Bài tập Hóa 9 nâng cao (Phần 3)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
Câu 1. Cho 16 gam hỗn hợp X chứa Mg và kim loại M vào dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 8,96 lit khí H2 (đktc). Cũng 16 gam hỗn hợp X ở trên tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được dung dịch Y và 11,2 lit khí SO2 (đktc) duy nhất. Viết phương trình hóa học xảy ra và xác định kim loại M.
⇒ Xem giải
Câu 2. Oxit của nguyên tố M có dạng MxOy, trong đó M chiếm 43,66% về khối lượng. Hòa tan 10,65 gam oxit trên vào nước dư thu được dung dịch X, thêm V ml dung dịch NaOH 2M vào X, sau khi phản úng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 22,95 gam chất rắn khan. Xác định công thức oxit trên và tính giá trị V.
⇒ Xem giải
Câu 3. Cho 1,02 gam X là muối của axit H2S. Cho X tác dụng với 2,7 gam một muối clorua của kim loại M có hóa trị II thu được 1,92 gam kết tủa. Tìm công thức X và kim loại M?
⇒ Xem giải
Câu 4. Cho 11,2 gam hỗn hợp gồm hai kim loại Cu và kim loại M tác dụng hết với HCl dư thu được 3,136 lit khí (đktc). Cùng lượng hỗn hợp X trên cho tác dụng hết với H2SO4 đặc nóng dư thu được 5,88 lit khí SO2 (đktc). Xác định kim loại M và tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X?
⇒ Xem giải
Câu 5. Hòa tan a gam oxit của kim loại R (II) vào 48 gam dung dịch H2SO4 6,125% thì thu được dung dịch A trong đó nồng độ axit 0,98%. Nếu khử hoàn toàn a gam oxit trên cần 560 ml H2 (đktc). Tìm a và R.
⇒ Xem giải
Câu 6. Khử hoàn toàn 24 gam một oxit kim loại cần 10,08 lít H2 (đktc). Lượng kim loại thu được cho phản ứng với dung dịch HCl dư thì giải phóng 6,72 lít H2 (đktc), kim loại đó là?
⇒ Xem giải
Câu 7. Một hỗn hợp gồm Zn và Fe có khối lượng là 37,2 gam. Hòa tan hỗn hợp này trong 2 lit dung dịch H2SO4 0,5M
a) Chứng tỏ rằng hỗn hợp này tan hết?
b) Nếu dùng một lượng hỗn hợp Zn và Fe gấp đôi trường hợp nước, lượng H2SO4 vẫn như cũ thì hõn hợp mới này có tan hết hay không?
c) Trong trường hợp (a) hãy tính khối lượng mỗi ki loại trong hỗn hợp biết rằng lượng H2 sinh ra trong phản ứng vừa đủ tác dụng với 48 gam CuO.
⇒ Xem giải
Câu 8. A là dung dịch H2SO4 nồng độ x mol/l, B là dung dịch NaOH nồng độ y mol/l. Trộn 200 ml dung dịch A với 300 ml dung dịch B thì thu được 500ml dung dịch E. Để trung hòa 100ml dung dịch E cần dùng 40 ml dung dịch H2SO4 1M. Mặt khác trộn 300ml dung dịch A với 200 ml dung dịch B thì thu được 500ml dung dịch F. Xác định x, y.
Biết rằng 100 ml dung dịch F phản ứng vừa đủ với 2,04 gam Al2O3. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
⇒ Xem giải
Câu 9. Hòa tan 7 gam hỗn hợp gồm Mg và 1 kim loại kiềm A vào dung dịch H2SO4 loãng dư, sau phản ứng thu được 4,48 lit khí (đkc) và hỗn hợp muối B. Xác định kim loại kiềm A và % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu. Tính khối lượng B, biết rằng nếu dùng 60ml dung dịch H2SO4 1M thì không hòa tan hết 3,45g kim loại A.
