Thi thử THPT Quốc gia 2018 của trường chuyên Sơn La (Lần 1)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
⇒ Đáp án và giải chi tiết:
1A | 2C | 3A | 4C | 5C | 6D | 7B | 8D | 9D | 10B |
11D | 12D | 13A | 14B | 15C | 16D | 17C | 18C | 19B | 20D |
21B | 22A | 23B | 24A | 25A | 26B | 27B | 28C | 29A | 30A |
31D | 32C | 33B | 34C | 35D | 36A | 37C | 38B | 39D | 40A |
Câu 1. Chất nào sau đây thuộc loại ancol đa chức?
A. Etylenglicol. B. Phenol. C. Etanol. D. Etanđial.
Câu 2. Criolit dùng trong khi điện phân nóng chảy Al2O3 có công thức là
A. NaAlO2. B. K3AlF6. C. Na3AlF6. D. AlF3.
Câu 3. Cho Fe dư tác dụng với dung dịch HNO3, sau phản ứng thu được dung dịch cỏ chất tan là
A. Fe(NO3)2. B. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3. B. Fe(NO3)3. D. HNO3; Fe(NO3)2.
Câu 4. Muốn điều chế Cu từ dung dịch CuSO4 theo phương pháp thuỷ luyện người ta dùng kim loại sau đây làm chất khử?
A. Na. B. Ag. C. Fe. D. Ca.
Câu 5. Để thu được khí CO khô không bị lẫn hơi nước, người ta dẫn khí có lẫn hơi nước qua
A. Ca(OH)2 dặc. B. MgO. C. P2O5. D. NaOH đặc.
Câu 6. Trong phân tử cumen có bao nhiêu nguyên tử cacbon?
A. 7. B. 8. C. 10. D. 9.
Câu 7. Công thức của este no đơn chức mạch hở là
A. CnH2n+1O2. B. CnH2nO2. C. CnH2n+2O2. D. C2H2n-2O2.
Câu 8. Oxit nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. CrO3. B. MgO. C. CaO. D. Cr2O3.
Câu 9. Tơ nào sau đây thuộc loại tơ tổng hợp?
A. Tơ visco. B. Tơ xenlulozơ axetat. C. Sợi bông. D. Tơ nilon-6,6.
Câu 10. Các khí thải công nghiệp và của các động cơ ô tô, xe máy là nguyên nhân chủ yếu gây ra mưa axit. Những thành phần hóa học chủ yếu trong các khí thải trực tiếp gây ra mưa axit là
A. SO2, CO, NO2. B. NO, NO2, SO2. C. SO2, CO, NO. D. NO2, CO2, CO.
Câu 11. Natri hiđrocacbonat được dùng làm bột nở trong công nghiệp thực phẩm, dùng chế thuốc chữa đau dạ dày. Công thức của natri hidrocacbonat là
A. NaHSO3. B. Na2CO3. C. NaOH. D. NaHCO3.
Câu 12. Chất nào sau đây là chất điện ly yếu?
A. HNO3. B. C2H5OH. C. HCl. D. CH3COOH.
Câu 13. Cho 0,1 mol O2 tác dụng hết với 14,4 gam kim loại M (hóa trị không đổi), thu được phần rắn X. Hòa tan toàn bộ X bằng dung dịch HCl, thu được 13,44 lit H2 (đktc). M là
A. Al. B. Mg. C. Fe. D. Ca.
Câu 14. Xà phòng hóa hoàn toàn 16,4 gam hai este đơn chức X, Y (MX < MY) cần 250 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được một muối và hai ancol đổng đẳng liên tiếp. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là
A. 67,68%. B. 54,88%. C. 60,00%. D. 51,06%.
Câu 15. Trong hai chất nào sau đây nguyên tố nito đều có cá tính oxi hóa và khử?
A. NH3 và NO. B. NH4Cl và HNO3. C. NO vả NO2. B. NH3 và N2.
Câu 16. Cho 6,05 gam hỗn hợp X gồm Fe và Zn phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl loãng (dư), thu được 0,1 mol khí H2 (đktc). Khối lượng của Fe trong X là
A. 4,75 gam. B. 1,12 gam. C. 5,60 gam. D. 2,80 gam.
Câu 17. Cho dãy các chất: etilen, stiren, etanol và axit acrylic. Số chất trong dãy có khả năng làm mất màu nước brom là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 18. Khi thủy phân tristearin trong môi trường axit thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol. B. C17H35COONa và glixerol.
C. C17H35COOH và glixerol. D. C15H31COOH và glixerol.
Câu 19. Cho thí nghiệm như hình vẽ:
Thí nghiệm trên dùng để định tính nguyên tố nào có trong hợp chất hữu cơ
A. Cacbon và oxi. B. Cacbon và hidro. C. Cacbon. D. Hidro và oxi.
Câu 20. Cho 21 gam hỗn hợp gồm glyxin và axit axetic tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH thu được dung dịch X chứa 32,4 gam muối. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 22,30. B. 22,35. C. 50,65. D. 44,65.
