[2023] Thi thử TN trường Hàn Thuyên – Bắc Ninh (Lần 3)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Giải chi tiết và đáp án:

⇒ Mã đề: 151

1A 2C 3B 4D 5D 6A 7A 8D 9C 10B
11D 12A 13C 14B 15A 16B 17C 18B 19D 20A
21A 22D 23B 24D 25D 26D 27C 28B 29A 30C
31C 32D 33C 34C 35A 36B 37A 38B 39A 40B

Câu 1: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch Na2CO3 sinh ra kết tủa?

A. Ca(OH)2.       B. KNO3.       C. HCl.         D. NaCl.

Câu 2: Saccarozơ có nhiều trong cây mía. Công thức phân tử của saccarozơ là

A. (C6H10O5)n.       B. C6H12O6.       C. C12H22O11.       D. C12H24O11.

(Xem giải) Câu 3: Chất X là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, tạo nên bộ khung của cây cối. Thủy phân hoàn toàn X, thu được chất Y. Trong mật ong Y chiếm khoảng 30%. Trong máu người có một lượng nhỏ Y không đổi là 0,1%. Hai chất X, Y lần lượt là

A. Saccarozơ và fructozơ.       B. Xenlulozơ và glucozơ.

C. Tinh bột và glucozơ.       D. Xenlulozơ và fructozơ.

Câu 4: Chất nào sau đây là chất béo?

A. Glixerol.       B. Metyl axetat.       C. Xenlulozơ.       D. Triolein.

Câu 5: Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là

A. Thạch cao nung.       B. Đá vôi.       C. Thạch cao khan.       D. Thạch cao sống.

(Xem giải) Câu 6: Cho 11,6 gam Fe vào 100 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là

A. 12,4.       B. 6,8.       C. 12,0.         D. 6,4.

Câu 7: Kim loại sắt tác dụng với chất nào sau đây thu được sản phẩm là hợp chất sắt (II) sau phản ứng?

A. H2SO4 loãng, dư.       B. HNO3 loãng, dư.

C. AgNO3 dư.       D. NaNO3 dư/HCl dư.

Câu 8: Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?

A. Xenlulozơ.       B. Polietilen.       C. Amilozơ.       D. Amilopectin.

(Xem giải) Câu 9: Cho 8,9 gam H2NCH(CH3)COOH phản ứng hoàn toàn với dung dịch KOH vừa đủ, thu được m gam muối. Giá trị của m là

A. 11,1.       B. 15,5.       C. 12,7.       D. 12,9.

(Xem giải) Câu 10: Thuỷ phân 62,5 gam dung dịch saccarozơ 17,1% trong môi trường axit (vừa đủ) được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3/NH3 vào X và đun nhẹ được m gam Ag, biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn giá trị của m là?

A. 10,8.       B. 13,5.       C. 7,5.       D. 6,75.

Câu 11: Ở điều kiện thích hợp, este có công thức cấu tạo CH3COOC2H5 được tạo từ hai chất nào sau đây phản ứng với nhau?

A. HCOOH và C2H5OH.       B. C2H5COOH và CH3OH.

C. HCOOH và CH3OH.       D. CH3COOH và C2H5OH.

Câu 12: Tơ nào sau đây có nguồn gốc xenlulozơ?

A. Tơ visco.       B. Tơ tằm.       C. Tơ nilon-6.       D. Tơ nitron.

Câu 13: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?

A. Ag.       B. Fe.       C. K.       D. Al.

Câu 14: Geranyl axetat là este có mùi hoa hồng, có công thức cấu tạo là CH3COOC10H17. Phần trăm khối lượng của cacbon trong geranyl axetat là

A. 72,00%.       B. 73,47%.       C. 71,43%.       D. 74,23%.

Bạn đã xem chưa:  [2018] Giải đề thi thử THPT Hàn Thuyên - Bắc Ninh (Lần 1)

Câu 15: Các kim loại đều dễ rèn, dễ rát mỏng, dễ kéo thành sợi là nhờ vào tính chất nào sau đây?

