Tổng hợp bài hay và khó trong kỳ thi THPT 2018 (Phần 1)
⇒ File word đề thi, đáp án và giải chi tiết
Câu 1. Hỗn hợp M chứa 2 peptit X, Y (có số liên kết peptit hơn kém nhau 1 liên kết). Đốt cháy hoàn toàn 10,74 gam M cần dùng 11,088 lít O2 (đktc), dẫn sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng lên 24,62 gam. Mặt khác, cho 0,03 mol M tác dụng vừa đủ với 70 ml dung dịch NaOH 1M (đun nóng) thu được hỗn hợp sản phẩm Z gồm 3 muối của Gly, Ala, Val trong đó muối của Gly chiếm 38,14% về khối lượng. Khối lượng muối Ala trong Z gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 2,9 B. 7,6 C. 3,4 D. 1,4
⇒ Xem giải
Câu 2. Hỗn hợp X gồm một este, một axit cacboxylic và một ancol (đều no, đơn chức, mạch hở). Thủy phân hoàn toàn 6,36 gam X bằng lượng vừa đủ dung dịch chứa 0,1 mol KOH thu được 3,2 gam một ancol. Cô cạn dung dịch sau thủy phân rồi đem lượng muối khan thu được đốt cháy hoàn toàn thu được 0,9 gam H2O. Phần trăm khối lượng của axit có trong X là
A. 14,47% B. 75,47% C. 17,41% D. 45,77%
⇒ Xem giải
Câu 3. Hỗn hợp E gồm amin X có công thức dạng CnH2n+3N và amino axit Y có công thức dạng CmH2m+1O2N (trong đó số mol X gấp 1,5 lần số mol Y). Cho 8,52 gam hỗn hợp E tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được 12,90 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, cho 8,52 gam hỗn hợp E tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được x gam muối. Giá trị của x là:
A. 4,656 B. 7,992 C. 6,984 D. 5,328
⇒ Xem giải
Câu 4. Lấy 240 ml dung dịch gồm NaOH 1,6M và KOH 1M tác dụng với H3PO4 thu được dung dịch X. Chia X thành hai phần bằng nhau: Phần 1: Cô cạn thu được 20,544 gam hỗn hợp muối khan. Phần 2: Cho tác dụng với CaCl2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 11,160 B. 17,688 C. 17,640 D. 24,288
⇒ Xem giải
Câu 5. Đun nóng 2m gam triglixerit X với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y chứa 2 muối natri stearat và natri oleat. Chia Y làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 0,12 mol Br2. Phần 2 đem cô cạnh thu được 54,84 gam muối. Giá trị của m là:
A. 53,04 B. 53,16 C. 53,40 D. 53,28
⇒ Xem giải
Câu 6. X là dung dịch chứa a mol HNO3. Cho b mol Fe vào X, khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn được dung dịch Y chứa 2 chất tan có nồng độ mol bằng nhau và khí T (sản phẩm duy nhất của sự khử) màu nâu đỏ. Mối quan hệ giữa a, b trong thí nghiệm trên có thể là
A. a = 5b B. a = 7b C. a = 4/3b D. a = 6b
⇒ Xem giải
Câu 7. Thực hiện phản ứng cracking x mol butan thu được hỗn hợp X gồm 5 chất đều là hidrocacbon với hiệu suất phản ứng là 75%. Cho X đi qua bình đựng dung dịch Br2 dư sau phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y. Đốt cháy hết Y bằng khí O2 thu được CO2 và 3,05x mol H2O. Phần trăm khối lượng CH4 trong Y bằng:
A. 23,45% B. 26,06% C. 30,00% D. 29,32%
⇒ Xem giải
Câu 8. Hỗn hợp M chứa ba peptit mạch hở Ala-Gly-Lys, Ala-Gly và Lys-Lys-Ala-Gly-Lys. Trong hỗn hợp M nguyên tố oxi chiếm 21,302% về khối lượng. Cho 0,12 mol M tác dụng với dung dịch HCl dư sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam hỗn hợp gồm ba muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 68 B. 69 C. 70 D. 72
⇒ Xem giải
Câu 9. Cho hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức. Cho 0,6 mol hỗn hợp X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được hỗn hợp Z gồm hai muối khan. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được 110 gam CO2, 53 gam Na2CO3 và m gam H2O. Giá trị của m là:
A. 34,20 B. 30,60 C. 16,20 D. 23,40
⇒ Xem giải
Câu 10. Hỗn hợp E gồm một tripeptit X (có dạng M-M-Gly, được tạo thành từ các a-amino axit cùng dãy đồng đẳng), amin Y và este no, hai chức Z (X, Y, Z đều mạch hở, X và Z cùng số nguyên tử cacbon). Đun m gam E với dung dịch KOH vừa đủ, cô cạn dung dịch, thu được chất rắn A chỉ chứa ba muối và 0,08 mol hỗn hợp hơi T gồm ba chất hữu cơ có tỉ khối hơi so với H2 bằng 24,75. Đốt cháy toàn bộ A cần 21,92 gam O2, thu được N2; 15,18 gam K2CO3 và 30,4 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Khối lượng chất Y trong m gam hỗn hợp E gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 2,10 B. 2,50 C. 2,00 D. 1,80
⇒ Xem giải
Câu 11. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp Al và Fe3O4 (trong điều kiện không có không khí) thu được 234,75 gam chất rắn X. Chia X thành 2 phần: Cho phần 1 tác dụng với dd NaOH dư thu được 1,68 lít khí H2 ở đktc và m gam chất rắn. Hòa tan hết m gam chất rắn vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch chứa 82,8 gam muối và 0,6 mol SO2 là sản phẩm khử duy nhất. Hòa tan hết phần 2 trong 12,97 lít dung dịch HNO3 1M thu được hỗn hợp khí gồm 1,25mol NO và 1,51 mol NO2 và dung dịch A chứa các chất tan đều là muối trong đó có a mol Fe(NO3)3. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây:
A. 1,1 B. 1,5 C. 1,0 D. 1,2
⇒ Xem giải
Câu 12. Hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 20% khối lượng. Cho a gam hỗn hợp X tan hết vào dung dịch Y gồm H2SO4 1,32M và NaNO3 0,8M, thu được dung dịch Z chứa b gam các chất tan đều là muối trung hòa và 1,792 lít khí NO (ở đktc). Dung dịch Z phản ứng với dung dịch KOH dư thấy có 68,32 gam KOH phản ứng. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn và 183a = 50b. Giá trị của b gần nhất với
A. 120,00 B. 118,00 C. 115,00 D. 117,00
⇒ Xem giải
Câu 13. Hỗn hợp X gồm M2CO3, MHCO3 và MCl (M là kim loại kiềm). Cho 32,65 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được dung dịch Y và có 17,6 gam CO2 thoát ra. Dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư được 100,45 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng muối MCl trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 45,00% B. 42,00% C. 40,00% D. 13,00%
⇒ Xem giải
Câu 14. Cho hỗn hợp khí X gồm HCHO, C2H2 và H2 đi qua ống sứ đựng bột Ni nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp Y (gồm khí và hơi). Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng vừa đủ 0,25 mol O2, sinh ra 0,15 mol CO2 và 4,50 gam H2O. Phần trăm khối lượng của C2H2 trong X là
A. 20,00% B. 48,39% C. 50,32% C. 41,94%
⇒ Xem giải
Câu 15. Đốt cháy hoàn toàn 3,24 gam hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ A và B (trong đó A hơn B một nguyên tử C, MA < MB), thu được m gam H2O và 9,24 gam CO2. Biết tỉ khối hơi của X so với H2 là 13,5. Giá trị m là:
A. 1,26 B. 1,08 C. 2,61 D. 2,16
⇒ Xem giải
Câu 16. Hỗn hợp X gồm Na, Al, Na2O và Al2O3. Hòa tan hoàn toàn 20,05 gam X vào H2O, thu được 2,8 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào Y, đến khi bắt đầu xuất hiện kết tủa thì dùng hết 50 ml, nếu thêm tiếp 310ml nữa thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 17,94 B. 19,24 C. 14,82 D. 31,2
⇒ Xem giải