Câu 21. Trong thực tế người ta thường nấu rượu (ancol etylic) từ gạo (chứa 81% tinh bột). Tinh bột chuyển hóa thành ancol etylic qua 2 giai đoạn: Tinh bột → Glucozơ → Ancol. Biết hiệu suất mỗi giai đoạn là 80%, khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8 g/ml. Thể tích ancol etylic 46° thu được từ 10 kg gạo là:
A. 6 lít. B. 8 lít. C. 10 lít. D. 4 lít.
⇒ Xem giải
Câu 22. Cho sơ đồ chuyển hóa: C8H15O4N + NaOH dư → X + CH4O + C2H6O
X + HCl dư → Y + 2NaCl
Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Dung dịch X và dung dịch Y đều làm chuyển màu quỳ tím.
B. Y có công thức phân tử là C5H9O4N.
C. X là muối của axit hữu cơ hai chức.
D. X tác dụng với HCl dư theo tỷ lệ mol tương ứng là 1 : 2.
⇒ Xem giải
Câu 23. Cho 1,792 lít O2 tác dụng hết với hỗn hợp X gồm Na, K và Ba thu được hỗn hợp rắn Y chỉ gồm các oxit và các kim loại dư. Hòa tan hết toàn bộ Y vào H2O lấy dư, thu được dung dịch Z và 3,136 lít H2. Cho Z tác dụng với lượng dư dung dịch NaHCO3, thu được 39,4 gam kết tủa. Mặt khác, hấp thụ hoàn toàn 10,08 lít CO2 vào dung dịch Z, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, các thể tích khí đo ở đktc. Giá trị của m là:
A. 44,32. B. 29,55. C. 14,75. D. 39,40.
⇒ Xem giải
Câu 24. Hòa tan Fe3O4 trong dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X. Cho dãy các chất: KMnO4, Cl2, KOH, Na2CO3, CuSO4, HNO3, Fe, NaNO3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch X là
A. 7. B. 5. C. 4. D. 6.
⇒ Xem giải
Câu 25. Cho các so sánh sau về nhôm và crom (ký hiệu M là chung cho 2 kim loại):
(1) Đều tác dụng với dung dịch HCl và bị oxi hóa lên số oxi hóa +3.
(2) Đều tác dụng được với dung dịch NaOH được NaMO2.
(3) Đều bị thụ động trong H2SO4 loãng, nguội.
(4) Phèn K2SO4.M2(SO4)3.24H2O đều được dùng để làm trong nước đục.
(6) Đều tạo được màng oxit mỏng M2O3 bền vững bảo vệ.
(7) Oxit M2O3 đều tan được trong dung dịch H2SO4 loãng hoặc NaOH loãng.
Số so sánh đúng là:
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
⇒ Xem giải
Câu 26. Cracking pentan một thời gian thu được 1,792 lít hỗn hợp X chỉ gồm các hidrocacbon. Thêm 4,48 lít H2 vào X rồi nung với Ni đến phản ứng hoàn toàn thu được 5,824 lít hỗn hợp khí Y. (Các thể tích đo ở đktc). Đốt cháy hoàn toàn Y rồi cho sản phẩm cháy hấp thụ vào nước vôi trong dư, khối lượng kết tủa tạo thành là:
A. 35 gam. B. 30 gam. C. 25 gam. D. 20 gam.
⇒ Xem giải
Câu 27. Cho các chất sau: ClH3N-CH2-COOH; H2N-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH; CH3-NH3NO3; (HOOC-CH2-NH3)2SO4; ClH3N-CH2-CONH-CH2-COOH; CH3-COO-C6H5. Số chất trong dãy khi tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch chứa 2 muối là:
A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.
Câu 28. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi lại trong bảng sau:
Mẫu thử |
Thuốc thử | Hiện tượng |
X |
Dung dịch I2 |
Có màu xanh tím |
Y |
Nước Br2 |
Kết tủa trắng |
Z |
NaHCO3 |
Có khí thoát ra |
T | Dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng |
Kết tủa Ag trắng bạc |
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:
A. Hồ tinh bột, anilin, metyl fomat, axit axetic.
B. Anilin, hồ tinh bột, axit axetic, metyl fomat.
C. Hồ tinh bột, anilin, axit axetic, metyl fomat.
D. Hồ tinh bột, metyl fomat, axit axetic, anilin.
Câu 29. Đốt cháy hoàn toàn x mol một peptit X mạch hở được tạo thành từ amino axit no A chỉ chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH thì thu được b mol CO2 và c mol H2O. Biết b – c = 3,5x. Số liên kết peptit trong X là:
A. 8. B. 10. C. 6. D. 9.
⇒ Xem giải
Câu 30. Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol Ba(OH)2 và b mol Ba(AlO2)2, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị bên.
