[2025] Thi thử TN trường Nguyễn Thượng Hiền – TP Hồ Chí Minh (Đề 1)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Mã đề: 133
⇒ Đề thi, đáp án và giải chi tiết:
1A | 2D | 3D | 4B | 5C | 6C | 7A | 8C | 9A |
10D | 11B | 12D | 13C | 14B | 15B | 16D | 17B | 18D |
19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | |
(a) | S | Đ | S | Đ | 2 | 131 | 0,15 |
(b) | S | Đ | S | Đ | 26 | 27 | 28 |
(c) | Đ | Đ | Đ | Đ | 714 | 1,32 | 810 |
(d) | Đ | S | Đ | S |
Phần I: Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
(Xem giải) Câu 1. Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng: 2H2(g) + O2(g) → 2H2O(l) = -571,68 kJ. Phản ứng trên là phản ứng
A. Tỏa nhiệt.
B. Không có sự thay đổi năng lượng.
C. Có sự hấp thụ nhiệt lượng từ môi trường xung quanh.
D. Thu nhiệt.
(Xem giải) Câu 2. Khi điện phân dung dịch NaCl (cực âm bằng sắt, cực dương bằng than chì, có màng ngăn xốp) thì
A. Ở cực âm xảy ra quá trình oxi hóa H2O và ở cực dương xảy ra quá trình khử ion Cl-.
B. Ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa ion Na+ và ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Cl-.
C. Ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Na+ và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa ion Cl-.
D. Ở cực âm xảy ra quá trình khử H2O và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa ion Cl-.
(Xem giải) Câu 3. Khi cơ thể bị nhiễm độc kim loại nặng như chì, thuỷ ngân, cadmium,… sẽ dẫn đến rất nhiều bệnh nguy hiểm. Một số thuốc như trientine, penicillamine tạo phức chelate với kim loại nặng (như chì, thủy ngân hoặc đồng) từ máu và giúp loại ra khỏi cơ thể. Thông tin nêu trên là ứng dụng của phức chất trong lĩnh vực
A. thực phẩm. B. hoá học phân tích. C. công nghiệp. D. y học.
(Xem giải) Câu 4. Mối quan hệ giữa tốc độ quang hợp của cây xanh theo cường độ ánh sáng, nồng độ carbon dioxide và nhiệt độ môi trường được biểu diễn bởi các đồ thị:
Nhìn chung, khi tăng các yếu tố như cường độ ánh sáng, nồng độ carbon dioxide và nhiệt độ môi trường, tốc độ quang hợp cũng tăng. Tuy nhiên, yếu tố nào khi tăng quá mức sẽ làm cho tốc độ quang hợp giảm và dừng lại?
A. Cường độ ánh sáng và nồng độ carbon dioxide.
B. Nhiệt độ.
C. Nồng độ carbon dioxide.
D. Cường độ ánh sáng.
(Xem giải) Câu 5. Xét phản ứng phân huỷ muối carbonate của kim loại nhóm IIA: MCO3(s) → MO(s) + CO2(g). Từ MgCO3 đến BaCO3, biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng biến đổi như thế nào?
A. Không đổi. B. Giảm dần. C. Tăng dần. D. Không có quy luật.
(Xem giải) Câu 6. Cho các chất: (a) NH3, (b) CH3NH2, (c) C6H5NH2 (aniline). Thứ tự tăng dần lực base của các chất trong dãy là:
A. (b), (a), (c). B. (a), (b), (c). C. (c), (a), (b). D. (c), (b), (a).
(Xem giải) Câu 7. Cho 2 cốc nước chứa các ion:
– Cốc 1: Ca2+, Mg2+, HCO3-
– Cốc 2: Ca2+, HCO3-, Cl-, Mg2+
Để khử hoàn toàn tính cứng của nước ở cả 2 cốc, người ta
A. cho vào 2 cốc một lượng dư dung dịch Na2CO3.
B. đun sôi một hồi lâu 2 cốc.
C. cho vào 2 cốc dung dịch NaOH dư.
D. cho vào 2 cốc dung dịch NaHSO4.
(Xem giải) Câu 8. Cho công thức của một số carbohydrate sau:
Maltose được tạo từ các đơn vị monosaccaride nào?
