Giải chi tiết 36 đề thầy Tào Mạnh Đức (14/36)
⇒ Đáp án và giải chi tiết:
1A | 2B | 3B | 4A | 5D | 6D | 7B | 8C | 9C | 10C |
11D | 12C | 13C | 14B | 15D | 16A | 17D | 18B | 19D | 20B |
21D | 22B | 23B | 24B | 25D | 26A | 27A | 28B | 29A | 30A |
31B | 32D | 33A | 34C | 35B | 36B | 37C | 38C | 39B | 40D |
Câu 1. Ở điều kiện thường, kim loại nào có độ cứng lớn nhất?
A. Cr. B. Na. C. Al. D. Fe.
Câu 2. Phản ứng nào sau đây là sai?
A. Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2.
B. K2CO3 → K2O + CO2.
C. CuO + H2 → Cu + H2O.
D. 2Al2O3 → 4Al + 3O2.
Câu 3. Chất X tác dụng được với dung dịch HCl loãng. Khi cho chất X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư sinh ra kết tủa. Chất X là.
A. AlCl3. B. Ba(HCO3)2. C. Al(OH)3. D. BaCO3.
Câu 4. Tripanmitin có khối lượng phân tử là.
A. 806. B. 884. C. 886. D. 890.
Câu 5. Cho dãy các chất: glucozơ, fructozơ, anilin, vinyl axetat, tristearin. Số chất trong dãy tác dụng được với nước brom là.
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 6. Chất nào sau đây không tác dụng được với dung dịch HCl loãng, đun nóng.
A. metylamin. B. Gly-Gly. C. anilin. D. phenylamoni clorua.
Câu 7. Phản ứng nào sau đây thu được muối Fe(II).
A. Cho Fe2O3 vào dung dịch HCl.
B. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng.
C. Cho Fe(OH)3 vào dung dịch HNO3.
D. Cho Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư
Câu 8. Cho dãy các chất: CaO, CrO3, Al2O3, BaCO3, Na, K2O. Số chất trong dãy tác dụng với nước ở điều kiện thường là.
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
Câu 9. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Xà phòng hóa các este luôn thu được ancol.
B. Các amin đều làm quì tím ẩm hóa xanh.
C. Ở điều kiện thường, dùng Cu(OH)2 nhận biết được glucozơ và Gly-Gly-Gly.
D. Tơ nilon-6 được điều chế bằng cách trùng ngưng axit ω-aminoenantoic.
Câu 10. Cho dãy các chất: NaOH, HCl, CH3OH, NaCl và alanin. Trong điều kiện thích hợp, số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch muốimononatri glutamat là.
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 11. Hòa tan hết 3,24 gam kim loại M trong dung dịch H2SO4 loãng dư, thấy thoát ra 3,024 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là.
A. Al. B. Fe. C. Na. D. Mg.
Câu 12. Thổi luồng khí CO đến dư qua ống sứ chứa 9,6 gam Fe2O3, nung nóng. Kết thúc phản ứng lấy phần rắn trong ống sứ cho vào dung dịch HCl loãng dư, thấy thoát ra V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là.
A. 1,344 lít. B. 2,016 lít. C. 2,688 lít. D. 4,032 lít.
Câu 13. Cho dãy các tơ sau: tơ visco; tơ nitron; tơ xenlulozơ axetat; tơ tằm; nilon-6,6; tơ lapsan; nilon-6; tơ enang. Số tơ thuộc loại tơ bán tổng hợp (hay tơ nhân tạo) là.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 14. Đun nóng 10,8 gam este X (C2H4O2) với dung dịch KOH dư, thu được lượng muối là.
A. 17,64 gam. B. 15,12 gam. C. 12,24 gam. D. 14,76 gam.
Câu 15. Đốt cháy 0,185 gam este X với oxi vừa đủ, thu được 168 ml CO2 (đktc) và 0,135 gam nước. Công thức phân tử của X là.
A. C3H4O2. B. C4H6O2. C. C2H4O2. D. C3H6O2.
Câu 16. Thủy phân hoàn toàn a mol peptit X mạch hở trong môi trường axit thu được 2a mol axit glutamic và 3a mol glyxin. Số nguyên tử oxi có trong peptit X là.
A. 10. B. 12. C. 8. D. 6.
Câu 17. Điều nào khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Các kim loại như Na, K, Be, Ca đều tác dụng được với nước ở điều kiện thường.
B. Nhôm (Al) là kim loại lưỡng tính nên tác dụng được cả dung dịch HCl và dung dịch NaOH.
C. Sắt (Fe) có tính dẫn điện tốt hơn nhôm (Al).
D. Đồng (Cu) tan được trong dung dịch chứa HCl và NaNO3.
Câu 18. Phản ứng nào sau đây là phản ứng trùng ngưng?
A. nCH2=CH2 → (-CH2-CH2-)n.
B. nH2N-[CH2]5-COOH → (-HN-[CH2]5-CO-)n + nH2O.
C. nCH2=CH-CH=CH2 → (-CH2-CH=CH-CH2-)n.
D. Caprolactam → (-HN-[CH2]5-CO-)n.
Câu 19. Kim loại natri (Na) được điều chế bằng phương pháp?
