Tổng hợp Lý thuyết hóa vô cơ (Phần 5)
⇒ Đáp án: (Chưa kiểm duyệt)
201D |
202C | 203C | 204B | 205B | 206B | 207D | 208B | 209C | 210D |
211D |
212B | 213B | 214D | 215B | 216D | 217D | 218D | 219D |
220A |
221D |
222C | 223C | 224C | 225C | 226B | 227B | 228B | 229D |
230A |
231B |
232D | 233D | 234C | 235C | 236B | 237A | 238B | 239D |
240A |
241C |
242D | 243C | 244C | 245B | 246B | 247B | 248B | 249B | 250D |
Câu 201. Một mẫu nước cứng khi đun sôi làm mất tính cứng của nước. Mẫu nước này có chứa:
A. Ca2+, Mg2+, HCO3-, Cl- B. Ca2+, Na+, HCO3-, SO42-
C. Ca2+, Mg2+, Cl-, SO42-‑ D. Ca2+, Mg2+, HCO3-
Câu 202. Dãy các chất mà trong phân tử đều chứa liên kết ion là.
A. Na2O, HCl, NaNO3, NaCl B. K2O, CaO, Cl2, NaNO3.
C. CaCl2, Na2O, NaNO3, KCl D. Na2O, NaNO3, AlCl3, KCl.
Câu 203. Cho cân bằng sau: CO (k) + H2O (k) ↔ CO2 (k) + H2 (k) ΔH < 0.
Cho các biện pháp sau
(1) giảm áp suất chung của hệ . (2) thêm CO vào hệ.
(3) lấy CO2 ra khỏi hệ. (4) tăng nhiệt độ.
(5) thêm H2 vào hệ. (6) tăng áp suất chung của hệ
Số biện pháp không làm cân bằng chuyển dịch là.
A. 1 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 204. Cho dãy các chất sau: Al2O3, Na[Al(OH)4], Ca(HCO3)2, NH2-CH2-COOH, HCOONH4, NH4HCO3, (NH4)2CO3, NaCl, CuSO4, Zn, Al(OH)3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là.
A. 8 B. 7 C. 9 D. 10
Câu 205. Cho các nhận định sau:
(1) Các nguyên tố có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng 4s2 đều là kim loại.
(2) Các nguyên tố có 9 electron hóa trị đều thuộc nhóm VIIIB.
(3) Các nguyên tố trong nhóm VIA đều có mức oxi hóa cao nhất là +6.
(4) Trong hạt nhân của các nguyên tố đều có chứa proton và số nơtron.
(5) Trong mọi hợp chất, các kim loại Na, K, Ca, Ba đều có một mức oxi hóa dương duy nhất.
Số nhận định đúng là.
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Câu 206. Cho các dung dịch : NaOH, Ba(HCO3)2, Ca(OH)2, HCl, NaHCO3, BaCl2 phản ứng với nhau từng đôi một. Số cặp chất xảy ra phản ứng ( nhiệt độ thường ) là.
A. 9 B. 8 C. 6 D. 7
Câu 207. Điều nào sau đây là sai?
A. Trong phân nhóm chính nhóm IIA chỉ chứa các kim loại kiềm thổ.
B. Đun nóng nước cứng tạm thời thu được hai loại kết tủa là CaCO3 và MgCO3.
C. Các kim loại đều có tính dẫn nhiệt, dẫn điện và tính ánh kim.
D. Khối lượng riêng của các kim loại đều nặng hơn khối lượng của nước.
Câu 208. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch Na2CO3.
(2) Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch NaHCO3.
(3) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.
(4) Cho NaF vào dung dịch AgNO3.
(5) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Na[Al(OH)4].
(6) Sục khí H2S đến dư vào dung dịch CuSO4.
(7) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Na2SiO3.
(8) Sục khí NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là.
A. 5 B. 6 C. 3 D. 4
Câu 209. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl3 (2) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S.
(3) Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2 (4) Sục khí SO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư.
(5) Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2. (6) Sục khí CO2 dư vào dung dịch Na[Al(OH)4].
(7) Dẫn SO3 vào dung dịch BaCl2. (8) Sục khí NH3 đến dư vào dung dịch ZnCl2
Sau khi kết thúc phản ứng, số trường hợp thu được kết tủa là.
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Câu 210. Phản ứng nào sau đây là sai?
A. 2CO2 + Na2SiO3 + 2H2O → 2NaHCO3 + H2SiO3
B. H2S + CuSO4 → H2SO4 + CuS
C. 4NH3 + CuCl2 → [Cu(NH3)4]Cl2
D. Cu + H2SO4 → CuSO4 + H2
Câu 211. Cho các nhận định sau:
(1) Trong phòng thí nghiệm, khí H2S được điều chế bằng cách cho FeS vào dung dịch HCl.
