Lý thuyết Hóa học (Phần 2)

⇒ Đề thi, đáp án và giải chi tiết:

51C

52D 53A 54C 55D 56A 57B 58B 59A 60C

61D

62A 63D 64D 65D 66D 67A 68B 69B

70C

71A

72C 73A 74A 75C 76C 77A 78C 79A

80C

81A

82C 83A 84C 85D 86B 87A 88D 89C

90C

91A 92A 93B 94A 95A 96B 97B 98B 99B

100B

(Xem giải) Câu 51. Các phát biểu đúng trong các phát biểu sau là :
(1) Thành phần chính của chất béo thuộc loại hợp chất este.
(2) Các este không tan trong nước do nhẹ hơn nước.
(3) Este benzyl axetat có mùi hoa nhài.
(4) Khi đun nóng chất béo lỏng với H2 (xúc tác Ni), sản phẩm thu được dễ tan trong nước.
(5) Trong cơ thể, lipit bị oxi hóa chậm tạo thành CO2 và H2O, cung cấp năng lượng cho cơ thể.

A. 1, 2, 3, 4.         B. 1, 3, 4, 5.       C. 1, 3, 5.       D. 1, 4, 5.

(Xem giải) Câu 52. Cho các phát biểu sau:
(a) Dung dịch fructozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc;
(b) Saccarozơ và tinh bột đều bị thủy phân khi có axit H2SO4 (loãng) làm xúc tác;
(c) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp;
(d) Mỗi mắt xích trong phân tử xenlulozơ có 3 nhóm -OH tự do, nên hòa tan được Cu(OH)2.
(e) Amilozơ và saccarozơ đều thuộc loại đisaccarit.
(f) Xenlulozơ thể hiện tính chất của ancol khi phản ứng với HNO3 đặc có mặt chất xúc tác H2SO4 đặc.
Số phát biểu đúng là:

A. 2       B. 3       C. 1       D. 4

(Xem giải) Câu 53. Cho các phát biểu sau :
(a) Phản ứng thủy phân của este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
(b) Các triglixerit đều có phản ứng cộng hidro
(c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều.
(d) Các este thường dễ tan trong nước và có mùi thơm dễ chịu
(e) Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
(f) Este isoamyl axetat có mùi chuối chín.
Trong các phát biểu sau, số phát biểu đúng là :

A. 3       B. 4       C. 5       D. 2

(Xem giải) Câu 54. Cho các phát biểu sau:
(a) Amilozo và amilopectin đều có cấu trúc mạch cacbon phân nhánh.
(b) Fructozo và glucozo đều có phản ứng tráng bạc.
(c) Axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt.
(d) Đipeptit Gly-Ala (mạch hở) có 2 liên kết peptit.
(e) Poli(metyl metacrylat) được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 5       B. 4       C. 3       D. 2

(Xem giải) Câu 55. Cho các phản ứng sau :
(1) CH2=CH-OCO-CH3 + NaOH → CH2=CH-COONa + CH3OH
(2) Triolein + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3
(3) HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH + NaOH (dư) → NaOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH + H2O
(4) CH3COONH4 + NaOH → CH3COONa + NH3 + H2O
(5) C6H5NH2 (anilin) + 2Br2 → m-Br2C6H3NH2 + 2HBr
Số phản ứng viết sai là :

A. 1       B. 2       C. 3       D. 4

(Xem giải) Câu 56. Cho các phát biếu sau:
(a) Glucozơ và fructozơ đều là đường có phân tử khối nhỏ nhất;
(b) Amilozơ và amilopectin đều có công thức phân tử là (C6H10O5)n;
(c) Trong công nghiệp, glucozơ được dùng tráng gương, tráng ruột phích;
(d) Saccarozơ chỉ tồn tại dưới dạng mạch vòng.
(e) Trong các chất: xenlulozơ triaxetat, tơ capron, nhựa rezit, cao su isopren, tơ lapsan, lysin. Số polime có cấu trúc mạch không phân nhánh là 4.
(f) Số tơ hóa học trong dãy chất xenlulozơ trinitrat, nilon-6, PVC, teflon là 2.
(g) Các polime PE, PVC, polivinyl ancol đều có thể điều chế trực tiếp nhờ phản ứng trùng hợp.
(h) Tơ tằm, sợi bông, len đều là tơ thiên nhiên.
(i) Anilin ở điều kiện thường là chất lỏng, không màu, độc, ít tan trong nước và nhẹ hơn nước.
Số phát biểu đúng là:

