[2018 – 2019] Kiểm tra năng lực chuyên môn – Giáo viên dạy giỏi tỉnh Bắc Ninh

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

⇒ Thời gian làm bài: 90 phút

⇒ Đề thi, đáp án và giải chi tiết:

1B 2D 3C 4B 5A 6C 7B 8A 9D 10B
11A 12A 13B 14B 15C 16A 17A 18A 19B 20C
21A 22A 23A 24A 25A 26D 27C 28D 29B 30D
31D 32B 33B 34A 35C 36A 37D 38A 39B 40A
41D 42A 43C 44B 45B 46C 47C 48D 49C 50B

Câu 1. Khí nào sau đây có trong không khí đã làm cho đồ dùng bằng bạc lâu ngày bị xám đen?

A. SO3.       B. H2S.       C. N2.         D. SO2.

Câu 2. Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch chất X thu được kết tủa màu nâu đỏ. Chất X là

A. AlCl3.       B. FeCl2.       C. CuSO4.       D. FeCl3.

Câu 3. Cho dãy các dung dịch: glucozơ, saccarozơ, etanol, glixerol. Số dung dịch trong dãy phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch có màu xanh lam là

A. 1.       B. 4.       C. 3.       D. 2.

(Xem giải) Câu 4. Salbutamol là một chất hữu cơ có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Hiện nay, vì lợi ích kinh tế trước mắt, nhiều trang trại chăn nuôi ở Việt Nam đã trộn chất này vào thức ăn gia súc để lợn lớn nhanh hơn, mông, vai nở hơn, tỷ lệ nạc cao hơn và màu sắc thịt đỏ đẹp hơn,… gây ra rất nhiều lo lắng, bức xúc đối với người tiêu dùng. Thành phần % về khối lượng các nguyên tố C, H, O, N trong salbutamol lần lượt là 65,27%; 8,79%; 20,08%; 5,86%. Công thức phân tử của salbutamol là

A. C13H23NO3.       B. C13H21NO3.       C. C26H40N2O6.       D. C7H11NO2.

Câu 5. Etyl propionat là este có mùi thơm của dứa. Công thức của etyl propionat là

A. C2H5COOC2H5.       B. CH3COOCH3.       C. HCOOC2H5.       D. C2H5COOCH3.

Câu 6. Thủy phân hoàn toàn xenlulozơ thu được monosaccarit X. Hiđro hóa X, thu được chất hữu cơ Y. Hai chất X, Y lần lượt là

A. glucozơ và axit gluconic.       B. fructozơ và sobitol.        C. glucozơ và sobitol.       D. mantozơ và glucozơ.

Câu 7. Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch lòng trắng trứng 10%, thêm tiếp 1 ml dung dịch NaOH 30% và 1 giọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống nghiệm, hiện tượng quan sát được là

A. có kết tủa xanh, khi lắc kết tủa không bị tan ra.

B. có kết tủa xanh, khi lắc kết tủa tan ra tạo dung dịch màu tím.

C. có kết tủa xanh, khi lắc kết tủa chuyển sang màu đỏ gạch.

D. dung dịch màu xanh, khi lắc dung dịch chuyển sang màu vàng.

Câu 8. Cho m gam kim loại Al tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là

A. 2,7.       B. 10,8.       C. 8,1.       D. 5,4.

Câu 9. Chất có tính lưỡng tính là

A. NaCl.       B. KNO3.       C. NaOH.       D. NaHCO3.

(Xem giải) Câu 10. Đốt cháy 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí Cl2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 40,3 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2 (đktc) đã phản ứng là

A. 17,92 lít.       B. 8,96 lít.       C. 6,72 lít.       D. 11,20 lít.

Câu 11. Cho các polime: poli(vinyl clorua), xenlulozơ, polistiren, xenlulozơ triaxetat, nilon – 6,6, policaproamit. Số polime tổng hợp là

A. 4.       B. 2.       C. 3.       D. 1.

(Xem giải) Câu 12. Hỗn hợp X gồm Fe và Cu (trong đó Cu chiếm 43,24% về khối lượng). Cho 7,4 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là

A. 1,68.       B. 1,12.       C. 0,56.       D. 2,24.

Câu 13. Cho dãy các kim loại: Li, Na, Al, Ca, Sr. Số kim loại kiềm trong dãy là

A. 3.       B. 2.       C. 1.       D. 4.

Câu 14. Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là H+ + OH- → H2O

Bạn đã xem chưa:  [2021] Thi thử TN trường Hàn Thuyên - Bắc Ninh (Lần 3)

A. KHCO3 + HCl → KCl + CO2 + H2O.       B. Ba(OH)2 + 2HNO3 → Ba(NO3)2 + 2H2O.

C. Cu(OH)2 + 2HCl→ CuCl2 + 2H2O.       D. KHCO3 + KOH → K2CO3 + H2O.

Câu 15. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Z từ dung dịch X và chất rắn Y:

Hình vẽ trên minh họa cho phản ứng nào sau đây?