(2) Khí SO2 được dùng làm chất chống thấm, làm chất tẩy trắng giấy và bột giấy.
(3) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng
(4) Trong đời sống, ozon được dùng để khử trùng nước sinh hoạt.
(5) Fe2O3 được dùng để pha chế sơn chống gỉ.
(6) Rong biển được dùng để điều trị bệnh bướu cổ.
Số nhận định đúng là
A. 3 B. 6 C. 4 D. 5
Câu 212. Cho các phản ứng sau:
(1) SO2 + H2S → S + H2O
(2) SO2 + KMnO4 + H2O → MnSO4 + K2SO4 + H2SO4
(3) SO2 + Br2 + H2O → H2SO4 + HBr
(4) SO2 + Ca(OH)2 → Ca(HSO3)2
Số phản ứng mà SO2 đóng vai trò là chất khử là.
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
Câu 213. X, Y là hai nguyên tử có tổng số hạt mang điện là 102. X thuộc nhóm IIA và Y thuộc nhóm IIIA. Khẳng định nào sau đây là sai?
A. X tác dụng được với nước ở điều kiện thường.
B. X khử được anion Fe2+ trong dung dịch thành Fe.
C. X được điều chế bằng cách điện phân nóng chảy muối clorua tương ứng.
D. Nguyên tử của nguyên tố X có số proton, nơtron và electron bằng nhau.
Câu 214. Điều nào sau đây là sai?
A. Trong phân nhóm chính nhóm IIA chỉ chứa các kim loại kiềm thổ.
B. Đun nóng nước cứng tạm thời thu được hai loại kết tủa là CaCO3 và MgCO3.
C. Các kim loại đều có tính dẫn nhiệt, dẫn điện và tính ánh kim.
D. Khối lượng riêng của các kim loại đều nặng hơn khối lượng của nước.
Câu 215. Capsaicin là chất tạo nên vị cay của quả ớt. Capsaicin có công dụng trị bệnh được dùng nhiều trong y học, có thể kết hợp Capsaicin với một số chất khác để trị các bệnh nhức mỏi, sưng trặc gân, đau bụng, đau răng, nhức đầu, sưng cổ họng, tê thấp, thần kinh … Khi phân tích định lượng Capsaicin thì thu được thành phần % về khối lượng các nguyên tố như sau: %C = 70,13%; %H = 9,09%; %O = 20,78%. Công thức phân tử của Capsaicin là?
A. C8H8O2 B. C9H14O2 C. C8H14O3 D. C9H16O2
Câu 216. Dãy các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là.
A. Na+, Ag+, NO3-, Cl- B. Fe3+, Na+, NO3-, OH-.
C. Ca2+, Na+, NO3-, CO32-. D. Fe3+, Na+, Cl-, SO42-.
Câu 217. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.
(2) Cho Fe(OH)3 vào dung dịch HCl.
(3) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
(4) Cho FeO vào dung dịch HNO3.
(5) Đốt cháy dây sắt trong khí Cl2.
(6) Đun nóng hỗn hợp bột gồm Fe và S trong khí trơ.
(7) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4.
Số thí nghiệm thu được muối Fe (III) là.
A. 7 B. 5 C. 4 D. 6
Câu 218. Phản ứng nào sau đây là sai?
A. Cu + HCl + O2 → CuCl2 + H2O
B. Na2CO3 + AlCl3 + H2O → NaCl + CO2 + Al(OH)3
C. O3 + KI + H2O → KOH + I2 + O2
D. Au + O2 → Au2O3
Câu 219. Cho các chất: Fe, FeSO4, FeS, Na2SO3, FeO, Fe(OH)2, Fe2O3 và Fe3O4. Số chất tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng tạo khí SO2 là.
A. 5 B. 4 C. 6 D. 7
Câu 220. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3.
(2) Cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Na[Al(OH)4].
(3) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2.
(4) Sục khí NH3 đến dư vào dung dịch CuCl2.
(5) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Na[Al(OH)4]
(6) Cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch Ca(HCO3)2.
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp không thu được kết tủa là.
A. 5 B. 4 C. 3 D. 2
Câu 221. Cho các chất sau: Na2O, HCl, Cl2, CaCl2, AlCl3, NaNO3. Số chất trong dãy mà phân tử có chứa liên kết ion là.
A. 4 B. 2 C. 5 D. 3
Câu 222. Hai nguyên tố X, Y có số hiệu nguyên tử lần lượt là 11 và 17. Cho các nhận định sau
(1) X là kim loại nhẹ; Y thuộc nhóm halogen
(2) X được dùng làm chất trao đổi nhiệt trong một số lò phản ứng hạt nhân.
(3) X và Y chỉ có một mức oxi hóa duy nhất trong mọi hợp chất.
