,9 -635,1 -393,5

Để thu được 11,2 tấn CaO thì quá trình nung vôi đã thải ra môi trường bao nhiêu m³ (đo ở 1 bar, 25°C) khí CO2? (Làm tròn đến hàng đơn vị).

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!