[2020] Thi thử Tốt nghiệp trường Phụ Dực – Thái Bình (Lần 2)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Giải chi tiết và đáp án:
41B | 42D | 43C | 44A | 45B | 46C | 47B | 48D | 49A | 50B |
51C | 52B | 53B | 54D | 55B | 56C | 57A | 58A | 59A | 60D |
61B | 62D | 63B | 64D | 65B | 66A | 67B | 68A | 69C | 70C |
71B | 72A | 73A | 74A | 75C | 76B | 77A | 78C | 79C | 80A |
Câu 41: Hợp chất sắt (III) hiđroxit có màu gì?
A. Màu vàng. B. Màu đỏ nâu. C. Màu trắng hơi xanh. D. Màu đen.
Câu 42: Chất nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp?
A. CH3-CH2-CH3. B. CH3-CH3. C. CH3-CH2-OH. D. CH2=CH-CN.
Câu 43: Trong công nghiệp, kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy hợp chất của chúng?
A. Ag. B. Fe. C. Al D. Cu.
Câu 44: Có thể gọi tên este (C17H35COO)3C3H5 là
A. Tristearin. B. Triolein. C. Tripanmitin. D. Stearic.
Câu 45: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không tác dụng với H2O?
A. Ca. B. Cu. C. K. D. Na.
Câu 46: Dung dịch nào dưới đây làm quỳ tím hóa xanh?
A. Alanin. B. Glyxin. C. Lysin. D. Axit glutamic.
Câu 47: Cho các kim loại: Ag, Al, Cu, Mg, Fe, Zn. Số kim loại tan được trong dung dịch HCl là
A. 3. B. 4. C. 5 D. 2.
Câu 48: Chất X tác dụng với dung dịch HCl. Khi chất X tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 sinh ra kết tủa. Chất X là
A. AlCl3. B. CaCO3. C. BaCl2. D. Ca(HCO3)2.
Câu 49: Amino axit có tính
A. lưỡng tính. B. bazơ. C. axit. D. trung tính.
Câu 50: Dung dịch nào sau đây có khả năng dẫn điện?
A. Dung dịch đường. B. Dung dịch muối ăn.
C. Dung dịch rượu. D. Dung dịch benzen trong ancol.
Câu 51: Hợp chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?
A. Glucozơ. B. Xenlulozơ. C. Saccarozơ. D. Glixerol.
Câu 52: Kim loại nào sau đây bị thụ động với H2SO4 đặc nguội?
A. Ag. B. Fe. C. Cu. D. Mg.
Câu 53: Kim loại nào sau đây không tác dụng được với O2
A. Al. B. Ag. C. Zn. D. Fe.
Câu 54: Phản ứng nào dưới đây xảy ra trong dung dịch tạo được kết tủa Fe(OH)3?
A. FeSO4 + KMnO4 + H2SO4. B. Fe2(SO4)3 + KI.
C. Fe(NO3)3 + Fe. D. Fe(NO3)3 + KOH.
Câu 55: Xà phòng hóa etyl axetat thu được sản phẩm là
A. CH3COOH và C2H5OH. B. CH3COONa và C2H5OH.
C. CH3OH và C2H5COOH. D. CH3OH và C2H5COONa.
Câu 56: Kali nitrat được dùng làm phân bón (phân đạm và phân kali) và để chế tạo thuốc nổ. Công thức của kali nitrat là
A. K2SO4. B. KOH. C. KNO3. D. CaCl2.
Câu 57: Kim loại nào sau đây tan được trong dung dịch HCl và dung dịch NaOH là
A. Al. B. Mg. C. Fe. D. Cu.
Câu 58: “Hiệu ứng nhà kính” là hiện tượng Trái Đất ấm dần lên do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị khí quyển giữ lại mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Khí nào dưới đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính?
A. CO2. B. O2. C. SO2. D. N2.
Câu 59: Cho các chất sau: Benzen, stiren, toluen, axetilen, etilen. Số chất làm mất màu nước brom là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 60: Dãy gồm các chất đều có thể làm mất tính cứng tạm thời của nước là:
A. KCI, Ca(OH)2, Na2CO3. B. HCI, NaOH, Na2CO3.
C. HCI, Ca(OH)2, Na2CO3. D. NaOH, Na3PO4, Na2CO3.
(Xem giải) Câu 61: Dùng Al dư khử hoàn toàn 2,4 gam Fe2O3 thành Fe bằng phản ứng nhiệt nhôm. Khối lượng Fe thu được là
A. 3,36. B. 1,68. C. 0,84. D. 2,80
(Xem giải) Câu 62: Trong quá trình bảo quản, một chiếc đinh sắt đã bị oxi hóa bởi oxi không khí tạo thành hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Hỗn hợp X không bị hoàn tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch nào sau đây?