A. CuO (rắn) + CO (khí) → Cu + CO2↑

B. K2SO3 (rắn) + H2SO4 → K2SO4 + SO2↑ + H2O

C. Zn + H2SO4 (loãng) → ZnSO4 + H2↑

D. NaOH + NH4Cl (rắn) → NH3↑ + NaCl + H2O

(Xem giải) Câu 16. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí Cl2 vào dung dịch KOH đun nóng.
(b) Sục khí NO2 vào dung dịch NaOH loãng.
(c) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư).
(d) Cho hỗn hợp gồm Cu và Fe2O3 (có số mol bằng nhau) vào dung dịch H2SO4 loãng (dư).
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm tạo ra hai muối là

A. 3.       B. 2.       C. 1.       D. 4.

(Xem giải) Câu 17. Số liên kết σ (xích ma) có trong phân tử but-1-en là

A. 11.       B. 8.       C. 10.       D. 12.

Câu 18. Dung dịch chất nào sau đây không dẫn điện?

A. C2H5OH.       B. NaCl.       C. NaOH.       D. CH3COOH.

Câu 19. Phân tử khối của Ala – Gly – Val là

A. 281.       B. 245.       C. 227.       D. 263.

Câu 20. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố Fe (Z = 26) thuộc nhóm

A. VIB       B. IA       C. VIIIB       D. IIA

Câu 21. Trong điều kiện thường, chất nào sau đây ở trạng thái rắn?

A. Glyxin.       B. Etanol.       C. Metylamin.       D. Anilin.

(Xem giải) Câu 22. Cho axit acrylic tác dụng với ancol đơn chức X, thu được este Y. Trong Y, oxi chiếm 32% về khối lượng. Công thức của Y là

A. C2H3COOC2H5.       B. C2H3COOCH3.       C. CH3COOC2H5.       D. C2H5COOC2H3.

(Xem giải) Câu 23. Cho các chất sau: CrO3, Fe, Cr(OH)3, Cr, Cr2O3, Cu(OH)2. Số chất tan được trong dung dịch NaOH loãng là

A. 2.       B. 1.       C. 3.       D. 4.

Câu 24. Cho các phát biểu sau:
(1) Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
(2) Xenlulozơ và tinh bột là hai đồng phân cấu tạo của nhau.
(3) Fructozơ và saccarozơ đều có phản ứng tráng bạc.
(4) Glucozơ và saccarozơ đều làm mất màu nước brom.
Số phát biểu không đúng là

A. 3.       B. 2.       C. 1.       D. 4.

Câu 25. Poli (metyl metacrylat) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?

A. CH2=C(CH3)COOCH3       B. CH3COOCH=CH2        C. CH2=C(CH3)COOC2H5       D. CH2=CHCOOCH=CH2

Câu 26. Cho dãy các chất: etan, etanol, etanal, axit etanoic. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất trong dãy là

A. etanol.       B. etanal.       C. etan.       D. axit etanoic.

Câu 27. Cho dãy các chất sau: NH3, C6H5NH2, C6H5NHC6H5, CH3NHC2H5. Chất có lực bazơ yếu nhất là

A. CH3NHC2H5.       B. NH3.       C. C6H5NHC6H5.       D. C6H5NH2.

Câu 28. Cho dãy các ion kim loại: K+, Ag+, Fe3+, Cu2+. Ion kim loại có tính oxi hóa mạnh nhất trong dãy là

A. Cu2+.       B. K+.       C. Fe3+.       D. Ag+.

Câu 29. Số đồng phân ancol là hợp chất bền ứng với công thức phân tử C2H6Ox là

A. 1.       B. 2.       C. 3.       D. 4.

Câu 30. Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glixerol?

