Chuyên đề nhiệt phân muối nitrat (Phần 2)

File word đề thi, đáp án và giải chi tiết

(Xem giải) Câu 1. Cho 22,2 gam hỗn hợp A gồm kim loại X (hóa trị II không đổi) và muối nitrat của nó vào bình kín không chứa không khí, rồi nung bình ở nhiệt độ cao để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn Y gồm kim loại và oxit kim loại. Chia Y làm 2 phần bằng nhau. Phần 1: Phản ứng vừa đủ với 500 ml dung dịch HNO3 0,6M thi được khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Phần 2: Tác dụng vừa đủ với 0,05 mol H2SO4 loãng. Phần trăm khối lượng của X trong A gần nhất với?

A. 40%       B. 50%       C. 60%        D. 65%

(Xem giải) Câu 2. Nung nóng 16,06 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe(NO3)2, FeCO3 và Fe(NO3)3 trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp rắn Y và 2,016 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm CO2 và NO2. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch chứa 0,39 mol H2SO4 và 0,08 mol HNO3, thu được dung dịch Z chỉ chứa 48,72 gam các muối trung hòa và hỗn hợp T gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu. Tỉ khối của T so với H2 bằng 6,6. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng FeCO3 trong hỗn hợp X là:

A. 32,50%.      B. 28,89%.      C. 21,67%.      D. 36,11%.

(Xem giải) Câu 3. Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp gồm A gồm Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2 thu được hỗn hợp khí X và chất rắn Y. Hấp thụ hết X vào nước được dung dịch Z, khử hoàn toàn Y bằng CO dư được chất rắn T. T tan vừa hết trong dung dịch Z chỉ gồm 2 muối tan (tạo khí NO duy nhất). Thành phần % về khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp A có giá trị là:

A. 36,81%       B. 60,84%        C. 27,98%         D. 43,72%

(Xem giải) Câu 4. Nung nóng hỗn hợp X gồm Mg và Fe(NO3)2 trong chân không, sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn Y và 0,41 mol hỗn hợp khí gồm NO2 và O2. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch chứa 1,26 mol HCl, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Z chỉ chứa 65,25 gam muối và hỗn hợp khí T gồm NO (0,06 mol) và H2 (0,03 mol). Cho từ từ dung dịch NaOH dư vào dung dịch Z thì thấy thoát ra 0,02 mol khí có mùi khai. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong hỗn hợp X là

A. 84,27%.       B. 86,54%.       C. 87,01%.      D. 85,49%.

(Xem giải) Câu 5. Nhiệt phân hoàn toàn m gam muối X (biết khối lượng oxi chiếm 104/153 khối lượng của X và X là hợp chất của sắt) thu được chất rắn Y và hỗn hợp Z (gồm khí và hơi). Để hòa tan hoàn toàn Z trong nước dư cần thêm 0,7 lít O2 vào Z, thu được dung dịch axit T. Dung dịch T hòa tan tối đa a gam Fe, thu được khí duy nhất là NO. Tổng giá trị của m và a là

A. 41,75        B. 43,50         C. 59,25        D. 51,25

(Xem giải) Câu 6. Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 trong bình kín không có không khí thu được m gam chất rắn Y và hỗn hợp khí gồm x mol NO2 và 0,2125 mol O2. Để hòa tan hoàn toàn chất rắn Y cần 525ml dd H2SO4 1M. Giá trị của x gần nhất với

A. 0,86.         B. 0,94.         C. 0,75.         C. 0,88.

(Xem giải) Câu 7. Nhiệt phân hoàn toàn 13,55 gam hỗn hợp E gồm KNO3 và muối X (của kim loại có một hoá trị duy nhất) thu được hỗn hợp Y (gồm 2 khí có số mol bằng nhau). Hấp thụ hết Y vào 200ml dung dịch NaOH 0,25M thu được dung dịch chỉ chứa 4,25 gam muối Z. Phần trăm khối lượng của X trong E là

A. 40,44%        B. 54,78%        C. 62,73%        D. 75,28%

Bạn đã xem chưa:  Bài tập axit cacboxylic (Phần 1)

