[2016 – 2017] Thi học sinh giỏi lớp 12 – Tỉnh Thái Bình

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Thời gian làm bài: 90 phút

⇒ Đề thi, đáp án và giải chi tiết:

1B 2B 3C 4C 5A 6A 7A 8A 9B 10C
11A 12B 13C 14C 15D 16B 17C 18D 19B 20D
21A 22A 23D 24C 25C 26D 27B 28B 29C 30C
31D 32C 33D 34D 35B 36A 37A 38B 39D 40B
41D 42A 43D 44A 45A 46A 47C 48B 49D 50A

(Xem giải) Câu 1: Số đồng phân cấu tạo, mạch hở có công thức phân tử C5H8 tác dụng với H2 dư (Ni, t°) thu được sản phẩm isopentan là

A. 5.       B. 3.       C. 4         D. 2.

(Xem giải) Câu 2: Y là một nguyên tố hóa học. Trong hợp chất khí của Y với hiđro ở điều kiện thường thì Y có hóa trị I. Trong hợp chất của Y hóa trị cao nhất với oxi thì phần trăm khối lượng của Y bằng 38,798%. Y là

A. Br       B. Cl       C. S       D. I

(Xem giải) Câu 3: Xét các trường hợp sau:
(1) Đốt dây Fe trong khí Cl2.                        (2) Kim loại Zn trong dung dịch HCl.
(3) Thép cacbon để trong không khí ẩm.     (4) Cho Zn vào dung dịch chứa HCl và CuSO4.
(5) Ngâm lá Cu trong dung dịch FeCl3.       (6) Ngâm đinh Fe trong dung dịch CuSO4.
(7) Ngâm đinh Fe trong dung dịch FeCl3.    (8) Dây Al nối với Cu để trong không khí ẩm.
Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hoá học là

A. 5       B. 6       C. 4       D. 3

(Xem giải) Câu 4: Hỗn hợp X gồm axit axetic và etyl axetat tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch Y chứa đồng thời KOH 1,0M và NaOH 1,0M thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 24,0.       B. 20,4.       C. 18,0.       D. 16,4.

(Xem giải) Câu 5: Hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 với số mol bằng nhau. Hòa tan m gam X trong dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 12,56 gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 2,32.       B. 4,64.       C. 1,60.       D. 6,96.

(Xem giải) Câu 6: Bố trí một sơ đồ thí nghiệm như hình vẽ:

Biết rằng ở bình (2) có các điều kiện phản ứng đầy đủ và phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sản phẩm và khí dư đều thoát hết khỏi bình (1). Hiệu suất của phản ứng hợp nước trong bình (1) là

A. 80%.       B. 90%.       C. 75%.       D. 25%.

(Xem giải) Câu 7: Dụng cụ và hóa chất của thí nghiệm điều chế và chứng minh tính khử của khí sunfurơ được bố trí như hình vẽ:

Dung dịch X, chất rắn Y, dung dịch Z lần lượt là

A. H2SO4, Na2SO3, Br2.       B. HCl, Na2SO4, Br2.

C. H2SO4, Na2SO3, H2S.       D. H2SO4 loãng, Cu, KMnO4.

(Xem giải) Câu 8: Hoà tan m (gam) hỗn hợp X gồm Urê và NH4NO3 vào dung dịch Ca(OH)2 dư, đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 9 gam kết tủa và thoát ra 4,256 lít khí (đktc). Phần trăm khối lượng của Urê trong X là

A. 87,09%.       B. 91,53%.        C. 12,91%.       D. 83,67%.

(Xem giải) Câu 9: Cho một lượng bột CaCO3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl 32,85%. Sau phản ứng thu được dung dịch X trong đó nồng độ HCl còn lại là 24,20%. Thêm vào X một lượng bột MgCO3 khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y trong đó nồng độ HCl còn là 21,10%. Nồng độ phần trăm MgCl2 trong dung dịch Y là