A. 7.       B. 8.       C. 6.       D. 5

(Xem giải) Câu 57. Cho các phát biểu sau:
(1) Trong nước nóng từ 65°C trở lên, tinh bột chuyển thành dung dịch keo nhớt, gọi là hồ tinh bột.
(2) Phần trăm khối lượng của cacbon trong xenlulozơ luôn cao hơn trong tinh bột.
(3) Xenlulozơ triaxetat được dùng làm thuốc súng không khói.
(4) Dung dịch hồ tinh bột cho được phản ứng tráng bạc.
(5) Trong các phản ứng, glucozơ chỉ thể hiện tính khử.
(6) Phân tử amilozơ thẳng.
(7) Phân tử khối của amilozơ thường lớn hơn amilopectin.
(8) Fructozơ ngọt hơn đường mía.
(9) Đường phèn có thành phần chính là glucozơ.
(10) Trùng hợp xenlulozơ với CS2/NaOH được polime dùng để sản xuất tơ visco.
Số phát biểu đúng là.

A. 4.       B. 2.       C. 3.       D. 5.

(Xem giải) Câu 58. Cho các phát biểu sau:
1. Theo nguồn gốc, người ta chia polime thành 2 loại: polime trùng hợp vàpolime trùng ngưng.
2. Cho các tơ sau: visco; nitron; tơ tằm; nilon-6,6; tơ lapsan; nilon-6; tơ enang. Số tơ thuộc loại tơ hóa học là 5.
3. Cho phenol tác dụng với HCHO dư trong môi trường axit thu được nhựa novolac.
4. Trùng ngưng caprolactam thu được tơ nilon-6.
5. Trùng hợp isopren thu được cao su thiên nhiên.
6. Tính đàn hồi và độ bền của cao su buna đều tốt hơn cao su thiên nhiên.
7. Hấp cao su buna với S ở nhiệt độ cao thu được cao su buna-S.
8. Trùng hợp xenlulozơ với anhiđrit axetic thu được tơ axetat dùng nhiều trong công nghiệp may mặc.
9. Tơ tằm, bông, tơ capron, tơ olon đều bị thủy phân trong môi trường axit khi đun nóng.
10. Các polime khi đốt (không có không khí) thì nóng chảy, để nguội đóng rắn lại được gọi là chất nhiệt rắn.
Số phát biểu đúng là.

A. 0       B. 2       C. 4       D. 5

(Xem giải) Câu 59. Cho các phát biểu sau:
(1) Glucozơ vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
(2) Este isoamyl axetat có mùi chuối chín.
(3) Oxi hóa glucozơ bằng dung dịch nước brom tạo thành axit gluconic.
(4) Dung dịch axit axetic tác dụng được với CaCO3
(5) Tristearin là este ở thể lỏng (điều kiện thường)
(6) Tính bazơ của anilin mạnh hơn của amoniac
(7) Cao su buna-N thuộc loại cao su thiên nhiên
(8) Thủy phân este trong môi trường axit luôn thu được sản phẩm là axit và ancol.
(9) Hàm lượng glucozơ không đổi trong máu người là khoảng 1%
(10) Xenlulozơ là nguyên liệu được dùng để sản xuất tơ nhân tạo, chế tạo thuốc súng không khói
(11) Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải chứa nguyên tố C và H
(12) Hầu hết enzim có bản chất protein
Số phát biểu luôn đúng là

Bạn đã xem chưa:  Lý thuyết Hóa học (Phần 5)

A. 6.       B. 8.       C. 7.       D. 5.

(Xem giải) Câu 60. Số phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
(a) Khí NO2; SO2 gây ra hiện tượng mưa axít.
(b) Khí CH4; CO2 gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
(c) Ozon trong khí quyển là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí.
(d) Chất gây nghiện chủ yếu trong thuốc lá là nicotin.