(4) X được dùng làm chất xúc tác trong một số phản ứng hữu cơ, còn Y được dùng khử trùng nước.
(5) X có cấu trúc lập phương tâm khối.
(6) X tác dụng với nước cần phải đun nóng.
Số nhận định đúng là
A. 6 B. 5 C. 4 D. 3
Câu 223. Dãy các chất mà trong phân tử đều có liên kết ion là.
A. AlCl3, NaCl, NaNO3, Na2O B. NaCl, HCl, K2O, CaCl2.
C. NaCl, Na2O, CaO, NaNO3 D. NaNO3, AlCl3, Cl2, NaCl
Câu 224. Cho các chất : phenol, stiren, benzen, toluen, anilin, triolein, glixerol. Số chất tác dụng được với nước Br2 là.
A. 6 B. 5 C. 4 D. 3
Câu 225. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Dùng dung dịch HCl có thể làm mềm nước cứng tạm thời.
B. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy tăng dần.
C. Flo bốc cháy khi tác dụng với nước.
D. Các kim loại kiềm thổ tác dụng với nước khi đun nóng.
Câu 226. Cho các phản ứng hóa học sau:
(1) 2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O. (2) 2NaNO3 → 2NaNO2 + O2.
(3) 2NO2 + 2NaOH → NaNO2 + NaNO3 + H2O. (4) KClO3 + 6HCl → KCl + 3Cl2 + 3H2O.
(5) 2F2 + 2H2O → 4HF + O2. (6) CaCO3 → CO2 + CaO
Số phản ứng thuộc phản ứng oxi hóa – khử là.
A. 6 B. 4 C. 5 D.3
Câu 227. Cho các nhận định sau:
(1) Các nguyên tố có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng 4s2 đều là kim loại.
(2) Các nguyên tố có 9 electron hóa trị đều thuộc nhóm VIIIB.
(3) Các nguyên tố trong nhóm VIA đều có mức oxi hóa cao nhất là +6.
(4) Trong hạt nhân của các nguyên tố đều có chứa proton và số nơtron.
(5) Trong mọi hợp chất, các kim loại Na, K, Ca, Ba đều có một mức oxi hóa dương duy nhất.
Số nhận định đúng là.
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Câu 228. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch Na2CO3.
(2) Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch NaHCO3.
(3) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.
(4) Cho NaF vào dung dịch AgNO3.
(5) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Na[Al(OH)4].
(6) Sục khí H2S đến dư vào dung dịch CuSO4.
Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là.
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 229. Nhận định nào sau đây là đúng.
A. Ta dùng dung dịch HCl để làm mềm nước cứng tạm thời.
B. Trong mọi hợp chất, hydro chỉ có một mức oxi hóa duy nhất là +1.
C. Cation Fe2+ bền hơn cation Fe3+.
D. Nhôm là kim loại phổ biến nhất trong võ trái đất.
Câu 230. Số hợp chất hữu cơ đơn chức chứa C, H, O tác dụng với Na, có số nguyên tử cacbon trong phân tử không quá 2 là.
A. 4 B. 6 C. 3 D. 5
Câu 231. Cho các chất KMnO4, KClO3, MnO2, K2MnO4 lấy cùng số mol tác dụng hoàn toàn với HCl dư, trường hợp tạo ít clo nhất.
A. K2MnO4 B. MnO2 C. KClO3 D. KMnO4
Câu 232. Cho một thanh Zn vào dung dịch HCl loãng, sau khoảng 1 phút lại cho tiếp vào hỗn hợp phản ứng vài giọt dung dịch CuSO4 thì thấy tốc độ khí thoát ra thay đổi so với ban đầu. Hỏi thanh Zn bị ăn mòn theo kiểu nào?
A. Điện hóa. B. Zn không bị ăn mòn nữa
C. Hóa học. D. Hóa học và điện hóa.
Câu 233. Để điều chế Cl2 trong phòng thí nghiệm, người ta cho dung dịch HCl đậm đặc tác dụng chất oxi hóa mạnh như MnO2, KMnO4, KClO3… Khí clo thoát ra thường có lẫn khí HCl và hơi nước. Để thu được khí clo sạch người ta dẫn hỗn hợp sản phẩm trên lần lượt qua các bình chứa các chất sau.
A. dung dịch NaCl bão hòa, CaO khan. B. dung dịch H2SO4 đặc, dung dịch NaCl bão hòa.
C. dung dịch NaOH, dung dịch H2SO4 đặc. D. dung dịch NaCl bão hòa, dung dịch H2SO4 đặc.
Câu 234. Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là.