A. dung dịch H2SO4 loãng. B. dung dịch HNO3 đặc, nóng.
C. dung dịch HCl. D. dung dịch Fe2(SO4)3.
(Xem giải) Câu 63: Cho dãy các polime sau: poli(metyl metacrylat), xenlulozơ, nilon-6,6, amilozơ, tơ capron, polibutađien, tơ visco. Số polime tổng hợp có trong dãy là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
(Xem giải) Câu 64: Thủy phân hoàn toàn 14,6 gam Gly-Ala trong dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 11,1. B. 21,0. C. 18,7. D. 20,8.
Câu 65: Chọn mệnh đề đúng khi nói về cacbohiđrat:
A. Saccarozơ được coi là một đoạn mạch của tinh bột.
B. Xenlulozơ và tinh bột đều là polisaccarit, chỉ khác nhau về cấu tạo của gốc glucozơ.
C. Frutozơ có phản ứng tráng bạc chứng tỏ phân tử fructozơ có nhóm chức -CHO.
D. Mỗi mắt xích của xenlulozơ có 5 nhóm OH tự do.
(Xem giải) Câu 66: Cho 1,2 gam bột Mg vào dung dịch CuSO4 dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 3,2. B. 5,6. C. 12,8. D. 6,4.
Câu 67: Nhận định nào dưới đây là sai?
A. Quặng hematit nâu có công thức là Fe2O3.nH2O.
B. Trong các kim loại, kim loại cứng nhất là Cs.
C. Hỗn hợp rắn X gồm NaNO3 và Cu (1:1) hòa tan trong dung dịch HCl dư,
D. Trong quá trình ăn mòn điện hóa kim loại, luôn có dòng điện xuất hiện.
(Xem giải) Câu 68: Trong phòng thí nghiệm, khí metan được điều chế bằng cách nung nóng hỗn hợp Natri axetat với vôi tôi xút. Hình vẽ nào sau đây lắp đúng?
A. (1). B. (4) C. (3). D. (2) và (4).
Câu 69: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Dung dịch glyxin không làm đổi màu quỳ tím.
B. Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng.
C. Phân tử Gly-Ala-Lys có 3 nguyên tử nitơ.
D. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu tím.
(Xem giải) Câu 70: Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nitric với xenlulozơ (hiệu suất phản ứng 60% tính theo xenlulozơ). Nếu dùng 1 tấn xenlulozơ thì khối lượng xenlulozơ trinitrat điều chế được là
A. 2,97 tấn. B. 2,20 tấn. C. 1,10 tấn. D. 3,67 tấn.
(Xem giải) Câu 71: Hỗn hợp X gồm axit HCOOH và axit CH3COOH (tỉ lệ mol 1:1). Lấy 10,6 gam hỗn hợp X tác dụng với 11,5 gam C2H5OH (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất của các phản ứng este hoá đều bằng 80%). Giá trị của m là
A. 10,12. B. 12,96. C. 6,48. D. 16,20.
(Xem giải) Câu 72: Đốt cháy hoàn toàn 66,8 gam hỗn hợp A gồm Al, Fe, Cu trong không khí thu được 82,8 gam hỗn hợp B chỉ gồm các oxit kim loại. Cho toàn bộ hỗn hợp B tác dụng hết với dung dịch H2SO4 20% (d = 1,14g/ml). Thể tích dung dịch H2SO4 cần dùng là
A. 430. B. 215. C. 450. D. 175.
(Xem giải) Câu 73: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch FeSO4 vào dung dịch HNO3 đặc nguội dư;
(b) Ngâm đinh sắt vào dung dịch CuSO4;
(c) Cho dây kim loại Cu vào dung dịch chứa H2SO4 loãng và KNO3;
(d) Cho vài giọt dung dịch NaOH vào dung dịch HCl;
(e) Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3;
(f) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3.
Số thí nghiệm có màu sắc dung dịch trước và sau khác nhau là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 6.
(Xem giải) Câu 74: Hỗn hợp X gồm axit oleic và triglixerit Y (tỉ lệ mol tương ứng 2 : 3). Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X cần vừa đủ 2,82 mol O2, thu được 2,01 mol CO2 và 1,84 mol H2O. Mặt khác a gam X trên tác dụng tối đa với 0,165 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 46,98. B. 49,68. C. 62,64. D. 31,32.