A. 1.       B. 2.       C. 3.       D. 4.

(Xem giải) Câu 61. Cho phát biểu sau :
(a). Các kim loại kiềm có cấu trúc lập phương tâm khối
(b) Thạch cao sống có công thức CaSO4.2H2O
(c) Hỗn hợp CuS và FeS tan hoàn toàn trong dung dịch HCl
(d) Cho Mg và Cu vào dung dịch FeCl3 đều thu được Fe
Số phát biếu đúng là

A. 3.       B. 1.       C. 4.       D. 2.

(Xem giải) Câu 62. Cho các nhận định sau:
(1) Các kim loại kiềm đều có cấu hình là ns1.
(2) Các kim loại kiềm đều tan trong nước ở điều kiện thường.
(3) Các kim loại kiềm là kim loại nhẹ, có tính khử mạnh.
(4) Các kim loại kiềm đều có cấu trúc lập phương tâm khối.
Số nhận định đúng là.

A. 4       B. 2       C. 3       D. 1

(Xem giải) Câu 63. Cho các phát biểu sau :
1. Các kim loại kiềm thổ (trừ Be) tác dụng với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch bazơ.
2. Thạch cao nung có công thức phân tử là CaSO4.2H2O
3. Phương pháp cơ bản để điều chế kim loại kiềm thổ là điện phân nóng chảy muối của chúng.
4. Để làm mềm nước cứng tạm thời, ta dùng biện pháp đun sôi rồi lọc kết tủa.
Số phát biểu đúng là :

A. 3       B. 4       C. 1       D. 2

(Xem giải) Câu 64. Cho các nhận định sau:
(a) Kim loại sắt có tính nhiễm từ.
(b) Trong tự nhiên, sát tồn tại chủ yéu ở dạng đơn chất.
(c) Fe(OH)3 là chất rắn màu nâu đỏ.
(d) Tính chất hóa học đặc trưng của FeO là tính khử.
Số nhận định đúng là

A. 4.       B. 2.       C. 1.       D. 3.

(Xem giải) Câu 65. Thực hiện các thí nghiệm sau ở nhiệt độ thường:
1) Cho bột Cu vào dung dịch FeCl3.
2) Rắc bột lưu huỳnh vào chén chứa thủy ngân.
3) Sục CO2 vào dung dịch NaOH.
4) Cho thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng.
Số trường hợp xảy ra phản ứng là.

A. 1.       B. 2.       C. 3.       D. 4.

(Xem giải) Câu 66. Cho các phát biểu sau:
(1) Các kim loại kiềm đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
(2) Các kim loại Mg, Na và Al thường được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
(3) Kim loại Mg và K đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag.
(4) Khi cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư thu được kim loại Fe.
Số phát biểu đúng là

A. 3.       B. 4.       C. 1.       D. 2.

(Xem giải) Câu 67. Cho các phát biểu sau :
(a) Các kim loại Na, Mg, Al chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
(b) Hàm lượng cacbon trong thép cao hơn trong gang.
(c) Các kim loại Mg, Zn và Fe đều khử được ion Cu2+ trong dung dịch thành Cu.
(d) Đốt cháy Ag2S trong khí O2 dư, không thu được Ag.
Số phát biểu đúng là

A. 1.       B. 2.       C. 3.       D. 4.

(Xem giải) Câu 68. Cho các phát biểu sau:
(1) Trong hợp chất, kim loại kiềm có mức oxi hóa +1.
(2) Ở nhiệt độ cao, clo sẽ oxi hóa crom thành Cr(II).
(3) Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3 thu được hai loại kết tủa.
(4) Đồng kim loại được điều chế bằng cả ba phương pháp là thủy luyện, nhiệt luyện và điện phân.
(5) Al không tan trong nước do có lớp màng Al2O3 bảo vệ.
Số nhận định đúng là :

