Tổng hợp Lý thuyết hóa vô cơ (Phần 8)

⇒ Đáp án: (Chưa kiểm duyệt)

351D

352D 353B 354C 355D 356A 357B 358C 359D 360C

361C

362D 363D 364D 365D 366B 367D 368B 369D

370B

371C

372A 373D 374A 375A 376A 377D 378C 379C

380C

381C

382C 383D 384A 385D 386A 387A 388C 389C

390D

391D 392C 393C 394D 395A 396C 397A 398A 399A

400C

Câu 351. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Urê có công thức (NH4)2CO.

B. Trong đạm hai lá phần trăm khối lượng của nitơ chiếm 21,21%

C. Độ dinh dưỡng của phân lân được tính theo hàm lượng phần trăm photpho có trong phân.

D. Photpho trắng tự bốc cháy trong không khí.

Câu 352. Cho cân bằng hóa học sau: N2 + 3H2 ↔ 2NH3      ΔH = -79 kJ

Để thu được nhiều khí NH3. Biện pháp nào sau đây là đúng?

A. giảm áp suất chung của hệ.                        B. giảm nồng độ H2.

C. tăng nhiệt độ của hệ.                                  D. giảm nhiệt độ của hệ.

Câu 353. Trong bình kín có cân bằng hóa học sau:

2NO2 (màu nâu)  ↔  N2O4 (không màu)        ΔH < 0

Nhận định nào sau đây là sai?

A. Tăng áp suất chung của hệ, màu nâu nhạt dần.

B. Giảm nồng độ NO2, màu nâu nhạt dần.

C. Ngâm bình vào nước đá, màu nâu nhạt dần.

D. Tăng nhiệt độ của hệ, màu nâu nhạt dần

Câu 354. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Dùng dung dịch HCl có thể làm mềm nước cứng tạm thời.

B. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy tăng dần.

C. Flo bốc cháy khi tác dụng với nước.

D. Các kim loại kiềm thổ tác dụng với nước khi đun nóng.

Câu 355. Nhận định nào sau đây là đúng.

A. Các kim loại có tính khử mạnh đều khử được các ion kim loại có tính khử yếu hơn.

B. Trong phản ứng nhiệt nhôm, sản phẩm thu được chắc chắn chứa Al2O3 và Fe.

C. Tất cả các muối cacbonat đều bị phân hủy bởi nhiệt.

D. Sắt tác dụng được với trong dung dịch H2SO4 loãng, nguội.

Câu 356. Cho các phản ứng sau:

(1) KClO3 + HCl → khí X                                          (2) KMnO4 → khí Y

(3) Ca(HCO3)2 + HCl → khí Z                                  (4) FeS + HCl → khí T

(5) NH4Cl + NaOH → khí P                                      (6) Cu + HNO3 (đặc) → khí Q

(7) Na2SO3 + H2SO4 → khí M                                 (8) K + H2O → khí T

Cho hỗn hợp chứa các khí trên đi qua bình đựng dung dịch NaOH dư. Số khí thoát ra khỏi bình là.

A. 2                             B. 4                             C. 3                             D. 1

Câu 357. Trường hợp nào sau đây không thu được kết tủa sau khi kết thúc phản ứng.

A. Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4.

B. Cho dung dịch H3PO4 vào dung dịch AgNO3.

C. Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Na[Al(OH)4].

D. Cho dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3

Câu 358. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Ozon được dùng để tẩy trắng tinh bột, dầu ăn.

B. Bón nhiều đạm một lá lâu ngày sẽ làm đất bị chua.

C. Đám cháy magiê có thể được dập tắt bằng cát khô.

D. Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chữa sâu răng.

Câu 359. Các ion nào sau đây có thể tồn tại trong cùng một dung dịch

A. Ag+, Fe2+, NO3-, SO42-                               B. Fe2+, H+, Cl-, NO3-.

C. Ba2+, K+, HSO42-, OH-.                              D. Cu2+, Fe3+, SO42-, NO3-.

Câu 360. Ion M3+ có cấu hình electron của khí hiếm Ne. Vị trí của M trong bảng hệ thống tuần hoàn là.