Tỉ lệ a : b là:
A. 1 : 3. B. 1 : 2. C. 2 : 1. D. 2 : 3.
⇒ Xem giải
Câu 31. Cho các phát biểu sau:
(a) Các oxit của kim loại kiềm thổ đều phản ứng với CO để tạo kim loại.
(b) Các kim loại Ca, Fe, Al và Na chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
(c) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch về Ag.
(d) Cho Mg và dung dịch FeCl3 dư không thu được kim loại sắt.
(e) Nhôm là kim loại nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, khó kéo dài và dát mỏng.
(g) Hợp kim Na-K dùng làm chất trao đổi nhiệt trong lò phản ứng hạt nhân.
Số phát biểu sai là:
A. 5. B. 2 C. 3 D. 4
⇒ Xem giải
Câu 32. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư. (b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.
(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng. (d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư.
(e) Đốt FeS2 trong không khí. (g) Điện phân dung dịch NaCl điện cực trơ.
Sau khi kết thúc phản ứng, số thí ng hiệm thu được kim loại là:
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
⇒ Xem giải
Câu 33. Điện phân dung dịch gồm 28,08 gam NaCl và m gam Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khi khối lượng dung dịch giảm 51,6 gam thì ngưng điện phân thu được dung dịch X. Cho thanh sắt vào X, sau khi phản ứng kết thức thấy khối lượng thanh sắt giảm 6,24 gam và thu được khí NO (sản phẩm khử). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 170. B. 180. C. 190. D. 160.
⇒ Xem giải
Câu 34. Cho X, Y là hai axit cacboxylic đều hai chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng; Z, T là hai este hơn kém nhau 14u, Y và Z là đồng phân của nhau (MX < MY < MZ). Đốt cháy 11,52 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z và T ( số mol X gấp 2 lần số mol Y) cần dùng 0,32 mol O2. Mặt khác, để tác dụng hết 11,52 gam hỗn hợp E cần dùng vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 1M thu được m gam hỗn hợp 3 ancol có số mol bằng nhau. (Các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 2,60. B. 1,26. C. 2,82. D. 1,98.
⇒ Xem giải
Câu 35. Hòa tan hết 4,667 gam hỗn hợp Na, K, Ba và ZnO (trong đó oxi chiếm 5,14% khối lượng) vào nước thu được dung dịch X và 0,032 mol khí H2. Cho 88 ml dung dịch HCl 1M vào X đến khi các phản ứng kết thúc, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 0,495. B. 0,990. C. 0,198. D. 0,297.
⇒ Xem giải
Câu 36. Đun nóng 0,1 mol hỗn hợp E chứa 3 peptit mạch hở (được tạo bởi X, Y là 2 – amino axit no, chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH; MX < MY) với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chỉ chứa 0,24 mol muối của X và 0,32 mol muối của Y. Mặt khác đốt cháy 38,2 gam E cần dùng 1,74 mol O2. Tổng phân tử khối của X và Y là:
A. 164. B. 192. C. 206. D. 220.
⇒ Xem giải
Câu 37. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Fe, FeCO3, Cu(NO3)2 vào dung dịch chứa 4,545 gam KNO3 và a mol H2SO4, thu được dung dịch Y chỉ chứa 63,325 gam muối trung hòa (không có ion Fe3+) và 3,808 lit (đktc) hỗn hợp khí (trong đó có 0,02 mol H2). Tỉ khối của Z so với metan bằng 38/17. Thêm dung dịch KOH 1M vào Y đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất là 31,72 gam thì vừa hết 865 ml. Giá trị của m là
A. 34,6. B. 28,4 C. 27,2. D. 32,8.
⇒ Xem giải
Câu 38. Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, valin, metylamin và etylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol hỗn hợp X cần dùng vừa đủ 0,57 mol O2. Sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 (trong đó số mol CO2 là 0,37 mol). Cho lượng X trên vào dung dịch KOH dư thấy có a mol KOH tham gia phản ứng. Giá trị của a là:
A. 0,08. B. 0,07. C. 0,06. D. 0,09.
⇒ Xem giải
Câu 39. Hỗn hợp X gồm Cu2O, FeO, M (kim loại M có hóa trị không đổi), trong X số mol của O2- gấp 2 lần số mol M. Hòa tan 38,55 gam X trong dung dịch HNO3 loãng dư thấy có 1,5 mol HNO3 phản ứng, sau phản ứng được 118,35 gam hỗn hợp muối và 2,24 lít NO (đktc). Phần trăm khối lượng của M trong X là:
A. 16,86. B. 50,58. C. 24,5. D. 25,29.
⇒ Xem giải
Câu 40. Thủy phân hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 este mạch hở trong dung dịch NaOH đun nóng, sau phản ứng thu được m gam muối natri axetat và 10,8 gam hỗn hợp Y gồm 2 ancol no, mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn 10,8 gam hỗn hợp Y thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 10,8 gam H2O. Giá trị của m là:
A. 24,6. B. 20,5. C. 16,4. D. 32,8.
⇒ Xem giải
Bình luận