A. 4       B. 3       C. 2       D. 1

(Xem giải) Câu 69. Cho các phát biểu sau:
(1) Nhôm là kim loại nhẹ, cứng và bền có nhiều ứng dụng quan trọng.
(2) Hàm lượng cacbon trong thép cao hơn trong gang.
(3) Công thức của thạch cao sống là CaSO4.H2O.
(4) Cho kim loại Na vào dung dịch FeCl3 thu được kết tủa.
(5) Fe bị thụ động hóa trong dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
(6) Na2CO3 là hóa chất quan trọng trong công nghiệp thủy tinh.
Số phát biểu đúng là

A. 4.       B. 2.       C. 5.       D. 3.

(Xem giải) Câu 70. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2
(2) Cho Na2O vào H2O
(3) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch NaHCO3
(4) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ có màng ngăn.
Số thí nghiệm có NaOH tạo ra là

A. 2       B. 1       C. 4       D. 3

(Xem giải) Câu 71. Cho các phản ứng sau xảy ra trong dung dịch:
(1) Cu + FeCl2 →                  (2) Cu + Fe2(SO4)3 →
(3 Fe(NO3)2 + AgNO3 →     (4) FeCl3 + AgNO3 →
(5) Fe + Fe(NO3)2 →            (6) Fe + NiCl2 →
(7) Al + MgSO4 →                  (8) Fe + Fe(CH3OO)3 →
Các phản ứng xảy ra được là:

A. (2), (3), (4), (6), (8),       B. (2), (3), (4), (8)

C. (2), (3), (6), (8)       D. (3), (4), (6), (7), (8).

(Xem giải) Câu 72. Cho các mệnh đề sau:
(1) Nước cứng là nguồn nước chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+
(2) Có thể làm mềm nước cứng toàn phần bằng dung dịch Na2CO3
(3) Có thể phân biệt nước cứng tạm thời và nước cứng vĩnh cửu bằng cách đun nóng
(4) Có thể làm mềm nước cứng tạm thời bằng dung dịch HCl
(5) Có thể dùng NaOH vừa đủ để làm mềm nước cứng tạm thời
Số mệnh đề đúng là:

A. 3       B. 2       C. 4       D. 1

(Xem giải) Câu 73. Có các phát biểu sau :
(a) Đa số các kim loại kiềm thổ đều tan trong nước.
(b) Các kim loại kiềm có thể đẩy các kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối của chúng.
(c) Na+, Mg2+và Al3+ có cùng cấu hình electron ở trạng thái cơ bản và đều có tính khử mạnh.
(d) Các kim loại kiềm K, Rb, Cs có thể tự bốc cháy khi tiếp xúc với nước.
(e) Cho dung dịch NaOH vào dung dich AlCl3, sau phản ứng thu được dung dịch trong suốt.
Trong các phát biểu trên số phát biểu đúng là:

Bạn đã xem chưa:  Lý thuyết Hóa học (Phần 3)

A. 2.       B. 5.       C. 3.       D. 4.

(Xem giải) Câu 74. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch HCl đến dư vào CaCO3;
(b) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không màng ngăn;
(c) Cho Fe(OH)3 vào dung dịch HNO3 đặc nóng.
(d) Đun nóng nước cứng tạm thời.
Các trường hợp có khí thoát ra sau khi kết thúc thí nghiệm là

A. (a),(b),(d).       B. (a),(d).       C. (b),(c),(d).       D. (a),(b).

(Xem giải) Câu 75. Cho các phát biểu sau về crom:
(a) Cấu hình electron của crom ở trạng thái cơ bản là [Ar]3d44s2.
(b) Crom có độ hoạt động hóa học yếu hơn sắt và kẽm.
(c) Lưu huỳnh bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
(d) Khi thêm axit vào muối cromat, dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam.
(e) Cr(OH)3 tan trong dung dịch kiềm tạo thành hợp chất cromat.
Số phát biểu đúng là:

A. 4.       B. 1.       C. 2.       D. 3.

(Xem giải) Câu 76. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4.
(2) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.
(3) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3.
(4) Cho kim loại Fe vào dung dịch CuCl2.
(5) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch CuCl2.
(6) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không màng ngăn xốp.
Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm tạo ra đơn chất là.