A. chu kỳ 2, nhóm VA.                                  B. chu kỳ 3, nhóm IVA.

C. chu kỳ 3, nhóm IIIA.                                 D. chu kỳ 2, nhóm VIIIA.

Câu 361. Cho các thí nghiệm sau:

(1) Đốt Fe trong khí Cl2.

(2) Đun nóng hỗn hợp Fe và S (không có không khí).

(3) Cho Fe vào dung dịch HNO3 loãng dư.

(4) Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư.

(5) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.

(6) Cho Fe3O4 vào dung dịch HNO3 loãng dư.

(7) Cho Fe tác dụng với dung dịch HCl loãng dư.

(8) Cho Fe(OH)3 vào dung dịch HCl loãng dư.

Số thí nghiệm thu được muối Fe (III) là.

Bạn đã xem chưa:  Xác định công thức dựa vào phản ứng, tính chất và đặc điểm của chất (Phần 1)

A. 5                             B. 8                             C. 6                             D. 7

Câu 362. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Hỗn hợp FeS và CuS tan được hết trong dung dịch HCl dư.

B. Thổi không khí qua than nung đỏ, thu được khí than ướt.

C. Phốtpho đỏ dễ bốc cháy trong không khí ở điều kiện thường.

D. Dung dịch hỗn hợp HCl và NaNO3 hòa tan được bột đồng.

Câu 363. Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa?

A. Sợi dây bạc nhúng trong dung dịch HNO3.

B. Đốt lá sắt trong khí Cl2.

C. Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng.

D. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO­4.

Câu 364. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Clo được dùng để diệt trùng nước trong hệ thống cung cấp nước sạch.

B. Amoniac được dùng để điều chế nhiên liệu cho tên lửa.

C. Lưu huỳnh đioxit được dùng làm chất chống thấm nước.

D. Ozon trong không khí là nguyên nhân chính gây ra sự biến đổi khí hậu.

Câu 365. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tất cả các phản ứng của lưu huỳnh với kim loại đều cần đun nóng.

B. Trong công nghiệp nhôm được sản xuất từ quặng đolomit.

C. Dung dịch Ca(OH)2 được dùng làm mất tính cứng vĩnh cửu của nước.

D. Oxit CrO3 là oxit axit, khi tác dụng với nước tạo ra hỗn hợp axit.

Câu 366. Cation X2+ có cấu hình là 1s2 2s2 2p6. Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt mang điện nhiều hơn X là 10. Liên kết hóa học trong hợp chất X, Y là.

A. liên kết cộng hóa trị có cực.                       B. liên kết ion.

C. liên kết hydro.                                            D. liên kết cho – nhận.

Câu 367. Quặng apatit thành phần chính chứa:

A. Fe3O4                      B. Ca3(PO4)2               C. (NH4)3PO4              D. Ca3(PO4)2.CaF­2

Câu 368. Cation X2+ có cấu hình là 1s2 2s2 2p6. Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt mang điện nhiều hơn X là 10. Liên kết hóa học trong hợp chất X, Y là.

A. liên kết cộng hóa trị có cực                        B. liên kết ion

C. liên kết hydro                                             D. liên kết cho – nhận

Câu 369. Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử.

A. FeCO3 → FeO + CO2                               B. Fe3O4 + 8HCl → 2FeCl3 + FeCl2 + 4H2O

C. AgNO3 + FeCl3 → Fe(NO3)3 + AgCl        D. 2Al + 2NaOH + 6H2O → 2Na[Al(OH)4] + 3H2

Câu 370. Cho dãy các kim loại sau: Cu, Ag, Fe, Mg, Au. Số kim loại trong dãy tác dụng được với dung dịch FeCl3 là.