⇒ Xem giải
Câu 10. Hòa tan hoàn toàn 3,1 gam hỗn hợp gồm hai kim loại kiềm A và B vào nước. Đẻ trung hòa dung dịch thu được phải dùng 50 ml dung dịch HCl 2M, sau phản ứng thu được dung dịch C.
a) Cô cạn dung dịch C sẽ thu được bao nhiêu gam hỗn hợp muối khan ?
b) Xác định hai kim loại kiềm, biết số mol hai kim loại trong hỗn hợp bằng nhau.
⇒ Xem giải
Câu 11. Tính nồng độ M của dung dịch H2SO4 và dung dịch NaOH biết rằng:
– Trường hợp 1: 30ml dung dịch H2SO4 được trung hòa bởi 20 ml dung gịch NaOH và 10 ml dung dịch KOH 2M.
– Trường hợp 2: 30 ml dung dịch NaOH được trung hòa hết bởi 20 ml dung dịch H2SO4 và 5 ml dung dịch HCl 1M.
⇒ Xem giải
Câu 12. Hoà tan hoàn toàn 0,85 gam hỗn hợp gồm Zn và kim loại R thuộc nhóm IIA vào dung dịch HCl 10% thu được 0,336 lít khí H2 (đktc) và dung dịch A. Mặt khác, để hoà tan hết 0,95 gam kim loại R thì dùng không hết 100ml dung dịch HCl 0,5M
a) Xác định kim loại R.
b) Tính nồng độ % các muối trong dung dịch A.
⇒ Xem giải
Câu 13. Hòa tan hỗn hợp gồm 18,24 gam FeSO4 và 27,36 gam Al2(SO4)3 vào 200 gam dung dịch H2SO4 9,8% thu được dung dịch A. Cho 77,6 gam NaOH nguyên chất vào dung dịch A thu được kết tủa B và dung dịch C. Tách kết tủa B khỏi dung dịch C.
1. Nung kết tủa B ngoài không khí đến khối lượng không đổi. Tính khối lượng chất rắn thu được.
2. Thêm nước vào dung dịch C được dung dịch D có khối lượng 400 gam. Tính khối lượng nước thêm vào và nồng độ phần trăm theo khối lượng các chất tan trong dung dịch D.
3. Cần bao nhiêu ml dung dịch HCl 2M vào dung dịch D để:
a) Được khối lượng kết tủa max.
b) Được kết tủa mà sau khi nung đến khối lượng không đổi thu được chât rắn cân nặng 5,1 gam.
⇒ Xem giải
Câu 14. Hòa tan 5,37 gam hỗn hợp gồm 0,02 mol AlCl3 và một muối halogen của kim loại M hóa trị 2 vào nước thu được dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch AgNO3, thu được 14,35 gam kết tủa. Lọc lấy dung dịch cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa B, nung B đến khối lượng không đổi thu được 1,6 gam chất rắn.Mặt khác, nhúng thanh kim loại D vào dung dịch A, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn , khối lượng thanh kim loại D tăng 0,16 gam.
a) Xác định công thức của muối halogen của kim loại M.
b) Tính nồng độ mol của AgNO3.
c) D là kim loại gì.
⇒ Xem giải
Câu 15. Oxit của kim loại M có công thức MxOy và có mM : mO = 7 : 3. Tìm công thức oxit.
⇒ Xem giải
Câu 16. Một hỗn hợp có khối lượng là 15,6 gam gồm Fe và muối cacbonat của kim loại hóa trị 2 được hòa tan vào 200ml dung dịch HCl thì vừa đủ, hỗn hợp khí thu được 4,48 lít đktc và có tỉ khối so với hidro bằng 11,5.
a. Tính nồng độ mol của HCl.
b. Tìm kim loại hóa trị 2.
c. Tìm nồng độ mol của các chất sau phản ứng, coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
⇒ Xem giải
Câu 17. Cho một muối phi kim nhóm 7 của kim loại M có hóa trị ll. Lấy 8,1 gam muối đó hòa tan vào nước ta được một dung dịch A. Chia dung dịch A làm 3 phần bằng nhau.
Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được 5,74 gam kết tủa.