Câu 17. X, Y, Z là 3 este đều mạch hở và không chứa nhóm chức khác (trong đó X, Y đều đơn chức, Z hai chức). Đun nóng 19,28 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ thu được F chỉ chứa 2 muối có tỷ lệ số mol 1 : 1 và hỗn hợp 2 ancol đều no, có cùng số nguyên tử cacbon. Dẫn toàn bộ hỗn hợp 2 ancol này qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 8,1 gam. Đốt cháy toàn bộ F thu được CO2, 0,39 mol H2O và 0,13 mol Na2CO3. Phần trăm khối lượng của este có khôi lượng phân tử nhỏ trong E là:
A. 3,84% B. 3,92% C. 3,78% D. 3,96%
⇒ Xem giải
Câu 18. Hòa tan hết 31,12 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Fe3O4, FeCO3 vào dung dịch hỗn hợp chứa H2SO4 và KNO3. Sau phản ứng thu được 4,48 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm (CO2, NO, NO2, H2) có tỷ khối hơi so với H2 là 14,6 và dung dịch Z chỉ chứa các muối trung hòa với tổng khối lượng là m gam. Cho BaCl2 dư vào Z thấy xuất hiện 140,965 gam kết tủa trắng. Mặt khác cho NaOH dư vào Z thì thấy có 1,085 mol NaOH phản ứng đồng thời xuất hiện 42,9 gam kết tủa và 0,56 lít khí (đktc) thoát ra. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Cho các nhận định sau:
(a) Giá trị của m là 82,285 gam.
(b) Số mol của KNO3 trong dung dịch ban đầu là 0,225 mol.
(c) Phần trăm khối lượng FeCO3 trong X là 18,638%.
(d) Số mol của Fe3O4 trong X là 0,05 mol.
(e) Số mol Mg có trong X là 0,15 mol. Tổng số nhận định không đúng là
A. 1 B. 3 C. 4 D. 2
⇒ Xem giải
Câu 19. Trộn a gam hỗn hợp X gồm 2 hidrocacbon C6H14 và C6H6 theo tỉ lệ số mol (1 : 1) với b gam một hidrocacbon Y rồi đốt cháy hoàn toàn thì thu được 55a/16,4 gam CO2 và 18,9a/16,4 gam H2O. Công thức phân tử của Y có dạng
A. CnHn B. CmH2m-2 C. CnH2n D. CnH2n+2
⇒ Xem giải
Câu 20. Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử C4H9NO2. Cho 15,45 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra một chất khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí, làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước brom. Cô cạn Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 16,2 B. 12,3 C. 14,1 D. 14,4
⇒ Xem giải
Câu 21. Cho 4,725 gam bột Al vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch X chứa 37,275 gam muối và khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của V là
A. 3,920 B. 11,760 C. 3,584 D. 7,168
⇒ Xem giải
Câu 22. Hoà tan 13,68 gam muối MSO4 vào nước được dung dịch X. Điện phân X (với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, được y gam kim loại M duy nhất ở catot và 0,035 mol khí ở anot. Còn nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng số mol khí thu được ở cả hai điện cực là 0,1245 mol. Giá trị của y là
A. 3,920. B. 1,680. C. 4,480. D. 4,788.
⇒ Xem giải
Câu 23. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp X gồm Al và Fe3O4 đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y (Biết Fe3O4 chỉ bị khử về Fe). Chia Y thành hai phần. Phần 1: Cho tác dụng với NaOH dư thu được 0,15 mol H2, dung dịch Z và phần không tan T. Cho toàn bộ phần không tan T tác dụng với HCl dư thu được 0,45 mol H2. Phần 2: Cho tác dụng với HCl thu được 1,2 mol H2. Giá trị của m là
A. 173,8 B. 144,9 C. 135,4 D. 164,6
⇒ Xem giải
Câu 24. Hỗn hợp A gồm tetrapeptit X và pentapeptit Y (đều mạch hở, tạo bởi glyxin và alanin). Đun nóng m gam T trong dung dịch NaOH vừa đủ, thu được (m + 7,9) gam muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Z, thu được Na2CO3 và hỗn hợp B gồm CO2, H2O, N2. Dẫn toàn bộ B vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 28,02 gam và còn lại 2,464 lít (đktc) một chất khí duy nhất. Phần trăm khối lượng của Y trong A là?