(Xem giải) Câu 8. Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm NaNO3, Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2 trong đó số mol của Cu(NO3)2 bằng 2 lần số mol của Fe(NO3)2, thu được hỗn hợp khí X. Cho toàn bộ hỗn hợp khí X hấp thụ vào nước thu được 1,8 lít dung dịch Y có pH = 1 (trong Y chỉ chứa 1 chất tan duy nhất, không có khí thoát ra). Giá trị của m là

A. 17,995.       B. 19,175.       C. 18,635.       D. 17,955.

(Xem giải) Câu 9. Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp T gồm Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2 thu được hỗn hợp khí X. Trộn hỗn hợp khí X với 0,08 gam khí oxi thu được hỗn hợp khí Y. Hấp thụ hoàn toàn hỗn hợp khí Y vào 500 ml nước (không thấy có khí thoát ra) thu được dung dịch có pH = 1 (thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể). Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong hỗn hợp T là:

A. 56,54%.       B. 62,26%.       C. 38,96%.       D. 75,39%.

(Xem giải) Câu 10. Nhiệt phân hoàn toàn 18,32 gam hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2 thu được hỗn hợp khí X. Thêm 0,672 lít O2 vào X được hỗn hợp khí Y. Dẫn từ từ Y vào nước, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít dung dịch Z có pH = 1 và còn lại 0,336 lít khí thoát ra. Giá trị của V là

A. 1.       B. 3.       C. 4.       D. 2.

(Xem giải) Câu 11. Nung nóng m gam hỗn hợp AgNO3 và Fe(NO3)2 trong bình kín (không có không khí) đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Hấp thụ hết Z vào dung dịch NaOH, thu được 300 ml dung dịch E có pH = 1 và chứa hai chất tan (có cùng nồng độ mol/lít), không có khí thoát ra. Giá trị của m là

A. 7,8.       B. 7,0.       C. 3,9.       D. 3,5.

(Xem giải) Câu 12. Nung m gam hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2 và NaNO3 (trong bình kín, không có không khí) đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Hấp thụ hết Z vào nước, thu được 400 ml dung dịch E (chỉ chứa một chất tan) có pH = 1, không có khí thoát ra. Giá trị của m là

A. 11,24.       B. 4,61.       C. 4,45.       D. 23,05.

(Xem giải) Câu 13. Nung hỗn hợp gồm m gam FeCO3 và 27 gam Fe(NO3)2 (trong bình kín, không có không khí). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn X và hỗn hợp khí Y gồm hai khí. Hỗn hợp X phản ứng vừa đủ 1 lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của m là

A. 31,9.       B. 23,2.       C. 21,2.       D. 40,6.

(Xem giải) Câu 14. Nhiệt phân hoàn toàn 20,2 gam hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2 thu được hỗn hợp khí X. Dẫn từ từ hỗn hợp khí X vào nước (không có không khí), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2 lít dung dịch Y và còn 0,448 lít khí (đktc) thoát ra. pH của dung dịch Y là:

A. 2,3.       B. 2.       C. 1.       D. 1,3.

(Xem giải) Câu 15. Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp X gồm a mol NaNO3 và b mol Fe(NO3)2 trong bình kín không có không khí, thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Cho toàn bộ Z vào nước thì thu được dung dịch HNO3 và không còn khí thoát ra. Biểu thức liên hệ giữa a và b là

A. a = 2b       B. a = 3b       C. b = 2a       D. b = 4a

(Xem giải) Câu 16. Nung m gam hỗn hợp X gồm KNO3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2 (trong bình kín, không có không khí, số mol KNO3 gấp hai lần số mol Fe(NO3)2) đến khối lượng không đổi, thu được 3,9 gam rắn Y và hỗn hợp khí Z (có tỉ khối so với hiđro 21,1267). Hấp thụ hết Z vào nước, thu được 650 ml dung dịch E (chỉ chứa một chất tan) có pH = 1 và V lít khí thoát ra. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong X là

