Bài tập hỗn hợp Fe, Cu và oxit của chúng (Phần 2)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

(Xem giải) Câu 1. Cho hỗn hợp X gồm Cu (7a mol); FeO (5a mol); Mg; Fe3O4. Hòa tan hoàn toàn 111,12 gam X trong dung dịch Y chứa HCl và NaNO3; sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thấy khối lượng dung dịch tăng 104,92 gam; thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối của kim loại và 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí T gồm NO, H2. Cho từ từ AgNO3 khan vào dung dịch Z đến khi lượng kết tủa đạt cực đại thì khối lượng dung dịch tiếp tục tăng 136,19 gam. Mặt khác nếu cho cùng lượng X trên phản ứng với H2SO4 đặc nóng dư thì thu được 13,552 lít (đktc) khí SO2 (không còn sản phẩm khử nào khác). Hiệu khối lượng của Fe3O4 và Mg trong hỗn hợp X gần nhất với:

A. 65         B. 70          C. 80         D. 90

(Xem giải) Câu 2. Hòa tan hoàn toàn 16,08 gam hỗn hợp X chứa Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 bằng dung dịch chứa 0,04 mol HNO3 và 0,64 mol HCl thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối sắt và V lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO; H2. Nếu cho NaOH dư vào Y thì thu được 23,76 gam kết tủa. Nếu cho AgNO3 dư vào Y thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là?

A. 95,08         B. 97,24         C. 99,40         D. 96,16

(Xem giải) Câu 3. Cho m gam hỗn hợp X gồm CuO, FeO, Al2O3 vào dung dịch HCl thì tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 1M. Nếu cho hỗn hợp trên vào dung dịch HNO3 thì phải dùng 240 ml dung dịch HNO3 0,5M thấy tạo ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Số mol FeO trong hỗn hợp là

Bạn đã xem chưa:  Bài tập về quặng, luyện gang thép và các hợp kim (Phần 1)

A. 0,015.         B. 0,005.         C. 0,010.         D. 0,020.

(Xem giải) Câu 4. Cho hỗn hợp X gồm Zn, CuO, FeO. Khử m gam hỗn hợp X bằng khí CO dư nung nóng, sau khi phản ứng kết thúc có a mol CO phản ứng và thu được 0,804m gam chất rắn. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch Y (trong đó có 203,78 gam muối ); 5,6 lít khí hỗn hợp khí NO và N2O (đktc) có tỉ khối so với hidro là 16,96. Cho dung dịch Y tác dụng với NaOH dư có 0,04a mol khí thoát ra. Giá trị của m gần với giá trị nào nhất

A. 46        B. 46,5        C. 52         D. 52,5

(Xem giải) Câu 5. Hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được dung dịch chứa m1 gam chất tan. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với HNO3 đặc, nóng, dư thu được 5,6 lít NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m2 gam muối khan. Biết m2 – m1 = 1,171m. Giá trị của m là:

A. 58,64        B. 61,28        C. 59,76        D. 57,89

(Xem giải) Câu 6. Chia 110,4 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại Fe và Cu thành hai phần:
– Phần 1: Tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 3,36 lít H2 (đkc).
– Phần 2: Tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 23,52 lít NO (đkc, sản phẩm khử duy nhất).
Thành phần phần trăm về khối lượng của Cu trong X là:

Bạn đã xem chưa:  Bài tập hỗn hợp Fe, Cu và oxit của chúng (Phần 1)

A. 53,33%.      B. 69,57%.     C. 91,14%.      D. 36,36%.

(Xem giải) Câu 7. Hòa tan hết 14,8 gam hỗn hợp Fe và Cu trong 126 gam HNO3 48% thu được dung dịch X (không chứa muối amoni). Cho X phản ứng với 400 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và KOH 0,5M thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi được 20 gam Fe2O3 và CuO. Cô cạn Z thu được hỗn hợp rắn khan T. Nung T đến khối lượng không đổi được 42,86 gam hỗn hợp rắn. Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)3 trong X có giá trị gần nhất với:

A. 7,6      B. 6,9      C. 8,2      D. 7,9

(Xem giải) Câu 8. Hòa tan 19,2 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3 và Cu vào dung dịch chứa 0,6 mol HCl; sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 1,28 gam kim loại không tan. Cho lượng dư AgNO3 vào Y thu được m gam kết tủaBiết khí NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của m gần nhất với?

A. 93,6.         B. 93,7.         C. 96,3.         D. 96,6.

(Xem giải) Câu 9. Hòa tan hoàn toàn 15,5 gam hỗn hợp X gồm x mol Fe, y mol Fe3O4 và 3y mol Cu trong 88,2 gam dung dịch HNO3 60%, thu được dung dịch Y (không chứa NH4+, bỏ qua sự hòa tan của các khí trong nước và sự bay hơi của nước) và hỗn hợp khí Z. Cho 650 ml dung dịch KOH 1M vào Y, thu được kết tủa D và dung dịch E. Nung D trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 19 gam chất rắn F. Cô cạn cẩn thận E thu được chất rắn G. Nung G đến khối lượng không đổi, thu được 53,8 gam chất rắn khan. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Nồng độ phần trăm của Fe(NO3)3 trong dung dịch Y có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

Bạn đã xem chưa:  Bài tập xác định công thức oxit sắt (Phần 1)

A. 37,9.       B. 29,2.       C. 41,8.         D. 32,2.

(Xem giải) Câu 10. Hòa tan hết 27,2 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe3O4, Fe2O3 và Cu trong dung dịch chứa 0,9 mol HCl (dùng dư), thu được dung dịch Y có chứa 13,0 gam FeCl3. Tiến hành điện phân dung dịch Y bằng điện cực trơ đến khi ở catot bắt đầu có khí thoát ra thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm 13,64 gam. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được m gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 116,89.      B. 118,64.      C. 116,31.      D. 117,39.

(Xem giải) Câu 1.

(Xem giải) Câu 1.

(Xem giải) Câu 1.

(Xem giải) Câu 1.

(Xem giải) Câu 1.

(Xem giải) Câu 1.

(Xem giải) Câu 1.

(Xem giải) Câu 1.

(Xem giải) Câu 1.

(Xem giải) Câu 1.

(Xem giải) Câu 1.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!