A. 3       B. 2       C. 4       D. 5

(Xem giải) Câu 77. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Đun nóng nước cứng tạm thời.
(2) Cho dung dịch Fe(NO3)2 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư.
(3) Hòa tan kim loại Natri vào nước dư.
(4) Cho đinh sắt vào ống nghiệm chứa dung dịch HCl.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hoá – khử là

A. 3.       B. 1.       C. 4.       D. 2.

(Xem giải) Câu 78. Trong các thí nghiệm sau: (a) Cho Fe dư vào dung dịch CuSO4 (b) Cho Cu dư vào dung dịch Fe2(SO4)3 (c) Cho Fe dư vào dung dịch AgNO3 (d) Cho Fe dư vào dung dịch Fe(NO3)3. Số thí nghiệm có sinh ra đơn chất là

A. 1.       B. 3.       C. 2.       D. 4.

(Xem giải) Câu 79. Cho các cặp chất: (1) dung dịch FeCl3 và Ag (2) dung dịch Fe(NO3)2 và dung dịch AgNO3; (3) Cr và H2SO4 đặc nóng (4) CaO và H2O; (5) dung dịch NH3 + CrO3 (6) Cr và dung dịch H2SO4 loãng, nguội. Số cặp chất có xảy ra phản ứng là:

A. 5       B. 4       C. 2       D. 3

(Xem giải) Câu 80. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch NaI vào dung dịch AgNO3. (2) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch BaCl2.
(3) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3. (4) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch CaCl2.
(5) Cho dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch CrCl3.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?

A. 5.       B. 2.       C. 4.       D. 3.

(Xem giải) Câu 81. Cho các phát biểu sau:
1. K2CrO4 có màu da cam, là chất oxi hóa mạnh.
2. Kim loại Al và Cr đều tan trong dung dịch kiềm đặc.
3. Kim loại Cr có độ cứng cao nhất trong tất cả các kim loại
4. Cr2O3 được dùng để tạo màu lục cho đồ sứ, đồ thủy tinh.
5. Ở trạng thái cơ bản kim loại crom có 6 electron độc thân.
6. CrO3 là một oxit axit, là chất oxi mạnh, bốc cháy khi tiếp xúc với lưu huỳnh, photpho,…
Số phát biểu đúng là

A. 3       B. 5       C. 4       D. 2

(Xem giải) Câu 82. Trong các thí nghiệm sau :
(a) Nhiệt phân Fe(NO3)2.
(b) Cho Al tác dụng với dung dịch NaOH
(c) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đun nóng.
(d) Đốt cháy HgS bằng O2.
(e) Cho Mg tác dụng với dung dịch FeCl3 dư.
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là

A. 2       B. 5       C. 4       D. 3

(Xem giải) Câu 83. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch Al(NO3)3.
(b) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Al2(SO4)3.
(c) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2.
(d) Dẫn khí CO2 dư vào dung dịch KAlO2.
(e) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2.
Số thí nghiệm thu được kết tủa sau khi phản ứng kết thúc là

A. 3.       B. 2.       C. 4.       D. 1.

(Xem giải) Câu 84. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl
(2) Cho Na vào dung dịch CuSO4
(3) Cho FeS tác dụng với dung dịch HCl
(4) Cho dung dịch AlCl3 vào dung dịch Na2CO3
(5) Cho dung dịch NH4NO3 vào dung dịch NaOH
(6) Cho Zn vào dung dịch NaHSO4
Số thí nghiệm có tạo ra chất khí là:

A. 4       B. 5       C. 6       D. 3

(Xem giải) Câu 85. Có các thí nghiệm sau thực hiện ở nhiệt độ thường
(a) Nhỏ dung dịch FeCl2 vào lượng dư dung dịch AgNO3.
(b) Cho bột Al vào dung dịch NaOH.
(c) Nhỏ C2H5OH vào bột CrO3.
(d) Cho bột S vào Hg.
(e) Để Fe(OH)2 ngoài không khí lâu ngày.
Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa khử là

A 2.       B. 3.       C. 4.       D. 5.