Bạn đã xem chưa:  Kiểm tra kiến thức Hóa 11 (Mã đề 082) - Tào Mạnh Đức

A. 23,53%.       B. 35,29%.       C. 11,76%.       D. 47,06%.

(Xem giải) Câu 17. Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp gồm m1 gam Fe(NO3)2 và m2 gam Al(NO3)3 trong bình kín không chứa oxi, thu được hỗn hợp khí X. Thêm 112 ml khí O2 (đktc) vào X, rồi hấp thụ hoàn toàn hỗn hợp vào H2O thu được 3,5 lít dung dịch có pH = 1,7 và không có khí thoát ra. Giá trị m1 và m2 lần lượt là:

A. 4,5 và 6,39.       B. 2,700 và 3,195.

C. 3,60 và 2,130.       D. 1,80 và 0,260.

(Xem giải) Câu 18. Nung m gam hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2 và KNO3 (trong bình kín, không có không khí) đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Hấp thụ hết Z vào nước, thu được 400 ml dung dịch E (chỉ chứa một chất tan) có pH = 1, không có khí thoát ra. Giá trị của m là

A. 11,24.       B. 4,61.       C. 5,62.       D. 23,05.

(Xem giải) Câu 19. Nung m gam hỗn hợp X gồm FeCO3, Fe(NO3)2 trong bình chân không đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được chất rắn là Fe2O3 và 10,08 lít (ở đktc) hỗn hợp chỉ gồm hai khí. Nếu cho ½ hỗn hợp X trên tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thì thu được tối đa bao nhiêu lít khí (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất là NO)

A. 2,80 lít.       B. 5,60 lít.       C. 1,68 lít.       D. 2,24 lít.

(Xem giải) Câu 20. Nung m gam hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2 và FeCO3 (trong đó N chiếm 4,348% khối lượng hỗn hợp) ở nhiệt độ cao trong môi trường chân không. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y và 13,44 lít hỗn hợp khí (đktc). Cho toàn bộ chất rắn Y tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư thu được V lít (đktc) SO2 duy nhất. Giá trị của V là

A. 2,80 lít.       B. 4,48 lít.       C. 3,36 lít.       D. 2,24 lít.

(Xem giải) Câu 21. Nung m gam hỗn hợp X gồm Cu(NO3)2, Fe và FeCO3 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 145/13 và chất rắn Z. Đem lượng rắn Z phản ứng vừa đủ với 1,2 mol H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch chỉ chứa (m + 31,6) gam muối sunfat trung hòa và 2,24 lít khí SO2 (đktc) duy nhất. Biết rằng trong X oxi chiếm 44,86% về khối lượng. Giá trị gần nhất của m là

A. 130.       B. 141.       C. 128.       D. 117.

(Xem giải) Câu 22. Nhiệt phân hoàn toàn 25,5 gam hỗn hợp E gồm NaNO3 và muối X (là muối của kim loại có một hóa trị duy nhất) thu được hỗn hợp Y (gồm hai khí có số mol bằng nhau). Hấp thụ hết Y vào 100 ml dung dịch KOH 1,0 M, thu được dung dịch chỉ chứa 10,1 gam muối Z. Phần trăm khối lượng của X trong E là

A. 66,67%.       B. 50,00%.       C. 33,33%.       D. 39,61%.

(Xem giải) Câu 23. Nhiệt phân hoàn toàn 44,1 gam hỗn hợp X gồm AgNO3 và KNO3 thu được hỗn hợp khí Y. Trộn Y với a mol NO2 rồi cho toàn bộ vào nước chỉ thu được 6 lít dung dịch (chứa một chất tan duy nhất) có pH = 1. Sau phản ứng không có khí thoát ra. Giá trị của a là

A. 0,3.           B. 0,2.           C. 0,4.           D. 0,5.

Bạn đã xem chưa:  Axit nitric và muối nitrat trong đề thi đại học (Phần 2)

(Xem giải) Câu 24. Khi nung nóng, các muối ngậm nước sẽ mất dần khối lượng khi tăng nhiệt độ. Sự giảm khối lượng muối Al(NO3)3.9H2O theo nhiệt độ được biểu diễn bởi giản đồ sau:

Biết rằng, khi nâng nhiệt độ, H2O tách ra trước, sau đó đến phản ứng nhiệt phân muối khan. Tại nhiệt độ 210°C, phần rắn còn lại (chứa ba nguyên tố) chiếm 30% theo khối lượng so với ban đầu. Thành phần % theo khối lượng của oxi có trong phần chất rắn tại 210°C là

A. 58,75%.       B. 60,19%.       C. 61,83%.         D. 57,23%.

(Xem giải) Câu 25. Nhiệt phân hoàn toàn 26,73 gam X (là muối ở dạng ngậm nước), thu được hỗn hợp Y (gồm khí và hơi) và 7,29 gam một chất rắn Z. Hấp thụ hết Y vào nước, thu được dung dịch T. Cho 180 ml dung dịch NaOH 1M vào T, thu được dung dịch chỉ chứa một muối, khối lượng của muối là 15,3 gam. Phần trăm khối lượng nguyên tố oxi trong X là

A. 64,65%.       B. 59,26%.       C. 53,87%.       D. 48,48%.

(Xem giải) Câu 26. Nhiệt phân m gam hỗn hợp Y chứa FeCO3, Cu(NO3)2 (4a mol); Fe(NO3)3 (13a mol) một thời gian thu được 4,032 lít hỗn hợp khí X có khối lượng 7,9 gam. Phần rắn còn lại hòa tan hoàn toàn trong 350ml dung dịch H2SO4 1M thu được 0,18 mol hỗn hợp khí Z gồm NO và CO2 có tỉ khối với H2 bằng 361/18 và dung dịch T chỉ chứa các muối. T tác dụng với tối đa 1,48 mol NaOH, phản ứng chỉ tạo thành 2 kết tủa. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)3 trong Y gần nhất với

A. 36%.         B. 63%         C. 21%.         D. 12%

(Xem giải) Câu 27. Nhiệt phân hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm Zn(NO3)2, Cu(OH)2, MgCO3 (có tỉ lệ số mol lần lượt là 1 : 2 : 3), thu được (a – 22,08) gam chất rắn Y. Hòa tan toàn bộ Y bằng dung dịch chứa hỗn hợp HCI 7,3% và H2SO4 9,8% vừa đủ, thu được dung dịch Z. Cô cạn Z, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 61,1.         B. 61,28.         C. 51,6.         D. 59,7.

(Xem giải) Câu 28. Nhiệt phân hoàn toàn 50,59 gam hỗn hợp X gồm 2 muối vô cơ ANO3, Al(NO3)3 sau phản ứng thu được rắn Y có khối lượng giảm 38,86 gam so với X, Y tan vừa đủ trong 460 ml dung dịch NaOH 0,5M. Vẫn đem lượng hỗn hợp X trên phản ứng với dung dịch KOH dư thì lượng KOH tham gia phản ứng là

A. 0,92 mol.         B. 0,94 mol.         C. 0,46 mol.         D. 0,48 mol.

(Xem giải) Câu 29. Tiến hành nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Cu(NO3)2 và Cu trong một bình kín, thu được chất rắn Y có khối lượng (m – 7,36) gam. Cho toàn bộ chất rắn Y tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,672 lít SO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị m là:

A. 20,16 gam.       B. 19,52 gam.        C. 25,28 gam.        D. 22,08 gam.

(Xem giải) Câu 30. Nung m gam hỗn hợp A gồm Mg, FeCO3, FeS, Cu(NO3)2 (trong A % khối lượng oxi là 47,818%) một thời gian (muối nitrat bị nhiệt phân hoàn toàn) thì thu được chất rắn B và 11,144 lít hỗn hợp khí gồm CO2, NO2, O2, SO2. B phản ứng hoàn toàn với HNO3 đặc nóng dư (thấy có 0,67 mol HNO3 phản ứng) thu được dung dịch C và 3,136  lít hỗn hợp X gồm NO2 và CO2 (dX/H2 = 321/14). C tác dụng hoàn toàn với BaCl2 dư thấy xuất hiện 2,33 gam kết tủa. Biết các khí đo ở đktc. Giá trị gần nhất của m là?

A. 48           B. 33           C. 40          D. 42

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!