A. 5                             B. 3                             C. 4                             D. 2

Câu 371. Cho các chất sau: P2O5, SO3; CO2, H2S, CO, NO2, Cl2, N2O, NH3. Số chất khi tác dụng với dung dịch NaOH dư tạo ra 2 muối là.

A. 5                             B. 4                             C. 2                             D. 3

Câu 372. Khi cho một loại phân bón hóa học X tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng có khí thoát ra. Nếu cho X vào dung dịch H2SO4 loãng sau đó thêm bột Cu vào thấy có khí không màu thoát ra hoá nâu trong không khí. X là

A. NH4NO3.                B. NaNO3.                  C. (NH4)2SO4.             D. (NH2)2CO.

Câu 373. Cho đơn chất lưu huỳnh tác dụng với các chất: O2; H2; Hg; HNO3 đặc, nóng; H2SO4 đặc, nóng trong điều kiện thích hợp. Số phản ứng trong đó lưu huỳnh thể hiện tính khử là.

A. 5.                            B. 2.                                        C. 4.                            D. 3.

Câu 374. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Na2SiO3.

(2) Sục khí NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3.

(3) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Na[Al(OH)4].

(4) Sục khí H2S đến dư vào dung dịch CuSO4.

(5) Sục khí NH3 đến dư vào dung dịch AgNO3.

(6) Sục khí H2S đến dư vào dung dịch FeCl3.

Sau khi kết thúc phản ứng. Số trường hợp thu được kết tủa là.

A. 5                             B. 4                             C. 3                             D. 6

Câu 375. Cho các nhận định sau:

(1) Các kim loại kiềm đều có cấu trúc lập phương tâm khối.

(2) Trong mọi hợp chất, các kim loại kiềm thổ chỉ có một mức oxi hóa là +2.

(3) Nhôm không tác dụng được với nước do có màng Al2O3 rất mỏng bảo vệ.

(4) Các kim loại đều thể hiện tính khử.

Bạn đã xem chưa:  Tổng ôn lý thuyết (Phần 2)

(5) Các kim loại kiềm tác dụng với nước ở điều kiện thường.

Số nhận định đúng là.

A. 5                             B. 3                             C. 4                             D. 2

Câu 376. Cho các thí nghiệm sau:

(1) Cho FeS vào dung dịch HCl                     (2) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl

(3) Cho MnO2 vào dung dịch HCl                 (4) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl

(5) Cho KClO3 vào dung dịch HCl                (6) Cho Fe vào dung dịch HCl

Số trường hợp có khí thoát ra là.

A. 5                             B. 6                             C. 4                             D. 3

Câu 377. Cho các thí nghiệm sau:

(1) Nhiệt phân AgNO3.

(2) Cho Fe vào dung dịch CuCl2.

(3) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.

(4) Thổi dòng khí CO dư qua ống sứ chứa Fe3O4 nung nóng.

(5) Điện phân nóng chảy NaCl.

(6) Cho Na vào dung dịch CuSO4.

Số thí nghiệm thu được kim loại sau khi phản ứng kết thúc là.

A. 6                             B. 4                             C. 3                             D. 5

Câu 378. Nhận định nào sau đây là đúng

A. Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng photpho có trong phân.

B. Amophot là phân vi lượng có công thức NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4.

C. Phân supe photphat đơn thành phần chứa Ca(H2PO4)2 + CaSO4.

D. Phân amoni được sử dụng cho vùng đất nhiễm phèn và nhiễm mặn.

Câu 379. Cho dãy các chất sau: NaHCO3, Al2O3, HCOONH4, NH4HCO3, NaHS, Zn(OH)2, NaH2PO4. Ca(H2PO4)2. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là.