A. C17H35COOH và glixerol. B. C15H31COONa và etanol.
C. C17H35COONa và glixerol. D. C15H31COOH và glixerol.
Câu 235. Để bó bột, đúc tượng người ta dùng
A. CaSO4 B. CaCO3. C. CaSO4.H2O D. CaSO4.2H2O
Câu 236. Cho các bước để tiến hành thí nghiệm tráng bạc bằng andehit fomic
(1) Thêm 3-5 giọt dung dịch HCHO vào ống nghiệm.
(2) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 2M cho đến khi kết tủa hòa tan hết.
(3) Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60 – 700C trong vài phút.
(4) Cho 1 ml AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch
Thứ tự tiến hành đúng là?
A. (4), (2), (3), (1) B. (4), (2), (1), (3) C. (1), (2), (3), (4) D. (1), (4), (2), (3)
Câu 237. Để chứng minh trong phân tử glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với
A. NaOH. B. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
C. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng. D. AgNO3/NH3, đun nóng.
Câu 238. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4 loãng.
(2) Cho hơi ancol etylic đi qua bột CuO nung nóng.
(3) Sục khí etilen vào dung dịch Br2 trong CCl4.
(4) Cho dung dịch glucozơ vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng.
(5) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
(6) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.
(7) Cho FeS vào dung dịch HCl.
(8) Cho Si vào dung dịch NaOH đặc, nóng.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là.
A. 6. B. 7. C. 4. D. 5.
Câu 239. Nguyên nhân gây nên tính chất vật lí chung của kim loại là:
A. Các electron lớp ngoài cùng.
B. Các electron hóa trị.
C. Các electron hóa trị và các electron tự do
D. Các electron tự do.
Câu 240. Amin nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?
A. C6H5NH2. B. CH3NHC2H5 C. (CH3)2NH. D. C2H5NH2.
Câu 241. Cho axit oxalic (C2H2O4) tác dụng với Ba(OH)2 tạo kết tủa bari oxalat. Phương trình ion thu gọn của phản ứng này là?
A. 2C2H2O4 + Ba2+ + 2OH- → Ba(C2HO4)2 + 2H2O
B. C2H2O4 + 2OH- → C2O4 + 2H2O
C. C2H2O4 + Ba2+ + 2OH- → BaC2O4 + 2H2O
D. H+ + OH- → H2O
Câu 242. Phản ứng nào sau đây là sai?
A. Al + NaOH + 3H2O → Na[Al(OH)4] + H2
B. 3NH3 + AlCl3 + 3H2O → 3NH4Cl + Al(OH)3
C. (NH4)2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + 2NH3 + 2H2O
D. 2Fe + 6H2SO4 (đặc, nguội) → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Câu 243. Nhận định nào sau đây là sai?
A. Trong công nghiệp, phân supe photphat đơn được điều chế từ quặng photphoric hay apatit.
B. Amophot là phân phức hợp có công thức NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4.
C. Đạm một và hai lá có công thức lần lượt là NH4NO3 và (NH4)2SO4.
D. Phân NPK (nitro phoska) có thành phần là (NH4)2HPO4 + KNO3.
Câu 244. Khi nhiệt phân hydroxyt Fe (II) trong không khí thu được oxit Fe là.
A. Fe3O4 B. FeO C. Fe2O3 D. FeO hoặc Fe2O3
Câu 245. Để làm khô CO2 người ta dẫn khí CO2 có lẫn hơi nước đi qua.
A. Ca(OH)2 B. P2O5 C. NaOH đặc. D. CaO
Câu 246. Nguyên tử của nguyên tố R có tổng số electron trên các phân lớp s bằng 5. R là
A. Fe (Z = 26) B. Na (Z =11) C. Al (Z = 13) D. K (Z = 19)
Câu 247. Cho các dung dịch: NaOH, Ba(HCO3)2, Ca(OH)2, HCl, NaHCO3, BaCl2 phản ứng với nhau từng đôi một. Số cặp chất xảy ra phản ứng ( nhiệt độ thường ) là.
A. 9 B. 8 C. 6 D. 7
Câu 248. Ở nhiệt độ cao, khí CO khử được oxit nào sau đây?
A. Al2O3 B. Fe2O3 C. BaO D. Na2O
Câu 249. Cho phương trình hóa học (a, b, c, d, e, g là các hệ số nguyên tối giản).
aKMnO4 + bHCl → cKCl + dMnCl2 + eCl2 + gH2O
Tỉ lệ b : e là.
A. 8 : 1 B. 16 : 5 C. 8 : 3 D. 12 : 5
Câu 250. Cấu hình electron của ion X2+ là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn.
A. Ô 28, chu kì 3, nhóm VIIIB. B. Ô 30, chu kì 4, nhóm IIA
C. Ô 30, chu kì 3, nhóm VIIIB. D. Ô 30, chu kì 4, nhóm IIB
Bình luận