A. Cho dòng khí CO đến dư qua ống sứ chứa Na2O đun nóng.
B. Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp.
C. Nhiệt phân Na2CO3.
D. Điện phân nóng chảy NaCl.
Câu 20. Điều khẳng định nào sau đây là sai?
A. Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói.
B. Nhỏ dung dịch I2 vào dung dịch hồ tinh bột, đun nóng thấy xuất hiện màu xanh tím.
C. Thủy phân đến cùng tinh bột, sản phẩm thu được cho phản ứng tráng gương.
D. Saccarozơ chỉ tồn tại dưới dạng mạch vòng.
Câu 21. Este X đơn chức, mạch hở có tỉ khối so với oxi bằng 3,125. Thủy phân X trong môi trường axit thu được axit cacboxylic Y và ancol metylic. Số đồng phân thỏa mãn của X là.
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 22. Thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột –80%–> Glucozo –90%–> ancol etylic. Lên men m gam tinh bột theo sơ đồ chuyển hóa trên, thu được 92 gam ancol etylic. Giá trị của m là.
A. 500. B. 225. C. 250. D. 450.
Câu 23. Thí nghiệm nào sau đây không thu được kim loại.
A. Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch AgNO3.
B. Cho một miếng Na vào dung dịch CuSO4.
C. Điện phân nóng chảy Al2O3.
D. Dẫn luồng khí CO qua ống sứ chứa CuO, nung nóng.
Câu 24. Cho 17,52 gam đipeptit (Gly-Ala) tác dụng với dung dịch HCl loãng, đun nóng (dùng dư). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được lượng muối khan là.
A. 20,24 gam. B. 28,44 gam. C. 19,68 gam. D. 28,20 gam.
⇒ Xem giải
Câu 25. X, Y là hai este mạch hở, trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức và đều có công thức phân tử CnH2n-6O4. Thủy phân hoàn toàn 46,75 gam hỗn hợp E chứa X, Y với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Z chứa hai ancol đều no và 47,2 gam hỗn hợp gồm hai muối; trong đó có a gam muối A và b gam muối B. Lấy toàn bộ Z đem đốt cháy cần dùng 27,16 lít O2 (đktc), thu được 22,95 gam nước. Tỉ lệ gần đúng của a : b là.
A. 0,7. B. 1,2. C. 0,9. D. 1,0.
⇒ Xem giải
Câu 26. Nhúng thanh Fe nguyên chất lần lượt vào các dung dịch sau: AgNO3, AlCl3, HCl, NaCl, CuCl2, FeCl3. Số trường hợp có phản ứng xảy ra là.
A. 4. B. 6. C. 3. D. 5.
Câu 27. Từ hai muối X và Y thực hiện phản ứng sau:
X → X1 + CO2; X1 + H2O → X2;
Y + X2 → X + Y1 + H2O; 2Y + X2 → X + Y2 + H2O.
Hai muối X, Y tương ứng là.
A. CaCO3 và NaHCO3. B. MgCO3 và NaHCO3.
C. CaCO3 và NaHSO4. D. BaCO3 và Na2CO3.
Câu 28. Tiến hành nhiệt phân hỗn hợp chứa CaCO3, NaHCO3, Fe(NO3)2, Mg(NO3)2 thu được rắn X. Hòa tan toàn bộ X vào lượng nước dư thu được rắn Y. Dẫn luồng khí H2 (dùng dư) qua Y nung nóng thu được rắn Z. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Trong Z chứa.
A. 1 đơn chất và 1 hợp chất. B. 1 đơn chất và 2 hợp chất.
C. 1 đơn chất và 3 hợp chất. D. 2 đơn chất và 1 hợp chất.
⇒ Xem giải
Câu 29. Cho các phản ứng sau:
(1) Cu + Fe2(SO4)3 → (2) BaCl2 + FeSO4 →
(3) AgNO3 + Fe(NO3)2 → (4) NH3 + AlCl3 + H2O →
(5) CrCl2 + NaOH (dư) → (6) BaCl2 + NaHCO3 →
Số phản ứng thu được kết tủa là.
A. 4. B. 5. C. 6. D. 3.
Câu 30. Cho m gam bột Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và NaHSO4, kết thúc phản ứng, thấy thoát ra hỗn hợp khí gồm NO và 0,04 mol H2; đồng thời thu được dung dịch X chỉ chứa các muối sunfat có khối lượng 64,68 gam và 0,6m gam hỗn hợp rắn không tan. Biết rằng khí NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của m là.
A. 23,6 gam. B. 25,2 gam. C. 26,2 gam. D. 24,6 gam.
⇒ Xem giải
Câu 31. Đốt cháy 14,56 gam bột Fe trong hỗn hợp khí gồm O2 và Cl2 (tỉ lệ mol 1 : 1), sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp rắn X gồm các muối và các oxit (không thấy khí thoát ra). Hòa tan hết X trong dung dịch HCl thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Y thu được 109,8 gam kết tủa. Giá trị m là.