A. Metyl fomat.       B. Metyl axetat.       C. Benzyl axetat.       D. Tristearin.

(Xem giải) Câu 31. Cho 9,3 gam anilin phản ứng vừa đủ với dung dịch nước brom thu được m gam kết tủa màu trắng 2,4,6 – tribromanilin. Giá trị của m là

A. 17,3.       B. 33,3.       C. 25,3.       D. 33,0.

(Xem giải) Câu 32. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Nung nóng AgNO3.
(2) Cho Fe(OH)2 vào H2SO4 đặc, nóng (dư).
(3) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3.
(4) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3.
(5) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch H2SO4 loãng.
(6) Cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
Sau khi các phản ứng xảy ra, số thí nghiệm thu được chất khí là

Bạn đã xem chưa:  [2021] KSCL trường Thuận Thành 1 - Bắc Ninh

A. 3.       B. 6.       C. 5.       D. 4.

(Xem giải) Câu 33. Cho x mol Ba(OH)2 vào dung dịch chứa y mol KHCO3 (x < y < 2x). Sau khi kết thúc các phản ứng thu được kết tủa T và dung dịch Z. Cô cạn Z được m gam chất rắn khan. Mối quan hệ giữa m, x, y là

A. m = 43y – 26x.       B. m = 82y – 26x.       C. m = 60(y – x).       D. m = 82y – 43x.

(Xem giải) Câu 34. Cho m gam Na vào 100 ml dung dịch X gồm H2SO4 0,5M và HCl 1,0M, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 3,136 lít khí (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được x gam chất rắn khan. Giá trị x là

A. 16,15.       B. 12,95.       C. 16,07.       D. 14,55.

(Xem giải) Câu 35. Hấp thụ 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch gồm NaOH x mol/lít và Na2CO3 0,4 mol/lít thu được dung dịch chứa 19,98 gam hỗn hợp muối. Giá trị của x là

A. 0,60.       B. 0,75.       C. 0,50.       D. 1,00.

(Xem giải) Câu 36. Cho m gam hỗn hợp bột X gồm FexOy, CuO và Cu (x, y nguyên dương) vào 600 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y (không chứa HCl) và còn lại 6,4 gam kim loại không tan. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3, thu được 102,3 gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 29,1.       B. 27,5.       C. 22,7.       D. 34,1.

(Xem giải) Câu 37. Cho 3,36 gam Fe vào 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 4,72.       B. 8,56.       C. 3,84.       D. 5,36.

(Xem giải) Câu 38. Cho a mol hỗn hợp X gồm tyrosin và Ala-Glu-Gly vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 2M và H2SO4 2M (loãng) thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 560 ml dung dịch NaOH 2,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 122,45 gam hỗn hợp muối. Giá trị của a là

A. 0,25 mol.       B. 0,30 mol.       C. 0,10 mol.       D. 0,15 mol.

(Xem giải) Câu 39. Hai ống nghiệm riêng biệt X và Y chứa lần lượt dung dịch ZnSO4 và AlCl3. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào 2 ống nghiệm trên. Sự phụ thuộc của lượng kết tủa (số mol) vào số mol NaOH tham gia phản ứng được biểu diễn bằng đồ thị sau:

Giá trị của x là

A. 0,21.       B. 0,18.       C. 0,17.       D. 0,16.

(Xem giải) Câu 40. Điện phân dung dịch hỗn hợp gồm x mol CuSO4 và y mol NaCl (có màng ngăn, điện cực trơ) đến khi nước bắt đầu điện phân ở cả hai điện cực thì dừng điện phân. Số mol khí thoát ra ở anot bằng 2,5 lần số mol khí thoát ra từ catot (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Tỉ lệ x : y là

A. 3:10.       B. 10:3.       C. 10:1.       D. 1:5.

(Xem giải) Câu 41. Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 4,83 mol O2, thu được 3,42 mol CO2 và 3,18 mol H2O. Mặt khác, cho a gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được b gam muối. Giá trị của b là

A. 60,36.       B. 57,12.       C. 53,46.       D. 54,84.

(Xem giải) Câu 42. Cho x gam hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ có công thức phân tử C2H8O3N2 và C4H12O4N2 (đều no, mạch hở) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm 2 chất hữu cơ đơn chức cùng dãy đồng đẳng có tỉ khối so với H2 bằng 19,7 và dung dịch Z có chứa m gam hỗn hợp 3 muối. Giá trị của m là

Bạn đã xem chưa:  [2019] Thi thử THPT Quốc gia của Sở GDĐT Vĩnh Phúc (Mã đề 420)