A. 12,35%.       B. 3,54%.       C. 10,35%.       D. 8,54%.

(Xem giải) Câu 10: Cho m gam axit hữu cơ đơn chức X vào một dung dịch Y có chứa m gam NaOH thì thu được một dung dịch Z có chứa 1,7m gam chất tan. Tên của axit đó là

A. axit propionic.       B. axit acrylic.       C. axit axetic.       D. axit fomic.

(Xem giải) Câu 11: Este X mạch hở có công thức C5H8O2 được hình thành từ phản ứng giữa một ancol Y và một axit cacboxylic Z. Vậy Z không thể là

A. C2H5COOH       B. HCOOH        C. C3H5COOH       D. CH3COOH

Câu 12: Hợp chất A có công thức cấu tạo như hình bên. Tên thay thế của hợp chất A là

A. 2-etyl-3-metypentan       B. 3,4-đimetylhexan        C. 2,3-đietylbutan       D. 3-metyl-4-etylpentan

(Xem giải) Câu 13: Có hai dung dịch X và Y mỗi dung dịch chỉ chứa hai loại cation và hai loại anion trong số các ion sau:

Ion K+ Mg2+ Na+ H+ HCO3 SO42- NO3- CO32-
Số mol 0,15 0,2 0,25 0,15 0,1 0,15 0,25 0,15

Biết dung dịch Y hòa tan được Fe2O3. Nếu đun đến cạn dung dịch X thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị m là

A. 26,24 gam.       B. 27,75 gam.       C. 23,60 gam.       D. 25,13 gam.

(Xem giải) Câu 14: Cao su buna-N được tạo ra do phản ứng đồng trùng hợp giữa buta-1,3-đien với acrilonitrin. Đốt cháy hoàn toàn cao su buna-N sau đó đưa hỗn hợp sau phản ứng về 136,5°C thu được hỗn hợp khí và hơi Y (gồm CO2, H2O, N2) trong đó chứa 58,62% CO2 về thể tích. Tỷ lệ số mắt xích giữa buta-1,3-đien so với acrilonitrin là

A. 3:2       B. 2:1       C. 2:3       D. 1:2

Bạn đã xem chưa:  [2010 - 2011] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Hà Nội

(Xem giải) Câu 15: Đốt cháy hết 9,984 gam kim loại M (có hoá trị II không đổi) trong hỗn hợp khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 20,73 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là 3,4272 lít (đktc). Kim loại M là

A. Mg       B. Ca       C. Zn       D. Cu

(Xem giải) Câu 16: Hòa tan hết 2,3 gam kim loại Na trong một dung dịch X có chứa 0,05 mol HCl, thu được 500 ml dung dịch Y có pH = a và có khí H2 thoát ra. Giá trị a là

A. 12.       B. 13.       C. 7.       D. 1.

(Xem giải) Câu 17: Cho 38,55 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, ZnO và Fe(NO3)2 tan hoàn toàn trong dung dịch chứa 0,725 mol H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa 96,55 gam muối sunfat trung hòa và 3,92 lít (đktc) khí Z gồm hai khí trong đó có một khí hóa nâu ngoài không khí. Biết tỉ khối của Z so với H2 là 9. Phần trăm số mol của Mg trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị

A. 15.       B. 25.       C. 30.       D. 40.

(Xem giải) Câu 18: Cho một thanh Mg vào dung dịch chứa 0,6 mol Fe(NO3)3 và 0,05 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian lấy thanh kim loại ra và cân lại thì thấy khối lượng thanh tăng 11,6 gam.Giả sử kim loại sinh ra bám hết vào thanh magie. Khối lượng Mg đã phản ứng là

A. 2,4 gam       B. 6,96 gam       C. 20,88 gam       D. 21,0 gam

(Xem giải) Câu 19: Cho 3 dung dịch chứa 3 muối X, Y và Z (có các gốc axit khác nhau). Biết rằng Dung dịch muối X tác dụng với dung dịch muối Y có khí bay ra. Dung dịch muối Y tác dụng với dung dịch muối Z có kết tủa xuất hiện. Dung dịch chứa muối X dư tác dụng với dung dịch muối Z có kết tủa xuất hiện và có khí bay ra. Các muối X, Y, Z lần lượt là