Phần 2: Cho tác dụng với NaOH, kết tủa thu được đem đung đến khối lượng không đổi thu được 1,6 gam chất rắn
Phần 3: Nhúng vào một thanh kim loại B vào dung dịch khi phản ứng kết thúc thì thấy thanh kim loại nặng thêm 0,16 gam.
a) Hãy tìm khối lượng của kim loại M và phi kim
b) Xác định kim loại B
⇒ Xem giải
Câu 18. Một hỗn hợp kim loại X gồm Al và kim loại M hóa trị II tan hoàn toàn trong H2SO4 đặc nóng tạo ra dung dịch Y khí SO2, khí này bị hấp thụ trong dung dịch NaOH dư tạo ra 50,4 gam muối. Khi thêm một lượng kim loại M bằng 2 lần lượng kim loại M có sẵn trong hỗn hợp X (giữ nguyên lượng nhôm) thì muối thu được tăng 32 gam nhưng nếu giữ nguyên lượng M, giảm 1/2 lượng Al trong X thì khí thu được trong phản ứng với H2SO4 có thể tích là 5,6 cm3.
a) Xác định kim loại M.
b) Thành phần phần trăm về khối lượng các kim loại trong hỗn hợp X.
c) Tính số mol H2SO4 đã dùng ban đầu, biết rằng khi cho dung dịch Y tác dụng với 600 ml dung dịch NaOH 2M thì lượng kết tủa không đổi.
⇒ Xem giải
Câu 19. Cho 17,94 gam hỗn hợp 2 kim loại kiềm A, B vào 500 gam nước thu được 517,32 gam dung dịch C. Xác định A và B biết tỉ lệ khối lượng A, B trong hỗn hợp là 1:1; MB > MA.
⇒ Xem giải
Câu 20. Hỗn hợp A gồm hai kim loại Mg và Zn, dung dịch B là dung dịch HCl nồng độ CM. Người ta thực hiện hai thí nghiệm sau:
Cho 2,02 gam A vào cốc đựng 200ml dung dịch B sau phản ứng đun nóng cho nước bay hơi hết thu được 4,86 gam chất rắn.
Cho 2,02 gam A vào cốc đựng 400ml dung dịch B sau phản ứng đun nóng cho nước bay hơi hết thu được 5,57 gam chất rắn.
a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong 10,1 gam hỗn hợp A?
b. Tính thể tích khí bay ra ở đktc trong TN1 và tính nồng độ của dung dịch B.
⇒ Xem giải
Câu 21. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm nhôm clorua và nhôm sunfat vào nước thu được 200 gam dung dịch X, chia dung dịch X làm 2 phần: Phần 1 đem tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 13,98 gam kết tủa trắng. Phần 2 đem tác dụng với 476ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau khi phản ứng xong thu được 69,024 gam kết tủa. Biết khối lượng phần 2 gấp n lần khối lượng phần 1 (n: nguyên) và lượng chất tan trong phần 2 nhiều hơn trong phần 1 là 32,535 gam. Tính nồng độ C% của các chất tan có trong dung dịch X.
⇒ Xem giải
Câu 22. Cho 5,22 gam một muối cacbonat của kim loại X tác dụng với dung dịch HNO3 thấy tạo ra hỗn hợp khí gồm 0,336 lít NO và x lít khí CO2 (đktc)
a) Xác định kim loại X và x.
b) Cho a gam hỗn hợp gồm FeS2 và muối cacbonat trên với số mol bằng nhau vào bình kín chứa oxi dư. Áp suất trong bình là p1 atm. Đun nóng bình để phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi đưa bình về nhiệt độ ban đầu, áp suất khí trong bình lúc này là p2 atm, khối lượng chất rắn thu được b gam. Biết rằng thể tích chất rắn trong bình trước và sau phản ứng là không đáng kể. Tính p1/p2 và a/b.
⇒ Xem giải
Câu 23. Hòa tan 3,12 gam hỗn hợp M (kim loại X hóa trị a và oxit của X) vào 88,96 gam dung dịch axit sunfuric 13,22% lấy vừa đủ, sau phản ứng thu được khí A (chiếm thể tích bằng thể tích của 2,64 gam khí cacbonic đo cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất) và dung dịch B
a) Tìm kim loại X (thể tích khí đo ở dktc)?
b) Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch B cho đến khi phản ứng vừa kết thúc tốn hết x ml dung dịch Ba(OH)2 2M thì được dung dịch D. Tính x và nồng độ % của dung dịch D (khối lượng riêng của dung dịch Ba(OH)2 là 1,2 g/ml?