A. Tính dẻo.       B. Tính dẫn điện.       C. Tính dẫn nhiệt.       D. Ánh kim.

Câu 16: Trong các chất sau, chất nào là amin bậc 2?

A. H2N-CH2-NH2       B. C2H5–NH–C2H5       C. C6H5NH2       D. CH3-N(CH3)2

Câu 17: Etilen là tên gọi của:

A. C2H6.       B. CH4.       C. C2H4.       D. C2H2.

(Xem giải) Câu 18: Chỉ dùng dung dịch KOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây?

A. Fe, Al2O3, Mg.       B. Mg, Al2O3, Al.       C. Mg, K, Na.       D. Zn, Al2O3, Al.

Câu 19: Kim loại nào sau đây thuộc nhóm IIA

A. Cs       B. Al       C. Fe       D. Ba

Câu 20: Số liên kết peptit trong phân tử peptit Gly-Ala-Val-Gly là

A. 3.       B. 4.       C. 2.       D. 1.

(Xem giải) Câu 21: Hoà tan m gam Al bằng dung dịch HCl (dư), thu được 6,72 lít H2 (đktc). Giá trị của m là

A. 5,4.       B. 8,1.       C. 1,35.       D. 2,7.

Câu 22: Thủy phân este nào sau đây trong môi trường kiềm tạo ra 2 sản phẩm hữu cơ có cùng số nguyên tử cacbon?

A. HCOOC2H5.       B. CH3COOCH3.       C. CH3COOC6H5.       D. CH3COOC2H5.

Câu 23: Mưa axit ảnh hưởng tới hệ thực vật, phá hủy các vật liệu bằng kim loại, các bức tượng bằng đá, gây bệnh cho con người và động vật. Hiện tượng trên gây ra chủ yếu do khí thải của nhà máy nhiệt điện, phương tiện giao thông và sản xuất công nghiệp…. Tác nhân chủ yếu trong khí thải gây ra mưa axit là.

A. CO và CO2.       B. SO2 và NO2       C. CH4 và NH3       D. CO và CH4

Câu 24: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?

A. H2S.         B. Al(OH)3.         C. CH3NH2.         D. NaOH.

Câu 25: Phản ứng hóa học nào sau đây là sai?

A. 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3         B. 2Cr + 3Cl2 → 2CrCl3

C. Fe + 2HCl (loãng) → FeCl2 + H2         D. 2Cr + 6HCl → 2CrCl3 + 3H2

Câu 26: Số oxi hóa của Fe trong muối Fe(NO3)3 là

A. +4.       B. 3+.       C. +2.       D. +3.

Câu 27: Kim loại nào sau đây được bảo quản bằng cách ngâm trong dầu hỏa?

A. Au.       B. Ag.       C. Na.       D. Hg.

Câu 28: Kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng sinh ra khí H2?

A. Al.       B. Cu.       C. Na.       D. Zn.

(Xem giải) Câu 29: Cho các phát biểu sau:
(1) Glucozơ được dùng để tráng gương, tráng ruột phích, làm thuốc tăng lực.
(2) Thành phần chính của cồn 75° mà trong y tế thường dùng để sát trùng là metanol.
(3) Axit glutamic là thuốc ngăn ngừa và chữa trị các triệu chứng suy nhược thần kinh (mất ngủ, nhức đầu, ù tai, chóng mặt).
(4) Tơ nilon-6,6 được trùng hợp bởi hexametylenđiamin và axit ađipic.
(5) Các hợp chất hữu cơ luôn có số chẵn nguyên tử hiđro.
(6) Chất béo lỏng dễ dàng bị oxi hóa thành chất béo rắn.
(7) Nhỏ dung dịch brom vào dung dịch anilin, thu được kết tủa trắng.
(8) Đưa đũa thuỷ tinh vừa nhúng dung dịch HCl đậm đặc lên sát trên miệng lọ đựng dung dịch metylamin đặc thấy có khói trắng.
(9) Nhỏ vài giọt chanh vào cốc sữa thấy xuất hiện kết tủa.
(10) Nhỏ dung dịch I2 vào lát cắt của quả chuối xanh thì xuất hiện màu xanh tím.
Số phát biểu đúng là:

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi thử TN Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng (Lần 2)

A. 6.       B. 4.       C. 5.       D. 3.

(Xem giải) Câu 30: Thực hiện sơ đồ phản ứng sau:
(1) X1 + X2 → X3↓ + X4↑ + X5 (điện phân dung dịch, điện cực trơ)
(2) X3 + X5 → X1 + NO + H2O
(3) X4 + X6 → FeCl3
Các chất X1, X2, X4, X6 lần lượt là

A. Cu(NO3)2, FeCl2, Cl2, Fe.       B. Fe(NO3)2, NaCl, Cl2, FeCl2.

C. Cu(NO3)2, HCl, Cl2, FeCl2.       D. Cu(NO3)2, H2O, O2, FeCl2.

(Xem giải) Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn a gam một triglixerit X, cần dùng 24,15 mol O2, thu được 17,1 mol CO2 và 15,9 mol H2O. Cho các phát biểu sau:
(1) Số nguyên tử (H) có trong một phân tử X là 106.
(2) a gam chất X có thể cộng tối đa 0,4 mol Br2.
(3) Xà phòng hóa hoàn toàn a gam X bằng dung dịch NaOH thì thu được 274,2 gam muối.
(4) Trong một phân tử X có 2 liên kết π.
Số phát biểu đúng là

A. 3.       B. 1.       C. 2.       D. 4.

(Xem giải) Câu 32: Thành phần chính của quặng apatit là 3Ca3(PO4)2.CaF2 (hay được viết dạng thu gọn là Ca5(PO4)3F) được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón theo các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: 3Ca3(PO4)2.CaF2 + 10H2SO4 + 5H2O → 6H3PO4 + 10CaSO4.0,5H2O↓ + 2HF↑
Giai đoạn 2: 3Ca3(PO4)2.CaF2 + 14H3PO4 → 10Ca(H2PO4)2 + 2HF↑
Phân lân thu được sau hai giai đoạn trên chứa Ca(H2PO4)2 và các chất khác không chứa photpho. Hàm lượng P2O5 có trong phân lân đó là 56,8%. Khối lượng quặng apatit (chứa 90% Ca5(PO4)3F và 10% tạp chất không chứa photpho) để điều chế được 120 tấn phân lân đó là

A. 168,9 tấn.       B. 173,5 tấn.       C. 184,6 tấn.       D. 179,2 tấn.

(Xem giải) Câu 33: Cho sơ đồ chuyển hoá:

(Biết CO và Y dư, các phản ứng xẩy ra hoàn toàn). Cặp chất X, Y có thể là

A. FeCO3, NaHCO3.       B. Fe(NO3)2, AgNO3.

C. Fe(NO3)3, AgNO3.       D. BaCO3, Na2CO3.

(Xem giải) Câu 34: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.
(b) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2.
(c) Cho Si vào dung dịch KOH.
(d) Cho P2O5 tác dụng với H2O.
(e) Đốt cháy dây Mg trong khí CO2.
(f) Đốt cháy NH3 trong không khí.
(g) Cho mẩu Al vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
(h) Mẩu gang để trong không khí ẩm.
Trong các thí nghiệm trên số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là

A. 4.       B. 5.       C. 6.       D. 7.

(Xem giải) Câu 35: Thực hiện các thí nghiệm sau:
+ Hidro hóa hoàn toàn anđehit X, không no mạch hở thu được ancol Y. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp chứa X, Y có tỉ lệ mol 2 : 3 thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và 2,88 gam nước.
+ Cho axit cacboxylic Z, mạch hở, tác dụng với dung dịch NaHCO3 dư thu được khí CO2 có thể tích bằng với thể tích của Z phản ứng (đo cùng điều kiện). Đốt cháy hoàn toàn 0,04 mol Z cần 2,688 lít O2 (đktc) thu được 1,44 gam nước.
+ Đun nóng Z và Y với H2SO4 đặc thu được este đơn chức, mạch hở G. Đốt cháy hoàn toàn 0,06 mol hỗn hợp chứa X, Z, G có tỉ lệ mol tương ứng 3 : 2 : 1 cần dùng V lít O2 (đktc). Giá trị V là.