A. NaHSO4, Na2CO3, Mg(HCO3)2.       B. NaHSO4, Na2CO3, Ba(HCO3)2.

C. NaHCO3, Na2SO4, Ba(HCO3)2.       D. Na2CO3, NaHSO4, Ba(HCO3)2.

(Xem giải) Câu 20: Điều chế etilen trong phòng thí nghiệm từ C2H5OH (H2SO4 đặc, 170ºC) thường lẫn các oxit như SO2, CO2. Dung dịch dùng để làm sạch etilen là

A. dung dịch KMnO4 loãng dư.   B. dung dịch brom dư.    C. dung dịch Na2CO3 dư.    D. dung dịch Ca(OH)2 dư.

(Xem giải) Câu 21: Cho các mệnh đề sau:
(1) Fructozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(2) Thủy phân đến cùng hỗn hợp saccarozơ và tinh bột chỉ thu được một loại monosaccarit.
(3) Phản ứng của glucozơ với hidro chứng minh glucozơ có tính khử.
(4) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hoá lẫn nhau.
(5) Tinh bột và xenlulozơ đều cấu tạo từ các gốc glucozơ liên kết với nhau.
(6) Xenlulozơ và saccarozơ đều thuộc loại đisaccarit.
Số mệnh đề đúng là

A. 2.       B. 3.       C. 5.       D. 4.

(Xem giải) Câu 22: Hỗn hợp khí X gồm CH4, C2H2, C2H4, C3H6. Đun nóng 12,8 gam X với 0,3 mol H2 xúc tác bột Ni một thời gian, thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 5. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được tỉ lệ khối lượng CO2 và H2O bằng 22/13. Nếu cho hỗn hợp Y vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thì thu được m gam kết tủa và hỗn hợp khí Z. Khí Z phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch Br2 0,5M. Giá trị của m là

A. 14,4.       B. 18,0.       C. 12,0.       D. 16,8.

(Xem giải) Câu 23: Cho 6,825 gam hỗn hợp A gồm hai este no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được 7,70 gam hỗn hợp hai muối của hai axit kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và 4,025 gam một ancol. Khối lượng của este có khối lượng phân tử nhỏ có trong hỗn hợp A là

A. 1,275 gam.       B. 5,55 gam.       C. 2,20 gam.       D. 4,625 gam.

(Xem giải) Câu 24: Cho phản ứng oxi hóa – khử sau: C6H5-CH=CH2 + KMnO4 + H2SO4 → C6H5-COOH + CO2 + K2SO4 + MnSO4 + H2O. Sau khi cân bằng, với hệ số các chất là số nguyên tối giản thì tổng hệ số của các chất trong phương trình hóa học là

A. 19.       B. 18.       C. 15.       D. 23.

(Xem giải) Câu 25: Hỗn hợp X gồm CH3OH, CH2=CHCH2OH, CH3CH2OH, C3H5(OH)3. Cho 25,4 gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 5,6 lít H2 (đktc). Mặt khác đem đốt cháy hoàn toàn 25,4 gam hỗn hợp X thu được m gam CO2 và 27 gam H2O. Giá trị của m là

A. 55 gam.       B. 44 gam.       C. 52,8 gam.       D. 61,6 gam.

(Xem giải) Câu 26: Cho Cacbon (C) lần lượt tác dụng với Al, H2O, CuO, HNO3 đặc, H2SO4 đặc, KClO3, CO2 ở điều kiện thích hợp. Số phản ứng mà trong đó C đóng vai trò chất khử là