(Xem giải) Câu 86. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho kim loại Mg vào dung dịch FeCl2.
(2) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4.
(3) Cho AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.
(4) Cho khí H2 đi qua ống sứ đựng bột CuO nung nóng.
(5) Cho khí CO đi qua ống sứ đựng bột Al2O3 nung nóng.
(6) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3
Các thí nghiệm điều chế được kim loại khi kết thúc phản ứng là

A. (1), (2), (3), (4).       B. (1), (3), (4).       C. (2), (5), (6).       D. (1), (3), (4), (5).

(Xem giải) Câu 87. Thực hiện các thí nghiệm sau
(1) Cho kim loại K vào dung dịch HCl (2) Đốt bột Al trong khí Cl2
(3) Cho Na2CO3 vào dung dịch AlCl3 (4) Cho NaOH vào dung dịch Mg(NO3)2
(5) Điện phân Al2O3 nóng chảy, có mặt Na3AlF6
Số thí nghiệm có phản ứng oxi hóa – khử xảy ra là

Bạn đã xem chưa:  Lý thuyết Hóa học (Phần 6)

A. 2       B. 1       C. 3       D. 4

(Xem giải) Câu 88. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư.
(2) Đốt bột Fe trong O2 dư, hòa tan chất rắn sau phản ứng trong lượng vừa đủ dung dịch HCl.
(3) Nhúng thanh Fe dư trong dung dịch HNO3 loãng.
(4) Nhúng thanh Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(5) Thổi khí H2S đến dư vào dung dịch FeCl3.
(6) Đốt cháy bột Fe (dùng rất dư) trong khí Cl2, hòa tan chất rắn sau phản ứng trong nước cất.
Sau khi kết thúc thí nghiệm, dung dịch thu được chỉ chứa muối Fe (II) là.

A. 4       B. 3       C. 5       D. 2

(Xem giải) Câu 89. Cho các dữ kiện thực nghiệm:
(1) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Ca(HCO3)2;
(2) Cho Ba vào dung dịch Ba(HCO3)2; (3) Cho Ba vào dung dịch H2SO4loãng;
(4) Cho H2S vào dung dịch CuCl2; (5) Sục dư NH3 vào dung dịch AlCl3
(6) dung dịch NaAlO2 dư vào dung dịch HCl
Số trường hợp xuất hiện kết tủa khi kết thúc thí nghiệm là?

A. 3       B. 5       C. 6       D. 4

(Xem giải) Câu 90. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Nhỏ dung dịch Na2CO3 tới dư vào dung dịch Al(NO3)3.
(2) Nhỏ dung dịch NH3 từ từ tới dư vào dung dịch AlCl3.
(3) Cho KOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(4) Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4
Số thí nghiệm sau khi kết thúc phản ứng có kết tủa là

A. 2.       B. 3.       C. 4.       D. 1.

(Xem giải) Câu 91. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Al2(SO4)3.
(2) Cho dung dịch hỗn hợp HCl và NaNO3 vào dung dịch FeCl2.
(3) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2
(4) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch BaCl2.
(5) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch NaHSO4.
Số trường hợp xảy ra phản ứng là

A. 4.       B. 5.       C. 3.       D. 2.

(Xem giải) Câu 92. Có các thí nghiệm:
(1) Đun nóng nước cứng toàn phần.
(2) Đun nóng nước cứng vĩnh cửu.
(3) Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch phèn nhôm-kali.
(4) Cho CO2 vào dung dịch nước vôi trong (dư)
(5) Nhỏ dung dịch NaHSO4 vào dung dịch BaCl2.
Có tối đa mấy thí nghiệm thu được kết tủa?