A. α-glucose và β-glucose. B. β-glucose và β-fructose.
C. α-glucose và α-glucose. D. α-glucose và β-fructose.
(Xem giải) Câu 9. Duralumin là hợp kim của nhôm có thành phần chính là:
A. nhôm và đồng. B. nhôm và thuỷ ngân. C. nhôm và carbon. D. nhôm và sắt.
(Xem giải) Câu 10. Cho sơ đồ các phản ứng theo đúng tỉ lệ mol như sau:
(a) X → Y + CO2;
(b) Y + H2O → Z;
(c) T + Z → R + X + H2O;
(d) 2T + Z → Q + X + 2H2O.
Các chất R, Q thoả mãn sơ đồ trên lần lượt là:
A. Na2CO3, NaOH. B. NaHCO3, Ca(OH)2.
C. Ca(OH)2, NaHCO3. D. NaOH, Na2CO3.
(Xem giải) Câu 11. Tại một nhà máy rượu, cứ 10 tấn tinh bột (chứa 6,85% tạp chất trơ) sẽ sản xuất được 7,21 m³ ethanol 40° (cho khối lượng riêng của ethanol nguyên chất là 0,789 g/cm³). Hiệu suất của quá trình sản xuất là bao nhiêu?
A. 40,07%. B. 43,01%. C. 80,14%. D. 86,03%.
(Xem giải) Câu 12. Xét phức chất [PtCl2(NH3)4]2+ và [FeF6]3-. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Số lượng phối tử có trong mỗi phức chất lần lượt là 4 và 6.
B. Điện tích của mỗi phức chất lần lượt là 4+ và 3+.
C. Cả 2 phức chất đều ít tan trong nước.
D. Nguyên tử trung tâm mỗi phức chất lần lượt là Pt4+ và Fe3+.
(Xem giải) Câu 13. Thành phần chính của chất giặt rửa tổng hợp thường là:
A. muối sodium, potassium của acid béo.
B. muối sodium của acid vô cơ.
C. muối sodium alkylsulfate (R-OSO3Na), sodium alkylbenzenesulfonate (R-SO3Na), ….
D. glycerol và ethylene glycol.
(Xem giải) Câu 14. Este nào sau đây có mùi thơm của chuối chín?
A. Propyl acetate. B. Isoamyl acetate. C. Isopropyl acetate. D. Benzyl acetate.
(Xem giải) Câu 15. Poly(vinyl acetate) có kí hiệu là PVAc, được sử dụng phổ biến là làm keo dán gỗ, keo dán giấy, … Poly(vinyl alcohol) có kí hiệu PVOH, được dùng làm chất kết dính, sợi vinylon, vật liệu ứng dụng trong y tế, … PVAc và PVOH được tổng hợp theo sơ đồ sau đây: CH≡CH → X → PVAc → PVA. Cho các nhận định sau:
(a) Trong phân tử X có chứa một liên kết đôi C=C.
(b) Phản ứng chuyển hóa từ PVAc thành PVOH là phản ứng tăng mạch.
(c) PVOH thuộc loại polymer có mạch không phân nhánh.
(d) Phản ứng điều chế PVAc từ X là phản ứng trùng hợp.
Các nhận định đúng là:
A. (a), (b), (c). B. (a), (c), (d). C. (a), (b), (d). D. (b), (c), (d).
(Xem giải) Câu 16. Các enzyme là chất xúc tác, có chức năng:
A. Tăng năng lượng hoạt hóa của phản ứng.
B. Tăng nhiệt độ của phản ứng.
C. Giảm nhiệt độ của phản ứng.
D. Giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng.
(Xem giải) Câu 17. Thuyết VSEPR thường được sử dụng để dự đoán hình học phân tử, nhưng nó cũng có thể gián tiếp giải thích một số tính chất như độ phân cực, nhiệt độ sôi, hoặc khả năng tan trong nước, thông qua hình học phân tử. Thuyết VSEPR nhấn mạnh rằng hình học phân tử được quyết định bởi sự sắp xếp không gian của các cặp electron hóa trị (bao gồm cặp electron liên kết (mỗi liên kết được xem là “một cặp”) và cặp electron tự do) của nguyên tử trung tâm để giảm lực đẩy giữa chúng. Với một số trường hợp cơ bản như sau:
Số cặp electron liên kết | Số cặp electron tự do | Tổng số cặp electron hóa trị | Dạng hình học phân tử |
2 | 2 | Đường thẳng | |
3 | 3 | Tam giác phẳng | |
2 | 1 | 3 | Gấp khúc |
4 | 4 | Tứ diện | |
3 | 1 | 4 | Chóp tam giác |
2 | 2 | 4 | Gấp khúc |
Để xem xét sự phân cực của phân tử, người ta dùng “một vector được vẽ trên liên kết, với đầu mũi tên chỉ về phía nguyên tử có độ âm điện cao hơn (từ phần mang điện tích dương δ+ sang điện tích âm δ-)”.
Cho hai phát biểu về 2 phân tử CO2 và SO2 (biết số hiệu nguyên tử ZC = 4; ZO = 8; ZS = 16):
(a) Phân tử CO2 có cấu trúc dạng đường thẳng và là một phân tử phân cực.
(b) Phân tử SO2 có cấu trúc dạng gấp khúc và là một phân tử phân cực.
Phát biểu đúng là:
A. Chỉ có (a). B. Chỉ có (b).
C. Cả (a) và (b) đều đúng. D. Cả (a) và (b) đều sai.
(Xem giải) Câu 18. Cellulose có cấu tạo mạch không phân nhánh, mỗi đơn vị C6H10O5 có 3 nhóm OH, nên có thể viết là:
A. [C6H8O2(OH)3]n B. [C6H5O2(OH)3]n C. [C6H7O3(OH)2]n D. [C6H7O2(OH)3]n
PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 19 đến câu 22. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thi sinh chọn đúng hoặc sai.
(Xem giải) Câu 19. Ammonia có nhiều ứng dụng quan trọng trong đời sống và sản xuất. Trong công nghiệp, ammonia được tổng hợp từ nitrogen và hydrogen theo phương trình phản ứng: N2(g) + 3H2(g) ⇌ 2NH3(g) (1)
Kết quả nghiên cứu sự phụ thuộc của hiệu suất phản ứng tổng hợp ammonia vào áp suất và nhiệt độ được thể hiện trong giản đồ ở bên.
Cho biết mỗi phát biểu sau là đúng hay sai?
a) Phản ứng (1) thực hiện ở nhiệt độ cao nên là phản ứng thu nhiệt.
b) Hiệu suất của phản ứng ở 500°C, 300 atm cao hơn hiệu suất ở 450°C, 200 atm.
c) Ở nhiệt độ 500°C, 250 atm, 2 mol N2 tác dụng với 3 mol H2 thu được 0,6 mol NH3.
d) Khi tăng áp suất thì cân bằng của phản ứng (1) chuyển dịch theo chiều thuận.
(Xem giải) Câu 20. Trong một nghiên cứu nguồn gốc sự biến đổi hàm lượng khí CO2 và động học quá trình thành tạo nhũ đá trong hệ thống hang động Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng phục vụ phát triển du lịch bền vững đã xác định “mối liên hệ giữa sự hình thành thạch nhũ và nguồn gốc CO2”, được tiến hành như sau:
• Phân tích mối liên hệ giữa đồng vị δ¹³C thạch nhũ và mẫu đá gốc (là mẫu đá vôi nguyên thủy tại khu vực hang động, chưa bị hòa tan hay tác động bởi dòng nước hoặc sinh học).
• Phân tích đồng vị δ¹³C là một phương pháp quan trọng trong địa hóa học và môi trường dùng để xác định nguồn gốc carbon trong các vật chất.
+ Ý nghĩa giá trị đồng vị δ¹³C:
Nguồn | Giá trị đồng vị δ¹³C (‰ VPDB) |
Carbon vô cơ (đá vôi, trầm tích biển) | ~0% đến +2% |
Carbon hữu cơ (thực vật, CO2 sinh học) | -10% đến -30% |
CO2 khí quyển | khoảng -7% đến -8% |
+ Kết quả phân tích đồng vị δ¹³C của mẫu thạch nhũ và đá gốc (‰ VPDB) trong nghiên cứu:
Hang Thiên Đường | Động Phong Nha | Hang Tiên Sơn | |
Mẫu thạch nhũ | Cửa hang | Giữa hang | Cuối hang |
Mẫu đá gốc | –0,47 | –10,96 | –9,94 |
Cho biết mỗi phát biểu sau là đúng hay sai?