A. 5       B. 7       C. 4       D. 6

(Xem giải) Câu 27: Tiến hành các thí nghiệm:
(1) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội. (2) Cho NaNO2 vào dung dịch NH4Cl đến bão hòa, đun nóng.
(3) Cho FeS vào dung dịch HCl/t°. (4) Cho dung dịch AlCl3 vào dung dịch Na2CO3.
(5) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc. (6) Dung dịch NH4NO3 vào dung dịch NaOH.
(7) Cho Zn vào dung dịch NaHSO4. Số thí nghiệm có thể tạo ra chất khí là:

Bạn đã xem chưa:  [2021 - 2022] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Hà Nội

A. 3       B. 7       C. 5       D. 6

(Xem giải) Câu 28: Đun nóng 13,8 gam một ancol X đơn chức, mạch hở với xúc tác H2SO4 đặc một thời gian thu được anken Y. Sau đó hạ nhiệt độ để phản ứng tạo hỗn hợp Z gồm ete và ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn anken Y sau phản ứng thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc). Cho kim loại Na dư vào hỗn hợp Z đến khi phản ứng hoàn toàn. Tách lấy ete sau phản ứng rồi đốt cháy hoàn toàn thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 6,3 gam nước. Phần trăm khối lượng ancol X đã phản ứng tạo anken và ete là

A. 65,20%       B. 86,96%       C. 66,67%       D. 50,00%

(Xem giải) Câu 29: Cho 18 gam hỗn hợp X gồm R2CO3 và NaHCO3 có số mol bằng nhau (R+ là ion vô cơ) vào dung dịch chứa HCl dư, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít CO2 (đktc). Mặt khác cho 9 gam hỗn hợp X phản ứng tối đa với x mol NaOH. Giá trị của x là

A. 0,10.       B. 0,20.       C. 0,15.       D. 0,30.

(Xem giải) Câu 30: Ion M2+ có cấu hình electron là 1s2 2s2 2p6. Ion X- có cấu hình electron là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6. Hợp chất tạo bởi 2 ion trên có số electron là

A. 28.       B. 38.       C. 46.       D. 29.

(Xem giải) Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn 10,08 lít hỗn hợp khí gồm hai ankanal A và B (MA < MB) thu được 16,8 lít khí CO2. Nếu lấy cùng lượng hỗn hợp này tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 108 gam Ag. Biết các khí đều đo ở 136,5ºC và 1 atm. Công thức của B là

A. HCHO.         B. CH3CHO.         C. CH3CH2CH2CHO.         D. CH3CH2CHO.

(Xem giải) Câu 32: Chia dung dịch Ca(OH)2 aM (dung dịch X) thành ba phần bằng nhau: Phần I: Hấp thụ V lít CO2 vào X thu được m1 gam kết tủa. Phần II: Hấp thụ (V + 2,688) lít CO2 vào X thu được m2 gam kết tủa. Phần III: Hấp thụ (V + V1) lít CO2 vào X thu được lượng kết tủa cực đại. Các thể tích khí đo ở đktc. Biết m1 : m2 = 4 : 1 và m1 bằng 8/13 khối lượng kết tủa lớn nhất. Giá trị của V1 là

A. 0,672       B. 2,184       C. 0,840       D. 1,344

(Xem giải) Câu 33: Thủy phân hoàn toàn chất béo X trung tính trong môi trường axit, thu được glixerol và hỗn hợp hai axit béo. Nếu đốt cháy hoàn toàn a mol X thì thu được 12,32 lít CO2 (đktc) và 8,82 gam H2O. Mặt khác, a mol X tác dụng tối đa với 40 ml dung dịch Br2 1M. Hai axit béo là

A. axit stearic và axit oleic.       B. axit panmitic và axit oleic.

C. axit stearic và axit linoleic.       D. axit panmitic và axit linoleic.

(Xem giải) Câu 34: Hỗn hợp X gồm amin no, đơn chức mạch hở Y và ankin Z. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X sinh ra N2, 0,45 mol CO2 và 0,375 mol H2O. Công thức phân tử của Y và Z lần lượt là