(Xem giải) Câu 75: Nung than nóng đỏ với hỗn hợp khí X gồm hơi nước và O2 (có tỉ khối so với H2 là 11,45) thu được V lít hỗn hợp khí Y gồm CO2, CO, H2 có tỉ khối so với H2 là 10,76. Nung hỗn hợp Y với 20 gam hỗn hợp E gồm CuO, MgO và Fe2O3, sau khi phản ứng kết thúc thu được 16,24 gam hỗn hợp chất rắn G. Giá trị của V gần nhất với
A. 7,00. B. 7,20. C. 7,12. D. 7,14.
(Xem giải) Câu 76: Cho các phát biểu sau:
(1) Thủy phân hoàn toàn một este no, đơn chức, mạch hở trong môi trường kiềm luôn thu được muối và ancol.
(2) Anilin tham gia phản ứng thế dễ hơn benzen.
(3) Saccarozơ có phản ứng thủy phân trong môi trường bazơ.
(4) Chỉ dùng quỳ tím có thể phân biệt ba dung dịch: alanin, metylamin và axit glutamic.
(5) Có ba chất hữu cơ đơn chức, mạch hở có cùng công thức C3H6O2.
(6) Các peptit đều dễ bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm.
Số phát biểu đúng là
A. 6. B. 5. C. 3. D. 4.
(Xem giải) Câu 77: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
– Bước 1: Cho vào hai bình cầu mỗi bình 10 ml vinyl axetat.
– Bước 2: Thêm 10 ml dung dịch H2SO4 20% vào bình 1; 20 ml dung dịch NaOH 30% vào hình 2
– Bước 3: Lắc đều hai bình, lặp ông sinh hàn rồi đun sôi nhẹ trong 5 – 6 phút sau đó để nguội.
Cho các phát biểu sau:
(a) Kết thúc bước 2, chất lỏng trong hai bình được phân thành hai lớp.
(b) Kết thúc bước 3, chất lỏng trong bình 2 được phân thành hai lớp.
(c) Sau bước 3, trong hai bình đều chứa chất có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.
(d) Ống sinh hàn có tác dụng hạn chế sự thất thoát chất lỏng trong bình cầu.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
(Xem giải) Câu 78: Hợp chất hữu cơ X chứa C, H, O, N, Đốt chát hoàn toàn 0,01 mol X bằng lượng vừa đủ 0,0875 mol O2. Sau phản ứng cháy, sục toàn bộ sản phẩm vào nước vôi trong dư. Sau các phản ứng hoàn toàn, thấy tách ra 7 gam kết tủa và khối lượng dung dịch thu được giảm 2,39 gam so với khối lượng nước vôi trong ban đầu, đồng thời có 0,336 lít khí thoát ra (đktc). Khi lấy 4,46 gam X tác dụng vừa đủ với 60 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chứa m gam 3 chất tan gồm một muối của axit hữu cơ đơn chức và hai muối của hai amino axit (đều chứa một nhóm – COOH và một nhóm –NH2, phân tử khối hơn kém nhau 14 đvC). Giá trị của m là
A. 6,50. B. 6,14. C. 5,80. D. 5,44.
(Xem giải) Câu 79: Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
(a) X + 2NaOH → X1 + X2 + X3
(b) X1 + 2HCl → X4 + 2NaCl
(c) nX4 + nX5 → poli(etylen – terephtalat) + 2nH2O
(d) X2 + H2 → X3
(e) X4 + X3 ⇔ X6 + H2O
Cho biết: X là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C12H12O4; X1, X2, X3, X4, X5 và X6 là các hợp chất hữu cơ khác nhau. Phát biểu nào sau đây sai?
A. X4 là axit terephtalic. B. X3 được dùng làm nhiên liệu cho động cơ.
C. Phân tử khối của X6 là 222. D. X làm mất màu nước brom.
(Xem giải) Câu 80: Hỗn hợp E gồm ba este đơn chức, tạo thành từ cùng một ancol X với ba axit cacboxylic, trong đó có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp của nhau và một axit không no Y (có đồng phân hình học, chứa một liên kết đôi C=C trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 5,88 gam E bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối và m gam ancol X. Cho m gam X vào bình đựng Na dư, sau phản ứng thu được 896 ml khí và khối lượng bình tăng 2,48 gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 11,76 gam E thì thu được CO2 và 7,92 gam H2O. Cho các phát biểu:
(1) X là ancol metylic.
(2) Phần trăm khối lượng của este không no trong E là 31,04%.
(3) Este nhỏ nhất trong E có 4 nguyên tử hidro.
(4) Phân tử Y có 5 nguyên tử cacbon.
(5) Số mol CO2 thu được khi đốt cháy 5,88 gam E là 0,24 mol.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 0.
Bình luận