A. 46,94% B. 64,63% C. 69,05% D. 44,08%
⇒ Xem giải
Câu 25. Cho 3,48 gam bột Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm HCl (dư) và KNO3, thu được dung dịch X chứa m gam muối và 0,56 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm N2 và H2. Khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 11,4. Giá trị của m là:
A. 16,085. B. 14,485. C. 18,300. D. 18,035.
⇒ Xem giải
Câu 26. X là hỗn hợp gồm HOOC-COOH, OHC-COOH, OHC-C≡C-CHO, OHC-C≡C-COOH; Y là axit cacboxylic no đơn chức, mạch hở. Đun nóng m gam X với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu đư ợc 23,76 gam Ag. Nếu cho m gam X tác dụng với NaHCO3 dư thì thu được 0,07 mol CO2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm m gam X và m gam Y cần 0,805 mol O2 thu được 0,785 mol CO2. Giá trị của m là:
A. 6,0. B. 4,6. C. 8,8. D. 7,4.
⇒ Xem giải
Câu 27. Hỗn hợp X chứa 5 hợp chất hữu cơ no, mạch hở, có số mol bằng nhau, (trong phân tử chỉ chứa nhóm chức –CHO hoặc –COOH hoặc cả 2). Chia X thành 4 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng vừa đủ 0,896 lít (đktc) H2 (xt: Ni, t°). Phần 2 tác dụng vừa đủ 400 ml dung dịch NaOH 0,1M. Đốt cháy hoàn toàn phần 3 thu được 3,52 gam CO2. Phần 4 tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 8,64. B. 17,28. C. 12,96. D. 10,8.
⇒ Xem giải
Câu 28. Cho 13,8 gam chất hữu cơ X (gồm C, H, O; tỉ khối hơi của X so với O2 <5 ) vào dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng, sau đó chưng khô. Phần hơi bay ra chỉ có nước, phần rắn khan Y còn lại có khối lượng 22,2 gam. Đốt cháy toàn bộ Y trong oxi dư tới khi phản ứng hoàn toàn, thu được 15,9 gam Na2CO3 và hỗn hợp khí và hơi Z. Cho Z hấp thụ hoàn toàn vào nước vôi trong thu được 25 gam kết tủa và dung dịch T có khối lượng tăng lên so với ban đầu là 3,7 gam. Đun nóng T lại có 15 gam kết tủa nữa. Cho X vào nước brom vừa đủ thu được sản phẩm hữu cơ có 51,282% Br về khối lượng. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số công thức cấu tạo phù hợp của X là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
⇒ Xem giải
Câu 29. Thủy phân hỗn hợp G gồm 3 este đơn chức mạch hở thu được hỗn hợp X gồm 3 axit cacboxylic (1 axit no và 2 axit không no đều có 2 liên kết pi trong phân tử). Lấy m gam X tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 2M,thu được 25,56 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn m gam X trong oxi dư và hấp thụ từ từ hỗn hợp sau phản ứng vào dung dịch NaOH dư thấy khối lượng dung dịch tăng lên 40,08 gam so với dung dịch NaOH ban đầu. Tổng khối lượng của hai axit cacboxylic không no trong m gam X là
A. 18,96 gam. B. 12,06 gam. C. 15,36 gam D. 9,96 gam.
⇒ Xem giải
Câu 30. Hòa tan hoàn toàn 7,52 gam hỗn hợp X gồm S, FeS, FeS2 trong HNO3 đặc nóng, đã thu được 21,504 lít (đktc) NO2 (là sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y lọc kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là?
A. 30,29 gam. B. 39,05 gam. C. 35,09 gam. D. 36,71 gam.
⇒ Xem giải
Này là trích từ đề thi của bộ hay là trích từ đề thi thử của các trường cả nước v thầy ??
ko có pdf ạ?