A. C3H9N và C3H4.       B. C2H7N và C2H2.       C. C2H7N và C3H4.       D. C3H9N và C2H2.

(Xem giải) Câu 35: Cho các cân bằng sau:
(1) 2HI (k) ⇔ H2 (k) + I2 (k). (2) CaCO3 (r) ⇔ CaO (r) + CO2 (k). (3) FeO (r) + CO (k) ⇔ Fe (r) + CO2(k).
(4) 2SO2 (k) + O2 (k) ⇔ 2SO3 (k). (5) N2 (k) + 3H2 (k) ⇔ 2NH3 (k). (6) 2NO2(k) ⇔ N2O4 (k).
Khi tăng áp suất của hệ, số cân bằng bị chuyển dịch theo chiều thuận là

A. 2.       B. 3.       C. 5.       D. 4.

(Xem giải) Câu 36: Lên men m gam gạo (chứa 80% khối lượng là tinh bột, hiệu suất lên men là 50%) thu được 460 ml ancol etylic 50º. Biết % khối lượng riêng của ancol etylic là 0,80g/ml. Giá trị của m là

A. 810g       B. 760g       C. 520g       D. 430g

(Xem giải) Câu 37: Hỗn hợp T gồm ba este A, B, C [với MA < MB < MC; MB = 0,5(MA + MC)]. Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp T thu được hỗn hợp U gồm ba axit hữu cơ đồng đẳng kế tiếp và 16 gam hỗn hợp V gồm ba chất hữu cơ không là đồng phân của nhau có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp U được 15,68 lít CO2(đktc). Mặt khác đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp V được 26,4 gam CO2 và 14,4 gam H2O. Hỗn hợp V phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 21,6 gam Ag. Phần trăm khối lượng của B trong T gần giá trị nào nhất?

A. 15,90%.       B. 31,20%       C. 34,50%       D. 20,90%.

(Xem giải) Câu 38: Cho amin T có cấu tạo: CH3-CH(NH2)-CH2-CH3. Tên thay thế của T là

A. Sec-butyl amin       B. Butan-2-amin       C. Etylmetylamin       D. N-metylpropan-2-amin

(Xem giải) Câu 39: Cho a gam hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và valin phản ứng với 200 ml dung dịch HCl 0,1M, thu được dung dịch Y. Để phản ứng hết với các chất trong dung dịch Y cần 100 ml dung dịch KOH 0,55M. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X, thu được hỗn hỗn hợp Z gồm CO2, H2O và N2. Cho Z vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 7,445 gam và toàn bộ N2 thoát ra khỏi bình. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là

Bạn đã xem chưa:  [2022 - 2023] Thi học sinh giỏi lớp 12 - Hồ Chí Minh

A. 2,765.       B. 2,135.       C. 2,695.       D. 3,255.

(Xem giải) Câu 40: Hỗn hợp X gồm glyxin và lysin. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, được dung dịch Y chứa (m + 22) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m + 51,1) gam muối. Giá trị của m là

A. 112,2       B. 103,4       C. 123,8       D. 171,0

(Xem giải) Câu 41: Cho m gam NaOH vào dung dịch chứa 0,04 mol H3PO4, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 1,22m gam chất rắn khan. Giá trị m là

A. 2.       B. 6.       C. 4.       D. 8.

(Xem giải) Câu 42: Cho các monome sau: stiren, toluen, etyl axetat, metyl metacrylat, propilen, axit ε-amino caproic, etien oxit, caprolactam, acrilonitrin. Số monome có phản ứng trùng hợp là

A. 6       B. 5       C. 7       D. 4

(Xem giải) Câu 43: Hợp chất X chứa ba nguyên tố C, H, O có tỉ lệ khối lượng mC : mH : mO = 21 : 2 : 4 và tác dụng được với Na. X có công thức đơn giản nhất trùng với công thức phân tử. Số đồng phân cấu tạo chứa vòng benzen ứng với công thức phân tử của X thỏa mãn là