a) Phương trình Ca(HCO3)2 ⇌ CaCO3 + CO2 + H2O có thể được sử dụng để giải thích vấn đề hình thành thạch nhũ trong hang động.
b) Tăng khí CO2 do các hoạt động du lịch sẽ làm giảm khả năng kết tủa tạo thạch nhũ nên cần có biện pháp để phát triển du lịch bền vững tại Phong Nha – Kẻ Bàng.
c) Một giả thuyết phù hợp với mục tiêu của nghiên cứu trên là: “nếu môi trường hang động có nhiều nguồn làm tăng CO2 sinh học (như hô hấp của thảm thực vật bề mặt và du khách tham quan) thì giá trị δ¹³C của thạch nhũ sẽ giảm xuống”.
d) Phân tích dữ liệu từ kết quả phân tích, cho thấy δ¹³C trong thạch nhũ có giá trị âm hơn rất nhiều với δ¹³C trong đá gốc, chứng minh rằng CO2 từ môi trường sinh học không ảnh hưởng đến quá trình hình thành thạch nhũ.
(Xem giải) Câu 21. Trên bao bì một số sản phẩm được làm từ polymer X có kí hiệu như hình bên.
a) Trong công nghiệp, PVC được sản xuất từ ethylene với hiệu suất gia định cho từng bước theo sơ đồ sau: C2H4 → C2H4Cl2 → CH2=CHCl → PVC (hiệu suất lần lượt là 85%, 68%, 79%). Để sản xuất 1,0 tấn PVC theo sơ đồ và hiệu suất trên thì cần dùng 1,2 tấn ethylene (đã làm tròn kết quả đến hàng phần chục).
b) Polymer X được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng vinyl chloride.
c) Kí hiệu 3 mũi tên tạo vòng khép kín có nghĩa sản phẩm làm từ PVC có thể tái chế, tái sử dụng và hạn chế sử dụng tránh ô nhiễm môi trường.
d) Polimer X là Poly(vinyl chloride) (PVC)
(Xem giải) Câu 22. Một thí nghiệm điều chế butyl acetate được tiến hành như sau:
• Bước 1: Cho 64 mL butyl alcohol; 50 mL acetic acid “băng” (nguyên chất, liquid) vào bình cầu 200 mL, sau đó cho cẩn thận, từ từ 10 mL dung dịch H2SO4 đậm đặc vào thu được hỗn hợp X.
• Bước 2: Cho “cá tử” vào bình cầu, lắp sinh hàn như hình 1, đun nóng bằng bếp đun có khuấy từ trong thời gian 3 giờ.
• Bước 3: Cho toàn bộ hỗn hợp trong bình cầu vào phễu chiết, cho tiếp 50 mL nước cất vào phễu chiết, lắc đều phễu chiết, để yên vài phút để hỗn hợp tách lớp, sau đó chiết bỏ lớp dưới. Lặp lại một lần nữa.
• Bước 4: Cho 50 mL dung dịch bão hòa sodium hydrogencarbonate vào phễu chiết sau bước 3, lắc đều phễu chiết nhiều lần, loại bỏ lớp bên dưới. Lặp lại một lần nữa. Cho phần còn lại vào cốc 150 mL.
• Bước 5: Cho khoảng 2 muỗng nhỏ calcium chloride khan vào cốc sau bước 4, lắc đều.
• Bước 6: Tách phần hữu cơ sau bước 5 (hỗn hợp Y), cho vào bình cầu và lắp sinh hàn như hình 2. Tiến hành chưng cất thì thu được butyl acetate có khối lượng là 68,1 gam.
Cho các dữ kiện về các chất:
Chất | Butyl alcohol | Acetic acid (liquid) | Butyl acetate |
Khối lượng riêng (g/cm³) | 0,81 | 1,05 | 0,88 |
Cho biết mỗi phát biểu sau là đúng hay sai?
a) Ở bước 2, lắp sinh hàn như hình 1 để hạn chế sự thất thoát các hóa chất; còn ở bước 6, lắp sinh hàn như hình 2 là để tinh chế ester.
b) Công thức phân tử của butyl acetate là C6H12O2.
c) Vai trò của calcium chloride khan ở bước 5 là loại bỏ hoàn toàn nước có trong hỗn hợp.
d) Hiệu suất của phản ứng ester hóa này là 67,1%. (đã làm tròn kết quả đến hàng phần chục)
PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 23 đến câu 28.