A. 7                             B. 6                             C. 8                             D. 5

Câu 380. Cocain là loại ma túy chiết xuất từ lá Coca, có tinh thể hình kim, không màu và không mùi, vị hơi đắng mát và gây cảm giác hơi tê cho đầu lưỡi. Khi phân tích Cocain thì thành phần các nguyên tố như sau: %C = 67,33%; %H = 6,93%; %N = 4,62%; %O = 21,12% (về khối lượng). Công thức đơn giản của Cocain là.

A. C17H19O4N             B. C18H23O4N             C. C­17H21O4N             D. C18H21O4N

Câu 381. Thí nghiệm nào sau đây thu được kết tủa sau khi các phản ứng kết thúc?

A. Cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4.

B. Cho từ từ đến dư CO2 vào dung dịch Ca(OH)2.

C. Cho từ từ đến dư Ba(OH)2 vào dung dịch Al2(SO4)3.

D. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3.

Câu 382. Dãy nào sau đây gồm các chất khí đều làm mất màu dung dịch nước brom?

A. Cl2; CO2; H2S.        B. SO2; SO3; N2.         C. H2S; SO2; C2H4.     D. O­2; CO2; H2S.

Câu 383. Điều chế khí X trong phòng thí nghiệm theo mô hình sau

Nhận định nào sau đây là sai?.

A. (1) là dung dịch HCl; (2) là CaC2 và khí X là C2H2.

B. (1) là nước cất; (2) là Al4C3 và khí X là CH4.

C. (1) là dung dịch HCl; (2) là NaHCO3 và khí X là CO2.

D. (1) là dung dịch NaOH; (2) là tinh thể NH4Cl và khí X là NH3.

Câu 384. Phản ứng nào sau đây không là phản ứng oxi hóa – khử?

A. FeCO3 + 2HCl → FeCl2 + CO2 + H2O

B. SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O

C. 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O

D. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

Câu 385. Điều khẳng định nào sau đây là sai?

A. Các kim loại kiềm đều là kim loại nhẹ và có tính khử mạnh.

B. Trong phân nhóm chính nhóm IIA, chỉ chứa các kim loại kiềm thổ.

C. Độ dẫn điện các kim loại được sắp xếp Ag > Cu > Au > Al > Fe.

D. Các nguyên tố halogen đếu có số oxi hóa là -1, +1, +3, +5 và +7.

Câu 386. Cho các phản ứng sau

(1) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl.

(2) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4.

(3) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.

(4) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaF.

(5) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Na3PO4.

Sau khi kết thúc thí nghiệm. Số trường hợp thu được kết tủa là.

A. 3                             B. 2                             C. 4                             D. 5

Câu 387. Phèn chua có công thức là.

A. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O                            B. (NH4)2SO4. Al2(SO4)3.24H­2O

C. Fe2(SO4)3.Al2(SO4)3.24H2O                       D. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O

Câu 388. Hòa tan hỗn hợp gồm MgO, Al2O3, Fe3O4 và CuO vào dung dịch HCl loãng dư thu được dung dịch X. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X thu được kết tủa Y. Nung Y ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được rắn Z. Cho luồng khí CO đến dư qua Z nung nóng thu được hỗn hợp chứa các chất.

Bạn đã xem chưa:  Tổng hợp Lý thuyết hóa vô cơ (Phần 7)

A. MgO, Al2O3, Fe2O3 và CuO                      B. Mg, Fe và Cu.

C. MgO, Al2O3, Fe và Cu                               D. MgO, Fe và Cu

Câu 389. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron [Ar] 3d10 4s1. Tổng số hạt mang điện của X là.

A. 64                           B. 29                           C. 58                           D. 93

Câu 390. Điều nào sau đây là sai?

A. Tính khử giảm dần theo thứ tự: Na > Mg > Al.

B. Tính kim loại tăng dần theo thứ tự: Li < Na < K.

C. Bán kính giảm dần theothứ tự: Na > Mg > Al.

D. Độ âm điện tăng dần theo thứ tự: Cl < Br < I.

Câu 391. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Hỗn hợp BaCO3; BaSO4 có thể tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng, dư.