⇒ Xem giải
Câu 24. Nung hoàn toàn 400 gam quặng đolomit có chứa 92% (MgCO3.CaCO3) về khối lượng, còn lại là tạp chất rắn trơ, không bị phân hủy. Sau phản ứng thu được chất rắn X và khí CO2. Tính phần trăm khối lượng của canxi có trong chất rắn X.
⇒ Xem giải
Câu 25. Hỗn hợp gồm 3 kim loại Cu, Fe, Mg nặng 20 gam được hòa tan hết bằng H2SO4 loãng thoát ra khí A nhận được dung dịch B, chất rắn D. Thêm KOH dư vào dung dịch B rồi sục không khí để xảy ta hoàn toàn phản ứng.
4Fe(OH)2 + O2 +H2O——> 4Fe(OH)3 (kết tủa)
Lọc kết tủa và nung đến khối lượng không đổi cân nặng 24gam. Chất rắn D cũng được nung trong không khí đến khối lượng không đổi cân nặng 5 gam. Tìm % khối lượng mỗi kim loại ban đầu?
⇒ Xem giải
Câu 26. Hòa tan hoàn toàn 7 gam kim loại R trong 200 gam dung dịch HCl vừa đủ thu được 206,75 gam dung dịch A. Xác định R?
⇒ Xem giải
Câu 27. Có 72,125 gam hỗn hợp X gồm NaCl, Na2CO3, Na2O. Chia X làm 3 phần:
– Phần 1: Tác dụng vừa đủ với 600 ml dung dịch HCl 1M, giải phóng V lít CO2 (đktc).
– Phần 2 (khối lượng bằng phần 1): Cho tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, thu được kết tủa trắng, nung kết tủa đến khối lượng không đổi thì chất rắn giảm 4,4 gam.
– Phần 3: Hòa tan vào nước dư, sục tiếp CO2 dư vào thu được 281,25 gam dung dịch có tổng nồng độ muối bằng 10%.Tính V và khối lượng mỗi chất trong 72,125 gam hỗn hợp X.
⇒ Xem giải
Câu 28. Đơn chất của hai nguyên tố X và Y ở điều kiện thường là chất rắn. Số mol X trong 8,4 gam nhiều hơn số mol Y trong 6,4 gam là 0,15 mol. Biết khối lượng mol của X nhỏ hơn khối lượng mol của Y là 8 gam
a) Hãy xác định hai nguyên tố X và Y
b) Nung nóng hỗn hợp chứa 8,4 gam X và 6,4 gam Y tới khi phản ứng hoàn toàn trong môi trường khí trơ. Tính khối lượng mỗi chất trong sản phẩm thu được?
⇒ Xem giải
Câu 29. Các muối tan thường được tinh chế bằng cách làm kết tinh lại. Biết nồng độ phần trăm của dung dịch Na2S2O3 bão hòa ở nhiệt độ khác nhau: ở 0°C là 52,7% và 40°C là 59,4%.
Người ta pha m1 gam Na2S2O3.5H2O (có độ tinh khiết 96%) vào m2 gam nước thu được dung dịch bão hòa Na2S2O4 ở 40°C rồi làm lạnh dung dịch xuống 0°C thì thấy tách ra 10 gam Na2S2O3.5H2O tinh khiết.
Tính m1, m2 trong trường hợp tạp chất không tan trong nước
⇒ Xem giải
Câu 30. Hòa tan 11,5 gam Na vào 69 gam nước sau phản ứng thu được dung dịch A
a) Tính nồng độ % dung dịch A ?
b) Hòa tan thêm mấy gam NaOH vào dung dịch A thì thu được dung dịch B có nồng độ 40% ?
c) Lấy mấy ml dung dịch X ( chứa HCl 1,5M và H2SO4 0,5M ) để trung hòa dung dịch A?
⇒ Xem giải
Bình luận