A. 29,25.       B. 25,65.       C. 27,45.       D. 19,55.

Câu 43. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với các thuốc thử được ghi lại dưới bảng sau:

Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng
X Dung dịch iot Có màu xanh tím
Y Cu(OH)2 trong môi trường kiềm Có màu tím
Z Dung dịch AgNO3 trong môi trường NH3 đun nóng Kết tủa Ag trắng sáng
T Nước Br2 Kết tủa trắng

Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

A. hồ tinh bột, anilin, lòng trắng trứng, glucozơ.       B. lòng trắng trứng, hồ tinh bột, glucozơ, anilin.

C. hồ tinh bột, lòng trắng trứng, glucozơ, anilin.       D. hồ tinh bột, lòng trắng trứng, anilin, glucozơ.

(Xem giải) Câu 44. Thủy phân 51,3 gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 60%, thu được dung dịch X. Trung hòa X bằng dung dịch NaOH vừa đủ. Lấy dung dịch thu được cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A. 19,44.       B. 38,88.       C. 51,84.       D. 64,80.

Câu 45. Một vật làm bằng hợp kim Zn-Fe đặt trong không khí ẩm, sẽ bị ăn mòn điện hóa học. Các quá trình xảy ra tại các điện cực là

A. anot: Fe → Fe2+ + 2e và catot: 2H+ + 2e → H2.

B. anot: Zn → Zn2+ + 2e và catot: O2 + 2H2O + 4e → 4OH-.

C. anot: Fe → Fe2+ + 2e và catot: O2 + 2H2O + 4e → 4OH-.

D. anot: Zn → Zn2+ + 2e và catot: Fe2+ + 2e → Fe.

(Xem giải) Câu 46. X, Y là hai peptit mạch hở đều được tạo bởi từ glyxin và alanin (Y nhiều hơn X một liên kết peptit); Z, T là hai este no, 2 chức, mạch hở. Đun nóng 31,66 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần vừa đủ 500 ml dung dịch NaOH 1M thu được hỗn hợp chứa 3 muối và 5,4 gam hỗn hợp chứa 2 ancol đơn chức cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy toàn bộ muối cần dùng 0,925 mol O2 thu được Na2CO3, N2 và 43,16 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Thành phần % khối lượng của X trong E là

A. 65,70%.       B. 51,93%.       C. 49,27%.       D. 46,62%.

(Xem giải) Câu 47. Đốt cháy hoàn toàn m gam hiđrocacbon mạch hở X (28 < MX < 56), thu được 10,56 gam CO2. Mặt khác, m gam X phản ứng tối đa với 38,40 gam Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là

A. 1,52.       B. 2,00.       C. 3,00.       D. 1,50.

(Xem giải) Câu 48. Hỗn hợp M gồm Mg, MgO, Fe, Fe2O3. Hòa tan hoàn toàn 7,44 gam M vào dung dịch chứa 0,4 mol HCl và 0,05 mol NaNO3 thu được dung dịch X chỉ chứa 22,47 gam muối và 0,448 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm NO, N2 có tỉ khối so với H2 bằng 14,5. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X, thu lấy kết tủa Y nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 9,6 gam chất rắn R. Mặt khác, nếu cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 95,20.       B. 64,69.       C. 58,48.       D. 63,88.

(Xem giải) Câu 49. Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ đơn chức A và B (chứa C, H, O và đều có phân tử khối lớn hơn 50). Lấy m gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, sau phản ứng hoàn toàn thu được sản phẩm là dung dịch Y chỉ chứa hai muối, trong đó có một muối chứa 19,83% natri về khối lượng. Chia dung dịch Y thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 đem thực hiện phản ứng tráng bạc, thu được tối đa 16,2 gam Ag. Phần 2 đem cô cạn rồi đốt cháy hoàn toàn thu được CO2, H2O và 10,6 gam Na2CO3. Giá trị m là

A. 41,80.       B. 30,40.       C. 27,70.       D. 13,85.

Câu 50. Cho sơ đồ phản ứng: Ba + X → Ba(OH)2; Ba(OH)2 + Y → BaCO3; BaCO3 + Z → BaCl2. Các chất X, Y, Z lần lượt là

A. H2O, KHCO3, CaCl2.       B. H2O, K2CO3, HCl.

C. H2O, CaCO3, HCl.       D. H2O, K2CO3, CaCl2.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!