(Xem giải) Câu 23. Tiến hành các thí nghiệm:
(1) Đốt dây magnesium trong bình khí oxygen.
(2) Cho lá nhôm nguyên chất, sạch vào dung dịch H2SO4 loãng.
(3) Cho lá Zn vào dung dịch CuSO4.
(4) Nối dây sắt với dây đồng rồi để trong không khí ẩm.
Có bao nhiêu thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa học trong các thí nghiệm trên?
(Xem giải) Câu 24. Một peptide có tác dụng giảm đau và điều hòa tâm trạng, có công thức: Tyr-Gly-Gly-Phe-Leu. Biết phân tử khối của các amino acid: Gly: 75; Tyr: 181; Phe: 165; Leu: 131. Phân tử khối ứng với amino acid đầu C trong peptide trên là bao nhiêu?
(Xem giải) Câu 25. Methylamine là một base yếu (Kb = 4,4×10^-4). Nó được sử dụng trong ngành công nghiệp dược phẩm để tổng hợp ephedrine, một chất kích thích, thông mũi và ức chế sự thèm ăn. Một công ty dược phẩm yêu cầu dung dịch methylamine 0,25 mol/L cho các phản ứng của họ. Một trong những nhà hóa học của công ty không chắc liệu methylamine được cung cấp có đúng nồng độ hay không. Ông đã kiểm tra độ pH và xác định được pH của mẫu là 11,9. Xác định nồng độ (mol/L) của methylamine trong mẫu này để xem xét có đảm bảo yêu cầu hay không? (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm)
(Xem giải) Câu 26. Công ty Vedan Việt Nam sản xuất bột ngọt (monosodium glutamate – MSG) từ nguyên liệu chính là tinh bột sắn. Quy trình sản xuất gồm các bước chính sau:
Tinh bột
↓ Thủy phân
Glucose
↓ Lên men
Axit glutamic
↓ Tác dụng với NaOH
Mononatri glutamat (bột ngọt)
Biết rằng hiệu suất của quá trình thủy phân là 95%, hiệu suất quá trình lên men là 80%, và hiệu suất của quá trình phản ứng với dung dịch NaOH là 90%. Tính khối lượng monosodium glutamate (kg, làm tròn kết quả đến hàng đơn vị) từ 1,0 tấn tinh bột.
(Xem giải) Câu 27. Bữa ăn sẵn để ăn (MRE) là các bữa ăn quân sự có thể được hâm nóng trên lò sưởi không có ngọn lửa. Nhiệt sinh ra bởi phản ứng sau: Mg(s) + 2H2O(l) → Mg(OH)2(s) + H2(g). Cho nhiệt tạo thành chuẩn (kJ/mol): H2O(l): –285,8; Mg(OH)2(s): –924,7
Tính số gam Mg cần thiết để phản ứng này giải phóng đủ năng lượng làm tăng nhiệt độ của 80 mL nước từ 21 lên 79°C. Biết rằng để làm tăng 1°C của 1 gam nước thì cần một nhiệt lượng là 4,18 J. Khối lượng riêng của nước là 1 g/mL. (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm).
(Xem giải) Câu 28. Thuốc aspirin thuộc nhóm thuốc kháng viêm non-steroid, có tác dụng giảm đau, hạ sốt. Thuốc aspirin được tổng hợp từ các nguyên liệu là salicylic acid và acetic anhydride theo phương trình hóa học sau (hiệu suất phản ứng tính theo salicylic acid là 92%):
o-HO–C6H4–COOH + (CH3CO)2O → o-CH3COO–C6H4–COOH + CH3COOH
Để sản xuất một lô thuốc aspirin gồm 12 triệu viên nén (mỗi viên chứa 81 mg aspirin) thì khối lượng salicylic acid cần dùng bằng bao nhiêu kg? (làm tròn kết quả đến hàng đơn vị)
Bình luận