A. 4.       B. 5.       C. 2.       D. 3.

(Xem giải) Câu 93. Thực hiện các thí nghiệm:
(a) Nung AgNO3 rắn. (b) Nung Cu(NO3)2 rắn.
(c) Điện phân NaOH nóng chảy. (d) Nung kim loại Al với bột MgO
(e) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2. (f) Cho kim loại Cu vào dung dịch AgNO3.
Số thí nghiệm sinh ra kim loại là:

A. 3       B. 4       C. 6       D. 5

(Xem giải) Câu 94. Cho các phát biểu sau:
(a) Kim loại sắt có tính nhiễm từ.
(b) Trong tự nhiên, crom chỉ tồn tại ở dạng đơn chất.
(c) Fe(OH)3 là chất rắn màu nâu đỏ.
(d) Trong công nghiệp, nhôm được điều chế từ quặng boxit.
(e) Mg có thể được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện.
Số phát biểu đúng là

A. 3       B. 5       C. 4       D. 2

(Xem giải) Câu 95. Tiến hành các thí nghiệm:
(1) Cho dung dịch AlCl3 vào dung dịch Na2CO3.
(2) Cho BaCO3 vào dung dịch H2SO4.
(3) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch Na2CO3.
(4) Cho dung dịch Al(NO3)3 vào dung dịch Na2S
(5) Cho Na vào dung dịch CuCl2.
Sau khi kết thúc các phản ứng, có bao nhiêu thí nghiệm vừa thu được kết tủa, vừa có khí thoát ra:

A. 4       B. 2       C. 1       D. 3

(Xem giải) Câu 96. Thực hiện các thí nghiệm sau
(1) Cho bột Al vào dung dịch NaOH (dư).
(2) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không màng ngăn xốp.
(3) Cho dung dịch KI vào dung dịch chứa Na2Cr2O7 vàH2SO4.
(4) Dẫn luồng khí NH3 qua ống sứ chứa CrO3.
(5) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch FeCl3.
Số thí nghiệm thu được đơn chất là.

A. 2       B. 4       C. 5       D. 3

(Xem giải) Câu 97. Trong các thí nghiệm sau đây:
1. Cho dung dịch H2SO4 phản ứng với dung dịch Ba(HCO3)2
2. Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch AlCl3
3. Cho Mg vào dung dịch NaHSO4
4. Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch Ca(OH)2
5. Cho Na vào dung dịch CuSO4
Số thí nghiệm vừa có khí bay ra vừa có kết tủa là

A. 4       B. 3       C. 2       D. 5

(Xem giải) Câu 98. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường.
(b) Sục khí Cl2 dư vào dung dịch FeSO4.
(c) Cho hỗn hợp KHSO4 và KHCO3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước.
(d) Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch HCl dư.
(e) Cho hỗn hợp Fe(NO3)2 và AgNO3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước.
Số thí nghiệm thu được hai muối là:

A. 5       B. 3       C. 2       D. 4

(Xem giải) Câu 99. Trong các phát biểu sau:
(1) Giống như H2SO4, H2CrO4 cũng rất bền.
(2) Crom tan trong dung dịch HCl dư tạo ra dung dịch CrCl3.
(3) Ion CrO42- có màu vàng, ion Cr2O72- có màu da cam nên các dung dịch Na2CrO4 và K2Cr2O7 có màu tương ứng.
(4) Muối Cr (III) có cả tính oxi hóa và tính khử.
(5) Cr2O3 cũng như CrO3 tan dễ dàng trong dung dịch kiềm loãng.
Các phát biểu đúng là:

A. (1) và (3).       B. (3) và (4).       C. (2), (4) và (5).       D. (3), (4) và (5).

(Xem giải) Câu 100. Có 4 mệnh đề sau
(1) Hỗn hợp Na2O + Al2O3 (tỉ lệ mol 1: 1) tan hết trong nước dư
(2) Hỗn hợp Fe2O3 + Cu (tỉ lệ mol 1: 1) tan hết trong dung dịch HCl dư
(3) Hỗn hợp KNO3 + Cu (tỉ lệ mol 1: 1) tan hết trong dung dịch NaHSO4 dư
(4) Hỗn hợp FeS + CuS↓ (tỉ lệ mol 1:1) tan hết trong dung dịch HCl dư
Số mệnh đề đúng là

A. 4       B. 3       C. 1       D. 2

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!