B. Hỗn hợp CuS; PbS có thể tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, dư.

C. Hỗn hợp Ag3PO4; AgCl có thể tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, dư.

D. Hỗn hợp Cu; Fe(NO3)2 có thể tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng, dư.

Câu 392. Cho các thí nghiệm sau:

(1) Đốt Fe trong khí Cl2.

(2) Đun nóng hỗn hợp Fe và S (không có không khí).

(3) Cho Fe vào dung dịch HNO3 loãng dư.

(4) Cho Fe vào dung dịch AgNO3 dư.

(5) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.

(6) Cho Fe3O4 vào dung dịch HNO3 loãng dư.

(7) Cho Fe tác dụng với dung dịch HCl loãng dư

(8) Cho Fe(OH)3 vào dung dịch HCl loãng dư

Số thí nghiệm thu được muối Fe (III) là

A. 5                             B. 8                             C. 6                             D. 7

Câu 393. Phản ứng nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa.

A. Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2                               B. Zn + 2NaOH + 2H2O → Na2[Zn(OH)4] + H2

C. Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu                         D. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Câu 394. Nhúng thanh Zn vào dung dịch HCl, sau đó cho tiếp vài giọt dung dịch CuCl2. Cho các hiện tượng sau

(1) Ban đầu khí thoát ra trên bề mặt thanh Zn.

(2) Thanh Zn tan ra nhanh hơn và khí thoát ra nhiều hơn.

(3) Trên thanh Zn có một lớp kim lớp mỏng kim loại màu đỏ bám vào.

(4) Sau khi cho dung dịch CuCl2 vào, khí thoát ra chậm hơn và phản ứng dừng lại.

Số hiện tượng không đúng là.

A. (1)                           B. (3)                           C. (2)                           D. (4)

Câu 395. Cho các phản ứng sau:

(1) KClO3 + HCl → khí X                                          (2) KMnO4 → khí Y

(3) Ca(HCO3)2 + HCl → khí Z                                 (4) FeS + HCl → khí T

(5) NH4Cl + NaOH → khí P                                      (6) Cu + HNO3 (đặc) → khí Q

(7) Na2SO3 + H2SO4 → khí M                                (8) K + H2O → khí T

Cho hỗn hợp chứa các khí trên đi qua bình đựng dung dịch NaOH dư. Số khí thoát ra khỏi bình là.

A. 2                             B. 4                             C. 3                             D. 1

Câu 396. Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí X tinh khiết, người ta đun nóng dung dịch amoni nitrit bão hòa. Khí X là:

A. NO2                        B. N2O                        C. N­2                           D. NO

Câu 397. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron [Ar] 3d10 4s1. Tổng số hạt mang điện của X là.

A. 58                           B. 29                           C. 64                           D. 93

Câu 398. Phản ứng nào sau đây không là phản ứng oxi hóa – khử?

A. FeCO3 + 2HCl → FeCl2 + CO2 + H2O

B. SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O

C. 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O

D. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

Câu 399. Nhúng thanh sắt lần lượt vào các dung dịch sau: FeCl3, CuCl2, ZnCl2, NiCl2, AgNO3, HCl, HCl và CuCl2. Số  trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là.

A. 4                             B. 3                             C. 6                             D. 5

Câu 400. Cho phản ứng thuận nghịch sau: CaCO3 + H2O + CO2 ↔ Ca(HCO3)2. Phản ứng thuận giải thích hiện tượng nào sau đây là đúng:

A. Tạo thành thạch nhũ trong các hang động núi đá vôi.

B. Tạo thành lớp cặn trong ấm đun nước.

C. Sự xâm nhập của nước mưa đối với đá vôi.

D. Giải thích cả ba hiện tượng trên.

Bình luận

200
error: Chúc bạn học tốt và luôn vui nhé !!