Bạn đã xem chưa:  [2020] Thi thử Tốt nghiệp chuyên Bắc Ninh (Lần 2)

A. 5,376 lít       B. 5,488 lít       C. 5,936 lít       D. 5,600 lít

(Xem giải) Câu 36: Khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol etanol tỏa ra lượng nhiệt là 1235 kJ. Giả thiết, cồn là etanol nguyên chất, lượng nhiệt thất thoát ra môi trường là 40%, để nâng 1 gam nước lên 1°C cần cung cấp lượng nhiệt là 4,2 J. Khối lượng cồn cần dùng để đun 100 gam nước từ 25°C đến 100°C gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 2,54.       B. 1,96.       C. 2,32.       D. 1,16.

(Xem giải) Câu 37: Este E là este no, mạch hở và có công thức phân tử C7HmOm-4. Cho E tác dung với dung dung dịch NaOH dư sau phản ứng hoàn toàn thu được hai muối X, Y (đều là muối của axit cacboxylic, MX < MY) và một ancol Z. Cho các phát biểu sau:
(a) Có 3 công thức cấu tạo phù hợp tính chất của E
(b) X là muối của axit cacboxylic có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc
(c) Trong phân tử Z thì số nguyên tử cacbon bằng số nhóm -OH
(d) Nung muối Y với hỗn hợp rắn NaOH/CaO thu được khí H2
(e) Phân tử Y hơn phân tử X một nhóm CH2
Số phát biểu đúng là

A. 3.       B. 2.       C. 4.       D. 5.

(Xem giải) Câu 38: Có hai bình điện phân (1) và bình điện phân (2). Trong đó bình (1) đựng 26,3 ml dung dịch NaOH 2M. Trong bình (2) có chứa m gam hỗn hợp chất tan gồm Cu(NO3)2 và NaCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp). Mắc nối tiếp bình (1) và bình (2). Điện phân dung dịch một thời gian, thu được kết quả như sau

Thời gian (s) Bình (2) Bình (1)
Khối lượng catot tăng Khí CM NaOH
t m1 Khí duy nhất 2,17896M
2t 5m1/3 0,235 mol khí ở 2 cực 2,39308M

Coi các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m gần nhất với

A. 53,4       B. 55,2       C. 54,6       D. 51,2

(Xem giải) Câu 39: Nung hỗn hợp X gồm FeCO3 và Fe(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được một chất rắn duy nhất và hỗn hợp Y chứa hai chất khí. Phần trăm khối lượng của FeCO3 trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 39,2%.       B. 50,0%.       C. 67,6%.       D. 69,8%.

(Xem giải) Câu 40: Tiến hành thí nghiệm theo như sau:
– Bước 1: Rót vào 2 cốc thủy tinh dung tích 50 ml (đánh số là (1) và (2)), mỗi cốc khoảng 10 ml dung dịch H2SO4 1M (lấy dư) và cho vào mỗi cốc một mẩu kẽm (giống nhau).
– Bước 2: Nhỏ thêm 2-3 giọt dung dịch CuSO4 vào cốc (1) và 2-3 giọt dung dịch MgSO4 vào cốc (2).
Cho các phát biểu sau:
(a) Ở bước 1, tốc độ thoát khí H2 ở hai cốc là như nhau.
(b) Ở bước 2, tốc độ thoát khí H2 ở cốc (1) mạnh hơn ở cốc (2).
(c) Sau khi kết thúc phản ứng, lượng muối ZnSO4 ở cốc (1) nhiều hơn ở cốc (2).
(d) Sau khi kết thúc phản ứng, lượng khí H2 thu được ở cốc (1) nhiều hơn ở cốc (2).
(e) Tại cốc (1) có xảy ra ăn mòn điện hóa còn cốc (2) chỉ xảy ra ăn mòn hóa học.
Số phát biểu đúng là

A. 5.       B. 3.       C. 2.       D. 4.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!