Đề thi thử kỳ thi Olympic 30/4 mở rộng (Hóa 10 – Đề 01)

Câu 1. (2 điểm) Ion M2+ và ion X có tổng số electron là 78. Hợp chất A được tạo bởi M2+ và X có tổng số hạt mang điện là 264.

1. Viết cấu hình electron của M và X. Từ đó xác định vị trí của M và X trong bảng tuần hoàn.

2. Đốt cháy hoàn toàn 8,96 gam M cần dùng V lít Cl2 (đktc). Tính giá trị của V.

Xem giải

Câu 2. (2 điểm) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch chứa AlCl3, NH4Cl, FeCl3 và CuSO4, đun nóng thu được khí X và kết tủa Y. Nung Y ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được rắn Z. Dẫn luồng khí CO đến dư qua Z nung nóng, thu được rắn T. Cho toàn bộ T vào dung dịch HCl loãng, dư thấy còn lại phần rắn không tan P. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định X, Y, Z, T, P và viết các phương trình phản ứng xảy ra.

Xem giải

Câu 3. (1 điểm) Hãy trình bày phương pháp hóa học khi dùng dung dịch Ba(OH)2 để nhận biết các dung dịch sau: (NH4)2SO4, Na2CO3, AlCl3, FeCl3. Viết phương trình phản ứng minh họa.

Xem giải

Câu 4. (1 điểm). Hãy so sánh bán kính của các nguyên tử và ion sau: 19K+, 16S2-, 14Si, 20Ca.

Xem giải

Câu 5. (2 điểm) Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp thăng bằng electron.

Bạn đã xem chưa:  Đề thi Học sinh giỏi năm học 2022 - 2023

            (a) Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NO↑­ + H2O.

            (b) Mg + H2SO4 → MgSO4 + S↓ + H2O.

            (c) Mg + NaNO3 + H2SO4 → MgSO4 + Na2SO4 + N2O↑­ + H2O.

            (d) FeCl2 + KMnO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + Cl2­↑ + H2O.

Câu 6. (2 điểm) Hoàn thành chuỗi phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):

hsgl6

⇒ Xem giải: (1)(2)(3)(4)(5)(6)(7)(8)

Câu 7. (2 điểm) Hòa tan hoàn toàn 7,36 gam kim loại kiềm M vào 200 ml dung dịch HCl 1M, sau khi kết thúc các phản ứng, thu được V lít khí H2 (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được 16,5 gam rắn khan. Xác định kim loại M và tính giá trị của V.

Xem giải

Câu 8. (2 điểm) Hòa tan hoàn toàn 12,8 gam Fe2O3 cần dùng vừa đủ dung dịch H2SO4 19,6% thu được dung dịch X. Làm lạnh dung dịch X, thấy tách ra một muối ngậm nước; đồng thời thu được dung dịch Y có nồng độ 17,0126%. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y, thu được 45,65 gam kết tủa. Xác định công thức của muối ngậm nước.

Xem giải

Câu 9. (2 điểm) Cho 300 gam dung dịch AgNO3 13,6% vào 100 gam dung dịch X chứa NaCl a% và NaBr b%. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc bỏ kết tủa, thu được 367,74 gam dung dịch Y. Cho dung dịch HCl dư vào Y, thu thêm 5,74 gam kết tủa nữa. Tính các giá trị của a và b.

Bạn đã xem chưa:  [2022 - 2023] Thi học sinh giỏi lớp 10 - Hà Nội

Xem giải

Câu 10. (4 điểm) Trộn 17,16 gam hỗn hợp X gồm CaCl2 và Ca(ClO3)2 với 16,83 gam hỗn hợp Y gồm KClO3 và KMnO4­, rồi nung nóng, thu được 5,376 lít khí O2 (đktc) và hỗn hợp rắn Z (trong đó, phần trăm của CaCl2 chiếm 50,6271% về khối lượng). Lấy toàn bộ Z tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 36,5% (đun nóng) thu được dung dịch T. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, nước bay hơi không đáng kể. Tính nồng độ phần trăm của các muối trong dung dịch T.

Xem giải

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!