A. 5.       B. 3.       C. 2.       D. 4.

(Xem giải) Câu 44: Hỗn hợp X gồm HOOC-COOH, OHC-COOH, OHC-C≡C-CHO, OHC-C≡C-COOH; Y là axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Đun nóng m gam X với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 19,44 gam Ag. Cho m gam X tác dụng với NaHCO3 dư, thu được 0,07 mol CO2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm m gam X và m gam Y cần 0,417 mol O2, thu được 0,492 mol CO2. Giá trị của m là

A. 6,96.       B. 6,0.       C. 4,6.       D. 7,4.

(Xem giải) Câu 45: Cho các chất sau đây phản ứng với nhau:
(1) CH3COONa + CO2 + H2O    (2) (CH3COO)2Ca + Na2CO3    (3) CH3COOH + NaHSO4
(4) CH3COOH + CaCO3     (5) C17H35COONa + Ca(HCO3)2     (6) C6H5ONa + CO2 + H2O
(7) CH3COONH4 + Ca(OH)2 . Số phản ứng không xảy ra là

A. 2.       B. 3.       C. 1.       D. 4.

(Xem giải) Câu 46: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm một tetrapeptit A và một pentapeptit B (A và B mạch hở chứa đồng thời gốc glyxin và alanin trong phân tử) bằng dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn thu được (m + 15,8) gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn lượng muối sinh ra thu được Na2CO3 và hỗn hợp Y gồm CO2, H2O và N2. Dẫn toàn bộ hỗn hợp hơi Y đi qua bình đựng dung dịch NaOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng thêm 56,04 gam so với ban đầu và có 4,928 lít một khí duy nhất (đktc) thoát ra khỏi bình. Xem như N2 không bị nước hấp thụ, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của B trong hỗn hợp X là

A. 46,94%.       B. 60,92%       C. 58,92%       D. 35,37%.

(Xem giải) Câu 47: M là hỗn hợp hai axit cacboxylic đơn chức đồng đẳng kế tiếp với số mol bằng nhau (MX < MY). Z là ancol no, mạch hở có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử Cacbon trong X. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp E gồm M và Z cần vừa đủ 31,808 lít oxi ( đktc) tạo ra 58,08 gam CO2 và 18 gam nước. Mặt khác, cũng 0,4 mol hỗn hợp E tác dụng với Na dư thu được 6,272 lít H2 (đktc). Để trung hòa 11,1 gam X cần dung dịch chứa m gam KOH. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 8,60       B. 6,34       C. 8,90       D. 8,40

(Xem giải) Câu 48: Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, Fe3O4, CuO trong đó oxi chiếm 25,39% khối lượng hỗn hợp. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 8,96 lít CO (đktc) sau 1 thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với hiđro là 19. Cho chất rắn Y tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch T và 7,168 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch T thu được 3,456m gam muối khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị

A. 37,0       B. 38,5       C. 41,0       D. 40,0

(Xem giải) Câu 49: Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm KClO3 và KMnO4, thu được O2 và 8,66 gam chất rắn. Dẫn toàn bộ lượng O2 ở trên qua cacbon nóng đỏ, thu được 2,24 lít hỗn hợp khí Y (đktc) có tỉ khối so với H2 là 17,6. Hấp thụ hết Y vào nước vôi trong dư, thu được 4 gam kết tủa. Phần trăm theo khối lượng của KClO3 trong X là

A. 56,33%.       B. 54,83%.       C. 45,17%.       D. 43,67%.

(Xem giải) Câu 50: Chia 0,16 mol hỗn hợp X gồm hai anđehit đơn chức A và hai chức B (MA < MB) thành hai phần bằng nhau. Hiđro hóa phần 1 cần vừa đủ 3,584 lít H2 (ở đktc). Cho phần 2 tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 25,92 gam Ag và 8,52 gam hỗn hợp hai muối amoni của hai axit hữu cơ. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần % khối lượng của A trong hỗn hợp X là

A. 49,12%.       B. 34,09%.       C. 65,91%.       D. 50,88%.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!