A. 26,31 gam. B. 26,92 gam. C. 30,01 gam. D. 24,86 gam.
⇒ Xem giải
Câu 32. Cho các đặc tính sau:
(1) Là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước và có vị ngọt;
(2) Tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng thu được kết tủa trắng bạc;
(3) Hiđro hóa có Ni làm xúc tác, thu được sobitol;
(4) Hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo phức màu xanh lam;
(5) Tác dụng được với dung dịch Br2.
Dãy nào sau đây là đúng khi nói về glucozơ.
A. (1),(2),(3),(5). B. (2),(3),(4),(5).
C. (1),(3),(4),(5). D. (1),(2),(3),(4),(5).
Câu 33. Cho các phát biểu sau:
(1) Kali và natri được dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một vài lò phản ứng hạt nhân;
(2) Các kim loại khác nhau đều có tính dẫn điện khác nhau;
(3) Các kim loại như Cu, Zn, Pb, Fe, Ag được tinh chế bằng phương pháp điện phân.
(4) Kim loại beri (Be) được dùng làm chất phụ gia để chế tạo các hợp kim có tính đàn hồi cao, bền chắc, không bị ăn mòn;
(5) Thạch cao sống dùng để sản xuất xi măng;
(6) Bột Al2O3 có độ cứng cao được dùng làm vật liệu mài.
Số phát biểu đúng là.
A. 6. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 34. Hợp chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C5H8O4. Đun nóng X với dung dịch NaOH dư, thu được một ancol Y duy nhất và hỗn hợp chứa 2 muối. Đốt cháy toàn bộ Y, thu được 2 mol CO2 và 3 mol H2O. Số đồng phân cấu tạo của X là.
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
⇒ Xem giải
Câu 35. Hỗn hợp X chứa ba peptit đều mạch hở, có tổng số nguyên tử oxi không quá 12. Khi đốt cháy mỗi peptit đều thu được CO2 có số mol nhiều hơn H2O là a mol. Đun nóng m gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 39,96 gam hỗn hợp Y gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Nếu đốt cháy m gam X cần dùng 1,35 mol O2, thu được CO2, H2O và N2. Giá trị của m là.
A. 25,56. B. 27,72. C. 26,28. D. 27,00.
⇒ Xem giải
Câu 36. Thực hiện sơ đồ phản ứng sau:
Nhận định nào sau đây là sai?
A. Y1 có nhiệt sôi cao hơn metyl fomat.
B. X3 là axit acrylic.
C. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X1 thu được Na2CO3 và 5 mol hỗn hợp gồm CO2 và H2O.
D. X có hai đồng phân cấu tạo thỏa mãn.
Câu 37. Cho các nhận định sau:
(a) Các polime tổng hợp là các hợp chất có phân tử rất lớn được điều chế từ phản ứng ứng trùng hợp hay trùng ngưng;
(b) Các polime được phân loại theo nguồn gốc; theo cấu trúc hay theo cách tổng hợp;
(c) Trong phân tử của tơnilon-6 có chứa liên kết CO-NH;
(d) Tơ tằm, amilopectin, xenlulozơ axetat, cao su là các polime thiên nhiên.
Số nhận định đúng là.
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 38. Hòa tan hết hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 trong dung dịch chứa 0,6 mol HCl, thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ với cường độ dòng điện không đổi. Quá trình điện phân được biểu diễn theo đồ thị sau:
Nếu cho dung dịch AgNO3 đến dư vào X, kết thúc phản ứng thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất của N+5); đồng thời thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là.
A. 90,42 gam. B. 89,34 gam. C. 91,50 gam. D. 92,58 gam.
⇒ Xem giải
Câu 39. Hỗn hợp E chứa hai hợp chất hữu cơ gồm chất X (C2H7O3N) và chất Y (CH6O3N2). Đun nóng 18,68 gam E với 400 ml dung dich NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 4,48 lít (đktc) một khí duy nhất có khả năng mà quì tím ẩm hóa xanh và hỗn hợp Z gồm các hợp chất vô cơ. Nung nóng Z đến khối lượng không đổi, thu được m gam rắn khan. Giá trị m là.
A. 27,22 gam. B. 21,44 gam. C. 22,72 gam. D. 24,14 gam.
⇒ Xem giải
Câu 40. Để 17,92 gam Fe ngoài không khí một thời gian thu được hỗn hợp X. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl loãng dư thu được 2,016 lít khí H2 (đktc) và dung dịch có chứa 22,86 gam FeCl2. Mặt khác hòa tan hết X trong 208 gam dung dịch HNO3 31,5% thu được dung dịch Y (không chứa ion NH4+). Để tác dụng hết với các chất có trong Y cần dùng dung dịch chứa 0,88 mol NaOH. Nồng độ Fe(NO3)3 có trong dung dịch Y là.
A. 26,56%. B. 25,34%. C. 26,18%. D. 25,89%.
⇒ Xem giải
Bình luận